Quảng Cáo

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Các bài thuốc dân gian từ cây chuối hột

Chuối hột có tên khoa học là Musa brachycarpa Back., họ Chuối (Musaceae). Dân gian thường gọi là chuối chát, thường dùng quả xanh, gọt bớt lớp vỏ ngoài, sau đó bào thành lát để dùng trong các món cuốn chung với các loại rau sống, khế, hoặc trộn gỏi, bóp thấu, chấm mắm nêm hoặc mắm tôm. Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao vì vậy chuối xanh chát nhiều hơn ngọt. Tanin trong chuối xanh có tác dụng làm săn se niêm mạc nên tránh được tiêu chảy khi ăn chung với những món ăn có nhiều rau sống, lạnh bụng.


cây chuối hột

cây chuối hột


Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang, dùng 30-50g quả chuối chát thái mỏng sao vàng hạ thổ rồi lường 4 chén nước sắc còn 1 chén uống mỗi ngày, hoặc hãm nước sôi uống như trà mỗi ngày, thời gian khoảng 1 tháng có kết quả.


Nhiều tài liệu ghi chép dân gian dùng tất cả các bộ phận của chuối hột để làm thuốc.


1. Hạt chuối hột (chỉ lấy ở quả chuối chín)


- Chữa sạn thận, chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như uống nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.


- Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp, 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống.


hat chuoi s2. Quả chuối hột


- Chữa hắc lào, lấy quả xanh còn ở trên cây, cắt đôi, hứng lấy nhựa, bôi hàng ngày vào chỗ hắc lào. Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với rau sống ăn với sứa, với gỏi cá giảm độ tanh và đề phòng tiêu chảy.


3. Vỏ quả chuối hột


- Chữa kiết lỵ, lấy 20g vỏ quả chuối hột, 20g vỏ quả lựu, 10g búp ổi, phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước uống.


- Chữa đau bụng kinh, lấy 40g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột. Quế chi 4g, cam thảo 2g, tán bột. Trộn đều luyện với mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày với nước ấm.


4. Củ chuối hột


- Chữa cảm nắng, sốt cao, lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống có thể chữa được cảm nắng, sốt cao, mê sảng.


- Chữa kiết lỵ ra máu, dùng củ chuối hột kết hợp với củ sả, mỗi thứ 4g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống cả một lần trong ngày.


5. Lá chuối hột


- Dùng để gói bánh ít các loại giúp cho mùi bánh thơm và không độc so với các loại lá chuối khác.


- Chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy 10g lá chuối và 20g tinh tre, phơi khô đem đốt tồn tính tán nhỏ, hãm nước sôi uống ngày 1 lần.


6. Hoa chuối hột


hoa chuoi- Chữa sản phụ thiếu sữa, hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm gỏi ăn để tăng tiết sữa ở sản phụ mới sinh con.


- Chữa táo bón, hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi gà ăn để tăng cường chất xơ chống táo bón, nhưng nhớ luộc kỹ để loại bỏ chất chát. Uống nước hoa chuối còn giúp loại acid uric và cặn lắng trong bàng quang, giúp loại bỏ chất độc trong người. Đặc biệt do bắp chuối ở trên cây nên đảm bảo sạch và không có thuốc trừ sâu, an toàn hơn các loại rau khác.


7. Thân chuối hột


- Giúp ổn định đường huyết, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết. Nhưng cách dùng này thì phải bỏ mất cây chuối nên cũng hơi cầu kỳ.


- Chữa phù, theo một số tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột còn có tác dụng lợi tiểu mạnh.


Hiện nay ở các quán nhậu bình dân thì món rượu chuối hột cũng là món ưa thích của nhiều quý ông vì tin rằng nó giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh, vì vậy nếu uống rượu pha chế không đúng quy cách cũng đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc rượu chuối hột, do đó cũng nên giới thiệu cách để chế biến một bình rượu chuối hột ngon, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn.


Cách ngâm rượu chuối hột ngon


Chọn chuối hột thật chín, lột bỏ, ép mỏng phơi nắng (nhớ che để giữ không cho ruồi nhặng hoặc bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.


Rượu ngâm phải là rượu trắng, không tạp (thường gọi là rượu cốt, rượu nguyên chất, rượu nếp hoặc gạo đều được, nồng độ rượu > 40 độ).


Dụng cụ ngâm rượu phải là bình thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào 1/3 bình, đổ rượu đầy 2/3. Đậy kỹ nắp, khoảng 3 tháng là uống được, để càng lâu càng tốt. Rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ yên giấc.


Tuy vậy nhưng rượu chuối hột vẫn được xếp vào loại rượu thuốc, không phải uống để nhậu xỉn. Liều dùng 10 – 20ml uống trong bữa ăn.


Có thể gia thêm với chuối hột các vị thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ thận như Đỗ trọng, Ba kích, Ngưu tất, Tục đoạn, Đại táo, Long nhãn, Đương quy, Thục địa, Câu kỷ tử, Bạch thược, Xuyên khung, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Quế chi (4-8g mỗi vị), các vị thuốc này cũng được rửa sạch, phơi khô và nên mua ở các cơ sở y học cổ truyền uy tín, có thể thêm ít mật ong để có một bình rượu thơm ngon.


Chú ý, thuốc rượu do dùng rượu trắng hay rượu nếp để ngâm, nên các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán hoàn toàn trong rượu, nếu dùng chữa bệnh chỉ nên dùng khi nào khỏi bệnh thì ngưng, không nên dùng lâu dài với liều cao hơn 30ml/ ngày, vì có những thuốc tuy không có biểu hiện ngộ độc cấp tính nhưng khi dùng từ 3-6 tháng lại có các biểu hiện ngộ độc. Ngoài ra rượu cũng có điểm lợi là nó giúp dẫn thuốc nhanh, tác dụng nhanh, biến dưỡng và đào thải cũng nhanh, nhưng điểm hại là khi uống nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Hơn nữa chuối hột dùng lâu cũng có tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin, người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ đang có thai và sau khi sanh không nên dùng. Người bị huyết áp cao cũng không nên dùng.


Theo DS Lê Kim Phụng-taghcm.org.vn



Các bài thuốc dân gian từ cây chuối hột

Những điều cần biết về nhóm thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ bệnh còn gọi là thuốc trừ nấm cây được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và các loại nông sản. 


Thuốc trừ nấm Aliet

Thuốc trừ nấm Aliet


Tuy có tên gọi là thuốc trừ nấm (Fungicide) nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh, mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây trồng và nông sản.


1. Tác động của thuốc trừ bệnh (thuốc trừ nấm) đến vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng


Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ nấm thành 2 nhóm:


1.1 Thuốc có tác dụng phòng bệnh: (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây)


 Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn – ngâm  hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây trồng. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb, Chlorothalonil, Propineb…


1.2 Thuốc có tác dụng trừ bệnh:


 Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh như  Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, Metalaxyl, Carbendazim…


Khi bệnh vừa chớm phát hiện cần phải tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay. Phun muộn thì cho dù có diệt được nấm bệnh ở bên trong mô thực vật, nhưng cây sẽ khó hồi phục và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.


2. Đặc điểm chung của các thuốc trừ bệnh


Cũng như các loại thuốc khác, đa số các thuốc trừ nấm sử dụng trong nông nghiệp đều là các hợp chất hữu cơ tổng hợp, so với thuốc trừ sâu thì thuốc trừ nấm thuộc nhiều nhóm hoá học hơn, phức tạp hơn.


Một số ít thuốc trừ nấm vô cơ còn được dùng hiện nay là các thuốc chứa đồng (Boóc đô, Đồng oxyclorua, Đồng sunfat…) thuốc chứa lưu huỳnh (Micrithiol, Sulox…)


Một số thuốc trừ nấm bệnh là những chất kháng sinh (Validamicin, Kasugamicin…)


Có những thuốc trừ nấm chỉ có tác dụng phòng trị một hoặc vài bệnh nhất định.


Ví dụ Kitazin P chỉ có tác dụng trị bệnh đạo ôn (Bệnh cháy lá) hại lúa. Có những loại lại có tác dụng trừ được rất nhiều loại nấm bệnh khác nhau, trên nhiều cây trồng khác nhau, ví dụ: các thuốc trừ nấm Boóc đô, Đồng oxyclorua, Benlat – C,…


3. Sử dụng có hiệu quả thuốc phòng và trừ bệnh


Nên sử dụng thuốc phòng bệnh khi thấy có những điều kiện phù hợp cho nấm bệnh phát triển (thường là sau khi có mưa kéo dài và độ ẩm không khí cao hoặc tại địa phương phát hiện đã nhiễm bệnh).


Khi thấy bệnh vừa chớm xuất hiện, cũng có thể ngắt những lá bị bệnh đem đốt đi và phun thuốc phòng để bệnh không lan sang cây khác. Với những cây có giá trị kinh tế cao, nên phun thuốc phòng bệnh theo định kỳ.


Khi bệnh có dấu hiệu lan rộng thì nên phun thuốc trừ bệnh, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật ở địa phương để chọn loại thuốc trị bệnh hữu hiệu nhất cho loại bệnh cần trừ. Trong một số trường hợp, có các tổ nấm cùng xuất hiện một lúc nên một loại thuốc trừ bệnh có thể không loại bỏ được hết chúng. Để khắc phục có thể phun hỗn hợp hai loại thuốc phòng và trừ một lúc (như Metalaxyl+Mancozeb, Carbendazim + Sulfur…) bằng cách sử dụng các thuốc tổng hợp đã có sẵn ở thị trường hoặc tự mua từng loại riêng rẽ về và pha hỗn hợp trong bình phun. Thuốc trừ bệnh không như trừ sâu và cỏ dại, cần được sử dụng ở giai đoạn sớm vì không thể cứu cây trồng khi đã bị bệnh làm héo, thối,…


Trong các thuốc trừ nấm có một số loại nếu không sử dụng đúng kỹ thuật, thuốc sẽ gây hại cho cây trồng. Thuốc Boóc đô nếu không được pha chế đúng cách, khi phun dễ có khả năng gây cháy lá hoặc làm cho hoa bị hại; thuốc lưu huỳnh dùng vào những ngày bị nắng nóng nhiều có thể trở thành kém an toàn với cây.


Theo Giatieu.com



Những điều cần biết về nhóm thuốc trừ bệnh

Ăn dưa lưới tốt cho sức khỏe

Mặc dù không phải ai cũng thích hương vị của dưa lưới nhưng cũng không thể phủ nhận tác dụng của nó đối với sức khỏe con người


Dưa lưới  (còn gọi là dưa vàng, dưa hấu vàng ) là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, E và C, cùng các khoáng chất như beta carotene, kali và mangan. Một nghiên cứu năm 2003 được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học bang Kansas, Hoa Kỳ, khẳng định rằng bổ sung vitamin A có tác dụng tăng cường sức khỏe của phổi, hạn chế tác hại do thuốc lá và khói thuốc lá gây ra. Sau đó, Quỹ Y tế Thế giới cũng liệt kê dưa lưới vào danh sách các loại quả mang lại lợi ích cho phổi vì nó chứa nhiều vitamin A (một cốc 250mg dưa lưới chứa tới 40% lượng vitamin A cơ thể cần mỗi ngày). Ngoài ra, nhờ có hàm lượng chất beta carotene phong phú mà loại dưa này cũng có thể giúp kiểm soát sự thoái hóa điểm vàng, một bệnh làm suy giảm thị lực ở người có tuổi.


dua luoi 4Với chỉ số đường huyết thấp, dưa lưới đặc biệt được coi là có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, các chất xơ hòa tan trong dưa lưới cũng phong phú nên nó rất tốt cho những người bị táo bón.


Ngoài ra, dưa lưới còn có những lợi ích cho sức khỏe nổi bật như sau:


1. Tốt cho tim, giảm huyết áp


 Nhờ hàm lượng phong phú của chất lycopene mà dưa hấu lưới được coi là một trong những “vệ sĩ” có thể bảo vệ tim khỏe mạnh. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho thấy những phụ nữ có nồng độ lycopene trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 50% so với những chị em khác.


Ngoài ra, lượng kali trong dưa lưới cao (100gam dưa lưới chứa 267mg kali). Một chén (250 ml) dưa lưới chứa khoảng 10% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Kali lại là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể và giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, dưa lưới có tác dụng bảo vệ chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch vành và kiểm soát huyết áp.


2. Giảm tình trạng viêm trong cơ thể


Một cốc (250 ml) dưa lưới có chứa tới 22% lượng vitamin B6 mà cơ thể cần hàng ngày. Do vậy, có thể nói, loại dưa này có thể giúp duy trì sự trao đổi chất của cơ thể rất tốt.


Nghiên cứu được công bố trong 2010 trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy những người bị thiếu vitamin B6 thường có nhiều nguy cơ bị viêm trong cơ thể, dễ dàng gặp tình trạng căng thẳng, oxy hóa và giảm hiệu quả của quá trình trao đổi chất, từ đó dễ dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh khác.


3. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể


Dưa lưới là một nguồn đặc biệt tốt của citrulline mà citrulline lại là một chất cơ thể sử dụng để làm tạo ra các amino acid arginine (đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch). Nhiều nhiên cứu về các vết mổ ở người và động vật gặm nhấm cho thấy arginine có thể giúp chữa lành vết thương, vết xước nhỏ nhanh chóng. Đó chính là lý do tại sao dưa lưới lại giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.


Ngoài ra, dưa lưới cũng giàu vitamin C. Vitamin C cũng được coi là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng hình thành collagen trong xương, sụn, cơ bắp và mạch máu, đồng thời tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.


Kienthucgiadinh.com.vn



Ăn dưa lưới tốt cho sức khỏe

Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh

Dưa lưới tên khoa học là  Cucumis melo, thuộc họ bầu bí, có lớp vỏ cứng màu lục với những đường gân trắng đan nhau như lớp lưới rất độc đáo. Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1.5kg đến 3.5kg. Dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và ngọt.


1. Trồng dưa lưới bằng công nghệ cao.


Dưa lưới được trồng trong các nhà màng tránh côn trùng và sâu bệnh.

Dưa lưới được trồng trong các nhà màng tránh côn trùng và sâu bệnh.


Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương,… Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, mỗi nhà tứ bề có lưới ngăn côn trùng, mái thưng bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Cây dưa được trồng trong các giá thể (bầu) lớn, và được lót bạt cao su nên cây không trực tiếp đất.


Dưa lưới được trồng trong môi trường sạch

Dưa lưới được trồng trong môi trường sạch


Dưa lưới được trồng bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, nước được dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới đến tận gốc dưa theo đúng mức độ yêu cầu, phân bổ số lần tưới trong ngày theo tuổi cây, theo điều kiện thời tiết. Việc bón phân gồm các chủng loại phân, liều dùng, được pha vào hệ thống nước, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng cho cây phát triển tốt nhất.


Tuy mới xuất hiện không lâu nhưng dưa lưới được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa dưa lưới yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap vì vậy hoàn toàn đảm bảo an toàn khi sử dụng.


2. Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh


Với diện tích 1.000m2 nhà lưới, Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát (thuộc Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM) đầu tư trồng dưa lưới trên giá thể xơ dừa, theo phương pháp thủy canh trong nhà lưới áp dụng quy trình VietGap.


dua luoi 3Anh Phan Văn Bách – kỹ thuật viên của Nông Phát cho biết, là một giống cây trồng mới tại Việt Nam, dưa lưới yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc cao so với các cây trồng truyền thống khác. “Khó nhất là thời gian cây ra hoa, kết trái. Một cây sẽ cho nhiều hoa nhưng người trồng phải ngắt hết, chỉ để lại 1 nụ hoa duy nhất ở lá thứ 9, thứ 10 đếm từ gốc lên, đảm bảo các chất dinh dưỡng chỉ tập trung vào 1 trái. Sau 60 – 70 ngày thì có thể thu hoạch” – anh Bách cho biết. Ngoài ra, do trồng trong nhà lưới, cách biệt với các loại sâu bọ nên khi hoa nở, công nhân phải canh thời gian để thả ong vào, giúp cây thụ phấn.


Do sản xuất theo chuẩn VietGAP nên sản phẩm dưa lưới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không tồn dư các hóa chất độc hại. Ngoài ra, do trồng trên hệ thống tự động hóa nên chỉ cần 2 công nhân chăm sóc vườn dưa rộng hơn 1.000m2.


Nguồn : Fruit Vietnam


 



Trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Bài thuốc từ lá cà ri

Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigii, họ Rutaceae. Cây có dạng bụi, cao khoảng 1 – 2m, lá mọc đối xứng từ 17 – 21 đôi, hình giống như trái xoan nhưng không đều, mép hơi có răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành ngù ở ngọn. Thân và lá có lông mịn; lá có vị đắng nhẹ và rất thơm. Quả mọc thành chùm, khi chín mọng có màu tím sẫm, bên trong có một, hai hạt. Người ta dùng lá, quả, vỏ và rễ cây cà ri làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc.


Trái cây cà ri - Ảnh Wikipedia

Trái cây cà ri – Ảnh Wikipedia


Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri được xem như một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc xổ nhẹ. Người ta cũng thường lấy lá cà ri trộn với một vài thảo dược có tính ấm như đinh hương, nghệ, hồ lô ba, rau mùi, gừng, quế, thảo quả, hồi, ngò… để làm gia vị ướp thực phẩm. Mỗi ngày dùng 15g lá cà ri ép lấy nước, cho thêm một ít bơ sữa sẽ có một loại xốt để trộn với rau cải.


- Trị chứng tiêu chảy: lá cà ri dồi dào chất alkaloid carbazole đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Để điều trị bệnh này, bạn chỉ cần giã nát lá cà ri rồi vắt lấy nước uống trực tiếp.


- Khó tiêu, buồn nôn: lá cà ri còn có thể khắc phục chứng khó tiêu và buồn nôn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần ép lấy nước cốt lá cà ri trộn với nước ép chanh tươi và đường vào rồi uống.


- Lá cà ri cũng rất hữu ích trong việc cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể mắt vì nó chứa nhiều vitamin A.


- Lá cà ri rất có lợi cho việc chăm sóc tóc: Bạn chỉ cần lấy nước ép lá cà ri thoa vào tóc và massage da đầu, sau đó gội lại bằng nước sạch thì tóc rất óng mượt, không bị bạc sớm.


- Lá cà ri cũng có khả năng kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu và giúp cơ thể loại bỏ chất béo không có lợi cho sức khỏe.


Lá và hoa cà ri- Ảnh Wikipedia

Lá và hoa cà ri- Ảnh Wikipedia


- Một lợi ích khác nữa của lá cà ri là có thể làm giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân bị ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.


- Lá cà ri cũng là thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu, giúp người bệnh giảm cân


- Lá cà ri có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ chất ancaloit và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ đồng thời, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Dịch chiết từ rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục.


- Đối với phụ nữ mang thai bị nghén, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh để kiểm soát cơn buồn nôn.


- Ngoài ra, bạn cũng có thể vò nát lá cà ri để làm thuốc đắp lên chỗ bị bỏng và vết bầm tím sẽ giúp mau lành vết thương.


Chú ý: Không nên nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cây cà ri hay điều nhuộm có tên khoa học Bisa orellana, họ Bixaceae, trái màu đỏ lớn như trái chôm chôm thường dùng để làm màu tự nhiên trong thực phẩm.


Nguồn : Tổng hợp



Bài thuốc từ lá cà ri

Nhà vườn làm giàu từ trồng sen súng

Vài năm trở lại đây, khi phong trào chơi sen, súng kiểng phát triển thì một số nhà vườn trồng hoa kiểng ở làng hoa Sa Đéc đã chuyển sang trồng và kinh doanh mặt hàng này, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.


Nhà vườn trồng súng Thái - Ảnh minh họa

Nhà vườn trồng súng Thái – Ảnh minh họa


Anh Nguyễn Văn Minh Sang ở khóm Tân Mỹ, phường Tân Qui Đông trồng sen trong chậu được 2 năm nay. Anh cho biết, hiện tại, anh trồng khoảng 500 chậu sen. Với giá bán hiện nay từ 60.000 – 120.000 đồng/chậu, riêng những giống sen quý hiếm có giá 150.000 – 160.000 đồng/chậu, sau khi trừ chi phí trung bình mỗi chậu sen anh thu lợi nhuận từ 20.000 đồng trở lên. Mỗi chậu sen trồng chưa đầy 3 tháng là có thể bán được, tính ra mỗi năm từ việc trồng sen anh có thu nhập vài chục triệu đồng.


So với hoa sen thì hoa súng dễ chăm sóc hơn, hoa súng nở quanh năm. Cách đây khoảng 6 năm, khi mô hình trồng súng Thái mới hình thành, chỉ có 1 loại giống đến nay các nhà vườn tại làng hoa SaĐéc đã nhập về các giống mới với đa dạng màu sắc với hơn 10 màu từ trắng, hồng, tím, đến vàng, vàng chanh, xanh lam, hồng cánh sen, hồng phấn… Anh Ngô Thanh Bình ở khóm Tân Mỹ, phường Tân Qui Đông cho biết, hiện tại anh trồng khoảng 600 chậu súng và sen. Thời điểm này sen ít trổ hoa nên anh giảm số lượng sen, tập trung phát triển nhiều loại súng để nhẹ công tưới. Khách đến mua hoa súng phần lớn là các thương lái ngoài tỉnh và những đơn vị mua để phục vụ công trình.


Anh Bình cho biết: “Hiện giờ, giá bán dao động từ 60.000 – 80.000 đồng/chậu, còn những giống phải nhập cây con từ Thái Lan về thì có giá bán trên 100.000 đồng/chậu. Tính ra, trung bình mỗi tháng, tôi thu nhập khoảng 6 triệu đồng”.


Theo anh Bình, để hoa súng phát triển nên chọn bùn sạch, khi thấy nước đóng rong phải thay nước mới có như vậy hoa mới lâu tàn và cho nhiều hoa. Khoảng 1 tháng rưỡi chăm sóc là súng ra hoa, nên thêm đất để súng phát triển, củ súng càng to thì lượng hoa càng nhiều.


Hiện tại, trên địa bàn thành phố Sa Đéc số hộ trồng và kinh doanh sen, súng chậu đã tăng lên trên 20 hộ, tập trung ở phường Tân Qui Đông và xã Tân Khánh Đông. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng nghìn chậu sen, súng các loại. Với đặc tính sinh trưởng mạnh mẽ, phù hợp điều kiện và thổ nhưỡng Việt Nam, nhiều nhà vườn tại làng hoa Sa Đéc đã nhập nhiều giống sen, súng Thái về trồng, được người dân ưa chuộng và trở thành thú chơi kiểng thủy canh tao nhã của nhiều người, nhất là dân thành thị.


Theo Báo Đồng Tháp Online


 


 



Nhà vườn làm giàu từ trồng sen súng

Bón phân NPK đa yếu tố cho cây mía

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, trường, trung tâm khuyến nông đã xác định cứ 1 tấn mía cây nguyên liệu (không kể đọt, lá…) cây lấy đi từ đất: 12 kg N; 0,46 kg P2O5; 14,4 kg ­K2O; 0,5kg MgO; 0,42kg CaO; 0,40kg SiO2, 0,25kg S và các chất vi lượng Fe, Cu, Bo, Zn, Co, Mo…..


Thực tế đất trồng mía ở các vùng của nước ta hầu hết là đất chua, độ pH trong khoảng từ 3 – 4,5; lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, Bo và những chất vi lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây mía phát triển tốt nhất trên đất có pH từ 5,0 – 7,0 và phải có hàm lượng canxi, manhê và các chất trung, vi lượng từ trung bình trở lên.


Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi.Tuy nhiên, bón vôi sẽ làm chai đất, hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu Bo, kẽm…


 Sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK của Cty CP Phân lân Văn Điển, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như canxi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… chuyên dùng cho cây mía.


Đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây Mía.



Bón phân NPK đa yếu tố cây mía to khỏe,lóng dài,mắt nhỏ

Bón phân NPK đa yếu tố cây mía to khỏe,lóng dài,mắt nhỏ


1. Loại phân bón


- Bón lót: Sử dụng các loại phân ĐYT NPK 6.12.5 chuyên bón lót cho mía (N=6%; P2O5=12%; K2O=5%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 64%.


- Bón thúc: Sử dụng phân ĐYT NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc (N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.


2. Lượng bón


Lượng bón cho 1ha




















Chủng loại



Mía tơ



Mía gốc



Ghi chú


Phân hữu cơ

20 – 30 tấn



20 – 30 tấn



Loại tốt


Bón lót

 - Phân NPK 6-12- 5 chuyên lót mía


 


250 – 350


 

180 – 200


 
Bón thúc

- Phân NPK 15 – 5 – 20 chuyên thúc mía


 


500 – 600



 


500 – 600


 

3. Cách bón


- Bón lót rải cùng phân chuồng ủ hoai theo rạch đào 250-300 kg loại phân NPK 6-12-5 chuyên bón lót mía


- Bón thúc đẻ nhánh 250- 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía


- Bón thúc vươn lóng 250- 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía


Rạch dọc hàng bón kết hợp vun gốc, tưới đủ ẩm


- Với mía gốc: Sau khi cuốc bỏ gốc cũ rạch dọc hàng rải phân hữu cơ hoai + 250 – 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía rồi lấp đất kín phân kết hợp tưới đủ ẩm.


Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây mía khoẻ, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng tăng khả năng quang hợp. Đặc biệt, do có chất silic nên lá mía dày, vỏ bóng cứng hạn chế sâu đục thân và nấm bệnh, tăng hàm lượng đường saccaro, giúp cho quá trình sản xuất đường, thu được chất lượng đường cao. Mía được bón phân Văn Điển vỏ mía có màu sắc đậm hơn không bị nhạt màu như các loại phân khác.


Theo Nông nghiệp Việt Nam



Bón phân NPK đa yếu tố cho cây mía

Thật giả sâm Ngọc Linh


Sức khỏe là vàng, vì thế thảo dược quý tốt cho sức khỏe luôn được người dùng săn lùng. Sâm ngọc linh chính là một trong số thảo dược đó. Khi mà cung vượt quá cầu, thì việc cung cấp sâm ngọc linh giả cũng là điều dễ hiểu. Hãy xem các phóng viên  cung cấp cho chúng ta những sự thật gì nhé.


Sâm Ngọc Linh





Cây Sâm Ngọc Linh

Củ sâm Ngọc Linh

Củ sâm Ngọc Linh

1. Sâm Ngọc Linh giả và hoạ tiền mất tật mang 


Vào trang tìm kiếm trên Internet gõ cụm từ khoá: Mua bán sâm Ngọc Linh chúng ta dễ dàng gặp hàng trăm địa chỉ giới thiệu bán loại sâm quý này. Hà Nội có, Tp. Hồ Chí Minh, miền Trung, Tây Nguyên.. đâu đâu cũng có. Tất cả những người rao bán trên mạng ai cũng khẳng định mình bán sâm thật, bày cách phận biệt sâm thật, sâm giả. Ai cũng khoe mình mua được sâm thật, nhưng sâm thật lấy ở đâu ra?


Suốt thời gian qua, nhiều người vì có nhu cầu đối với loại dược liệu này phải lâm cảnh tiền mất tật mang. Chị Đinh Thị Nguyệt, ở Pleiku (Gia Lai) nhờ người mua hộ gần 1kg sâm Ngọc Linh để biếu người thân hết 18 triệu đồng. Nhưng khi gửi biếu cho người thân ở Hà Nội, họ ngay lập tức trả về với lời trách móc “Không tặng thì thôi, chứ đừng tặng sâm giả!?”. Khiến mối quan hệ của chị Nguyệt bị đổ vỡ.


Năm 2012 chị Hoàng Thị Thanh Xuân ở phường An Phú quận 2 TP. Hồ Chí Minh có chuyến công tác lên Kon Tum. Người lái xe taxi sau khi thao thao giới thiệu các loại ẩm thực và đặc sản Tây Nguyên cuối cùng kết luận:  Nếu mua đặc sản, đáng giá nhất chỉ có sâm Ngọc Linh.


Nghe sâm Ngọc Linh đã lâu, nay nghe giới thiệu, chị Xuân càng háo hức. Người lái xe đưa chị đi sâu vào một bản làng thuộc huyện Đăk Glei cách chân núi Ngọc Linh vài chục cây số. Đây là nơi duy nhất trên thế giới có loài sâm quý giá này sinh sống, nên gọi sâm Ngọc Linh là vậy.


Chủ nhà là một người đàn ông người Xê-đăng, nói không rành tiếng Kinh. Ông ta đưa ra một gùi nhỏ có chứa củ sâm. Ông nói tại thành phố Kon Tum loại sâm này có giá trung bình 40 triệu đồng/kg là người mua đi bán lại, ở đây ông đi đào được chỉ bán 25 triệu đồng.


Mừng vì mua hàng tận gốc, chắc chắn thật, chị lấy ngay 1 ký và còn thưởng cho người lái xe 500 ngàn đồng. Sau khi mang về nhà ngâm rượu, mấy tháng sau lấy uống thì rượu có vị chát đắng, cay sè, nóng rát. Vừa nuốt xuống, cổ họng chồng chị bị ngứa không chịu nổi. Trong ruột lại cồn cào khó chịu. Hoảng quá, chồng chị ngay trong đêm đến bác sĩ. Thì ra, họ đã bị quả lừa, mua phải sâm Ngọc Linh giả là củ rấy rừng!


Theo tìm hiểu của các phóng viên, từ năm 2010 trong quá trình điều tra 2 vụ trộm gần 1.600 gốc sâm Ngọc Linh của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, Kon Tum, Công an tỉnh Kon Tum đã phát hiện một đường dây tiêu thụ sâm Ngọc Linh giả. Công an Kon Tum đã tạm giữ hành chính đối với ông Nguyễn Đình Ký trú tại thôn Măng Đen, xã Đắc Long, huyện Kon Plông, Kon Tum, khi ông đang tiêu thụ khoảng 2kg sâm Ngọc Linh giả với giá 4 triệu đồng/kg.


Ông Ký khai đã mua số sâm này của ông Hồ Văn Hùng trú tại 230 Hùng Vương, TP.Kon Tum. Ông Hùng nói là mua của bà Hà Thị Tố Nga trú tại khối 7, thị trấn Đắc Tô, Kon Tum. Còn bà Nga thì nói số sâm đó do một phụ nữ tên Bình ở ngoài Bắc cung cấp…


Những người mua bán sâm Ngọc Linh khắp các nơi đều cho rằng mình bán sâm Ngọc Linh thật. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của các phóng viên, một người sau khi từ giã việc mua bán sâm giả này tiết lộ: Trên thị trường hiện nay 99,9% đều không phải sâm Ngọc Linh mà là Tam thất Vũ Điệp! Đây là loại cây rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Vân Nam Trung Quốc và chỉ có giá khoảng 800.000đ/kg, người nào muốn mua chỉ cần gọi điện, đặt hàng là người ta gởi cả tấn theo xe đò mang vào. Tam Thất cùng họ với sâm Ngọc Linh, về củ, hoa, lá và trong thành phần củ này cũng có một số hoạt chất giống sâm Ngọc Linh.


Tuy nhiên Tam thất Vũ Điệp mỗi năm tăng trưởng từ 7-10 đốt, trong khi sâm Ngọc Linh chỉ tăng 1 đốt. Ở nơi xuất phát chẳng ai tin dùng nhưng khi đưa vào Tây Nguyên, Tam thất Vũ Điệp nghiễm nhiên trở thành sâm Ngọc Linh được bán đủ giá. Rẻ thì vài triệu đồng/kg, trước đây khi chưa được nhận diện, có người bán với giá 30-50 triệu đồng/kg. Những ngày giáp tết Nguyên Đán do nhu cầu mua làm quà ra Thủ đô biếu xén, có người đã phải mua với giá 70 triệu đồng/kg.


Hiện nay, không một gia đình người đồng bào nào ở Kon Tum hay Quảng Nam có thể tìm được 1kg sâm Ngọc Linh tự nhiên/năm. Giỏi lắm họ chỉ tìm được năm ba củ, vài lạng trong những lần xuyên rừng gặp may. Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh là loài mà chuột và nhiều loại thú gặm nhấm ở rừng rất nghiện, vì thế, chúng sẽ không bỏ qua trước khi con người tìm thấy!


Trong khi đó, trồng sâm Ngọc Linh để khai thác được cần từ 10 năm trở lên. Hiện nay ở Kon Tum có 2 cơ sở trồng sâm là Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng khoảng 150 ha và Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Đăk Tô trồng 8 ha. Cả 2 đều đang nhân giống, chưa đến giai đoạn thu hoạch. Người dân ở Kon Tum hay Quảng Nam trồng sâm cũng chỉ là manh mún rải rác, chưa thành thương phẩm như những người bán sâm đại trà ba hoa.

 Nếu như chục năm trước việc tìm mua một vài kg sâm Ngọc Linh là hết sức khó bởi không có nguồn thì hiện nay, dù ở bất kỳ đâu, từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh hay Tây Nguyên đều dễ dàng mua được sâm Ngọc Linh… Nhiều người bán sẵn sàng mang sâm Ngọc Linh đến tận nhà để bán.




Vì sao nguồn sâm Ngọc Linh trong tự nhiên cạn kiệt, sâm trồng chưa có trên thị trường mà muốn cần mua bao nhiêu sâm cũng có như vậy?


2. Thật giả lẫn lộn 


Năm 1973 khi “cây thuốc giấu” của người Xê Đăng được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện trên dãy Ngọc Linh, núi cao thứ 2 ở nước ta và cao nhất Trường Sơn, loài đốt trúc nhân sâm này nhanh chóng được loan truyền ra ngoài cộng đồng người Xê Đăng.


Tại Kon Tum một thời người ta khai thác sâm này như khai thác cá biển. Người người đào sâm nấu nước uống, bán, đổi rau, đổi muối.


Công dụng sâm Ngọc Linh chắc ai quan tâm đều đã biết: Bồi bổ sức khoẻ, kéo dài sự tươi trẻ, tăng cường sức đề kháng, tăng cường sinh lực phái mạnh…Hơn 50 luận án tiến sĩ lấy sâm Ngọc Linh làm đối tượng nghiên cứu. Loài sâm này được xếp trên cả sâm Cao Ly.


Qua xác thực, khả năng kháng ung thư của sâm Ngọc Linh là rất tốt. Một trường hợp u não giai đoạn 3, sau khi phẫu thuật ở bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011, tiếp đến là nhiều lần xạ trị, trong thời gian đó sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 lát sâm Ngọc Linh, đến nay đã hơn 2 năm, sức khoẻ của bệnh nhân này vẫn bình thường, đi lao động hàng ngày. Một trường hợp khác ở Kon Tum bị ung thư vú, sau khi phẫu thuật và xạ trị, mặc dù đã lớn tuổi nhưng sức khoẻ của chị rất tốt nhờ sử dụng đều đặn sâm Ngọc Linh từ nhiều năm qua.


Từ chục năm nay nguồn sâm Ngọc Linh trong tự nhiên cạn kiệt, sâm giả len lỏi và thay thế dần. Trước năm 2009, những thứ giả sâm Ngọc Linh gồm rất nhiều loại gồm củ Ráy, Tam thất hoang, Tam thất Vũ Điệp…  Họ dùng sâm thật giã nhuyễn ngâm với sâm giả, nên một số người không biết, nhắm khẩu vị thấy đắng, ngót ngọt cứ tưởng sâm Ngọc Linh thật. Đầu năm 2010 sâm giả bùng lên, dân buôn sâm cho rằng do lũ lớn, núi lỡ cả mảng rừng sâm trôi xuống họ vớt được như vớt gỗ. Có người thấy rẻ mua cả chục kg phơi khô.  Khi bị báo chí phanh phui, giờ sâm giả dần tinh vi, khó phân biệt.


Ở Gia Lai, Kon Tum hiện nay nhiều người thường dùng sâm Ngọc Linh để làm quà biếu cho quan khách, bạn bè.  Hầu hết họ bỏ ra tiền thật  lớn để mua đồ dỏm mà không biết. Cũng có người biết không phải sâm Ngọc Linh thật nhưng vì áp lực quà biếu từ Hà Nội nên vẫn mua. Giá cả vô chừng, hai ba chục triệu/kg cũng có, năm ba triệu/kg cũng xong, tuỳ  “đường dây”. Những kẻ buôn sâm siêu lợi nhuận, bởi giá mua vào chỉ 800.000đ/kg.


Lâu nay chúng ta quen gọi củ sâm, thực chất đó là thân cây sâm Ngọc Linh, chứ không phải củ nằm dưới đất như củ nghệ, củ gừng…Khi hạt sâm Ngọc Linh rơi xuống đất mọc lên, có gốc nhưng bộ phận gốc này không lớn lên hàng năm thành củ mà như người tiêu dùng nhìn thấy mà phần gốc này nuôi thân cây phát triển. Mùa xuân đâm chồi nảy lộc, cây sâm Ngọc Linh vươn cành nảy một đốt, ra lá ra hoa và đến mùa đông cây rụi lá. Cái đốt do cành mọc ra năm trước nằm trên mặt đất, cứ lớn dần qua chục năm thành chục đốt. Chúng ta khai thác thân này để sử dụng, nghĩa là khai thác phần thân cây sâm tích luỹ qua các năm.


Do thân sâm nằm trên mặt đất ở rừng rậm, cành khô lá mục nhiều, cùng với nước mưa đưa đất vùi lấp bồi lắng nên giống như thân sâm nằm dưới đất nên quen gọi củ sâm là vậy. Nhiều người bán sâm giả vùi củ dưới đất đỏ cho rằng mình mới đào lên là hoàn toàn lừa đảo.


Bà Trần Thị Tuyết, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum khẳng định: “Hiện nay sâm Ngọc Linh thật không có bán trên thị trường. Do chính quyền không giao trách nhiệm quản lý loại cây này cho Sở Khoa học – Công nghệ nên bà không có chức năng kiểm tra, kiểm định chất lượng những thứ được cho là sâm Ngọc Linh thật hay giả đang bày bán khắp nơi!?


Hiện nay loại sâm Ngọc Linh do các cá nhân và doanh nghiệp trồng người ta sử dụng mùn đất để phủ lên gốc sâm Ngọc Linh để bảo vệ phần thân, rễ nằm dưới đất. Vì thế một số củ sâm Ngọc Linh có gốc phình to, nhiều nhánh rất nhiều rễ, rất khác với củ Tam thất. Sâm Ngọc Linh thật, do trồng phải gắn với phần gốc này.


3.Nỗ lực bảo tồn sâm Ngọc Linh



Cây giống Sâm Ngọc Linh

Cây giống Sâm Ngọc Linh


Từ năm 1995 khi cây sâm Ngọc Linh trong tự nhiên đứng trước nguy cơ cạn kiệt, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam cùng Bộ Y tế đặt vấn đề, trồng sâm để duy trì nguồn gien và phát triển thương mại. Lâm trường Đăk Tô (nay là Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô) Kon Tum lãnh ấn tiên phong trồng sâm Ngọc Linh. Gần 20 năm trôi qua, doanh nghiệp này loay hoay với diện tích 8 ha sâm. Song trên thực tế, mật độ đậm đặc và chất lượng của vườn sâm này có như kỳ vọng hay không là vấn đề cần bàn.



Đầu tháng 10/2013 Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum cho biết, vườn ươm sâm giống ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông của Trung tâm Giống Sâm Ngọc Linh (thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô) đang xuất hiện bệnh thối củ sâm khiến hơn 8 ha sâm Ngọc Linh của đơn vị này đứng trước nguy cơ bị dịch nghiêm trọng.


Hiện Chi cục Bảo vệ thực vật Kon Tum đã tiến hành kiểm tra, lấy mẩu phẩm gửi giám định để xác định nguyên nhân bệnh; đồng thời hướng dẫn các biện pháp trước mắt xử lý tạm thời sâu hại trên cây sâm Ngọc Linh, khiến nhiều người quan tâm hết sức lo lắng.


Hiện nay một số người dân tộc thiểu số ở Kon Tum và Quảng Nam đã trồng và có thu hoạch từ sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên đa số là sâm này chỉ là những vườn manh mún, diện tích nhỏ, công tác bảo quản hết sức khó nghiêm ngặt nên sản phẩm không có nhiều. Hiện tại nhu cầu hạt sâm nhân giống rất lớn nên người trồng sâm ít khai thác củ, chỉ để thu hoạch hạt, nhân giống vì hiện tại sâm cây con giá rất cao.





Nguồn : Báo điện tử Tầm nhìn





Thật giả sâm Ngọc Linh

Thực phẩm tốt cho chứng đau nữa đầu

Đau nửa đầu có nhiều dạng. Có thể bị đau nhiều ở một bên hoặc cả hai bên đầu, ở vùng thái dương. Đau, nhức dữ dội kéo dài có khi vài ba tiếng, có khi cơn đau kéo dài vài ba ngày. Cơn đau đầu có khi giật giật giống như nhịp đập của mạch máu. Mức độ và tần số đau nửa đầu không giống nhau ở mỗi một người. Kèm theo có thể có buồn nôn, nôn, chóng mặt, cứng gáy, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ và rối loạn giấc ngủ.


1. Chứng đau nửa đầu thông thường


Quinoa Grains - Ảnh Wikipedia

Quinoa Grains – Ảnh Wikipedia


Nấm crimini- Ảnh Wikipedia

Nấm crimini- Ảnh Wikipedia


Nghiên cứu cho thấy vitamin B2 hoặc riboflavin giúp làm giảm tỉ lệ mắc chứng đau nửa đầu lên tới 48%. Riboflavin giúp cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng của não bộ và các tế bào cơ bắp, bảo vệ và giúp chúng duy trì năng lượng. Chúng ta có thể tìm thấy các chất này trong các loại thực phẩm như quinoa, nấm crimini, măng tây, thậm chí là cả một ly sữa ít chất béo .


2. Đau đầu nội tiết tố


cải bó xôi

cải bó xôi


Đau đầu nội tiết tố cũng đau về một bên đầu giống như chứng đau nửa đầu. Estrogen chính là “thủ phạm” khiến XX lại bị đau nửa đầu nhiều hơn XY. Các bạn gái thường đau đầu trong hoặc ngay trước thời kì nồng độ estrogen giảm. Magiê rất hữu ích nếu bạn bị đau đầu thường xuyên và nó sẽ làm dịu đi sự kích ứng quá mức tới các dây thần kinh. Các bạn XX hãy cố gắng để nạp vào cơ thể magiê mỗi ngày từ các loại thực phẩm như củ cải Thụy Sĩ, rau bina (chân vịt, cải bó xôi)… hay những nguồn thực phẩm có ích khác như chuối, vừng, hạt hướng dương và khoai lang nhé.


3. Đau đầu do căng thẳng


suplo 1Nếu bạn cảm thấy căng thẳng “kinh khủng” đến mức như dây thần kinh “sắp đứt ra” thì đó có thể là một chứng nhức đầu liên quan tới các cơ ở cổ và phía sau thái dương bị kéo căng. Những lúc như vậy, các bạn có thể bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm như trứng, cá ngừ, cá thu, súp lơ và bông cải xanh. Bởi các thực phẩm này cung cấp CoenzymeQ10 là nguồn chính sản sinh năng lượng trong cơ thể và chống oxi hóa mạnh mẽ. Nó cũng bảo vệ cho cơ thể chống lại các gốc tự do gây ra bởi sự căng thẳng tế bào.


3.Đau đầu do cảm cúm


Dâu tây

Dâu tây


Khi bị ốm, cơ thể của chúng ta bị mất đi lượng muối và nước cần thiết, làm cho bạn dễ dàng cảm thấy mệt mỏi. Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhức đầu. Chính vì thế, chúng mình cần bổ sung những loại trái cây giàu nước chẳng hạn như bưởi, dưa hấu, dâu tây và dứa với ít nhất một bữa mỗi ngày nhé.


4.Tips đồ uống giúp giải tỏa các cơn đau đầu


tra-gungDân gian cũng thường sử dụng các loại trà thảo dược để chữa bệnh đau đầu như: trà gừng, bạc hà, actiso… Để pha trà gừng, bạn nên cắt gốc, đun sôi trong 10 phút, sau đó lọc nước uống như trà hoặc sử dụng những túi trà gừng có sẵn trong các cửa hàng thực phẩm, các hiệu thuốc.


Mận, bạc hà và trà xanh cũng giúp chúng ta xua tan căng thẳng. Đun sôi năm quả mận khô, một thìa trà xanh và hai muỗng canh bạc hà với bốn ly nước trong khoảng 10 phút. Uống ba ly mỗi ngày cho đến khi giảm đau đầu. Hiệu quả lắm đấy!


Nguồn : Tri thức trẻ



Thực phẩm tốt cho chứng đau nữa đầu

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Cách bón phân đạm cho kiểng lá

Cây kiểng lá nói chung dễ trồng và thích nghi rộng. Giống kiểng lá có nhiều loại có sẵn trong nước hoặc ngoại nhập.


Hiện nay, kiểng lá đang trồng ở các tỉnh gồm những loại như kim phát tài, thiên tuế, kim thủy tùng, trúc bách hợp, cau vua, cau sâm banh, cau đuôi chồn, cau vàng lấy lá, cây trúc đốm dùng bán đọt, trầu bà… Ngoài việc sử dụng kiểng lá để trang trí, một số loại kiểng lá còn dùng để kết hoa, cắm hoa nghệ thuật nên nhu cầu ngày càng tăng. Nhiều hộ nông dân trồng kiểng lá đã vươn lên giảm nghèo và trở thành khá giả.

Nếu trồng trong đất, nên làm đất kỹ, sạch cỏ dại và có thể rào xung quanh hay trồng trong nhà lưới dễ chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh. Tưới nước tùy theo cây và ẩm độ có thể tưới hàng ngày hoặc 2 – 3 ngày/lần.


Lá cau vàng trong nghệ thuật cắm hoa

Lá cau vàng trong nghệ thuật cắm hoa


Phân đạm quyết định chiều dài và chất lượng của kiểng lá.


Kỹ thuật bón phân nói chung tùy theo mỗi loại kiểng lá cụ thể. Phân bón và cách bón cũng tùy loại cây kiểng lá và trồng trên đất hoặc trong chậu. Tuy nhiên có một nguyên tắc chung là cây kiểng lá hầu hết chỉ cho lá, thân, nhánh; một số ít có hoa. Đa số không cho hoa, quả, củ nên kỹ thuật bón phân là điều khiển quá trình sinh trưởng thân lá. Do đó vai trò của phân đạm là quan trọng nhất, sau đó mới đến lân, kali và trung vi lượng.


Nhiều nghiên cứu cho thấy phân đạm làm tăng chiều dài và số lượng lá, chồi, nhánh. Tuy nhiên, không nên tưới hoặc bón quá nhiều đạm hoặc phân bón lá làm cho cây quá tốt, mượt mà nhưng cây yếu và khi bán cho người trồng sẽ dễ chết yểu.


Nên bố trí trồng những loại kiểng lá có đặc điểm thực vật giống hoặc gần giống nhau để phù hợp với kiểu chăm sóc và điều kiện sinh thái. Chăm sóc tốt cây kiểng lá sẽ cho năng suất cao. Tùy cây lớn nhỏ, dài ngày hoặc ngắn ngày mà điều chỉnh lượng phân bón phù hợp và không bón vượt mức tối đa sau đây:


- Bón lót khi trồng cho 1 cây từ 1,5 – 2kg phân chuồng hoặc hữu cơ + 10 – 100g urea + 5 – 30g phân hỗn hợp NPK hoặc 20 – 50g phân lân + 5 – 20g kali.


- Bón thúc: Lần đầu (sau trồng 10 – 15 ngày): 10g urea + 20g phân hỗn hợp NPK/cây. Sau đó bón thúc định kỳ mỗi tháng một lần bằng cách ngâm phân urea + lân + kali hoặc hỗn hợp NPK tưới với thùng tưới 10 lít nước (mỗi lần khoảng 10g urea + 20g NPK). Có thể bón bổ sung phân hữu cơ hoặc phân chuồng 2 lần/năm.


Theo bannhanong (Theo Dân Việt)



Cách bón phân đạm cho kiểng lá

Robot giúp thu hoạch dâu tây của Nhật Bản

Các nhà phát minh Nhật Bản vừa ra mắt một sản phẩm mới có thể giúp người nông dân giảm tới 70% khối lượng công việc thu hoạch dâu tây. Theo như quảng cáo, thiết bị này có thể “xử lý” 1 quả dâu trong vòng 8 giây với các công đoạn gồm xác định độ chín, hái và đặt những quả dâu tây vào giỏ.


Giới thiệu robot thu hoạch dâu tại triển lãm thiết bị viễn thông và công nghệ tự động ở Tokyo ngày 25/9. AFP/ TTXVN

Giới thiệu robot thu hoạch dâu tại triển lãm thiết bị viễn thông và công nghệ tự động ở Tokyo ngày 25/9. AFP/ TTXVN


Robot này có tới 3 camera, hai chiếc để đo độ chín của quả qua màu sắc từ xa, tính toán khoảng cách tới mục tiêu và hướng tiếp cận. Chiếc máy quay kỹ thuật số còn lại sẽ quan sát cận cảnh trước khi robot quyết định hái.


Theo các nhà sản xuất, robot cao 2 mét này di chuyển trên một hệ thống đường ray được lắp đặt giữa các luống cây trồng trong nhà kính.


Trồng và thu hoạch dâu tây là một công việc đòi hỏi lượng nhân công rất lớn, gấp 70 lần so với trồng lúa và gấp đôi so với trồng cà chua và dưa chuột. Vì vậy, theo các chuyên gia, robot thu hoạch dâu tây này là một phát minh vô cùng hữu ích, có thể giúp thu hoạch 70% vườn dâu tây trong một đêm. Chủ nhà vườn sẽ hái nốt những quả còn lại mà robot không ”duyệt’.’


Dự kiến, robot thu hoạch dâu tây này sẽ được tung ra thị trường vào đầu năm tới với giá 5 triệu yên (tương đương 50.000 USD)./.


Theo TTXVN



Robot giúp thu hoạch dâu tây của Nhật Bản

Kiến trúc nhà cây lấy cảm hứng từ chuyện cổ tích

Ý tưởng thiết kế “nhà cây” mới đây của chàng sinh viên kiến trúc Konrad Wojcik được giới chuyên môn đánh giá rất cao, bởi nó đem lại sự hài hoà cao giữa tính hiện đại và các giải pháp bảo tồn thiên nhiên. Ngắm tổng thể cả đồ án, người ta thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng mà vẫn đầy tiện ích. Giống căn nhà của những “người rừng” văn minh hoà chung với thiên nhiên tinh khiết.


Khi nạn phá rừng và khai thác tài nguyên ngày càng gia tăng, cây cối muông thú xơ xác dần theo mỗi bước chân con người đi qua. Những khu rừng nguyên sinh cứ mất dần nhường chỗ cho nhà cao tầng và đô thị khói bụi. Có những người phải rời bỏ cuộc sống hiện đại để trốn vào thiên nhiên, và cũng có những “người rừng” ngay trong xã hội hiện đại. Tất cả họ đều lạc lõng ở cả hai nơi họ đến và đi. Vì vậy, ý tưởng thiết kế một đô thị với những căn nhà mang kiến trúc “cộng sinh”, cho dự án quy hoạch tại những khu vực nằm còn thảm thực vật đã ra đời.


Từ ý tưởng “Nàng Vasilisa xinh đẹp” với ngôi nhà “chân gà” ẩn mình trong rừng sâu của mụ phù thuỷ Baba Yaga……


 


……..đến thiết kế ngôi nhà cây trên bản vẽ……


……và những ngôi nhà cây thân thiện với môi trường


Chia sẻ ý tưởng về hình dáng của những căn nhà “một chân” đứng xen kẽ với cây rừng, Konrad Wojcik cho rằng; tập hợp những căn nhà mang kiểu kiến trúc hình cây kỳ lạ này bảo đảm đầy đủ tính bền vững của thiên nhiên, nhưng vẫn không hề lạc lõng với thế giới hiện đại. Dựa trên ý tưởng tạo nên những khối kết cấu và hình dáng mượn từ chính đặc tính của thực vật. Cũng như mượn từ kho tàng văn học châu Âu, trong câu truyện cố tích nổi tiếng nhất các nước Slavơ – “Nàng Vasilisa xinh đẹp” với ngôi nhà “chân gà” ẩn mình trong rừng sâu của mụ phù thuỷ Baba Yaga. Nhìn kỹ quả thực nhà “cây” của Konrad rất giống ngôi nhà rêu mốc biết đi lẫn giữa rừng cây, mà tuổi thơ đứa trẻ con nào cũng từng một lần ngắm đọc.


Về mặt kỹ thuật, khung nhà được thiết kế dạng hình chóp vát như một cây thông.


Về mặt kỹ thuật, khung nhà được thiết kế dạng hình chóp vát như một cây thông. Với tổng diện tích vào khoảng 61,73 m2. Căn phòng rộng nhất có diện tích khiêm tốn khoảng 23m2. Tổng thể căn nhà gồm 3 tầng chính và một tầng phụ chạy theo hình chóp nhưng vẫn đầy đủ công năng với phòng khách, phòng ngủ, phòng để đồ và còn có gác xép nằm phơi nắng và ngắm cảnh thiên nhiên rất thoải mái. Không gian ứng dụng thực tế này có thể dành cho mỗi hộ gia đình 2 đến 4 người. Những tấm lợp năng lượng mặt trời được lắp đặt nguyên một phía “tường” nhằm mục đích tận dụng ánh nắng ban ngày, được sử dụng cho những nhu cầu điện của căn nhà. Đồng thời cũng là phần vách có tác dụng như một trụ chịu lực chính cho các phần dầm treo cả khung nhà.


 


Nhìn từ xa quang cảnh những căn nhà “cây” này tạo cảm giác như chúng đang lẫn vào khu rừng và trở thành những hàng cây thật sự chứ không còn là căn nhà sắt thép thô cứng nữa. Chính những “hàng cây” này là một thông điệp của nhóm thiết kế về môi trường hiện nay. Với diện tích cho phần chân móng tối thiểu (1 chân trụ) nên không cần phải chặt phá rừng, không phải đào xới và làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên. Mà con người vẫn có thể tạo ra một khu đô thị sinh thái hoàn toàn tự nhiên, vẫn đảm bảo mọi nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống hiện đại.


Thiết kế kiểu nhà này thực sự giữ nguyên vẹn không khí trong lành của tự nhiên, được ngắm cảnh mặt trời mọc lên sau hàng cây, được ngắm nhìn muông thú xung quanh mỗi ngày.. những điều mà ở thành phố hiện đại không thể có được.


 Chưa biết khi nào ý tưởng này mới được hiện thực hóa nhưng dù sao nó cũng đem lại hi vọng cho một giải pháp bảo tồn thiên nhiên. Và những “khu rừng” còn hiếm hoi trên thế giới sẽ không bị “buộc” phải chết đi để nhường chỗ cho xã hội hiện đại khô khan.


Theo Vũ Hồng – Sống mới


 



Kiến trúc nhà cây lấy cảm hứng từ chuyện cổ tích

Vừng đen - thực phẩm giàu dinh dưỡng

Vừng là một loại cây ra hoa thuộc chi vừng, họ vừng. Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao. Vừng có hai loại: vừng đen và vừng trắng. Vừng đen là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, còn là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh với nhiều tên khác nhau: hắc chi ma, hổ ma, cự thắng, du ma …


vung trang s

Hạt vừng trắng


1. Giảm cholesterol


Hạt vừng rất giàu axit oleic – một axít béo không bão hòa đơn (mono-unsaturated) – có tác dụng giúp làm giảm mức cholesterol xấu LDL và làm tăng cholesterol tốt HDL trong cơ thể. Nhờ thế, hạt vừng giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch.


2. Chống ung thư


Nghiên cứu cho thấy, hạt vừng có chứa chất chống oxy hóa là sesamin, có đặc tính chống ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư phổi, kết tràng, ung thư máu, tuyến tiền liệt, ung thư vú và tuyến tụy.


 3. Giảm lo âu


Hạt vừng chứa hàm lượng cao niacin – một vitamin thiết yếu cho cơ thể – được chứng minh có tác dụng giúp giảm chứng lo âu. Các chuyên gia cho biết, niacin rất hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động của axít gamma-aminobutyric trong não, vốn là tác nhân gây nên lo lắng và chứng rối loạn tiền đình.


 4. Giúp trẻ mau phát triển


Các chuyên gia cho biết, trong 100g hạt vừng có chứa 8g protein cùng các axít amin cần thiết cho sự tăng trưởng xương ở trẻ em, giúp cơ thể trẻ mau phát triển.


5. Tốt cho thai phụ và thai nhi


Với lượng axit folic cao, hạt vừng được đánh giá là loại thực phẩm tuyệt vời cho thai phụ. Vì axít folic có tác dụng thúc đẩy quá trỉnh tổng hợp các DNA thiết yếu, giúp bào thai phát triển, chống khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi cũng như cải thiện sức khỏe của thai phụ.


 6. Giúp phục hồi sau đột quỵ


Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, hạt vừng có tác dụng trong việc phục hồi lưu lượng máu đến các bộ phận của não đã bị tổn thương sau đột quỵ. Vì hạt vừng là nguồn giàu magiê và kẽm, giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể và các xung thần kinh.


7. Các bài thuốc hay dùng:


Theo Y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh: phế, tỳ, can, thận có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, ích khí lực, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng tai mắt, làm sống lâu, lá vừng có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.


Hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và có tác dụng tăng cường dinh dưỡng. Là vừng tươi trị bệnh viêm thận, bàng quang, dùng ngoài trị bệnh mắt và da. Nước sắc lá và rễ vàng làm nước gội đầu để kích thích mọc tóc.


vung den s- Trị thương hàn: Hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 20ml dầu, cho thêm 20ml nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều rồi uống hết một lần trong ngày. Có thể uống 3 ngày.


- Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát con vừng đen nấu loãng như cháo, khi gần được thì cho vào một thìa cà phê mật ong.Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn trong 3-5 ngày.


- Trị viêm đại tràng mạn tính: Lấy hạt vừng đen sao cho thơm. Mỗi lần dùng một thìa nhỏ trộn đều với 1/3 thìa mật ong rồi uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục 25 – 30 ngày.


- Trị đau lưng: Lấy hạt vừng đen sao cháy, tán thành bột. Mỗi lần dùng 10 gam pha với rượu, mật ong hoặc nước gừng. Uống 10 ngày liên tục..


- Trị đau răng: Lấy 30g vừng đen và 100ml nước, sắc đến khi còn lại 40ml thì chia đều ngậm khoảng 3 phút và súc miệng 2 lần trong ngày (không được uống). Ngậm và súc miệng liên tục 5-7 ngày.


Lương y  Vũ Hải – Suckhoedoisong.vn



Vừng đen - thực phẩm giàu dinh dưỡng

Thực phẩm tốt cho đôi mắt quầng thâm

Quầng thâm mắt gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài các yếu tố di truyền, hút thuốc lá, uống rượu, tâm trạng kém, suy nghĩ quá nhiều hoặc thức khuya… đều hình thành sự quầng thâm ở mắt.


Để loại bỏ các quầng thâm ở mắt, ngoài việc đảm bảo một giấc ngủ đầy đủ và tham gia tập thể dục aerobic thường xuyên, một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý cũng là một biện pháp khắc phục hiệu quả.


1. Vừng


hat me sTheo nghiên cứu cho thấy rằng, vừng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đen tóc. Ngoài ra, vừng còn có tác dụng loại bỏ quầng thâm mắt hiệu quả. Vừng có chứa nhiều vitamin E, có tác dụng nuôi dưỡng mắt, làm mờ quầng thâm.


Các loại thực phẩm giàu vitamin E khác như lạc, hạt hướng dương, óc chó… cũng có công dụng tương tự.


2. Trà xanh


cây cỏ vị thuốcĐối với những người thường xuyên phải làm việc với máy tính nên uống trà xanh để bổ sung thêm chất dinh dưỡng nhằm loại bỏ quầng thâm gây ra bởi bức xạ máy tính. Trong trà xanh có chứa polyphenol. Uống nhiều trà xanh không chỉ loại bỏ quầng thâm mà còn giúp chuyển hoá mỡ thừa, xua tan các cơn mệt mỏi.


3. Cà rốt


che bien ca rotNgoài vitamin E , vitamin A cũng có tác dụng nuôi dưỡng nhãn cầu và cơ mắt. Cà rốt là sự lựa chọn tốt nhất để tăng lượng vitamin A. Nó có thể duy trì chức năng bình thường của các tế bào biểu mô và làm mờ quầng thâm ở mắt.


Ngoài ra, vitamin A có trong cà rốt cũng có thể giúp cải thiện thị lực, đặc biệt là thị lực trong bóng tối. Có rất nhiều loại thực phẩm khác có chứa rất nhiều vitamin A , chẳng hạn như gan động vật, kem, mơ …rất tốt cho mắt.


4. Trứng


Trứng rất giàu protein có thể thúc đẩy tái tạo tế bào, ăn trứng thường xuyên sẽ có thể làm tăng lượng protein chất lượng, giúp ngăn ngừa sự hình thành sự quầng thâm ở mắt. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều hơn quá 2 quả trứng mỗi ngày.


Thực tế, một số người thường có thói quen ăn trứng sống. Nhưng trứng sống rất khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng sống cũng chứa vi khuẩn. Vì vậy, ăn trứng luộc là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, thịt nạc và các sản phẩm thủy sản cũng rất giàu protein chất lượng, vì vậy tiêu thụ thường xuyên của những thực phẩm này cũng có thể giúp làm giảm quầng thâm mắt.


Tiêu thụ các loại thực phẩm trên không chỉ rất tốt cho sức khỏe của bạn mà còn tiết kiệm chi phí, bạn không phải mua kem chống quầng thâm mắt. Vì vậy, bạn chỉ cần tăng lượng của các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để loại bỏ sự quầng thâm trên đôi mắt của bạn.


 


Theo VnMedia



Thực phẩm tốt cho đôi mắt quầng thâm

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

3 nguyên tắc bón phân cho cây mai ghép trồng chậu

Cây mai ghép trồng chậu thuộc loại cây kiểng vừa khó chăm sóc vừa phải bón phân phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như tình trạng sinh trưởng của cây. Hay nói cách khác tùy vào cây khỏe sung túc hay đang suy yếu mà có chế độ bón phân thích hợp.


Cây mai ghép trồng trong chậu nếu được quan tâm và xử lý đúng kỹ thuật thì cây có thể sống ra hoa với thời gian kéo dài khoảng 8-10 năm, ngược lại thì cây mai ghép dễ bị nhiễm nấm bệnh sâu hại tấn công làm cây suy dần chết khô nhánh và chừng 4-5 năm là cây không còn cành nhánh nào cả.


Mai ghép- Ảnh minh họa

Mai ghép- Ảnh minh họa


Sau đây là 3 nguyên tắc bón phân cho mai ghép trồng chậu


1.Bón phân cây mai ghép thời kỳ sau tết


Sau khi cây ra hoa chơi tết thì cây đang trong giai đoạn mất dinh dưỡng, cần phải cắt bỏ hết trái hay hoa trên cây, sau đó thu gọn bớt những cành nhánh vươn dài.


Việc bón phân  cho thời kỳ này là bón lót cùng với đất trồng mới khi thay chậu thay đất với mục đích giúp cây mai ghép phục hồi và phát triển cành mới lá mới.Vì vậy bón phân trong giai đoạn này lúc ban đầu cần sử dụng thêm thuốc kích thích ra rễ như Vitamin B1, surper roots kết hợp phân hữu cơ cao cấp như phân trùn quế, phân bò xử lý hoai mục, bánh dầu thủy phân, phân lân hữu cơ vi sinh Sông gianh…bón lót cho cây mai.


Sau thời gian khoảng 1,5- 2 tháng khi cây ra 2-3 đợt lá thì bón thêm phân DAP, super lân với liều lượng cây lớn là 1 muỗng canh, cây nhỏ dùng muỗng cà phê rải xung quanh gốc và tưới nước đầy đủ.Phân này giúp cây mai phát triển bộ rễ khỏe.


Khi cây đã phát triển tốt nhiều lá thì bón phân thêm 2-3 đợt Dynamic Lifter và phân hạt NPK 16.16.8 để tăng hàm lượng đạm cho cây, ( mỗi tháng một đợt với liều như phân DAP)


2. Bón phân cho cây mai ghép trong lúc chuẩn bị ra nụ từ tháng 5-8 âm lịch


Từ sau tháng 5 âm lịch là cây mai đã có bộ tán lá dầy và xanh, lúc này cây chuẩn bị sang giai đoạn ra nụ dưới mỗi nách lá. Do thời tiết đang vào mùa mưa nên thường xuyên phun thuốc BVTV phòng sâu bệnh khi thấy thời tiết bất thường như nấm hồng, nấm rễ, vàng lá, bọ trĩ, rầy rệp tấn công, thuốc BVTV dùng luân phiên như Validamicin, Carbenzim, topsinM, Cóc 85, secsàigòn, regant, Polytrin, …kết hợp phân bón lá như Trichoderma, B1, rong biển…


Bón phân cho cây mai ghép trồng chậu lúc này ưu tiên dùng phân luân phiên có hàm lượng kali hay phốt pho cao như KN03, KCL, super lân, phân dơi để cây mai tăng sức đề kháng và chuyển sang giai đoạn ra nụ.Lưu ý dùng liều lượng nhỏ vừa chia làm nhiều đợt cho cây mai hấp thu từ từ, không bón một lần với nhiều phân sẽ gây sốc phân cho cây.


3. Bón phân cho cây mai ghép chuẩn bị cho tết từ tháng 9 âm lịch đến trước khi lảy lá


Lúc này lá cây mai đã bắt đầu già đi, lá cây chuyển màu bớt xanh đi và dầy lên dần, không còn cho lá mới mà bắt đầu tập trung sức cho ra nụ ra hoa.


Thời kỳ này không bón phân đạm hay hữu cơ mà chỉ bón phân super lân theo liều lượng như trên nhằm làm dầy lá giữ cây mai không rụng lá.Thời gian bón phân lân hai đợt đến khi tháng 10 là ngưng hẳn và chỉ tưới nước vừa đủ.


Cây mai ghép trồng chậu đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc và kinh nghiệm bón phân mới có được cây mai ghép ra hoa đúng tết như ý, với thời tiết bất thường như này nay thì người nghệ nhân chơi mai cũng phải mất ăn mất ngủ.


Trongraulamvuon.com



3 nguyên tắc bón phân cho cây mai ghép trồng chậu

10 loài hoa vừa đẹp vừa có lợi cho sức khỏe

Ngoài vẻ đẹp rực rỡ bên ngoài, hoa còn chứa nhiều hormone từ thực vật. Sự hiện diện của những hợp chất này giúp hoa trở thành một phương thuốc trị bệnh cổ truyền phổ biến từ xưa đến nay.


Để phát huy khả năng chữa bệnh, hoa có thể được chế biến thành trà, làm thuốc đắp lên da hoặc sử dụng làm liệu pháp hương thơm để trị một số căn bệnh. Hoa còn có khả năng gây ảnh hưởng đến tâm trạng theo những cách sau:

- Mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc ngay lập tức.

- Mang lại những ảnh hưởng tích cực cho tâm trạng trong một thời gian dài.

- Tạo ra những kết nối thân thiết.


Dưới đây là một số loại hoa phổ biến thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho con người
1. Hoa hồng


Hồng là một trong những loại hoa được dùng để trị bệnh phổ biến nhất. Chúng được chế biến thành những loại nước uống phục vụ cho việc chữa trị các vấn đề về gan và đường ruột, đặc biệt là những trường hợp bị kích ứng ruột, túi mật và bệnh về gan. Hoa hồng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh có liên quan đến đường mật. Mùi hương của loại hoa này mang lại cảm giác hạnh phúc nên sẽ giúp tinh thần phấn chấn hơn.


2. Hoa Vạn thọ


Vạn thọ thuộc họ hoa cúc. Cánh hoa vạn thọ có thể chế biến thành thuốc rửa mắt rất tốt. Y học cổ truyền và hiện đại đều sử dụng cúc vạn thọ làm thuốc mỡ để bôi vào những chỗ da bị xước hoặc bị cắt. Loại hoa này có công dụng khử trùng và phòng chống nấm.


3. Hoa Bồ công anh


Loại thuốc nước được làm từ hoa bồ công anh có công dụng trị thiếu máu, bệnh vàng da và căng thẳng thần kinh. Chúng còn có tác dụng lọc máu.


4. Cúc La Mã


Cúc La Mã có khả năng loại bỏ hơi trong ruột, trị căng thẳng, làm lành những vết bỏng trên da và trừ chứng ngứa da. Chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những lợi ích cho sức khỏe từ cúc La Mã bao gồm cả việc giảm bớt những vết lở miệng, bệnh đau bao tử và căng cơ.


5. Hoa Thu hải đường


Đun sôi loại hoa này trong nước cùng với một chút quế sẽ tạo thành dung dịch có ích trong việc loại thải chất độc trong máu và làm sạch gan. Hỗn hợp đặc sệt được làm từ hoa thu hải đường có thể dùng để thoa lên những chỗ da bị bỏng, sưng tấy và viêm đau.


6. Hoa cúc


Nước uống làm từ loại hoa này có công dụng chữa cảm lạnh và sốt. Thoa nước ép làm từ hoa cúc lên mắt sẽ giúp mắt bớt sưng đỏ do không khí ô nhiễm. Nước hoa cúc còn làm giảm bớt những cơn đau đầu và làm hạ huyết áp.


7. Hoa Sen cạn


Tương tự như hoa cúc, loại nước được pha chế từ sen cạn có thể chữa được chứng cảm lạnh và cúm. Đây còn là loại hoa có tính kháng vi rút và vi khuẩn, giúp kiểm soát bệnh nhiễm trùng đường tiểu và viêm đường hô hấp.


8. Hoa Kim ngân


Cho một vài giọt tinh chất chiết xuất từ hoa kim ngân hòa chung với nước và súc miệng nhằm giảm bớt những cơn đau họng. Loại hoa này còn được xem là giải pháp chữa trị hiệu quả đối với hầu hết những tình trạng viêm nhiễm vì chúng có khả năng kháng vi rút và vi khuẩn. Lá và thân của hoa kim ngân còn được dùng để chữa bệnh viêm khớp.


9. Hoa mận


Dân gian vẫn sử dụng hoa mận làm thuốc trị bệnh ho và tiêu chảy. Đun nước hoa mận để xông hơi cho mặt cũng là một cách chữa bệnh nhiễm trùng ở phổi khá tốt.


10. Hoa hướng dương


Loại nước được pha từ hoa hướng dương có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng do hội chứng kinh nguyệt gây ra, giảm bớt các khối u, vết loét trên cơ thể. Súc miệng bằng nước làm từ hoa hướng dương cũng giúp làm dịu cổ họng đang bị đau hoặc bị sưng do viêm a-mi-đan. Đây còn được xem là một cách trị những vết thương do bệnh ung thư gây ra.


Nguồn : phunuonline.com.vn



10 loài hoa vừa đẹp vừa có lợi cho sức khỏe

Lợi ích của cây cỏ mực

Cỏ mực còn có tên gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo. Tên khoa học là Eckipja prortraja, là loại cây nhỏ, mọc hoang ở nhiều nơi, dân gian thường dùng để làm thuốc cầm máu.


co mucTheo Ðông y, cỏ mực vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát gan, cầm máu, giải độc, chống viêm và chống dị ứng. Cỏ mực được dùng để điều trị sốt xuất huyết, sốt phát ban, bệnh sởi, Rubella, trĩ, viêm lợi, loét lưỡi, viêm mũi dị ứng, viêm họng, rong huyết, viêm gan… Dùng tươi hoặc phơi khô dưới dạng thuốc sắc, có thể giã tươi lấy nước uống.


1 . Một số cách dùng cỏ mực làm thuốc


- Sốt xuất huyết: cỏ mực, cỏ sữa, tang diệp, bạch mao căn mỗi thứ một nắm nấu nước uống trong ngày.


Hoặc cỏ mực, râu ngô, cỏ mần trầu, mã đề thảo, rau má mỗi thứ một nắm nấu nước uống trong ngày.


- Can khí uất kết: Biểu hiện đau tức hạ sườn phải, da vàng tiểu đỏ, đại tiện bí kết, tinh thần bứt rứt, ăn ít, giấc ngủ không yên. Dùng bài: cỏ mực 20g, hạ liên châu 16g, củ đợi 10g, rau má 20g, mã đề thảo 16g, lá đinh lăng 20g, cỏ mần trầu 20g. Sắc uống ngày 1 thang.


- Viêm lợi, chảy máu chân răng: cỏ mực 20g, ngân hoa 10g, chi tử 10g, hoàng liên 10g, bạch mao căn 20g, tang diệp 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.


- Loét lưỡi, viêm miệng: cỏ mực 20g, rau má 20g, hoàng liên 10g, tang diệp 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, lá đinh lăng 16g, sài hồ 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh tâm hỏa, chống viêm, tiêu độc.


- Viêm gan virut: cỏ mực 24g, hạ liên châu 16g, nhân trần 12g, đan bì 10g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, bạch truật 12g, ngũ gia bì 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng từ 10 – 15 ngày liền. Công dụng: chống viêm, lợi gan mật, lợi tiểu, phục hồi chức năng gan.


- Bệnh trĩ: cỏ mực (sao đen) 20g, phòng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, thăng ma 12g, hoa hòe (sao đen) 12g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Cần uống 10 ngày liên tục. Công dụng: chống viêm, chỉ huyết, thăng đề.


- Viêm mũi xuất tiết: cỏ mực 20g, thương nhĩ 10g, cây cứt lợn 20g, trần bì 10g, cát cánh 16g, phòng sâm 16g, kinh giới 12g, sinh khương 6g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.


- Bệnh zona: cỏ mực 20g, kinh giới 20g, thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 16g, nam hoàng bá 16g, củ đinh lăng 12g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 12g, ngân hoa 10g, kê huyết đằng 16g, huyền sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 – 4 ngày là bệnh lui.


- Hội chứng viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, đau tức vùng hạ sườn phải, túi mật căng, da vàng mắt vàng : Phép điều trị là chống viêm, thông đường dẫn mật, nếu có sỏi thì bài thạch, ống dẫn mật thông suốt thì các triệu chứng sẽ hết. Dùng một trong các bài:


Bài 1: cỏ mực 24g, nhân trần 16g, hạ liên châu 16g, chỉ xác 10g, đại hoàng 6g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.


Bài 2: cỏ mực 24g, trần bì 10g, nhân trần 12g, kim tiền thảo 20g, trinh nữ 20g, rau ngổ 20g, kê nội kim 12g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục 10 ngày. Công dụng: chống viêm, bài thạch, thông mật.


Nguồn : Chaobuoisang.net


 



Lợi ích của cây cỏ mực

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Mô hình trồng đa cây,nuôi đa con

Với 3,5 ha đất khai hoang từ năm 2001,bằng sự quyết chí làm giàu, ông Triệu ấp Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển,đã thành công với mô hình trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích đất sản xuất, thu nhập hằng năm trên 300 triệu đồng


Quyết chí làm giàu trên vùng đất mặn, ông trăn trở, suy nghĩ trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với vùng đất này và mang lại hiệu quả kinh tế. Từ đó, với 3,5 ha diện tích đất nuôi tôm, ông mạnh dạn lên liếp hơn 0,5 ha để trồng mía, phần diện tích đất còn lại ông Triệu thả nuôi tôm, cua…


Nhờ cần cù, chịu khó mà ông làm ăn ngày càng khấm khá. Tổng thu nhập của gia đình ông hằng năm trên 300 triệu đồng. Trong đó, 0,5 ha mía bán mỗi năm gần 50 triệu đồng.


Mô hình đa cây, đa con của ông Triệu trên vùng đất mặn.

Mô hình đa cây, đa con của ông Triệu trên vùng đất mặn.


Chưa bằng lòng với những kết quả đạt được, ông Triệu lại tiếp tục đi nhiều nơi để học cách trồng dừa trên đất mặn. Ban đầu trồng thử nghiệm trên 10 gốc dừa, sau 2 năm thấy dừa phát triển tốt nên ông nhân rộng đến 170 gốc. Hiện nay, dừa đang trong giai đoạn cho trái, hứa hẹn cho thu nhập cao.


Chính bản chất cần cù lao động và quyết tâm không để đất trống nên tất cả diện tích đất xung quanh nhà ông Triệu đều trồng chuối, đào ao trồng bông súng, nuôi các loại cá nước ngọt, vừa cải thiện được bữa ăn trong gia đình vừa để bán. Từ nguồn bán bông súng, rau màu, cây ăn trái, hằng ngày gia đình ông thu nhập trên 150.000 đồng. Hiện cuộc sống gia đình ông rất ổn định, con cái được học hành đàng hoàng.


Được biết, ở địa phương, ông Triệu không chỉ siêng năng trong lao động sản xuất mà còn năng nổ, nhiệt tình, gương mẫu chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, xây dựng gia đình văn hoá tiêu biểu.


Ông Huỳnh Văn Chiến, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp Rạch Gốc B, nhận xét: “Anh Mười Triệu là hội viên cựu chiến binh tiêu biểu trong lao động sản xuất với mô hình trồng đa cây, nuôi đa con. Anh còn gương mẫu đi đầu trong các phong trào đóng góp các quỹ, đặc biệt vợ chồng anh sẵn sàng giúp đỡ hộ nghèo về cách thức làm ăn, hỗ trợ cây, con giống. Mô hình sản xuất của anh đã được Hội Cựu chiến binh huyện chọn điển hình để rút kinh nghiệm, nhân rộng trong thời gian tới”


Bài và ảnh: Chí Hiểu-baocamau.com.vn



Mô hình trồng đa cây,nuôi đa con

Ăn cà tím tốt cho sức khỏe

Cà tím (cà dái dê) có tên khoa học là Solanum melongena, họ cà. Quả dài lòng thòng với hình dáng như tinh hoàn dê đực nên có tên cà dái dê. Gọi tên cà tím là không chính xác vì một vài loại cà khác cũng màu tím. Hơn nữa cà dái dê có hai loài: Quả màu tím và quả màu xanh lợt.


ca timTheo các nhà dinh dưỡng: 100g cà tím sinh 23 calori, có thành phần như sau: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protein, 220mg kali, 15mg photpho, 12mg manhê, 10ng calci, 15mg lưu huỳnh, 0,5mg sắt, 0,2mg mangan, 0,2mg kẽm, rất ít vitamin. Ruột quả nhiều chất nhày. Vỏ quả có violantine, một chất thuộc nhóm anthocyanosid. Cà tím thường được chế biến các món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt… khá ngon.


Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu… Tai của quả cà tím cũng dùng nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét. Cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Những người đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lỵ ra máu, có thể lấy rễ và cuống của quả cà tím nấu lấy nước uống. Khi ăn cà dái dê nên ăn cả vỏ vì villantine ở vỏ quả  có tính chống oxy-hoá


Dưới đây là một số món ăn bài thuốc về cà tím:


- Phòng ngừa ung thư


Cà tím 2 quả, cắt khúc, thịt ba chỉ 150g cắt miếng, rau tía tô, rau mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành cắt khúc, tỏi thái nhỏ, cùng gia vị. Sau khi nấu cà cùng thịt chín mềm thì cho các nguyên liệu trên vào, nêm nếm gia vị, đảo đều, lấy ra ăn nóng.


- Giảm mỡ


Dùng cà tím nấu canh gà. Cách làm: Gà tơ 1 con, cà tím 200g, vị thuốc sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn, gia vị. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi nóng thì cho gừng, hành vào phi thơm, cho gà vào xào sơ qua. Tiếp đó, đổ nước vào, cho cà, sơn tra, gia vị vào, nấu với lửa lớn đến sôi, rồi hạ lửa nhỏ nấu thêm đến chín nguyên liệu. Mỗi ngày dùng một lần, có tác dụng tiêu thực, giảm mỡ.


- Trị viêm gan, táo bón


Cà tím cắt dọc, tỏi và gừng giã nhuyễn, 3 thứ trộn với nước tương, dầu, muối, đường, đem chưng cách thủy để ăn hoặc cà tím trộn gạo đem nấu cơm dùng trong 5-7 ngày đối với chứng viêm gan… Hấp cà tím (nửa kg) chấm với gừng tươi (4 lát), tỏi (tép) ăn lạt để trị táo bón.


- Hạ huyết áp


Dùng 3 quả cà tím, thịt heo nạc xay 200g, nước sốt cà chua 15 ml, dầu ăn, gia vị. Cà tím bổ làm đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo nước. Sau đó nhồi nhân thịt heo (đã trộn gia vị), đem rán vàng, phi hành, rồi cùng sốt cà chua để om quả cà tím. Hoặc dùng cà tím 200g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương. Cà rửa sạch, cắt miếng, hành cắt khúc, gừng cắt lát, tỏi bỏ vỏ. Bắc chảo nóng cho dầu vào, khi dầu nóng bỏ gừng, hành phi thơm, rồi cho cà vào trộn đều, cho nước vào, nêm gia vị xào đến chín. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.


- Thông tiểu, tăng thải urê và acid uric.


Ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ, lòng, hải sản…) sẽ làm tăng urê-huyết. Chất purine có trong các loại thực phẩm này sẽ tích tụ gây bệnh Gout (thống phong) với triệu chứng sưng khớp… Ăn thường xuyên cà tím sẽ tăng bài tiết nước tiểu, thải bớt urê ra khỏi cơ thể. Các cơn sưng nóng khớp sẽ thưa dần.


DS. Mỹ Nữ – nongnghiep.vn



Ăn cà tím tốt cho sức khỏe