Quảng Cáo

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Lợi ích của bắp cải tím

Bắp cải tím ngày càng được ưa chuộng vì những lợi ích sức của nó mang lại. Không chỉ là nguyên liệu được dùng phổ biến trong chế biến món ăn, nó còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer… bên cạnh đó còn giúp làm đẹp da.


bap cai tim nenDưới đây là những lí do khuyên bạn nên ăn bắp cải tím thường xuyên và hãy bổ sung vào thực đơn gia  hằng ngày.


1. Tăng cường hệ miễn dịch


Ăn bắp cải tím giúp tăng cường hệ miễm dịch. Một trong những cách dễ dàng nhất để tăng cường hệ miễn dịch là ăn bắp cải tím bởi thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin C. Không những thế, ăn bắp cải tím khi bị cảm lạnh hay ho giúp cải thiện tình trạng rất nhiều.


2. Ngăn ngừa ung thư


Bắp cải tím có màu sắc như vậy là do chứa hàm lượng polyphenol anthocyanin cao. Đây là chất có tính chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm, bảo vệ tế bào và chống lại các phân tử gốc tự do, nguyên nhân dẫn tới sự tổn thương tế bào, gây ra các bệnh ung thư. Hãy tăng cường ăn bắp cải tím để giúp cơ thể tránh xa các nguy cơ dẫn đến ung thư.


3. Cải thiện bệnh viêm loét dạ dày


Nếu bạn bị một trong các bệnh lý về dạ dày, bạn muốn cải thiện tình trạng bệnh, hãy ăn bắp cải tím đều đặn và thường xuyên. Đó là do chúng có chứa glutamine một acid có khả năng giảm đau và giảm sưng tấy dạ dày rất hiệu quả.


4. Chữa táo bón


Bắp cải tím có thể chứa bệnh táo bón. Nếu bạn đang bị chứng táo bón hành hạ thì hãy bổ sung bắp cải tím vào chế độ ăn hàng ngày. Bắp cải tím có rất nhiều chất xơ, một loại chất đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy mà bắp cải tím là loại thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả.


Bắp cải tím có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Trong bắp cải tím có chứa vitamin K và anthocyanin, một chất chống oxy hóa giúp làm giảm mảng bám trên não, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.


5. Ngăn ngừa loãng xương


Loãng xương luôn là vấn đề mà số đông người đang phải đối mặt. Bắp cải tím chứa các khoáng chất canxi, magiê và mangan giúp xương khỏe mạnh.


6. Giảm cân


Một phần quan trọng trong kế hoạch giảm cân hoàn hảo là tăng cường ăn các loại hoa quả và rau xanh. Bạn nên thêm bắp cải tím vào khẩu phần ăn bởi loại rau này tạo cảm giác no. Với lượng chất xơ dồi dào, chúng còn tốt cho hệ tiêu hóa. Bắp cải tím chứa rất ít calo nhưng nhiều vitamin và khoáng chất.


7. Mắt sáng


Có rất nhiều dưỡng chất trong bắp cải tím nhưng đáng kể nhất chính là vitamin A. Loại vitamin này rất tốt cho mắt. Thực chất chúng là chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ giác mạc và võng mạc, giúp mắt khỏe mạnh với tầm nhìn tốt.


8. Ăn bắp cải tím tốt cho làn da


Vitamin A và C trong bắp cải tím là những chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chúng đặc biệt tốt cho da, khiến làn da luôn trẻ trung, giàu độ ẩm và mềm mại. Không chỉ vậy, vitamin C còn ngăn chặn quá trình hình thành các vết nhăn hay các vết chân chim trên khóe mắt.


Theo Người đưa tin



Lợi ích của bắp cải tím

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Ứng dụng ít biết từ rau mã đề

Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.


ma de nenChính vì vậy, mã đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.


Cách sử dụng mã đề trong những trường hợp này đơn giản nhất là nhai nát lá và đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Khi được nhai nát, chất xơ trong lá bị phá vỡ giúp cho các chất trong lá có thể hấp thụ vào da tốt hơn.


Đây là phương pháp được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa bệnh, thậm chí là khử trùng các vết thương nhỏ. Ở một số nước châu Âu, mã đề còn được dùng để loại bỏ cơn đau và nọc độc của các loại cây độc như tầm ma, thường xuân độc.


Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên, khi bạn gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào trên đường đi, hãy nghĩ đến cây mã đề đầu tiên vì rất có thể nó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.


Theo Trí thức trẻ



Ứng dụng ít biết từ rau mã đề

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Các loại rau dền đều có dược tính tốt

Nguồn thảo dược ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Có rất nhiều cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm thực phẩm. Đôi khi, một thảo dược cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng cần thiết có sự phân biệt giữa những thảo dược đó; nhất là khi chúng lại mang những tên giống nhau, hoặc gần giống nhau. Bài viết này xin giới thiệu một số thảo dược mang tên Rau dền.


1. Dền cơm


den com nenDền cơm cũng chứa nhiều chất bổ, như  glucid, protid; vitamin C, B1, B2, vitamin PP, caroten. Ngoài ra còn có các hợp chất ethylcholesterol, dehydrocholesterol…


Lá và cành non dền cơm có tác dụng tiêu viêm, giải độc; trị mụn nhọt và lỵ bằng cách nấu canh ăn.


Hạt dền cơm có vị ngọt, tính hàn, tác dụng mát gan, thanh nhiệt, ích khí, sáng mắt. Dùng 20g sắc uống, trị tiểu tiện bí dắt, tiểu đỏ… Ngoài ra còn trị đau mắt có màng mộng: dền cơm và thảo quyết minh (sao đen) mỗi vị 10g, hãm uống ngày 1 thang.


2. Dền đỏ


rau den do nenThường dùng vỏ thân làm thuốc. Trong vỏ chứa tanin, alcaloid, saponin, tinh dầu. Vỏ dền đỏ có tác dụng bổ huyết, trị thiếu máu, xanh xao, tiêu hóa kém; trị sốt rét, tương tự như vỏ cây canh ki na. Dùng ngày 12-16g, sắc hoặc ngâm rượu uống.


3. Dền gai


den gai nenTrong rễ chứa spinasterol; toàn cây chứa  sitosterol, stigmasterol, các acid béo: stearic, oleic, linoleic; lá chứa rutin.


Dền gai có vị hơi ngọt, nhạt, tính hơi lạnh. Nhân dân thường dùng nước cốt lá, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài, khi bị côn trùng cắn, ong đốt, hoặc bị lở ngứa, mụn nhọt. Lá dền gai sắc uống trị sốt, lỵ, viêm phổi.


Chữa lỵ ra máu: rễ dền gai 20g, lá huyết dụ 12g, đều sao vàng; lá trắc bách, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 8g; hòe hoa 4g. Lá trắc bách, cỏ nhọ nồi, hoa hòe sao đen. Các vị sắc uống, ngày 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.


Chữa khí hư: rễ dền gai 20g, lá bạc thau 16g. Các vị phơi khô, sao vàng, sắc uống, chia 2 lần trong ngày, trước bữa ăn 1 giờ.


4. Dền tía


den tiaChứa nhiều glucid, protid; nhiều vitamin C, B1, B2, vitamin PP, caroten; nhiều chất khoáng, như Ca, P…; các acid: palmitic, arachidic, oleic và các hợp chất ergosterol, stigmasterol…


Dền tía có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu tốt, tăng cường thải độc ra khỏi cơ thể. Trong nhân dân thường sử dụng lá và cành non dền tía làm rau ăn hàng ngày.


Thanh nhiệt, chống táo bón, nhất là những người tuổi cao hoặc táo bón mạn tính: rau dền tía luộc hoặc nấu canh ăn.


Phụ nữ sau sinh, cơ thể nóng, táo bón, háo khát: khoảng 50g lá dền tía, luộc, bỏ bã, lấy nước; thêm 50g gạo nếp, nấu cháo, ăn vài lần trong tuần.


Trị phát ban ở thời kỳ đầu: dền tía 8-10g; sài hồ nam, rau má, cỏ mần trầu, kinh giới, cam thảo nam mỗi thứ 8g, bạc hà 4g. Sắc uống ngày 2-3 lần trước bữa ăn.


5. Dền trắng


Cũng dùng làm rau ăn và cũng có tác dụng thanh nhiệt, nhất là những người bị háo khát, táo bón.


Lưu ý: tránh ăn rau dền kèm với thịt ba ba, hoặc các sản phẩm từ mai ba ba (miết giáp).


GS. Phạm Xuân Sinh



Các loại rau dền đều có dược tính tốt

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Phòng nhện đỏ hai chấm hại dưa lê

nhen 2 cham nenTác giả Trần Văn Lâm và các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Đại học Nông lâm TP.HCM, Viện Sinh học nhiệt đới nghiên cứu thực nghiệm sử dụng nhện nhỏ bắt mồi (Amblyseius longispinosus) để kiểm soát nhện đỏ hai chấm (Tetranychus urticae) hại cây dưa lê, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học kiểm soát dịch hại trong nhà kính, nhà lưới tại TP.HCM.

Qua các công thức thí nghiệm phòng trừ nhện đỏ bằng nhện bắt mồi trên cây dưa lê trồng trong nhà lưới cho thấy, thả nhiễm nhện nhỏ bắt mồi theo hai tỷ lệ 1 nhện bắt mồi /3 nhện đỏ và 1 nhện bắt mồi/5 nhện đỏ mang lại hiệu quả kiểm soát nhện đỏ hại dưa lê khá cao. Kết quả đã làm giảm được số nhện đỏ gây hại trên cây có ý nghĩa khác biệt so với đối chứng không phun và phun thuốc trừ sâu 2 lần/vụ, giúp tăng 17,2% – 18,6% năng suất thực tế.


Việc sử dụng nhện bắt mồi trong điều kiện thí nghiệm để kiểm soát nhện đỏ trên cây dưa lê đã làm tăng tỷ lệ quả loại 1 (6,5% – 8%) và giảm tỷ lệ quả loại 2 (6,0% – 6,2%), loại 3 (0,5% – 1,5%) so với đối chứng, từ đó có thể tăng giá trị thương phẩm của dưa lê.


LV – CESTI, theo TC BVTV.



Phòng nhện đỏ hai chấm hại dưa lê

Cà rốt tím lai F1

Thông tin hạt giống


– Khối lượng : 40 hạt


– Nhiệt độ gieo : 10 – 30°C


– Nhiệt độ sinh trưởng : 10 – 30°C


– Dài củ : 20 – 25 cm


– Thời gian thu hoạch : 100 – 120 ngày


– Độ sạch ≥ 99%


– Độ nẩy mầm : ≥ 80%


– Xuất xứ : Hà Lan


– Công ty hạt giống : Cty TNHH TM Quốc Tế Sao Việt



Cà rốt tím lai F1

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Hoa ngâu làm thuốc

Hoa ngâu có vị cay ngọt, được dùng chữa tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều, giảm sưng đau do vấp ngã…


hoa ngau nenHoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Hoa ngâu có vị cay ngọt, được dùng chữa tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều, giảm sưng đau do vấp ngã…


Các bài thuốc chữa bệnh:


 – Trị bệnh tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g. Hai thứ gộp chung, chia làm 3 phần bằng nhau. Mỗi lần dùng lấy một phần cho vào tách, cho nước sôi để hãm. Ngày làm 3 lần, mỗi lần một phần, uống vào sáng, trưa, tối, uống lúc nguội. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày


- Chữa chứng bế kinh: Hoa ngâu 10g, rượu 50g. Cho hoa vào rượu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 5 ngày, uống liền 5 ngày, ngày uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.


- Chữa thương tích do vấp ngã: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50g. Gộp chung cả hai thứ, cho vào một lượng nước vừa phải nấu chín, chắt lấy nước, đổ nước vào nấu tiếp, nấu đủ 3 lần, gộp chung nước thuốc chắt 3 lần, trước tiên nấu bằng lửa mạnh, sau nấu bằng lửa yếu cô thành cao. Mỗi lần dùng, bôi một ít cao này lên vải lụa mỏng đắp vào chỗ vết thương sưng đau, ngày đắp cao này một lần. Đắp đến khi vết thương giảm sưng đau.


Chú ý, phụ nữ mang thai không được sử dụng đơn thuốc có hoa ngâu.


Bác sĩ Nguyễn Huyền



Hoa ngâu làm thuốc

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Cách dùng nhựa sung làm thuốc

Nhựa sung là một vị thuốc rất quý bởi nó rất sẵn trong đời sống nhưng công hiệu chữa bệnh rất rõ ràng.


cay sung nenSung là loại cây to không có rễ phụ. Lá hình mũi giáo, đầu lá nhọn, phía cuống hơi tròn. Khi lá còn non cả 2 mặt đều phủ lông. Khi già, lá trông cứng phiến lá nguyên hoặc hơi có răng thưa, dài 8 – 20cm, rộng 4 – 8cm.


Lá sung thường bị sâu Psyllidae ký sinh gây ra những mụn nhỏ gọi là vú sung.


Quả sung thuộc loại quả giả do đế hoa tự tạo thành. Quả giả mọc từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, hình lê, mặt quả phủ lông mịn, cuống rất ngắn.


Trong dân gian, lá sung non thường dùng để ăn kèm với những món cần vị chát như nem, chạo, quả sung cũng dùng để ăn.


Có một điều ít người biết là người dân xưa thường dùng để nhựa sung để làm thuốc. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y học cổ truyền, nhựa sung là một vị thuốc rất quý bởi nó rất sẵn trong đời sống nhưng công hiệu chữa bệnh rất rõ ràng.


Muốn lấy nhựa sung, người ta băm thân cây, hứng lấy nhựa.


Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS, TS Đỗ Tất Lợi có ghi lại công dụng của nhựa sung là để chữa các bệnh nhức đầu và bệnh ngoài da như chốc, nhọt, sưng đau, tụ máu. Cụ thể các bài thuốc như sau:


- Chữa mụn nhọt bắp chuối, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Nhựa sung hứng độ 1 chén hay hơn, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi nhiều lần 1 lúc.


Để tránh bôi nhiều, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau.


Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu vỡ mủ rồi thì đắp để hở 1 chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp lên trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.


Khi ngã bị xây xát, đắp thuốc phải chữa chỗ xây xát mà chỉ đắp nơi sưng đỏ hoặc tím. Thường chỉ 2 – 3 ngày là thấy kết quả.


- Chữa nhức đầu: Nhựa sung phết lên giấy bản, dán vào 2 bên thái dương. Có trường hợp người ta dùng trong chữa tê liệt.


Có khi dùng phối hợp bôi ngoài với ăn lá non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hóa với nước lã đun sôi để nguội trước khi đi ngủ.


- Chữa hen: Nhựa sung hòa với mật ong uống trước khi đi ngủ.


Theo Trí Thức Trẻ



Cách dùng nhựa sung làm thuốc

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Kinh giới tuệ ngăn ngừa viêm xoang, viêm mũi tái phát

Viêm xoang được chia làm hai loại: viêm xoang mủ và viêm xoang dị ứng. Trong đó viêm xoang dị ứng là bệnh hay tái phát, khó chữa khỏi. Ngoài phương pháp giải mẫn cảm phải thực hiện ở bệnh viện, thì kinh giới tuệ là một vị thuốc rất hay giúp trị căn bệnh này…


kinh-gioi nenTrị bệnh tận gốc bằng phương pháp giải mẫn cảm


Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang trên cơ địa dị ứng là do người bệnh mẫn cảm và có những phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với các yếu tố như: phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông thú, nước hoa …. Các phản ứng đó có biểu hiện ban đầu là hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi… rồi dẫn đến viêm mũi, viêm xoang. Bệnh rất hay tái phát nếu không giải quyết được hết nguyên nhân.


Phương pháp giải mẫn cảm đã được chứng minh hiệu quả và đưa vào sử dụng trên thế giới từ năm 1954. Cơ chế của phương pháp này là định kì (2-4 tuần) tiêm kháng nguyên gây dị ứng vào cơ thể bệnh nhân với các liều tăng dần, giúp bệnh nhân thích nghi với kháng nguyên. Từ đó, cơ thể bệnh nhân sẽ sinh ra các kháng thể, làm giảm khả năng bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Phương pháp có xác suất thành công khoảng 70-80%. Ở Việt Nam, giải mẫn cảm đặc hiệu mới chỉ được sử dụng trong vòng 2 thập niên gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay phương pháp này vẫn chưa được phổ biến do nhiều nguyên nhân như: yêu cầu cơ sở vật chất y tế cao, trung tâm y tế phải có khả năng xử lý tốt khi bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc, liệu trình điều trị kéo dài và tốn kém. Thông thường cần phải điều trị trong vòng 6-12 tháng bệnh mới bắt đầu có tiến triển, một liệu trình điều trị thường kéo dài từ 1-3 năm tùy theo từng loại dị ứng. Chính vì vậy, người bệnh thường tìm tới những phương pháp giải dị ứng đơn giản và ít tốn kém hơn.


Kinh giới tuệ – vị thuốc dân gian


Kinh giới tuệ là nụ hoa của cây kinh giới, một cây thuốc mọc phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… Thời điểm thu hái Kinh giới tuệ tốt nhất là vào mùa thu khi cây ra bông và mới chớm nở được khoảng 1/3, sau đó đem phơi nắng nhẹ và sử dụng.


Kinh giới tuệ là một vị thuốc được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y với các tác dụng khác nhau như: chữa cảm mạo phong hàn, chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, chữa đau bụng, đầy bụng … Trên thực tế, từ xa xưa Kinh giới tuệ đã được sử dụng để trị hắt hơi, sổ mũi, phong ngứa mề đay do có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, giảm ngứa. Kinh giới tuệ cũng có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y gia truyền trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Cho tới gần đây, các nhà khoa học mới chứng minh được tác dụng chống dị ứng, giải mẫn cảm của Kinh giới tuệ trên thực nghiệm.


Năm 2011, trên tạp chí khoa học “Experimental Biology and Medicine” ( tạp chí “Y-Sinh học thực nghiệm”) số 236, nhóm tác giả người Hàn Quốc là Hui-Hun Kim và công sự đã công bố một nghiên cứu chứng minh vị thuốc Kinh giới tuệ có khả năng chống dị ứng, giảm mẫn cảm. Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ Kinh giới tuệ có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng tại chỗ cũng như trên toàn cơ thể thông qua cơ chế ức chếgiảm mẫn cảm của tế bào trung gian gây các phản ứng viêm và dị ứng. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ tác dụng của Kinh giới tuệ, từ đó mở ra cho những người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng một phương pháp ngăn ngừa bệnh tái phát một cách khoa học, đơn giản và hiệu quả.


Nguồn : Xongbachphuc.vn


 



Kinh giới tuệ ngăn ngừa viêm xoang, viêm mũi tái phát

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Giúp Bé chơi trồng rau bằng hộp sữa

Tái sử dụng những hộp sữa, cha mẹ có thể dạy con cái cách trồng, chăm sóc và thu hoạch thực phẩm một cách dễ dàng.


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì làm vườn  là một trong những phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển tư duy nhanh nhất. Vì thế, bên cạnh việc cho trẻ tham gia vào những công việc làm vườn đơn giản như tưới cây, bắt sâu, hái rau, hái quả… thì hãy cùng con tự tay làm ra những “siêu phẩm” trồng rau từ hộp sữa cực đơn giản mà lại hiệu quả này nhé.


1. Chuẩn bị:


- Vỏ hộp sữa (có thể chọn các loại vỏ hộp với màu sắc và kích thước khác nhau)


- Đất trồng


- Hạt giống hoặc những cây giống


- Màu, băng dính, giấy dán, kéo, tuốc nơ vít.


2. Tiến hành trồng:


Bước 1: Cùng con thu thập những hộp sữa và rửa sạch chúng nhiều lần và để ráo nước.



Bước 2: Bước này nên được thực hiện bởi các bậc phụ huynh hoặc bố mẹ giám sát trong lúc con làm. Sử dụng kéo sắc để cắt bỏ một bên hộp sữa hoặc cắt theo đường nét đã vẽ sẵn, phần cắt sẽ là đỉnh để trồng cây. Hoặc bạn cũng có thể để trẻ cắt theo những đường đã vẽ, kẻ sẵn.


Bước 3: Sử dụng băng keo băng qua bốn cạnh ở đầu vừa cắt của hộp sữa như trên hình.


Bước 4: Sử dụng màu vẽ hoặc giấy dán trang trí theo ý bạn và con bạn muốn cho chiếc hộp.



Bước 5: Dùng tuốc nơ vít chọc lỗ thoát nước ở dưới cùng của hộp. Cách làm này giúp cây trồng trong hộp sữa dễ thoát nước hơn.


Bước 6: Đổ đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào trong những chiếc hộp sữa ở trên.


Bước 7: Cùng bé trồng cây giống hoặc gieo hạt vào những chiếc hộp đã chuẩn bị và gieo hoặc trồng theo hướng dẫn cùa từng loại rau, quả, hoa.



Nên đặt chúng ở những cửa sổ đầy nắng và đặc biệt những mảnh vỏ hộp sữa cắt bỏ đi ở trên có thể được đặt ở dưới đáy để bảo vệ bề mặt bên dưới.



Lưu ý, nên tưới lượng nước vừa đủ để vừa giữ ẩm cho đất, vừa tránh trường hợp nước nhiều trào ra nhà.


Chính những trải nghiệm cùng thiên nhiên này sẽ giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu về tên, hình dáng, màu sắc của các loại rau, quả. Đây là điều mà trẻ khó có thể hiểu được một cách sâu sắc qua lý thuyết từ sách vở hay trên lớp.


Theo Dân Việt



Giúp Bé chơi trồng rau bằng hộp sữa

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Môn bạc hà chữa sưng khớp

Theo Đông y, môn bạc hà có vị nhạt, tính hàn, có các tác dụng giải nhiệt, trừ độc, khu phong. Dùng trị cảm cúm, sưng khớp xương do phong thấp, vết thương do côn trùng có nọc độc cắn….


doc mung nenMôn bạc hà còn gọi là dọc mùng, môn ngọt, có tên khoa học Alocasia odora, thuộc họ Ráy.


Bạc hà là cây đa niên, thân thảo, cuống lá (petiole) dầy, xốp và mọng nước. Cây cao khoảng 1 m, thường mọc ở nơi đất trũng và ẩm. Phần rễ phình ra như dạng “củ”. Lá môn bạc hà to bản hình mũi tên, dài 30–90 cm, giữa có gân lá chạy dọc theo chiều dài của lá. Cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè. Trái bạc hà màu đỏ, hình trứng.


Theo Đông y, môn bạc hà có vị nhạt, tính hàn, có các tác dụng giải nhiệt, trừ độc, khu phong. Dùng trị cảm cúm, sưng khớp xương do phong thấp, vết thương do côn trùng có nọc độc cắn. Dùng mỗi lần 10 – 15 g dược liệu khô hay 60 – 90 g thân rễ tươi. Chú ý không nên dùng quá liều vì có thể gây ngộ độc với các triệu chứng tê lưỡi, sưng lưỡi, ngộ độc thần kinh trung ương. Có thể giã nát thân rễ tươi, xào với giấm dùng đắp ngoài da (chỉ đắp vào vết thương, tránh vùng da không bệnh)….


DS. MỸ NỮ



Môn bạc hà chữa sưng khớp

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Củ hạt sắc nước uống tốt cho thận

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển cho nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm nên sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận. Khi chức năng thận đã giảm thì cần có biện pháp để giúp cơ thể loại bỏ chất muối, nước thừa và các sản phẩm giáng hóa có trong máu. Do đó ngoài việc tuân thủ điều trị thuốc theo đơn thì một số loại nước uống sau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và kéo dài thời gian làm việc của thận.


Downloads20 nenBài 1: Nước sắc đậu đen, quế nhục, đại táo.


Đậu đen 50g, quế nhục 15g, đại táo 50g. Cho tất cả vào nồi cùng 1.000ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần uống sáng và tối.


Bài 2: Nước sắc bầu khô.


Bầu khô bỏ hạt cắt thành miếng, sắc nước uống. Người lớn sắc 120g một ngày, trẻ em giảm bớt, người bệnh nặng tăng lên.


Bài 3: Nước sắc rễ cây vạn liên thanh, lá chè.


Rễ cây vạn liên thanh, lá chè mỗi thứ 4g, sắc nước uống thay chè.


Bài 4: Nước lá sen trần bì.


Lá sen tươi 200g, trần bì 30g. Sắc nước uống như nước chè.


Bài 5. Nước vỏ dưa hấu.


Vỏ dưa hấu phơi khô sắc nước uống thay nước chè. Hoặc nước ép dưa hấu dùng uống.


Bài 6. Nước sắc kén tằm.


Kén tằm 10c, sắc nước uống. Ngày 1 lần uống trong 5 ngày.


Bài 7: Nước sắc hạt bí.


Hạt bí xanh 10-25g, sắc nước uống. Hoặc uống nước ép bí xanh. Bí xanh bỏ vỏ 120g ép lấy nước uống. Ngày uống 3 lần.


BS. Đỗ Minh Hiền



Củ hạt sắc nước uống tốt cho thận

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Nhà khoa học nói về hợp chất trong cà chua đen

Hợp chất chống oxy hóa anthocyanin trong cà chua đen cũng tương tự như trong quả dâu tằm, thanh long ruột đỏ, bắp cải tím hoặc rau quả có màu tím.


Cà chua đen có các thành phần chống oxy hóa tương tự như một số loại rau quả màu tím. Ảnh: Favri.

Cà chua đen có các thành phần chống oxy hóa tương tự như một số loại rau quả màu tím. Ảnh: Favri.


Theo tiến sĩ Phan Thế Đồng, giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen, TP HCM, cà chua đen đang tạo nên cơn sốt trên thị trường hiện nay có 2 loại phổ biến. Loại thứ nhất khi cắt đôi quả, nước dính trên dao không có màu đỏ, thậm chí lấy ngón tay dí vào mặt cắt cũng không có màu đỏ dính vào. Đây là loại cà chua được lai tạo để giữ lại màu xanh, sau khi quả chín màu xanh này pha trộn với màu đỏ vốn có của cà chua làm cho trái trở nên đen. Như vậy ở đây chỉ có màu sắc thay đổi còn các thành phần licopen (một hợp chất trong nhóm carotenoid giàu vitamin A) và lượng chất chống oxy hóa không khác gì cà chua đỏ thông thường.


Loại cà chua đen thứ hai, khi cắt đôi quả thấy nước dính trên dao có màu tím thẫm. Nếu lấy ngón tay dí vào mặt cắt sẽ thấy màu tím dính vào ngón tay. Đây là loại được lai tạo để có thêm chất màu tím anthocyanin (tương tự như hợp chất có trong quả dâu tằm). Như vậy ngoài thành phần licopen, cà chua này có thêm một hợp chất chống oxy hóa là anthocyanin.



Cà chua đen có thêm anthocyanin thì được tăng cường thêm một chút khả năng chống oxy hóa. Dù vậy theo phân tích của các nhà nghiên cứu trên thế giới, hàm lượng anthocyanin trong cà chua đen thấp hơn nhiều so với quả dâu tằm hoặc việt quất (blueberry). Quả dâu tằm và việt quất chứa 1-3 mg trên một g quả tươi trong khi cà chua đen chỉ chứa 0,1-0,3 mg. Hơn nữa hàm lượng anthocyanin phụ thuộc rất nhiều vào chế độ canh tác và điều kiện đất trồng.


Anthocyanion cũng như những chất chống oxy hóa khác được xem là có tác dụng giải trừ các gốc tự do trong cơ thể, giúp hạn chế bệnh về tim mạch, ngăn ngừa quá trình lão hóa các tế bào và sự hình thành các khối u. Một số nghiên cứu cho thấy nó có khả năng phòng ngừa bệnh đái tháo đường.


Anthocyanion là hợp chất tan trong nước nên khi ăn nhiều vào cơ thể, phần dư thừa sẽ được loại thải qua nước tiểu chứ không có nghĩa là “ăn càng nhiều càng tốt”. Đến nay chưa thấy có công bố khoa học nào nói đến tác hại của anthocyanin. Ngược lại chất caroten không tan trong nước nên khi ăn nhiều phần dư thừa sẽ tích lũy lại trong cơ thể, nhất là ở mô mỡ dẫn đến hiện tượng vàng da.


Tiến sĩ Đồng nhấn mạnh, cà chua đen được lai tạo và chọn lọc gene theo phương pháp truyền thống, không phải là thực vật ghép hoặc biến đổi gene. Việc lai tạo này chỉ giúp tăng thêm một lượng nhỏ chất anthocyanin, làm cho màu quả trở nên “bí hiểm” nhằm thu hút sự chú ý, để người tiêu dùng tin rằng tác dụng của nó tăng lên gấp bội lần nên sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Thực tế các hợp chất “tạo màu” anthocyanin này có rất nhiều ở các rau quả thông thường như dâu tằm, thanh long ruột đỏ, bắp cải tím hay bất cứ loại rau quả nào khi cắt có màu đỏ dính vào dao.


Cũng cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hoàng, một nhà nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp cho rằng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cà chua, nhìn chung giá trị dinh dưỡngtương đương nhau, chỉ có hương vị khác do nguồn gốc giống và chế độ canh tác.” Cơn sốt cà chua đen” xuất hiện do một số nhà kinh doanh lợi dụng thời điểm người tiêu dùng chưa được cung cấp những thông tin đầy đủ về loại quả lạ mắt này nên đã thổi phồng sản phẩm. Thực tế, ngoài yếu tố giống thì hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa trong nông sản phụ thuộc rất nhiều vào chế độ canh tác như phân bón, tưới tiêu, chế độ chiếu sáng và điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng…


Ông Hoàng nói: “Thực phẩm không chỉ cung cấp các chất chống oxy hóa mà chủ yếu là các chất dinh dưỡng thiết yếu như đường bột, đạm, béo, vitamin và chất khoáng. Vì vậy sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày là điều rất cần thiết và quan trọng, tránh tình trạng mất cân đối”.


Để không bị ngộ độc khi ăn cà chua đen, các chuyên gia khuyên mọi người chỉ nên ăn quả chín hoàn toàn vì cà chua xanh hoặc chưa chín hẳn có chứa 2 loại độc tố solanine và tomatine. Các độc chất này có trong lá, thân và quả cà chua xanh. Khi quả chín, các độc tố giảm đi chỉ còn lại một lượng rất nhỏ nên không gây nguy hại gì. Triệu chứng khi ngộ độc cà chua xanh là nôn ói, đau bụng, tăng nhịp tim, khó thở, thậm chí tử vong.


Thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) cũng có thể được sử dụng trong quá trình canh tác cà chua. Nhằm làm giảm bớt dư lượng thuốc trừ sâu đồng thời để quả chín hoàn toàn sẽ ngon hơn, các chuyên gia khuyên không nên ăn ngay sau khi mua về. Thông thường cà chua được thu hoạch khi chưa chín hoàn toàn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản được lâu. Vì vậy khi mua về nên để cà chua từ một đến 2 ngày sau cho chín hoàn toàn và thuốc trừ sâu phân giải bớt. Trước khi ăn nên rửa thật kỹ.


 Theo Thi Ngoan – vnExpress.net





Nhà khoa học nói về hợp chất trong cà chua đen

Các bài thuốc hoa cỏ trị ho

Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng khái thấu và để giải quyết chứng bệnh này người ta thường dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có một cách thức rất độc đáo là sử dụng các loại hoa để làm thuốc giảm ho, được gọi là Chỉ khái hoa liệu pháp. Dưới đây là các bài thuốc giúp bạn đọc hiểu biết thêm về vấn đề này


Bài 1: Tuyền phúc hoa 5g, khoản đông hoa 10g, hạnh nhân 10g, đường đỏ 30g. Các vị thuốc đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chế thêm đường đỏ, chia uống nhiều lần thay trà trong ngày. Công dụng: sơ phong tán hàn, tuyên thông phế khí, chỉ khái, được dùng để chữa ho do cảm mạo phong hàn (ho do lạnh), tiếng ho nặng, khạc đờm trắng loãng, sợ lạnh…


hoa muopBài 2: Hoa mướp 12g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, chữa ho do cảm mạo phong nhiệt, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng…


Bài 3: Dã cúc hoa 30g, bạch mao căn 30g, đường trắng 30g. Đem dã cúc hoa và bạch mao căn hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha với đường trắng uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, chỉ khái, dùng để chữa ho do phong nhiệt.


Bài 4:  Hoa quế khô 3g, vỏ quýt 10g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: táo thấp hóa đàm, lý khí tán ứ, chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm thấp, ho và khạc đờm nhiều, đờm sắc trắng hoặc trắng xám.


kim ngân hoa

kim ngân hoa


Bài 5:  Kim ngân hoa 30g sắc với 500ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, chữa ho do phế táo.


Bài 6:  Hoa bách hợp 30g, mật ong 50g. Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy, chia ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: thanh nhiệt nhuận phế, hoá đàm chỉ khái, dùng để chữa chứng ho có khạc nhiều đờm.


Bài 7:  Hoa phượng tiên 30g, trứng gà 3 quả. Đem hai thứ luộc chín, lấy trứng ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào nồi đun tiếp chừng 20 phút, khi được, ăn trứng và uống nước luộc. Công dụng: tư âm nhuận táo, khứ phong chỉ khái, dùng để chữa ho và khái huyết.


Bài 8:  Hoa mai khô 5g đem hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt tán uất, thuận khí chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm nhiệt.


Bài 9:  Hoa mai khô 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, mật ong lượng vừa đủ. Đem gạo nấu thành cháo rồi cho hoa mai và khoản đông hoa đã tán thành bột vào đun thêm 5 phút nữa, tiếp đó hoà thêm mật ong, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt nhuận phế, giáng khí hoá đàm, chỉ khái, dùng để chữa ho do phong nhiệt và đàm nhiệt.


Bài 10:  Hoa sơn trà 30g sấy khô, tán bột hòa đều với 250g mật ong, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa với nước ấm. Công dụng: nhuận phế hạ khí, trấn khái hóa đàm, dùng để chữa ho và khái huyết.


Lá, hoa Phù dung có tác dụng chữa bệnhBài 11:  Hoa phù dung 50g, gan lợn và gia vị lượng vừa đủ. Đem hoa phù dung luộc cùng gan lợn, khi chín lấy gan lợn ra thái miếng, bỏ bã hoa, chế đủ gia vị, ăn gan lợn và uống nước luộc. Công dụng: bổ can dưỡng huyết, thanh phế chỉ khái, dùng để chữa chứng ho ở những người suy nhược cơ thể. Cũng có thể dùng hoa phù dung hãm uống thay trà  cùng với đường phèn.


Bài 12:  Hoa cúc bách nhật (thiên nhật hồng hoa) 100 – 150g, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước đun sôi để nguội. Công dụng: chỉ khái định suyễn, dùng để chữa ho có kèm theo khó thở do co thắt phế quản.


Bài 13: Khoản đông hoa 15g, cúc bách nhật 15g, mật ong 250g. Hai thứ hoa đem sấy khô tán bột rồi hòa với mật ong, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa với nước ấm. Công dụng: nhuận phế hạ khí, chỉ khái định suyễn, dùng để chữa ho có kém theo khó thở.


Bài 14:  Hoa kim tước 500g, mật ong 500g. Hoa kim tước rửa sạch, đem sắc 3 lần, mỗi lần trong 30 phút rồi trộn cả 3 nước sắc lại, đổ mật ong vào cô lại bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, để nguội rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với nước ấm. Công dụng: tư âm nhuận phế, chỉ khái, dùng để chữa ho do phế hư.


 Bài 15:  Hoa đỗ quyên 150g sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g với nước đun sôi để nguội. Công dụng: trấn khái, chỉ khái, dùng để chữa các loại chứng ho


đu đu ducBài 16: Hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể kết hợp hấp thêm với lá hẹ 10g, hạt chanh 10g. Để chữa ho gà dùng hoa đu đủ đực 20g, trần bì 20g, tang bạch bì tẩm mật 20g, bách bộ 12g, phèn phi 10g, tất cả sấy khô tán bột thật mịn. Trẻ em 1 – 5 tuổi mỗi lần uống 1 – 4g, 6 – 10 tuổi mỗi lần uống 4 – 8g, mỗi ngày 3 lần.


Bài 17:  Hoa dành dành (chi tử hoa) 30g, trứng gà 3 quả. Hai thứ đem luộc, khi chín lấy trứng gà ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào đun tiếp trong 30 phút, ăn trứng và uống nước luộc. Công dụng: tư âm thanh phế, chỉ khái, chữa ho do phế nhiệt.


ThS. Hoàng Khánh Toàn




Các bài thuốc hoa cỏ trị ho

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Khi các rau củ mọc mầm

Một số loại rau củ quả hạt thông thường rất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi chúng bị nảy mầm lại chứa nhiều chất có hại, thậm chí là gây ung thư.


1. Mầm khoai tây


mam khoai tay nenMầm khoai tây được coi là độc hại do nồng độ cao các glycoalkaloid trong mầm của nó. Alkaloid trong mầm khoai tây gây độc hại trên hệ thần kinh bằng cách can thiệp vào khả năng của cơ thể điều tiết acetylcholine – loại chất hóa học có trách nhiệm kiểm soát các xung thần kinh. Các loại glycoalkaloid chính được tìm thấy trong mầm khoai tây là a-solanine và a-chaconine. Solanine được xem như một chất “kháng sinh” của thực vật là một dạng chất độc có chứa acid cyanic.


Khi khoai tây bị mọc mầm hay chuyển màu xanh do không được bảo quản như để chỗ có nhiều ánh sáng, chỗ quá nóng làm cho hàm lượng solanine trong khoai tây tăng cao. Ngoài ra những cơn lạnh bất chợt cũng làm tăng lượng solanine. Hàm lượng solanine phân bố không đều trong củ khoai tây.


Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ).


Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn…


Vì vậy, khi khoai tây đã mọc mầm, tốt nhất là không ăn và nên đem trồng để thu hoạch một vụ mùa mới.


2. Mầm lạc (Đậu phộng)


mam lac nenLạc là một loại quả chứa hạt bên trong vỏ cứng. Những hạt lạc đã nảy mầm có nghĩa là chúng đã bị nhiễm khuẩn nảy mầm, những vi khuẩn này thường chứa mầm có thể sản sinh độc tố. Mầm này là một loại thực khuẩn, nó sinh trưởng rất nhanh trong lạc và một số thực phẩm khác, trong nhiệt độ thích hợp từ 30 – 38 độ C, độ ẩm khoảng 85%. Lúc đầu có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục. Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người và động vật thậm chí dẫn đến tử vong. Có những nghiên cứu còn cho thấy những độc tố này còn có thể gây nên bệnh ung thư gan.


Hơn nữa, sau khi mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của lạc giảm, lượng nước trong hạt tăng cao khiến hạt nảy mầm dễ bị nấm mốc. Do vậy, không nên ăn lạc đã nảy mầm để đảm bảo sức khoẻ.


3. Mầm tỏi


mam toi nenChưa có nghiên cứu nào chỉ ra mầm tỏi có hại cho sức khỏe. Nhưng khi tỏi nảy mần, phần tép tỏi bị tiêu biến thành chất dinh dưỡng nuôi mầm tỏi khiến chúng bị biến vị, khá đắng khi chế biến với món ăn.


3. Mầm khoai lang


Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.


4. Gừng mọc mầm


mam gung nenNguy hiểm khôn lường khi ăn những thực phẩm mọc mầm còn phải kể đến gừng. Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.


Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn.


 Theo báo điện tử Một thế giới


 






Khi các rau củ mọc mầm