Quảng Cáo

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Nghệ thuật nặn hoa từ đất sét

 Thành quả sau 10 năm nghiên cứu – bộ sản phẩm hoa nặn từ đất sét của các nghệ nhân của Công ty Minh Long I thật độc đáo và đáng giá.


Những cánh hoa mỏng manh khoe sắc này được nặn từ đất sét rồi nung ở nhiệt độ cao, 1.380 độ C. Đơn vị sản xuất – Công ty Minh Long I chia sẻ, để có tác phẩm này, các nghệ nhân ở đây phải mất khoảng thời gian là một tuần lễ.


hoa dat 1 nenNgoài sự khéo léo của đôi tay người thợ, kỹ thuật tạo dáng, công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu (đất) là những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của sản phẩm. Mỗi mẫu thiết kế này có giá bán hàng nghìn đôla, chủ yếu bán cho các khách hàng thành viên của công ty chứ không bán đại trà.


hoa đat 2Để cho hoa có được nét đẹp mềm mại, tự nhiên, nghệ nhân phải nặn đất sét theo khuôn và tán ra thật mỏng. Sau đó, họ cắt tỉa và chế tác thành từng cánh, nhụy, lá, đặc trưng của từng loài hoa. Vì đất được tán mỏng nên chỉ cần sơ ý là cánh hoa có thể rụng, gãy…


hoa dat 3 nenTrong gần 10 năm nghiên cứu, Minh Long I đã tìm ra được nguyên lý cấu thành thành phần đất, phương pháp giữ độ ẩm và cách phối nguyên liệu để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật… Trong đó, độ dẻo được coi là yếu tố cơ bản giúp các nghệ nhân tạo hình.


hoa dat 4 nenÔng Lý Huy Sáng, Phó tổng giám đốc Công ty cho biết khi nung ở nhiệt độ cao, các cánh hoa mỏng manh dễ bị gãy, vỡ, tan chảy hay biến dạng do ảnh hưởng của sức nóng. “Vì vậy, trộn các nguyên liệu đất với tỷ lệ như thế nào để sản phẩm khi nung không bị hỏng là một kỹ thuật rất phức tạp mà chúng tôi phải mất đến 10 năm mới tìm ra giải pháp. Điều này cũng lý giải vì sao rất ít hãng gốm trên thế giới làm được hoa sứ”, ông nói.


hoa dat 5 nenĐể cho màu sắc của hoa có được vẻ đẹp thanh thoát, sang trọng thì nhiệt độ nung được xem là yếu tố căn bản.


hoa dat 6 nenNhiệt độ càng cao thì màu càng đẹp nhưng nhiệt độ càng cao thì màu lại dễ bị phai cho nên mâu thuẫn này cũng chính là thách thức cho những người thợ gốm muốn chinh phục đỉnh cao công nghệ.


hoa dat 7 nenCác sản phẩm này được nung ở nhiệt độ khoảng 1.380 độ C mới giữ được nguyên vẹn màu và không bị phai nhạt. “Hiện nay trên thế giới rất hiếm công ty nào làm ra được hoa sứ ở nhiệt độ cao, tuy nhiên, chúng tôi đã đáp ứng được điều này”, ông Sáng cho biết.


Minh Trí (VnExpress)


 



Nghệ thuật nặn hoa từ đất sét

Cách làm đẹp da từ khoai lang

Khoai lang là một loại củ rất phổ biến và gần gũi với người Việt Nam. Thành phần chính của khoai lang là tinh bột, ngoài ra còn có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6…


Mặc dù khoai lang rất gần gũi với con người nhưng tác dụng và công dụng làm đẹp của nó đối với chị em thì không phải ai cũng biết.


Khoai lang nghiền Khoai lang nghiền


1. Mặt nạ ngăn ngừa lão hóa


Bạn đã biết khoai lang rất tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa? Để trẻ hóa làn da khô, bạn hãy lấy một củ khoai lang lớn và luộc cho đến khi nó đủ mềm nhuyễn. Thêm một muỗng canh mật ong, một thìa sữa và một thìa nước gừng. Pha trộn tất cả các thành phần với nhau cho đến khi bạn có một hỗn hợp thật mịn.


Thoa mặt nạ này lên phần mặt và cổ đã được rửa sạch. Để trong 20-25 phút và rửa lại với nước ấm. Mặt nạ này sẽ giúp cho làn da của bạn được mềm mại hơn và rất tốt để ngăn ngừa việc lão hóa da sớm.


Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng giữ lại phần chưa dùng hết của mặt nạ trong tủ lạnh để tiếp tục dùng cho 2-3 ngày sau.


2. Tẩy da chết


Để tạo ra một loại tẩy da chết dịu nhẹ mà không làm khô da của bạn, hãy lấy nửa cốc nước luộc khoai lang, một muỗng canh yến mạch và một thìa sữa chua và trộn chúng lại với nhau để tạo thành một hỗn hợp keo dính.


Sử dụng hỗn hợp để chà lên da của bạn và massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước ấm, sau đó thoa kem dưỡng ẩm để giữ da luôn mềm mịn.


3. Làm sáng da


Nước ép từ khoai lang cũng có thể làm sáng da. Dùng 1 củ khoai lang cỡ vừa ép lấy nước. Rửa sạch mặt rồi thoa đều nước ép khoai lang lên mặt và cổ (có thể dùng miếng mặt nạ giấy nhúng vào nước ép rồi đắp lên mặt), để như vậy khoảng 10-15 phút rồi rửa lại mặt. Làm 1 – 2 lần/tuần bạn sẽ thấy da mình sáng đẹp, mịn màng rõ rệt.


4. Trị mụn nhọt


Theo sách  Đông y cho rằng , khoai lang là nguồn nguyên liệu được dùng để trị mụn nhọt rất hiệu quả.


Điều trị mụt nhọt: 40g khoai lang,  40g lá bồ công anh, đường  nhằm nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Bạn chỉ cần làm vài ngày theo cách này sẽ thấy mụn nhọt giảm đáng kể. Với cách này sẽ giúp da trắng sáng, hiệu quả nhanh nhất.


5. Làm mềm vùng da gót chân


Trong trường hợp chân bạn bị khô và bạn bị nứt gót chân, thay vì làm lạnh hoàn toàn phần nước khoai lang đã luộc, hãy để cho nó vẫn còn một chút ấm và ngâm chân của bạn vào trong đó. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc thoát khỏi tình trạng bị nứt gót chân đau đớn.


6. Bí quyết làn da trắng hồng


Sinh tố khoai lang cũng có thể làm trắng da từ thiên nhiên cho bạn.


Cách làm: Dùng 1 cũ khoai lang xay sinh tố . Rửa sạch mặt rồi thoa đều nước ép khoai lang lên mặt và cổ (có thể dùng miếng mặt nạ giấy nhúng vào nước ép rồi đắp lên mặt). Để như vậy khoảng 10-15 phút rồi rửa lại mặt. Làm 1 – 2 lần/tuần bạn sẽ thấy da mình sáng đẹp, mịn màng rõ rệt.


Thành phần trong khoai lang có chứa nhiều chất để làm trẻ hóa làn da, tăng độ đàn hồi cho da rất hiệu quả. Ăn khoai lang 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp da được cung cấp nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ, vv… không những làm căng da mà còn làm mịn phẳng các nếp nhăn trên mặt. Bạn cũng có thể làm khoai lang hấp, luộc chín nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa chua để tạo thành món ăn chống lão hóa rất tốt cho da.


Theo  MegaFun .vn



Cách làm đẹp da từ khoai lang

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Vi thuốc từ cây bướm bạc thanh mai

Nếu có dịp đi du ngoạn Bà Nà, từ cáp treo nhìn xuống những vạt rừng nguyên sinh bên dưới, bạn sẽ nhìn thấy nhiều đám lá trổ trắng phấp phới như những đàn bướm bay lượn. Đó chính là cây Bướm bạc – tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f., thuộc họ Cà-phê – Rubiaceae.

Bướm bạc là loài cây nhỏ mọc trườn, cao 1-2m, phân nhiều cành. Điều đặc biệt giúp dễ nhận dạng cây này là trong số 5 lá đài có một lá đài phát triển, màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài, khiến người dân lầm tưởng là một cánh hoa lớn màu trắng như ngọc (thực tế hoa nhỏ màu vàng). Chính đặc điểm này mà ở Trung Quốc, cây có tên là Ngọc diệp kim hoa (lá ngọc hoa vàng).


buom bac thanh mai sTheo Đông y, Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hòa lý, lương huyết, tiêu viêm. Dân gian nước ta dùng nó làm thuốc giảm đau, trị ho, bạch đới, tê thấp. Theo các tài liệu Trung Quốc, Bướm bạc thường dùng trị cảm mạo, sổ mũi, say nắng; viêm khí quản, sưng amidan, viêm hầu họng; viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; chảy máu tử cung; rắn cắn; viêm mủ da; trị thấp chẩn ngoài da, giải độc lá ngón, dùng nước sắc bướm bạc rửa vết loét giúp tiêu trừ thịt thối, sinh da thịt mới.


Thân cây Bướm bạc thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi. Liều dùng 15-30g dược liệu khô hoặc 30-60g tươi, có thể giã vắt dược liệu tươi lấy nước uống. Dưới đây là một số bài thuốc dùng độc vị Bướm bạc:


1- Phòng ngừa say nắng: Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.


2- Chữa lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương: Rễ Bướm bạc 1 nắm sắc uống.


3- Viêm dạ dày – đường ruột cấp tính: Cọng và lá Bướm bạc 40-80g sắc uống.


4- Trị kiết lỵ do nhiễm nắng nóng lâu ngày (phục thử hạ lỵ): Bướm bạc 40- 80g sắc uống.


5- Trị mụt nhọt lở loét (ác sang thũng độc): Bướm bạc (tươi) giã đắp chỗ đau.


6- Trị trúng độc thức ăn: Lá Bướm bạc tươi giã vắt nước uống.


7- Tử cung xuất huyết: Rễ tươi Bướm bạc 15g sắc uống hoặc nhai nuốt nước.


8- Trị ho, viêm họng đỏ hoặc viêm amidan cấp: Lá và thân Bướm bạc 150g/ngày, sắc uống trong 3 ngày. Đây là phác đồ điều trị của Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Kinh nghiệm riêng của chúng tôi dùng Bướm bạc 15g, phối hợp Bạc thau 30g, Bạc hà 10g sắc uống chữa ho rất hiệu quả .


Các sách dược liệu của Việt Nam và Trung Quốc mà chúng tôi có đều không thấy ghi cấm kỵ khi dùng Bướm bạc. Nhưng theo Trung hoa bản thảo, phần nghiên cứu dược lý có nói kinh nghiệm dân gian ở Phúc Kiến dùng nước sắc cành lá Bướm bạc để làm thuốc tránh thai hoặc phá thai, đã có nghiên cứu thực nghiệm chứng minh điều này. Vì vậy, theo chúng tôi, phụ nữ có thai tuyệt đối không được dùng Bướm bạc.


Nguồn : baodanang.vn



Vi thuốc từ cây bướm bạc thanh mai

Xoa dịu cơn đau xương khớp bằng rau củ quả

Một trong những vấn đề sức khỏe mà nhiều người phải gánh chịu là chứng đau khớp, vốn thường trở nặng mỗi khi trời trở lạnh. Nếu bạn hay gặp phải những cơn đau ở đầu gối hay khuỷu tay, có một số cách giúp bạn xoa dịu cơn đau.


1. Cà rốt


che bien ca rotSuốt nhiều thế kỷ qua, cà rốt đã được y học phương Đông sử dụng như một biện pháp điều trị hiệu quả chứng đau khớp. Cà rốt giúp nuôi dưỡng các dây chằng, qua đó góp phần làm giảm các cơn đau khớp xương.


Mách nước: Mài 1 củ cà rốt vào tô rồi vắt thêm một ít nước cốt chanh, sau đó dùng ngay hoặc hấp hỗn hợp này nếu thích.


2. Hạt cà ri


Hạt cà ri có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nó có vị cay đắng giống như nghệ, thường được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn truyền thống ở quốc gia Nam Á. Hạt cà ri có tính ấm tự nhiên, nên việc dùng loại hạt này giúp giảm đáng kể tình trạng đau khớp.


Mách nước: Ngâm một muỗng nhỏ hạt cà ri trong nước qua đêm. Sáng hôm sau, đổ bỏ nước, để ráo rồi nhai từ từ số hạt trên.


3. Nước


Thói quen uống nhiều nước thực sự là biện pháp tăng cường sức khỏe hiệu quả, trong đó có việc giảm đau khớp. Nước sẽ làm mềm phần sụn (bộ phận giảm sốc tự nhiên cho các khớp nối) và giúp giữ nó trong tình trạng đủ nước. Nước cũng giúp duy trì lượng máu đầy đủ để các dưỡng chất đi qua đường máu đến khớp xương. Bên cạnh đó, nước còn giúp tống khứ chất thải ra khỏi khớp xương, qua đó làm giảm đau đớn.


Mách nước: Luôn để một chai nước trên bàn làm việc hoặc tranh thủ uống nước bất cứ khi nào có thể.


4. Hành tây


Hành tây có tác dụng hạ huyết ápLoại thực phẩm kháng viêm “nổi tiếng” này có chứa phytochemical, loại hóa chất giúp cải thiện hệ miễn dịch. Chưa hết, các hợp chất sulphur có trong hành tây còn góp phần ức chế các enzyme gây đau nhức.


Mách nước: Cắt nhỏ một củ hành đã lột bỏ vỏ rồi đun sôi với 1,5 ly nước trong khoảng 20 phút, cho đến khi nước sắc lại còn khoảng 1 ly. Lọc bỏ xác rồi uống nước hành khi còn nóng. Bạn có thể cho thêm chanh, gừng, mật ong để làm dịu bớt mùi hăng cay đặc trưng của hành tây.


5. Xoa bóp khớp xương


Xoa bóp phần khớp bị đau bằng một ít hỗn hợp dầu mù tạt đun nóng chung với đinh hương và tỏi là cách giảm đau khớp hiệu quả. Cách làm này giúp giảm căng cơ, đồng thời cải thiện quá trình tuần hoàn máu. Xoa bóp bằng dầu nóng cũng đem lại công dụng giảm đau ngay tức thì.


Mách nước: Nếu hỗn hợp dầu mù tạt, đinh hương và tỏi không phải lúc nào cũng có sẵn, bạn có thể chuẩn bị một chai dầu nóng ở đầu giường để dùng khi khớp xương của bạn cần chăm sóc.


Theo Quyên Quân/Thanh Niên Online



Xoa dịu cơn đau xương khớp bằng rau củ quả

Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.


Một loại phân tan chậm - Ảnh minh họa Một loại phân tan chậm – Ảnh minh họa


Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các loại phân này kết hợp với chất giữ ẩm so với các loại phân thông thường mà người dân các tỉnh Tây Nguyên đang sử dụng khi canh tác cây công nghiệp. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường; đem lại nhận thức mới cho người nông dân trong canh tác các loại cây công nghiệp.


Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên cây càphê tại xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và cây chè tại xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sử dụng bón phân NPK nhả chậm kết hợp với chất giữ ẩm. Kết quả thử nghiệm trên cây chè 8 năm tuổi cho thấy, khi bón cùng lượng phân với lô chè đối chứng, năng suất chè tăng 3,2% khi sử dụng 70% lượng phân so với bình thường và tăng năng suất 8,1% khi cùng sử dụng lượng phân so với lô đối chứng.


Đối với cây càphê chè Arabica 3 năm tuổi, theo cách chăm bón của nông dân cho năng suất 7,5 tấn nhân/ha, nhưng khi sử dụng phân nhả chậm với lượng phân NPK bằng 70% lượng phân người dân thường sử dụng, cây càphê chè cho năng suất 10,2 tấn nhân/ha.


Từ kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng đối với các loại cây công nghiệp, các nhà khoa học cho biết, khi sử dụng phân nhả chậm, người nông dân sẽ giảm được một lượng lớn chi phí về nhân công, kho bãi và phương tiện vận chuyển. Hơn nữa, việc sử dụng phân nhả chậm có độ thân thiện với môi trường cao hơn nhiều lần so với các loại phân thông thường.


Theo nhiều công trình khoa học gần đây, người nông dân sử dụng lượng phân bón được các loại cây trồng hấp thụ rất thấp: phân đạm chỉ được hấp thụ 30%, phân lân và kali hấp thụ khoảng 40%. Số còn lại bị thất thoát do quá trình rửa trôi hoặc phân hủy. Từ trước tới nay, phần lớn hộ nông dân bón phân cho các loại cây công nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm, ít biết được về khoa học kỹ thuật tiến bộ, vì vậy một số cây công nghiệp bị hạn chế về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.


Kết quả nghiên cứu về chăm bón cây trồng, các nhà khoa học cho thấy tiềm năng ứng dụng thực tế của phân NPK nhả chậm cho nhiều đối tượng cây trồng là rất cao. Hiện nay, các loại phân hóa học có giá ngày càng cao và yêu cầu bảo vệ môi trường trong canh tác ngày càng lớn, nên việc sử dụng loại phân NPK nhả chậm có hiệu quả, là nhu cầu cần thiết./.


Nguồn : TTXVN



Dùng phân NPK nhả chậm và giữ ẩm cho cây trồng

Hạt giống cải thảo F1 Tropic Early

- Khối lượng : 1g


- Độ sạch :  ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm :  ≥ 85%


- Đặc tính giống :   Cây sinh trưởng khỏe, cho bắp sớm, được trồng rộng rãi, thích hợp khí hậu VN. Cải thảo F1 Tropic Early cuộn bắp rất đều, dễ thu hoạch đồng loạt và cho năng suất cao.


- Thời gian thu hoạch : 40 – 45 ngày sau khi trồng.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống cải thảo F1 Tropic Early

Hạt giống cà pháo tím F1 cao sản

- Khối lượng : 1g


- Độ sạch :  ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm :  ≥ 85%


- Đặc tính giống :  Cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, phù hợp điều kiện khí hậu VN. Cây cho năng suất cao, chịu nhiệt, chịu nóng tốt, trái tròn, đường kính 2,5 – 3cm , màu tím nhạt. Đạt năng suất 2 – 2,5 tấn /1.000m2


- Thời gian thu hoạch : 55 – 60 ngày sau khi trồng.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống cà pháo tím F1 cao sản

Hạt giống cải bẹ dưa ( Tòa xại)


- Khối lượng : 10g


- Độ sạch :  ≥ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm :  ≥ 85%


- Xuất xứ : New Zealand


- Đặc tính giống :  Giống được chọn lọc kỹ, kháng bệnh tốt, năng suất cao. Bộ lá phát triển tốt và gọn, bắp cuộn lớn và chắc, phẩm chất ngon, không bị đắng.


- Thời vụ trồng : Trồng được quanh năm


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.




Hạt giống cải bẹ dưa ( Tòa xại)

Hạt giống hành củ F1 Yellow Granex

- Khối lượng : 10g


- Độ sạch :  ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm :  ≥ 85%


- Đặc tính giống :  Sinh trưởng mạnh. Kháng bệnh tốt. Dạng củ tròn nu, chắc, màu sắc trắng hơi tím, thơm ngon. Trọng lượng trung bình 160 – 210 g/củ


- Thời vụ trồng : Vụ chính Đông Xuân, Hè Thu ( Miền Nam, Miền Trung)


- Khoảng cách trồng : Hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây trên hàng 30 – 35cm.


- Lượng giống gieo trồng trên 1.000m2 : 1,2 – 1,3kg ( 2 hạt/hốc)


- Thời gian thu hoạch :  100 – 115 ngày sau khi gieo


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống hành củ F1 Yellow Granex

Hạt giống cải thìa cao sản

- Khối lượng : 20g


- Độ sạch : ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm : ≥ 85%


- Đặc tính giống : cây cao 20 cm


- Thời vụ trồng : Trồng được quanh năm


- Thời gian thu hoạch :  40 ngày sau khi gieo


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống cải thìa cao sản

Hạt giống đậu đũa cây cao sản NP – 08


Hạt giống đậu đũa cây cao sản NP – 08

Hạt giống đậu đũa hạt trắng đỏ cao sản CN 100

- Khối lượng : 50g


- Độ sạch : ≥ 97%


- Tỉ lệ nẩy mầm : ≥ 80%


- Đặc tính sinh trưởng mạnh và kháng nhiều sâu bệnh tốt. Sản phẩm cây trồng cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao


- Thời vụ trồng : Trồng được quanh năm


- Khoảng cách trồng : Hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây trên hàng 30 – 35cm.


- Lượng giống gieo trồng trên 1.000m2 : 1,2 – 1,8kg


- Thời gian thu hoạch :  50 – 60 ngày sau khi gieo


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống đậu đũa hạt trắng đỏ cao sản CN 100

Hạt giống dưa leo F1 Pattaya TN 123

- Khối lượng : 10g


- Độ sạch : ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm : ≥ 90%


- Xuất xứ : Thái Lan


- Thời vụ trồng : Trồng được quanh năm


- Khoảng cách trồng : Trồng bò giàn : Hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây trên hàng vào mùa khô 40 – 45 cm, mùa mưa 55 – 60cm.


- Lượng giống gieo trồng trên 1.000m2 : 70 – 80g


- Thời gian thu hoạch :  35 ngày sau khi gieo (Miền Nam)


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống dưa leo F1 Pattaya TN 123

Hạt giống cà tím lai F1 CN 200

- Khối lượng : 2g


- Độ sạch : ≥ 97%


- Tỉ lệ nẩy mầm : ≥ 80%


- Thời vụ trồng : Trồng được quanh năm


- Khoảng cách trồng : Hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m.


- Lượng giống gieo trồng trên 1.000m2 : 10 – 15g


- Thời gian thu hoạch : 5 – 7 ngày sau khi gieo. Năng suất 170 – 200g/30g


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống cà tím lai F1 CN 200

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Có nên đặt cây vạn niên thanh trong nhà ?

Vạn niên thanh là loại cây cảnh thường được đặt trong gia đình, công sở. Tuy nhiên, gần đây có những tin đồn cây độc hại và không có tác dụng phong thủy.


Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người


Trên mạng lan truyền thông tin cây vạn niên thanh “có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng chưa đầy một phút và một người lớn trong vòng 15 phút” hoặc “nếu chạm vào cây mà sờ lên mắt có thể gây mù”, và khuyên bỏ hết loại cây này để đảm bảo an toàn…


Thực tế trong họ ráy (araceae – họ thực vật một lá mầm, hoa kiểu cụm) có nhiều chi, trong đó chi hay được làm cây cảnh bao gồm Dieffenbachia (vạn niên thanh lá hoa, xuất xứ châu Phi), Aglaonema (minh ty, lượng ty, vạn niên thanh), Caladium (môn đốm, môn cảnh), Nephthys và Epipremnum (vạn niên thanh leo). Mỗi loại trên có độc hại và các đặc tính riêng, theo bảng sau:
































TênDieffenbachia

(Vạn niên thanh hoa)

Aglaonema

(Minh ty, vạn niên thanh)

Epipremnum

(Vạn niên thanh leo, trầu bà)

Rohdea japonica

(Vạn niên thanh Trung Quốc)

Xuất xứNhiệt đới, chủ yếu từ châu PhiĐông Nam ÁChâu Á, Australia)Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản)
Hình ảnhnien thanh 1nien thanh 2nien thanh 3nien thanh 4

Đặc điểmCây cảnh thấp, có chấm ở lá. Ưa bóng râm nên hay trồng trong nhàLá kim hoặc trứng, hoa nhỏ không rõ rệt. Phiến lá loang màu bạc.Lá hình trái tim.Lá xanh hình mũi mác. Hoa nhạt màu vàng, dày đặc. Trồng làm cảnh.
Sử dụngMột số nghiên cứu cho rằng có thể dùng cây này để kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư.Được cho là cây cảnh mang lại may mắn.Dùng trang trí, loại bỏ chất ô nhiễm trong nhà. Đôi khi trồng dưới nước.Theo một số nghiên cứu, có thể dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu, chữa bạch hầu…
Độc tínhNếu nhai lá, sẽ gây cảm giác nóng rát, nổi mẩn, chảy nước dãi, một số ít trường hợp có phù nề nhưng hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, sẽ khỏi khi dùng thuốc giảm đau.Nhựa có độc tính, có thể gây mẩn ngứa, nhai lá có thể gây viêm, rộp vùng miệng, lưỡi, họng…Có độc tính, gây kích ứng cho trẻ em và vật nuôi.Không ăn được, và gây độc, nhưng lại dùng làm thuốc Đông y.

Các loài vạn niên thanh được sử dụng rộng rãi trong trang trí, tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm. Trong phong thủy, việc sử dụng cây (có cả độc tính và lợi ích này) chứng tỏ người chủ có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới. Cây vạn niên thanh thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử.


Vậy nên nếu muốn trồng vạn niên thanh nên đặt ở nơi công sở, cách xa trẻ em. Bên cạnh cây đặt biển cảnh báo để mọi người lưu ý. Không nhất thiết phải bài xích quá đà, loại bỏ hoàn toàn cây này.


nien thanh 5 s


Cách chăm sóc cây vạn niên thanh:


- Nước: Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân, mùa hè cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước trên mặt lá.


- Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.


- Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Phải luôn giữ độ ẩm cho đất.


- Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.


- Đốm lá: Khô hay ẩm quá đều gây đốm lá. Cần kịp thời loại bỏ lá hỏng, vào thời kỳ đầu cần phun Bordo Mix nồng độ 0,5%-1%.


Nguyễn Mạnh Linh-vnexpress.net
Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc

Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD



Có nên đặt cây vạn niên thanh trong nhà ?

Củ cải trắng được ví như củ nhân sâm nam

Củ cải là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, giá cả lại rất rẻ. Trong dân gian Trung Quốc từ trước đến nay người ta vẫn lưu truyền rộng rãi câu ngạn ngữ “Mùa Đông ăn củ cải, mùa Hè ăn gừng, nghệ, thì không phải nhọc lòng tim thầy thuốc kê đơn, chữa bệnh”. “Khi củ cải đã đưa vào bán ở phố phường thì các cửa hàng thuốc phải lo mà đóng cửa sớm”. Thời nay, cũng nhiều người coi củ cải trắng là “củ nhân sâm nam”. Có thể thấy củ cải vừa là củ rau ngon, bổ quý, giá lại rất rẻ, vừa là một vị thuốc Đông y có tác dụng phòng chữa bệnh hảo hạng.


cu cai trang 1 sCăn cứ vào thí nghiệm, trong mỗi 100g củ cải, có 0,6g prô-tê-in, 5,7g hợp chất đường; 49mg can-xi; 34mg phốt pho; 0,5mg sắt; 0,2mg chất carotin và rất nhiều các chất khác như các loại vi-ta-min, cacenzyme, choline, lignin, mustard oil, volatilization, v.v… Hàm lượng vi-ta-min C cao tới trên 30mg, gấp mấy lần các loại quả nói chung. Sở dĩ củ cải trắng được tặng cho cái tên vô cùng đẹp là “củ nhân sâm” vì:


1. Trong củ cải trắng có rất nhiều chất carbohydrase. Chất này có thể phân giải các thành phần trong thực vật như tinh bột, mỡ, đồng thời có thể thúc đẩy sự tiêu hóa và hấp thu trong cơ thể.


2. Chất mustad, oil có trong củ cải có tác dụng tương hỗ với enzyme ở trong củ cải, có thể đẩy mạnh nhu động của dạ dày và ruột, do đó kích thích thèm ăn, giúp cho tiêu hóa dễ dàng các thức ăn do ăn vào quá nhiều mà không tiêu hóa được, còn tích đầy ở dạ dày.


3. Củ cải trắng có công năng dẫn khí rất mạnh, còn có thể ngăn chặn được chứng ho có đờm, chống khô háo, tạo nước bọt, trừ lạnh, giải độc, lợi đại tiểu tiện. Hễ đến mùa Đông, ăn vào sẽ ấm người lên, rất cần như uống liều thuốc bổ trừ háo vậy.


4. Mấy chục năm gần đây, giới y học nhiều nước trên thế giới qua nghiên cứu đã phát hiện, trong củ cải còn có một chất gọi là “thuốc cảm ứng interferon” có tác dụng chống nhiễm độc bệnh.


5. Điều quan trọng hơn nữa là trong củ cải trắng còn có các chất enzyme vô cùng cần thiết không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình. Các chất enzyme này lại có thể phân giải được các loại acid có hại trong cơ thể như acid nitratamini, làm cho các chất gây ung thư mất tác dụng. Còn chất cellulose của củ cải thì lại có thể làm cho hoạt lực của các tế bào diệt khuẩn thôn tính các vi khuẩn và các chất độc hại khác đã ăn vào trong người tăng mạnh gấp 2 – 3 lần. Do đó đạt được hiệu quả cao trong phòng chống ung thư.


BS Ngô Quang Thái-nguoicaotuoi.org.vn



Củ cải trắng được ví như củ nhân sâm nam

Thêm một cách trồng rau tại nhà

Mới đây, trên các diễn đàn, mạng xã hội xôn xao chia sẻ thông tin về cách trồng rau “Thạch Sanh”. Theo đó, các bà nội trợ chỉ cần mua rau một lần và có thể tái sinh chúng bằng cách rất đơn giản như: cắt gốc đem ngâm vào chậu nước hay đem trồng dưới đất, một thời gian sau gốc rau phát triển thành cây rau và có thể cắt rau ăn bình thường.


1.Trồng các loại rau gia vị tái sinh từ gốc


Cách trồng hành tươi “Thạch Sanh” sẽ giúp các bà nội trợ không bao giờ lo hết hành mỗi khi cần dùng để nấu món ăn. Theo cách này, chúng ta chỉ cần mua 3-4 nhánh hành tươi vẫn còn rễ về, lấy dọc hành dùng bình thường nhưng giữ lại một ít ngọn và phần rễ. Sau đó, cho một một chiếc ly thủy tinh chứa nước (có thể tận dụng những chiếc ly thủy tinh cũ, bỏ không dùng tới) và đặt ở nơi có ánh sáng. Chỉ vài ngày sau, nhánh hành đã bị cắt mất phần dọc hành sẽ bắt đầu mọc ra xanh tươi hơn.


Trồng hành trong ly thủy tinh với nước sạch Trồng hành trong ly thủy tinh với nước sạch


Cứ thế, chỉ cần cắt phần ngọn cần dùng và để lại hành trong ly nước, các bà nội trợ sẽ không còn lo thiếu hành lá cho bữa ăn của gia đình mình.


Thành viên một diễn đàn nhận xét: “Với cách trồng này, một thời gian sau chúng ta nên thay gốc hành cũ bằng gốc hành mới để hành lên được mập và lớn nhanh hơn”.


Tương tự, trên các trang mạng cũng mách cách trồng rau “Thạch Sanh” có thể áp dụng cho rất nhiều loại như: rau cần tây, cải bó xôi…


Với những loại rau này, các bà nội trợ cũng có thể cắt phần thân để nấu ăn còn phần gốc giữ lại để trồng. Tuy nhiên, thay vì cho vào ly nước như cách trồng hành, gốc cần tây và cải bó xôi sẽ được ngâm trong nước ấm một ngày một đêm rồi đem trồng trong đất.


Bà nội chợ cần chuẩn bị chậu trồng cây từ chiếc lon sữa bột có đục lỗ ở dưới đáy lon để giúp cây thoát nước. Sau đó, lấy gốc hành tây, cải bó xôi trồng vào trong những chiếc lon đã được đổ đầy đất. Hàng ngày tưới nước và để rau ra vị trí có ánh nắng mặt trời để cây hấp thụ ánh sáng tốt. Một thời gian sau sẽ có cần tây sạch, cải bó xôi sạch để ăn mà không phải đi mua.


2. Ăn hết… lại có


Cách trồng rau “Thạch Sanh” đang được mọi người chia sẻ và áp dụng một cách rộng rãi, nhất là những bà nội trợ luôn muốn tìm cách để có nguồn rau sạch cho gia đình.


Chị Trần Thu Hoài ở Vương Thừa Vũ (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Nhờ học được kiểu trồng rau này mà gia đình tôi giờ đã có một số loại rau sạch như cần tây, cải bó xôi. Riêng với hành tươi thì tôi không phải ra chợ mua nữa. Rau ăn hết lại có, chẳng khác gì… nồi cơm Thạch Sanh!”.


Trồng gốc cần tây vào đất dinh dưỡng để có rau cho những lần sau Trồng gốc cần tây vào đất dinh dưỡng để có rau cho những lần sau


Theo lời chị Hoài, trồng rau “Thạch Sanh” không khó, mọi người chỉ cần chăm chỉ một chút là sẽ giúp gia đình có một số loại rau sạch ăn hàng ngày.


Chị Nguyễn Kim Thoa ở đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy) cũng thừa nhận, trồng rau “Thạch Sanh” tuy không thể cung cấp đủ nhưng cũng đang giúp gia đình chị có được một lượng rau sạch nhất định.


“Kiểu trồng này khá hay, không mất tiền mua hạt giống, không mất tiền mua vật tư. Gia đình tận dụng được những thứ như cốc, chén, lon sữa bột đã dùng hết để trồng”, chị Thoa cho hay.


Ngoài những ưu điểm trên, chị Thoa còn nhận định rằng những chiếc ly, chiếc cốc… rau trồng để bên cửa sổ, phòng khách có thể thay thế cho những chậu cảnh nhỏ cũng rất đẹp mắt.


“Tôi đang giới thiệu cách trồng rau này cho các chị em trong gia đình cũng như bạn bè đồng nghiệp trên cơ quan để mọi người cùng thực hiện”, chị Thoa nói thêm.


 


Bảo Hân-Vietnamnet



Thêm một cách trồng rau tại nhà

Hạt giống su hào tím Nhật Bản TN 159

- Khối lượng : 1g


- Độ sạch : ≥ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm :≥ 80%


- Thời vụ trồng : trồng được quanh năm , vụ chính Đông xuân, Hè thu ( Lâm đồng)


- Số lượng hạt giống gieo trồng /1.000m2 :  70 – 80g


- Khoảng cách trồng :  25cm x 25cm


- Thời gian thu hoạch : 40 – 45 ngày sau khi gieo.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống su hào tím Nhật Bản TN 159

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Nhà vườn vất vả vì những qui định

Một số doanh nghiệp xuất khẩu cây cảnh đang vướng phải những quy định chưa hợp lý trong Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ do Chính phủ ban hành, dẫn tới không xuất khẩu được hàng.


 1. Cây cảnh cần “chứng minh thư”


 Bà Nguyễn Thị Hoàng – Giám đốc Trung tâm Bonsai Thanh Tâm (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa ngậm ngùi hủy hợp đồng với các đối tác tại thị trường Thái Lan, Singapore và Malaysia vì không thể thông quan. Sau nhiều tháng chuẩn bị, đặt cọc, gom hàng…, cuối năm 2013, 4 container hàng gồm các loại cây cảnh như khế, mai vàng, mai chiếu thủy xuất khẩu của bà Hoàng đã bị ách lại tại cảng Cát Lái.


Cây cảnh chăm sóc tại vườn Thanh tâm Cây cảnh chăm sóc tại vườn Thanh tâm


Theo đó, khi đưa hàng đến làm thủ tục xuất khẩu tại cảng Cát Lái, cơ quan hải quan yêu cầu bà Hoàng phải cung cấp giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, tuổi cây, quy cách và kích thước cây theo quy chế trên. Lo trễ hẹn với khách hàng, bà tất tả chạy về phường Tân Thới Nhất (quận 12) để xin chứng nhận cho cây. Tại đây, các cán bộ UBND phường chỉ cấp cho bà Hoàng giấy chứng nhận doanh nghiệp nằm trên địa bàn, có giấy phép kinh doanh và thực hiện đầy đủ việc đóng thuế.


 Tuy nhiên, việc xác nhận nguồn gốc, tuổi và đo quy cách cây, UBND phường không thực hiện được, vì không phải chuyên môn. Bà Hoàng chia sẻ, cây cảnh của Bonsai Thanh Tâm có nguồn từ thu mua của nhiều nông dân, nghệ nhân tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL. Ngoài ra, do là một trung tâm đào tạo nghề trồng cây cảnh, các sản phẩm của học viên cũng được Thanh Tâm thu mua lại để xuất khẩu. Các sản phẩm cây cảnh khi hoàn thiện để xuất khẩu đã phải qua rất nhiều trung gian trồng, chăm sóc, doanh nghiệp không thể nắm chính xác từng giai đoạn.


 Bà Hoàng phải về các tỉnh, nơi đã thu mua bonsai, cây cảnh để xin giấy chứng nhận. Tuy nhiên, bà vẫn chỉ nhận được câu trả lời tương tự như tại UBND phường Tân Thới Nhất, đành thuê người chở hàng trở về cơ sở để chăm sóc tiếp. “Để trồng được một thế bonsai, nhà vườn phải tốn ít nhất từ 5 – 10 năm, làm sao có thể nói là cây do khai thác ở rừng tự nhiên? Hơn nữa, mỗi đơn hàng xuất khẩu doanh nghiệp ký được là cả làng cây cảnh cùng vui, vậy mà giờ phải hoãn lại hết!” – bà Hoàng mếu máo.


 2. Quy định chưa hợp lý


 Nói về những bức xúc của nhiều doanh nghiệp, nông dân trồng và kinh doanh cây cảnh, ông Nguyễn Văn Lãng – nguyên Phó Chủ tịch Hội Sinh vật TP.HCM cho rằng, những quy định chưa hợp lý trên đang “bóp chết” người trồng bonsai, cây cảnh vì không xuất khẩu được. Theo ông Lãng, những quy định trong Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ nhằm hạn chế tình trạng khai thác cây rừng bừa bãi, làm xói mòn, sạt lở tại các địa phương. Tuy nhiên, khi quy định này được áp dụng với doanh nghiệp chuyên trồng và kinh doanh cây cảnh thì lại chưa hợp lý.


 Hơn nữa, quy chế có từ cuối năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện, UBND cấp xã, phường cũng như các cơ quan kiểm lâm địa phương đều “lắc đầu” trước yêu cầu cấp giấy chứng nhận cho cây cảnh khiến doanh nghiệp phải hủy nhiều hợp đồng.


 Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hoàng cho biết, với 4 container hàng trị giá khoảng 60.000USD không xuất khẩu được, phải mang trở về, Bonsai Thanh Tâm bị thiệt hại khoảng 30.000USD.


 Ông Võ Văn Cương – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP.HCM cũng cho rằng, là sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, bonsai, cây cảnh đang được nhiều địa phương, đặc biệt là các quận, huyện ngoại thành TP.HCM khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua, một số doanh nghiệp phản ánh lên Hội về việc không thể xuất khẩu bonsai. “Hội chưa biết phải hỗ trợ xử lý, giải quyết vấn đề cho hội viên như thế nào!”- ông Cương nói.


 


Nguồn : Tintucnongnghiep.com



Nhà vườn vất vả vì những qui định

Thực phẩm giúp bớt nóng tính

Không chỉ những người hay nóng nẩy mà trong cuộc sống hằng ngày có nhiều điều gây bực tức, khó chịu làm ta nóng tính, gây ảnh hưởng nhiều đến thần kinh. 


Để giảm stress, giúp mình “nhẹ nhàng” hơn, hãy trọng dụng các loại thực phẩm dưới đây.


1. Mướp đắng hạ hỏa


muop dangVị đắng trong mướp đắng rất tốt để hạ hỏa cho những người hay nóng bức, cáu gắt trong cuộc sống, kiểm soát thần kinh tốt hơn. Không những thế, mướp đắng còn có tác dụng kích thích lọc ở thận cho nên có tác dụng bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể. Nóng bức, cáu giận suy cho cùng là do não bị quá tải các chất không phải là của mình. Do đó, nếu giải toả được chất này thì não của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn và bạn có muốn cáu giận thì cũng không xong. Tốt nhất dùng mướp đắng sống, ép thành nước uống hoặc có thể thái mỏng, trộn để ăn sống nếu không thì xào, luộc, nấu. Mỗi ngày nên ăn chừng 3 – 5 quả.


2. Bí xanh giảm tốc độ chuyển hóa


 Bí xanh (bí đao) có tác dụng rất tốt với những người nóng nảy do chuyển hoá quá cao. Đây vẫn được mệnh danh là loại quả dịu mát nhất trong danh sách các quả dịu mát. Nó có thể làm cơ thể giảm tốc độ chuyển hoá xuống và có đặc tính là ít cung cấp năng lượng nên ăn bí hoàn toàn lý tưởng để chống lại sự gia tăng sinh nhiệt do chuyển hoá. Đặc biệt, bí đã được chứng minh có tác dụng lợi tiểu nhất định nên ăn bí sẽ lợi cả đôi đường. Hằng ngày, có thể dùng bí luộc, bí nấu, bí xào nhưng khi đang vô cùng tức giận, hãy mau chóng ép lấy nước bí thêm đường và đá để uống, tinh thần sẽ chùng xuống nhanh chóng.


3. Đậu nành giảm thần kinh


 Đậu nành không chỉ tốt về sinh dưỡng mà trong đậu nành có nhiều axit amin là tryptophan – một axit amin tự nhiên có đặc tính là giảm sự hoạt động của hệ thần kinh, làm thăng bằng hoá và làm giảm hoạt động điện trên tế bào não. Tốt nhất là dùng đậu nành sống, đậu nành dạng nước ép và sinh tố để thu trọn vẹn lượng axit amin mà không bị biến tính. Cũng có thể dùng sữa đậu nành thay thế.


4. Chuối giảm phóng điện


Chuối Chuối


Chuối có đặc tính làm an dịu hoá những người thuộc típ thần kinh nóng. Trong chuối có rất nhiều chất nhưng một trong số đó là kali. Kali là một chất làm bình ổn tế bào, bao gồm cả tế bào thần kinh. Trên phương diện sinh học, bản chất sự thay đổi tính tình chính là sự thay đổi hoạt động điện trên tế bào thần kinh. Ngăn chặn sự phóng điện đồng nghĩa với việc ngăn ngừa các cơn nóng giận xảy ra. Tốt nhất nên ăn từ 2 – 3 quả chuối mỗi buổi sáng và khi có cuộc tranh luận nên ăn chuối trước chừng 30 phút sẽ giúp kiểm soát tình hình dễ chịu hơn.


4. Lạc điều hòa trạng thái tâm thần kinh


 Trong lạc có chứa vô cùng nhiều axit béo chưa bão hoà omega 3. Đây là axit béo tham gia tổng hợp nên axit amin serotonin. Axit amin này có đặc điểm là điều hoà trạng thái tâm thần kinh. Nó là một chất trung gian hoá học kết nối thần kinh với chức năng: nếu như bạn buồn quá thì nó làm bạn vui (chống trầm cảm) nhưng nếu bạn nóng quá thì nó làm dịu (chống kích thích). Vì thế, axit amin này rất có lợi. Ăn nhiều lạc thì có nhiều omega 3. Đồng nghĩa với việc có nhiều serotonin.


BS Cao Hồng Phúc (Bệnh viện 103)-kienthuc.net.vn



Thực phẩm giúp bớt nóng tính

Canh tác không đất trong vùng nước nổi

Canh tác không đất là một kỹ thuật thực hành nông nghiệp nổi nhằm ứng phó với các biến đổi khí hậu làm cho nhiều châu thổ rộng lớn như ĐBSCL trở nên ngập lụt kéo dài vào mỗi mùa mưa lũ, một phần do thời tiết cực đoan thay đổi thất thường, do nền đất trầm tích lún chìm, nhưng quan trọng hơn cả là do nước biển dâng sẽ biến nhiều diện tích châu thổ thành các đồng ngập.


Canh tác không đất hay canh tác trên các bè nổi làm băng rơm rạ và cỏ lục bình không phải là một kỹ thuật mới, nhưng là kế thừa một truyền thống canh tác đã có lâu đời ở Đông Nam Á. Cho tới gần đây các bè nổi bằng rơm liên kết bởi thân cỏ lác hoặc lau sậy vẫn còn được nhìn thấy ở ĐBSCL, làm chỗ ở cho các loài gia cầm trong mùa nước nổi.


Trước đó loại bè này được nông dân tạo ra quanh những nhà sàn hay các trại ruộng làm nơi trồng rau để ăn vào mỗi mùa lụt. Nhưng nay kỹ thuật nông nghiệp nổi phát triển mạnh nhất ở Bangladesh, nơi có hàng ngàn ngôi làng với hàng triệu nông dân áp dụng.


Bangladesh không phải là một quốc gia hải đảo. Nhưng cứ mỗi mùa lụt kéo dài từ 4 – 5 tháng thì có tới một phần tư diện tích đất của quốc gia 156 triệu dân này chìm ngập dưới nước. Trận lụt năm 2004 ảnh hưởng đến 2/5 diện tích đất, 1/4 hoa màu bị tàn phá và hơn 10 triệu người bị mất nhà cửa. Biến đổi khí hậu đang làm cho mùa lụt ở đây trở nên tồi tệ và mọi người phải tìm những cách thức thích ứng cho cuộc sống.


Nông dân trong những vùng hàng năm chịu cảnh ngập lụt kéo dài đang áp dụng kỹ thuật canh tác không đất trên các bè nổi, gọi là baira hay dhap. Từ phong trào thực hành nông nghiệp nổi ở Bangladesh, nông dân nhiều nước cũng đang phục hồi truyền thống canh tác nổi của chính cha ông họ hoặc áp dụng kỹ thuật canh tác không đất được các viện nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ đúc kết hướng dẫn.


Lục bình một trong những nguyên liệu để tạo bè nổi trong kỹ thuật canh tác nổi Lục bình một trong những nguyên liệu để tạo bè nổi trong kỹ thuật canh tác nổi


Kỹ thuật làm bè nổi để canh tác khá đơn giản và tùy thuộc vào nguyên liệu tại chỗ, chủ yếu là thân các loài thủy sinh trôi nổi như rau muống hay cỏ lục bình, có nơi gọi là bèo lục bình hay bèo Nhật Bản.


Trung bình mỗi bè nổi có bề rộng từ 1,5 - 2 m, dài trong khoảng 15 - 50 m tùy vào vùng nước và dày trên dưới 30 cm tùy vào độ sâu ngập nước, hay có khi đến 60 – 90 cm để người và vật có thể đi lại trên đó. Nhiều bè nổi tạo thành một vùng canh tác nổi, mới nhìn như thể các trang trại với những luống dài mà ở giữa là các rãnh nước dùng làm nơi ghe xuồng đi lại.


Người ta chọn một cây xoài, cây mít hay cây gáo giữa vùng ngập nước, hay cắm các thân cây tre để làm điểm cố định cho các bè nổi. Nông dân dùng sào kéo các mảng lục bình trôi nổi vào thành những luống, rồi gác thưa nằm ngang lên đó các cành hay thân nhỏ của những cây tre. Cứ sau mỗi lần gác tre lại đắp thêm một lớp cỏ lục bình cho đến khi đạt độ dày thiết kế.


Cuối cùng người ta phủ lên mặt bè nổi một lớp mùn đất hay bùn hữu cơ phân hủy lấy ngay bên dưới ruộng ngập. Khoảng 7 ngày sau, cấu trúc bè nổi bắt đầu ổn định và người ta phủ lên mặt một lớp đất giàu chất dinh dưỡng rồi bắt đầu canh tác cho đến hết mùa nước nổi.


Các nhà khoa học đang nhận ra giá trị to lớn của kỹ thuật canh tác nổi truyền thống đã mai một này, cả về mặt kinh tế và xã hội. Tiến sĩ Papon Deb, Giám đốc Dự án cộng đồng phát triển tài nguyên đất ngập nước (WRDS) cho biết sản lượng của hệ thống canh tác nổi ở vùng đông nam Bangladesh cao gấp 10 lần so với cùng loại cây trồng canh tác trên cạn.


Rezaul Haq, nhà nghiên cứu tại WRDS cho biết nơi làng Chandra trong vùng dự án, nông dân trồng 23 loài rau và 5 loài cây gia vị, bao gồm mướp, dưa leo, bầu, bí, các loài cà, đậu, cà chua, củ cải, cần tây, cà rốt, gừng, tỏi… Chúng phát triển rất mạnh, cho sản lượng cao, gần như không nhiễm sâu bệnh, mặt khác lại chẳng cần quan tâm đến việc tưới nước hay bón thêm phân.


Tuy không có con số đo đạc cụ thể, các nhà nghiên cứu cho biết lượng tôm cá trong vùng nông nghiệp nổi sinh sôi rất nhanh, một phần được nông dân thu hoạch tại chỗ, phần khác được ngư dân đánh bắt khi chúng di chuyển vào các dòng sông.


 Chưa kể tới nguồn lợi thủy sản, thêm công ăn việc làm cùng các ảnh hưởng tích cực đến môi trường và đời sống xã hội thì hệ thống canh tác nổi đang tạo nên nguồn thu nhập rất lớn cho nông dân nghèo khó trong các vùng sâu vùng xa, và đó là lý do nông nghiệp nổi được nhiều nông dân ở các nước áp dụng.


Nông nghiệp nổi đang là một giải pháp tích cực để ứng phó với biến đổi khí hậu, biến các vùng đồng ngập nhiều tháng mỗi năm thành những diện tích canh tác năng suất cao.


Kỹ thuật canh tác không đất hay canh tác nổi sẽ tùy thuộc rất lớn vào thời gian chìm ngập ở từng địa phương, vào nguồn nguyên liệu tạo bè, vào thị trường nông sản, và cả vào điều kiện vận chuyển hay nơi bảo quản.


Nguồn : Nông nghiệp .vn



Canh tác không đất trong vùng nước nổi

Hạt giống cỏ lông heo

- Khối lượng :


- Độ sạch :  ≤ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm : ≤ 80%


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát. Khi mở bao bì phải dùng ngay



Hạt giống cỏ lông heo

Hạt giống cần lá xanh Hương Nông

- Khối lượng : 10g


- Độ sạch : 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm : 85%


- Sinh trưởng mạnh và kháng sâu bệnh tốt.


- cây cần có lá to, màu xanh non, ngọt thơm, không có mùi hăng nồng, thân mềm, cây cao 25-30cm


- Sản phẩm cây trồng cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.


- Thời vụ trồng : trồng được quanh năm ( Miền Nam)


- Số lượng hạt giống gieo trồng /1.000m2 :  280 – 320g


- Mật độ trồng :  1,2 m x 0,5 m ( mùa khô), 1,2m x 0,6m ( mùa mưa)


- Thời gian thu hoạch : 30-45 ngày sau khi gieo.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống cần lá xanh Hương Nông

Hạt giống dưa leo F1 hoa sen siêu năng suất PN 636


- Khối lượng : 10g


- Độ sạch : 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm : 85%


- Xuất xứ : Thái Lan


- Phát triển rất khỏe, kháng bệnh mốc sương (DM) tốt, có thể trồng quanh năm.


- Trái suông, màu rất đẹp, dài 15 – 17 cm, có đóng phấn, ruột đặc, giòn ngọt, có thể bảo quản được lâu, vận chuyển xa rất hợp.


- Thời vụ trồng : trồng được quanh năm ( Miền Nam)


- Số lượng hạt giống gieo trồng /1.000m2 :  280 – 320g


- Mật độ trồng :  1,2 m x 0,5 m ( mùa khô), 1,2m x 0,6m ( mùa mưa)


- Thời gian thu hoạch : 35-38 ngày sau khi trồng. Năng suất trung bình : 3-4kg/gốc


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.




Hạt giống dưa leo F1 hoa sen siêu năng suất PN 636

Hạt giống khổ qua F1 TN 166

- Khối lượng : 20g


- Độ sạch : 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm : 80%


- Sinh trưởng  và kháng nhiều sâu bệnh, cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.


- Thời vụ trồng : trồng được quanh năm ( Miền Nam)


- Số lượng hạt giống gieo trồng /1.000m2 :  280 – 320g


- Khoảng cách trồng :  cây cách cây trên hàng 0,5m – 0,7m hàng cách hàng  1,4m


- Thời gian thu hoạch : 35-38 ngày sau khi gieo.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống khổ qua F1 TN 166

Hạt giống cải thảo F1 CCA3

- Khối lượng : 10g


- Độ sạch : 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm : 85%



Hạt giống cải thảo F1 CCA3

Hạt giống khổ qua CN

- Khối lượng : 20g


- Độ sạch : 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm : 80%


- Sinh trưởng và kháng nhiều sâu bệnh, cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.


- Thời vụ trồng : trồng được quanh năm


- Số lượng hạt giống gieo trồng /1.000m2 : 700-800g


- Khoảng cách trồng : cây cách cây trên hàng 25-45cm, hàng cách hàng 4-6m


- Thời gian thu hoạch : 40-45 ngày sau khi gieo.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống khổ qua CN

Hạt giống cải ngọt cao sản

- Khối lượng : 20g


- Độ sạch : 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm : 85%


- Sinh trưởng nhanh, cây khỏe và đồng đều, cây không phân nhánh, không trổ ngồng, phẩm chất ngon, năng suất cao, kháng bệnh tốt


- Khoảng cách trồng :  cây cách cây 10 cm, hàng cách hàng 20cm


- Thời gian thu hoạch : 25-30 ngày sau khi gieo.



Hạt giống cải ngọt cao sản

Mầm giá đậu xanh

- Khối lượng : 100g


- Độ sạch : 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm : 85%


- Mầm giá là giống được tuyển chọn, không mầm bệnh, không xử lý hóa chất.


- Kỹ thuật trồng : Xem trong bao bì


- Thời gian thu hoạch : 4 – 5 ngày sau khi gieo.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Mầm giá đậu xanh

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Mầm củ cải đỏ

- Khối lượng : 30g


- Độ sạch : ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm : ≥ 85%


- Hạt giống nhập khẩu, chất lượng vượt trội,phát triển rất mạnh.


- Cây mầm đẹp, thân phớt hồng, giàu vitamin và carotene,bổ dưỡng,vị cay nhẹ lạ miệng, ăn ngon.


- Thời gian thu hoạch : 5 – 7 ngày sau khi gieo. Năng suất 170 – 200g/30g


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Mầm củ cải đỏ

Lợi ích của việc canh tác hữu cơ

Tính trung bình, canh tác nông nghiệp hữu cơ giúp phát triển cho khoảng 34% số loài cây trồng, côn trùng và động vật hơn phương thức canh tác truyền thống.


 Thực hiện trồng rau trên ruộng thí nghiệm và đối chứng theo phương pháp canh tác hữu cơCác nhà khoa học đã nghiên cứu các số liệu trong vòng 30 năm và phát hiện ra rằng tác động của canh tác hữu cơ luôn ổn định qua các năm và không có dấu hiệu cho thấy sự mất ổn định. Sean Tuck thuộc khoa Khoa học cây trồng, trường đại học Oxford – tác giả của nghiên cứu khẳng định rằng canh tác hữu cơ, so với canh tác truyền thống, có thể mang lại hiệu quả lâu dài đối với đa dạng sinh học. Các phương pháp canh tác hữu cơ có thể giúp ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học ngày một nhanh tại các quốc gia công nghiệp.


 Đối với các loài thụ phấn như ong chẳng hạn, số lượng các loài ong cao hơn 50% trong môi trường canh tác hữu cơ so với môi trường canh tác truyền thống, cho dù cần phải nói rằng nghiên cứu này chỉ xem xét đến sự đa dạng của các loài. Ông Tuck cho biết sự đa dạng của loài cho chúng ta biết có bao nhiêu loài sinh vật hiện có nhưng không cho chúng ta biết chính xác số lượng từng loài. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu về sự đa dạng sinh học và sự đa dạng của các loài. Nói chung, sự đa dạng về loài là một chỉ số cho ta biết có bao nhiêu loài sinh vật hữu ích về một chức năng nào đó. Về trường hợp của ong, sự đa dạng các loài ong cho ta biết có bao nhiêu loài ong trên khu vực trang trại nhưng không cho ta biết về tống số ong trên trang trại đó.


Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Journal of Applied Ecology. Tác giả đã nghiên cứu số liệu từ 94 nghiên cứu trước đó được thực hiện tại 184 trang trại với số liệu có từ những năm 1989. Các nhà nghiên cứu đã phân tích lại số liệu bằng sử dụng các công nghệ hình ảnh vệ tinh để ước tính việc sử dụng diện tích đất xung quanh khu vực trang trại để đánh giá liệu điều này có tác động đến sự đa dạng của các loài. Nghiên cứu được hợp tác thực hiện giữa trường Đại học Oxford và Đại học Khoa học Nông nghiệp của Thụy Sỹ và được tài trợ một phần bởi Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên (NERC).


Các trang trại hữu cơ có tác động lớn hơn đối với sự đa dạng của các loài sinh vật khi diện tích đất xung quanh trang trại được thâm canh nhiều hơn, đặc biệt khi chúng gồm nhiều diện tích đất có thể canh tác được. Đất trồng trọt được là diện tích có cây được gieo trồng và thu hoạch.


Tác động của canh tác hữu cơ tới sự đa dạng của loài sinh vật rất khác biệt dựa theo số liệu nghiên cứu, theo đó trung bình mức đang  tăng từ 26% đến 43%. Sự khác biệt này là do một số các nhân tố như sự khác biệt về khu vực địa lý hay đến từ những định nghĩa khác nhau về canh tác hữu cơ.


Các nhà khoa học cũng kết luận rằng cần thêm các nghiên cứu để đánh giá tác động của canh tác hữu cơ tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.


Theowww.sciencedaily.com



Lợi ích của việc canh tác hữu cơ

Chế biến món ăn từ Rau mầm

Rau mầm hấp dẫn với vị hăng, lạ miệng và thành phần dinh dưỡng cao. Hãy làm phong phú bữa ăn của gia đình với những món ăn từ rau mầm tươi ngon và bổ dưỡng.


Hình minh họa


1. Salad rau mầm trộn trứng


Nguyên liệu cho món salad này rất đơn giản, chế biến cũng nhanh gọn nhưng lại ngon nhờ vị rau mầm cay hăng, lạ miệng và tươi mát. Rau mầm rửa sạch ngâm với nước muối loãng, để ráo. Tách trứng ra hai phần lòng đỏ và lòng trắng, đánh tan rồi đem tráng mỏng, cắt sợi. Pha hỗn hợp nước trộn với chanh, đường và tỏi ớt băm có vị chua ngọt tùy khẩu vị. Xếp rau mầm ra đĩa, rưới nước trộn lên rau mầm, để trứng lên mặt, rắc thêm ít mè rang vàng lên dùng.


2. Cá cuộn rau mầm


Dùng phi lê cá, cá lóc hoặc cá hồi đều được. Cắt cá thành miếng dài ướp với ít hạt nêm và gừng cắt sợi. Sau đó đem chiên vàng cho cháy cạnh. Cà rốt cắt que dài luộc chín. Bông hẹ rửa sạch chần sơ. Rau mầm rửa rồi ngâm nước muối pha loãng, để ráo. Xếp một nhúm rau mầm, một miếng cà rốt và một miếng cá lên trên, dùng bông hẹ cột lại ở giữa. Pha nước xốt chua cay gồm chanh, dầu ôliu, muối, ớt, tỏi và tương ớt rồi rưới lên cá dùng như món khai vị.


3. Rau mầm cuốn thịt nướng


Làm mới món cuốn quen thuộc bằng rau mầm, hương vị khá lạ miệng. Chuẩn bị rau cuốn gồm rau mầm, cà rốt cắt sợi, dưa leo cắt lát dài, tất cả đều phải thật tươi và sạch. Thịt nạc dăm cắt miếng dài ướp với tỏi, sả băm, đường, muối, hạt nêm rồi đem nướng chín. Nhúng mềm bánh tráng, trải lên mâm, cho rau mầm, cà rốt, dưa leo vào rồi đặt thịt nướng lên trên, cuộn lại. Chấm với nước mắm chua ngọt.


4. Rau mầm trộn thịt bò


Thịt bò cắt lát vừa ăn, rửa sạch để ráo. Ướp thịt với ít dầu hàu và tỏi băm. Cà rốt gọt vỏ bào mỏng. Rau mầm rửa sạch để ráo. Hành tây cắt khoanh, cà chua bi cắt đôi. Làm nước xốt gồm giấm, đường, hạt nêm, dầu ăn và tiêu xay. Xếp rau mầm và cà rốt ra đĩa, hành tây và cà chua xung quanh. Bắc chảo nóng xào thịt bò nhanh tay cho chín rồi để lên đĩa rau. Rưới nước xốt lên. Khi ăn trộn đều, chấm với nước tương.


5. Rau mầm xào mực


Mực cắt miếng vừa ăn rồi ướp với tỏi băm nhuyễn, bột nêm và ít bột bắp. Rau mầm rửa sạch. Cà rốt cắt sợi. Bắc chảo nóng, phi thơm tỏi, cho mực vào xào chín, cho cà rốt và nước dùng vào, đảo đều, nêm ít dầu hàu và chút đường cho vừa ăn. Cuối cùng cho rau mầm vào đảo thật nhanh, nhẹ tay rồi tắt bếp ngay. Không xào rau quá lâu vì rau sẽ nát nhừ ăn không ngon. Múc ra đĩa dùng với cơm.


6. Canh rau mầm củ cải


Thịt xay trộn đều với ít hành băm nhuyễn, nêm thêm hạt nêm, muối tiêu để thấm rồi vo lại thành viên. Củ cải gọt bỏ vỏ, cắt khoanh tròn vừa ăn. Bắc nồi nước nấu sôi, cho thịt băm vo viên vào, sau đó cho củ cải vào nấu cho củ cải mềm. Nêm nếm tùy khẩu vị. Cho rau mầm vào trộn đều rồi nhấc xuống ngay. Múc ra tô, rắc tiêu lên mặt rồi dùng nóng với cơm.


7. Canh rau mầm nấu nghêu


Nghêu rửa sạch cát rồi cho vào nồi, đổ một ít nước để luộc. Nghêu chín vớt ra, gỡ lấy thịt. Phần nước luộc nghêu chắt bỏ cặn, để riêng. Đổ phần nước luộc nghêu ban nãy vào nồi, cho thêm nước nấu sôi, nêm thêm gia vị cho vừa ăn và cho ít nước cốt chanh vào. Nước chanh giúp canh có vị chua dịu và trong hơn. Cuối cùng khi nước sôi bùng trở lại, cho nghêu và rau mầm vào đảo nhanh rồi nhấc xuống. Múc ra tô, rắc tiêu lên mặt dùng nóng với cơm.


NHÃ VĂN-phunuonline.com.vn



Chế biến món ăn từ Rau mầm

Các loại rau có tác dụng giải độc cho cơ thể

Để giúp tăng cường thể lực không nhất thiết phải sử dụng “thuốc bổ”, đôi lúc “thuốc thải độc” lại rất cần thiết để giúp cho cơ quan nội tạng được hoạt động tốt, đó là các loại rau xanh, rau  gia vị mà chúng ta dùng hàng ngày.


Giải độc khi thời tiết thay đổi


khi chuyển từ nhiệt độ nóng sang lạnh đột ngột, cơ thể không thích nghi được nên dễ bị viêm đường hô hấp do vi khuẩn hay siêu vi khuẩn như: Viêm mũi – họng, Viêm khí – phế quản, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên…


Để phòng ngừa cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng ngực – cổ và hai bàn chân, hạn chế thức ăn nước uống vừa đem ra từ tủ lạnh. Trong bữa ăn nên sử dụng một số loại cây rau xanh và gia vị làm thuốc: ít lát Gừng, vài tép Tỏi, củ Sả, hạt Tiêu…


8 loai rau 1Giải độc khi ăn uống không điều độ


Uống nhiều rượu bia và ăn nhiều chất thịt đỏ như bò, dê, thịt heo, trừu, ngũ tạng, hải sản, mỡ động vật, bánh mứt…dễ gây tăng cân và hệ luỵ là một số bệnh “ăn theo” dễ phát sinh hoặc các bệnh đang mắc phải như: tăng huyết áp, đái tháo đường, thống phong (Gout), vữa xơ động mạch, rối loạn tiêu hóa. Nên cần lưu ý những lời khuyên sau:


- Theo dõi đường trong máu, huyết áp, cân nặng…khi phát hiện các chỉ số cân nặng, huyết áp, đường huyết bất thường cần điều chỉnh chế độ ăn, điều chỉnh liều thuốc sử dụng hằng ngày hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.


- Tập thể dục đều đặn ít nhất 20 – 30 phút ngày: tập thở sâu, xoa bóp, đi bộ, chạy bộ trên thảm lăn…


- Uống đủ nước trong ngày, trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước hay có thể tự chế biến một số loại nước uống chế biến từ các loại rau xanh có chức năng thanh lọc cơ thể như:


+  Nước xay rau má (Centella asiatica, họ Apiaceae) 50 – 100g lá tươi: có tác dụng lợi tiểu, tăng chức năng lợi mật, đặc biệt khi dị ứng với hải sản, thịt bò…


nuoc ep can tau+  Nước ép Cần tây (Apium graveolens, họ Hoa tán) 50 – 100g cây tươi: tác dụng chống viêm, hạ huyết áp, giảm đau trong bệnh khớp (cả bệnh gout), rối loạn tiêu hóa.


+ Cây Đinh lăng lá nhỏ (Polycias fructicosa, họ Araliaceae): tác dụng giảm đau trong bệnh lý khớp, giải dị ứng, chống ho, thanh lọc cơ thể, liều 30 – 50 lá hoặc rễ nấu nước uống hoặc phối hợp với một số cây thuốc khác để tăng hiệu lực.


+ Rau Thìa là (Anethum graveolens, họ Hoa tán) liều 20- 30g nấu nước uống hoặc ăn sống, tác dụng: chữa rối loạn tiêu hoá, giảm ho, chống viêm.


+ Nghệ vàng (Curcuma longa, họ Gừng), liều dùng 2 – 4g  dạng bột hoặc viên. Tác dụng: lợi mật mật, bảo vệ tế bào gan, dùng tốt trong trường hợp vàng da, sỏi mật, viêm gan, viêm dạ dày.


+ Nghệ đen (Curcuma zedoaria), liều 5 – 9 g dạng bột hoặc viên, tác dụng chống co thắt cơ trơn (giảm đau dạ dày, ruột, tử cung), chống viêm, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.


cây chó đẻ+ Cây chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu thân xanh, Phyllanthus urinaria L., họEuphorbiaceae): tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, lợi tiểu, hạ nhiệt, điều kinh. Dùng tốt trong trường hợp viêm gan do virus hay rượu bia, mụn nhọt …


+ Cây Nhân trần (Adenosma glutinosum L. họ hoa mõm sói):  tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, hạ áp, lợi tiểu. Sử dụng tốt cho người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, nước tiểu đậm màu…liều dùng 20 – 30 g ngày nấu nước uống.


+ Cây Hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bractearum, họ: Ô rô) tác dụng ổn định hoạt động đường tiêu hóa, đau bụng do viêm loét dạ dày, tiêu sống phân, tiêu ra máu. Liều 20-40g nấu nước uống hoặc ăn sống như rau.


+ Cây Hoàn ngọc trắng (Pseudertherum palatiferum, họ Ô rô, Acantaceae): tác dụng kích thích tiêu hóa, chống chứng đầy bụng, chậm tiêu hóa, tiêu bón, cảm giác nóng, ợ nóng. Lá dùng nấu nước uống hoặc ăn sống mỗi ngày 10 đến 20 lá.


+ Các chế phẩm bào chế sẵn được rất nhiều công ty sản xuất, riêng tại Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM có các dạng trà thuốc giải độc được sử dụng trong nhiều chục năm qua như: Trà Tiêu độc Bồ công anh, Trà Nhuận gan, nước uống Toa căn bản…


Trong kho tàng thuốc Y học cổ truyền có rất nhiều loại rau xanh ăn hàng ngày vừa có vai trò của thức phẩm vừa có tác dụng trị bệnh, đặc biệt giúp “thanh lọc cơ thể”, tránh lưu giữ lâu ngày các chất cần thải ra khỏi cơ thể, nếu tồn đọng sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh sẵn có. Tuy nhiên, cũng cần tuân thủ lối sống hợp lý như không thức quá khuya, hạn chế rượu bia, thuốc lá, quên tập thể dục… dù có liệu pháp “giải độc” mạnh đến đâu cũng khó có hiệu quả như mong muốn khi mỗi ngày chúng đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc hại.


BS.Trần Văn Năm-Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM-t4ghcm.org.vn



Các loại rau có tác dụng giải độc cho cơ thể

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Giải mã đặc tính cay của ớt

Các nhà nghiên cứu quốc tế, bao gồm các nhà khoa học tại Đại học California, Davis đã giải mã được trình tự bộ gien của cây ớt, cây gia vị được trồng rộng rãi nhất trên thế giới.


 ot-sungTrình tự bộ gien này giúp giải mã đặc tính cay của ớt, quá trình chín của trái ớt và cơ chế kháng bệnh của cây. Phát hiện này đưa ra các thông tin quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả trồng ớt, tăng cường chất dinh dưỡng và đặc tính chữa bệnh của ớt. Sản lượng ớt toàn cầu đã tăng hơn 40 lần trong suốt hai thập kỷ qua và hiện nay mang lại giá trị hơn 14,4 tỷ USD.


Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Di truyền tự nhiên trực tuyến. Nhà thực vật học Allen Văn Deynze, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học giống UC Davis và là một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: Bộ gien của ớt là một trong những bộ gien lớn nhất từ trước đến nay được xác định trình tự.


Ớt là một trong những loại cây được thuần hóa lâu đời nhất ở Tây bán cầu, là thành viên của gia đình Solanaceae, cùng nhóm với các cây như khoai tây, cà chua, cà tím, cây dã yên thảo và thuốc lá. Ớt là loại gia vị chính, giàu các vitamin và chất dinh dưỡng.


Các nhà nghiên cứu đã xác định trình tự bộ gien của giống ớt mọc ở khu vực các tiểu bang Morelos của Mexico. Giống ớt Criolo de Morelos 334 có tính kháng bệnh và đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về các giống ớt và lai tạo giống cây trồng. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra trình tự bộ gien cho các giống ớt trồng lâu năm, giống ớt Dempsey và các giống ớt Capsicum chinense. Trình tự bộ gien mới được phát hiện cho thấy các khối gien xuất hiện nhiều tại cùng một nhiễm sắc thể ở ớt giống như ở cà chua. Bộ gien của ớt có kích thước lớn gấp 3,5 lần so với hệ gien của cà chua .


Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, đặc tính cay của ớt có được thông qua sự tiến hóa của các gien mới bằng cách sao chép các gien hiện có và những thay đổi trong biểu hiện gien. Đặc tính cay của ớt là do sự tích tụ của các hóa chất tự nhiên gọi là capsaicinoid chỉ có ở chi Capsicum. Hơn 22 hợp chất tạo nên đặc tính cay của ớt được chứng minh là có lợi cho sức khỏe con người như ức chế sự phát triển khối u ung thư, giảm đau cho những người viêm khớp và giúp giảm cân.


Nghiên cứu giúp các nhà khoa học biết được các hợp chất nói trên được tổng hợp trong cây ớt như thế nào. Từ kết quả của nghiên cứu này, cây ớt đã trở thành một mô hình có giá trị để khám phá sự phát triển của các hợp chất hữu cơ thực vật ngoài những chất tham gia vào vào sự tăng trưởng, phát triển và sinh sản của cây.


Một nhà nghiên cứu cho biết: Việc lập bản đồ di truyền này hứa hẹn sẽ đưa ra được các giải pháp sàng lọc sớm các đặc điểm nông nghiệp có giá trị. Công trình nghiên cứu do Doil Choi, một giáo sư về khoa học thực vật và là Giám đốc Viện gien thực vật và lai tạo giống tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc chủ trì thực hiện.


 Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam



Giải mã đặc tính cay của ớt

Cẩn thận khi ăn rau trồng ao đầm

Thông tin về những loại rau trồng ruộng nước, ở ao đầm nhiễm sán gây hại cho người dùng đã từng xuất hiện nay lại nóng lên trên các trang mạng. Những thông tin về các loại rau trồng dưới nước vốn được ưa chuộng trong xào, luộc hay ăn lẩu có thể có chứa cả một ổ trứng giun sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.


Thông tin gây kinh hãi


Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên có chia sẻ thông tin cảnh báo với mọi người rằng cần phải cẩn thận không sẽ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng khi ăn các loại rau thân ống mọc ở dưới nước.


Chia sẻ của thành viên có nickname Kiwitetua trên một diễn đàn khá đông người tham gia cho rằng, mọi người nên cẩn thận khi ăn các loại rau có thân ống (rau muống, salad xoon, cần nước…). Bởi có lần, khi nhặt rau, tách cọng thấy bên có một loại côn trùng giống như giun, đỉa, hay sên gì không rõ có thân màu đỏ làm ổ rất nhiều.


Thành viên này lo lắng: ‘nếu vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn và sốt cà chua, mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì. Coi như nuốt trọn vào bụng ngon lành’.


Kèm theo những dòng chia sẻ thông tin để cảnh báo mọi người, thành viên này còn đính kém các ảnh chụp bên trong thân cây cải xoong có lúc nhúc đầy côn trùng khiến mọi người kinh hãi.


Hình ảnh chia sẻ trên mạng gây hoang mang cho người dân. Hình ảnh chia sẻ trên mạng gây hoang mang cho người dân.


Thông tin này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều thành viên trên các diễn đàn còn cho biết, các loại rau trồng dưới ruộng nước, đầm lầy hay trên sông có nguồn nước bị ô nhiễm đen ngòm nên chuyện có cả ổ giun sán, ký sinh trùng trong thân rau không có gì lạ.


‘Nhà mình ở khu Triều Khúc có trồng rau cần, rau muống nhiều nhưng mình không bao giờ dám mua về ăn vì phần lớn được trồng trên nguồn nước ô nhiễm’, thành viên có nickname Kahat cho hay.


Tương tự, chị Lê Thị Thanh Huyền ở (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết, cách đây không lâu, khi mua rau cải xoong, rau cần về ăn, lúc nhặt chị phát hiện mấy con giống giun có màu đỏ bám vào thân cây. Từ đó, chị rất lo sợ và cảnh giác mỗi lần chọn mua và xử lý rau trước khi ăn.


Trong khi đó, theo nhiều hộ dân đang trồng nhiều loại rau trên mặt nước ở khu vực Linh Đàm – Hà Nội, các loại rau như muống, cải xoong, cần thường được trồng ở những vùng ngập nước, nhất là hai loại cải xoong và rau cần, ruộng càng nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh.


Tuy nhiên, theo người dân ở đây, họ đã trồng rau cả chục năm nay, mỗi ngày cắt bán cả trăm mớ, gia đình và cả làng cũng ăn rau ở đây mà chưa thấy ai nói chuyện nhiễm giun sán từ rau cả.


Giun sán vào người: Cảnh giác đừng quá hoang mang


Trao đổi về vấn đề giun sán làm tổ trong thân các loại rau mọc ở dưới nước, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, với những loại rau được trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu ăn rau có chứa các loại này thì không có gì nguy hiểm bởi vào trong cơ thể người những con giun sán, ký sinh trùng này sẽ bị chết ngay bất kể ăn rau sống, tái hay chín.


Song, điều nguy hiểm ở chỗ, ngoài những con giun sán mà người tiêu dùng có thể phát hiện được bằng mắt thường thì còn có trứng giun sán hay ấu trùng bám vào rau. Những loại trứng giun sán khi vào cơ thể người sẽ bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.


Theo PGS.TS Thịnh, bằng mắt thường thì không thể nhìn được trứng giun sán hay các loại ấu trùng. Do đó, khi ăn sống, tái, chín (nấu qua 100 độ C) cũng rất dễ ăn phải các loại trứng giun sán này bởi khi sơ chế, rửa rau… trứng có thể bám vào rổ rá, và chỉ cần tay chúng ta cầm vào rổ rá đó rồi cầm đồ ăn đưa vào miệng thì trứng giun sán lúc này cũng sẽ đi vào cơ thể người một cách dễ dàng.


PGS.TS Thịnh còn cho hay, với những loại rau được trồng dưới nước, đặc biệt là những vùng nước ô nhiễm, nước thải thì ngoài ăn trứng giun, sán có hại cho cơ thể người thì còn có nhiều chất độc khác cũng theo vào cơ thể nữa. Bởi, ở môi trường nước ô nhiễm có chất gì thì rau hút vào những chất đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với tất cả các chất độc đó cũng sẽ theo vào cơ thể người và gây nguy hại đến sức khỏe


Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia thì người dân không nên quá hoang mang vì chúng ta có thể phòng tránh bằng cách mua rau được trồng theo quy trình sạch, nguồn nước tưới được đảm bảo. Hơn nữa, người dân cần thực hiện việc chế biến theo nguyên tắc ‘ăn chín uống sôi’.


Chuyên gia đến từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, việc ăn (đặc biệt là ăn sống) những loại rau có mang theo trứng và sâu non của giun sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, trong sản xuất rau, đặc biệt là những loại sống dưới nước cần phải lưu ý để loại bỏ chúng tại nơi sản xuất.


Đồng thời, vị chuyên gia này cũng khuyên để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên thực hiện: “Ăn chín, uống sôi”. Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.


Nguồn : Yahoo.com



Cẩn thận khi ăn rau trồng ao đầm

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Lợi ích của dưa chua

Các chế phẩm từ sữa lên men (như sữa chua, phô mai) đã được biết đến với nhiều lợi cho sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng còn nhiều loại thực phẩm khác mà thành phần chống ôxy hóa và hoạt tính chống viêm của nó có thể được tăng cường thông qua quá trình lên men, như dưa chua, kim chi.


Theo báo Daily Mail của Anh, khi những thực phẩm nào đó trải qua quá trình lên men, chúng bị “ăn” bởi nấm men và vi khuẩn tốt xuất hiện tự nhiên trên bề mặt thực phẩm. Nói cách khác, những vi khuẩn này tiêu thụ thực phẩm trước chúng ta, phân hủy đường và tinh bột đồng thời làm cho các dưỡng chất dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Một số vi khuẩn còn giải phóng axít latic, một chất bảo quản tự nhiên, làm axít hóa (hóa chua) môi trường trong ruột từ đó kích thích sự phát triển của dòng vi khuẩn có lợi. Chính nhờ vậy, thực phẩm lên men trở thành nguồn bổ sung lợi khuẩn probiotic tự nhiên.


du chua sTrong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Physiological Anthropology (Nhật Bản), Tiến sĩ Alan C. Logan cho biết: “Các nhà khoa học đã phân lập một chủng vi khuẩn từ kim chi và phát hiện nó ảnh hưởng đáng kể đến các hormone do tế bào thần kinh trong não tiết ra, chứng tỏ nhiều lợi ích của thực phẩm lên men vẫn chưa được khám phá”. Đó mới chỉ là một loại vi khuẩn có lợi tìm thấy trong một món ăn tiêu biểu của người châu Á.


Theo ông Alan, ngày càng có nhiều nghiên cứu xác định quá trình lên men có thể tạo ra các hóa chất có hoạt chất sinh học mới liên quan đến các chất hóa học tuyệt vời có nguồn gốc thực vật. “Sự kết hợp mới giữa những chất có cấu trúc gần giống nhau này có thể tạo ra nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe”, Tiến sĩ Logan nói. Các phát hiện mới hé lộ cách thức mà quá trình lên men làm biến đổi thực phẩm, cách thức các hóa chất có lợi trong thực phẩm được tăng cường trong quá trình lên men và cách thức hình thành các chất có nguồn gốc thực vật vốn có thể tác động đến hệ vi sinh trong ruột.


Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi trong ruột có thể tác động tích cực đến chức năng não, bằng cả con đường trực tiếp và gián tiếp. Trong khi đó, nghiên cứu khác chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen tiêu thụ các món dưa chua truyền thống với việc giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và lo âu. Không chỉ vậy, việc chế biến rau củ thành dưa chua còn giúp tăng cường chất lượng prôtêin và lợi ích sinh học của các vitamin nhóm B kiểm soát tâm trạng, magiê và kẽm.


Đáng chú ý là đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy chủng vi khuẩn Lactobacillus lấy từ các món dưa chua truyền thống tạo ra những tác động về mặt sinh học theo những cách khác. Chẳng hạn, khi được tiêu hóa, các chủng vi khuẩn Lactobacillus có nguồn gốc thực vật tạo ra chất chống ôxy hóa mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện 35% vi khuẩn lactic từ trái cây và rau củ tươi có thể tồn tại trong môi trường axít của dạ dày. Mặc dù không khẳng định tất cả các vi khuẩn này đều có đặc tính của men vi sinh probiotic, song các nhà khoa học cho rằng tiêu thụ các loại thực phẩm lên men truyền thống như dưa chua có thể làm tăng tính đa dạng của hệ vi sinh đường ruột vốn có lợi cho sức khỏe.


Theo Báo Cần Thơ, Nutra Ingredients-USA



Lợi ích của dưa chua

Kinh nghiệm làm củ cải muối

Củ cải muối( Sái bấu) là đặc sản của của miền Tây, hiện đã đươc nhiều người biết đến. Sái bấu có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng qua bàn tay khéo léo của người miền Tây, nó được chế biến khác đi và tạo thành món ăn đặc trưng riêng.


I. Cách làm sái bấu ( củ cải muối )  ngọt


sai bau 1 s1/ Chuẩn bị vật liệu


            - Củ cải trắng thu hoạch xong rữa sạch


            - Cắt bỏ những chổ bị hà ( sâu bệnh ) ăn.


            - Cắt khúc bằng gang tay ( 20 –25 cm ), đường kính bằng ngón tay  (2-3 cm ).


2/  Thực hiện


            - Cho củ cải cắt khúc vào thùng, rắc muối lên, cứ một lớp củ cải cộng một lớp muối theo tỷ lệ : 10kg củ cải cắt khúc + 1kg muối, dùng vật nặng dằn phía trên.


            - Thời gian muối là 24 giờ, sau 24 giờ dùng tay nhồi bỏ vị cay nồng trong củ cải đến khi cọng cải mềm cho vô bao để ráo nước 24 –32giờ ( bao kê dốc ). Nếu nắng tốt phơi 1,5 nắng. Sàn bụi bỏ vào thùng, ướp nước đường theo tỷ lệ : 1kg củ cải muối cắt khúc khô + 1kg đường, cuối cùng dằn phía trên thật kỹ.


            - Thời gian ướp đường 9 – 10 ngày là có thể dùng được. Trong khi ướp đường định kỳ 2-3 ngày trộn đều 1 lần cho cải ăn đường đều.


* Những điều cần lưu ý


            - Rửa cải bằng nước máy, nước sông nhưng không được rửa bằng nước mưa


            - Chọn cải chắc thịt, không xốp.


* Giải quyết sự cố


            - Nếu phơi gặp nắng không tốt, không liên tục ( phơi được 1 nắng, hôm sau không nắng ) cho vào thùng muối tiếp, sau đó phơi cho đủ 1,5 nắng liên tục. Trường hợp này khi ướp đường cần tăng lượng đường lên.


            - Nếu cải sau khi ướp đường không đạt yêu cầu về màu sắc, mùi vị….Ta dùng nước đường với tỷ lệ : 1kg đường +1 lít nước cho 1 kg củ cải hư vào, để khi nào cọng cải nở trở lại, sau đó thực hiện qui trình chuẩn: 1kg đường + 1kg củ muối.


            - Trong quá trình phơi chúng ta để cải vào trong bao sạch, khô cột miệng kín, tránh gió.


            - Vật liệu sử dụng cho qui trình :


                + Đường : sử dụng đường cuba.


                + Muối : Sử dụng muối hạt thường.


* Nguyên tắc chung


            - Cải mốc do thiếu đường


            - Mùi : Do nắng và kỹ thuật phơi ( nền trước khi phơi phải nóng và thoáng ).


            - Độ giòn : do muối.


            - 100 kg củ cải trắng tươi làm được 10kg – 13kg  sái bấu ngọt.


            - Nước đường sau khi sử dụng có thể tái sử dụng lại.


II. Cách làm sái bấu mặn – khô


sai bau 2 s1/ Chuẩn bị vật liệu


            - Củ cải thu hoạch rửa sạch, nếu không đất cát không cần rửa.


            - Không phân loại


2/ Cách thực hiện


            - Củ cải để nguyên củ phơi nắng cho vừa héo.


            - Muối củ cải đã phơi theo tỷ lệ : 1kg củ cải đã phơi + 1kg muối ( 1 lớp củ cải + 1 lớp muối )


            - Thời gian muối 3 –4 ngày. Sau đó đem phơi cho đủ 3 nắng. Nếu mưa dằm đem vào nhận lại sau đó tiếp tục phơi cho đủ 3 nắng liên tục.


* Lưu ý


            - Nếu trời không nắng có thể muối tăng gấp đôi.


            - Dùng bao sạch, khô chứa củ cải trong khi phơi.


            - Muối bằng lu hoặc khạp.


III. Cách làm sái bấu mặn -nước


            - Khi thu hoach chuẩn bị hố với các kích thướt khác nhau có thể là :     1,8m  x 1,8m  x  1,8m; Sau đó lót một lớp bạt để muối củ cải. Mỗi tấn củ cải tươi sử dụng 300- 400 kg muối ( 1kg củ cải tươi + 300 – 400 g muối ( 1 lớp củ cải muối + 1 lớp muối)).


            - Thời gian muối 5 –10 ngày. Sau đó phơi 4- 5 nắng tốt là bán được. Nếu không bán ta có thể tồn trữ vào trong các hố đã chuẩn bị sẵn.


* Lưu ý


            - Trong quá trình tồn trữ ta phải dằn kính phía trên tránh gió lùa vào.


            - Thời gian tồn trử có thể  được vài năm.


Nhìn chung củ cải muối là hình thức chế biến rất phù hợp cho vùng chuyên trồng củ cải trắng, mang lại hiệu quả theo hướng có lợi cho nông dân, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu giống cây trồng theo hướng bền vững. Tin chắc rằng nông dân sẽ vận dụng thành công trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng diện tích trồng củ cải, giúp người dân nâng cao đời sống và thu nhập./.


Theo snnptnt.dongthap.gov.vn


 



Kinh nghiệm làm củ cải muối

Củ cải hỗ trợ điều trị ung thư

Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh ung thư.


Củ cải trắng có thể chế biến thành nhiều món ăn như thái mỏng muối dưa, luộc ăn với nước, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi, ngâm nước mắm thành món dưa ngâm, ăn quanh năm, phơi khô dự trữ để làm dưa góp. Lá cây củ cải được dùng để luộc, muối dưa.


cu cai trangCủ cải có nhiều tác dụng chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu rắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hoá (béo phì, đái tháo đường…), bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao). Ngoài ra, củ cải còn có công dụng giải độc khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.


Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: Nước 93,5g; protein 0,06g; chất béo 0,1g; đường 5,3g (chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ như glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg; photpho 21mg; sắt 0,6mg; mangan 0,41mg; bromine 7mg… các vitamin nhóm B như B1 0,02mg; B2 0,03mg; niacin 0,3mg; vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.


Ngoài các công dụng chữa bệnh như đã nêu trên, gần đây, củ cải được dùng nhiều để hỗ trợ điều trị ung thư. Cụ thể như: Với chứng ung thư phổi khiến ho ra máu, dùng nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy, uống ngày 1 thang. Với bệnh ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa, dùng củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.


Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)-kienthuc.net.vn


 



Củ cải hỗ trợ điều trị ung thư

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Độ độc của thuốc BVTV theo ý kiến của nhà chuyên môn

Về giả thiết nếu loại bỏ hoàn toàn thuốc hóa học, chuyển sang sử dụng thuốc sinh học không độc hại trên rau, liệu có đảm bảo an toàn dịch bệnh hay không? Tôi e điều này khó đảm bảo, cần thận trọng. Đó là phát biểu của ông  Trương Quốc Tùng – Phó Chủ Tịch Hội KHKT Bảo vệ thực vật VN.


thuc BVTV sBản thân Viện KHNN Việt Nam đã từng có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Theo đó cho thấy, chỉ ở giai đoạn cuối vụ, gần thu hoạch rau mới có thể hoàn toàn sử dụng thuốc sinh học mà thôi. Còn ở giai đoạn đầu, vẫn phải sử dụng kết hợp thuốc hóa học và sinh học mới có thể quản lý tốt sâu bệnh.


Bởi thuốc sinh học yêu cầu phải có thời gian sử dụng dài, điều kiện ẩm độ, nhiệt độ… phù hợp, nếu gặp sâu bệnh bùng lên bất ngờ, hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt thuốc sinh học khó lòng kiểm soát được sâu bệnh.


Một số mô hình SX rau an toàn (RAT) ở Lâm Đồng, Vĩnh Phúc… gần đây nói là chỉ sử dụng thuốc sinh học, điều đó đúng nhưng thực chất vẫn phải sử dụng nhóm Abamectin, Emamectin có độ độc Nhóm II. Vì thế nói không sử dụng bất kỳ thuốc BVTV nào độc hại mà vẫn đảm bảo SX rau đạt năng suất thì e là khó khả thi.


Hiện nay, đang có xu hướng hô hào sử dụng thuốc sinh học, nhưng ở mặt nào đó, cần nhìn nhận rằng nhiều thuốc hóa học thuộc Nhóm III, Nhóm IV vẫn hiệu quả, thời gian cách li ngắn và rất ít độc hại. Ngay cả các thuốc sinh học thế hệ mới như Emamectin… mặc dù nói là thuốc sinh học nhưng vẫn có độ độc thuộc Nhóm II.


Do đó, tôi nghĩ vẫn có thể cho phép sử dụng thuốc hóa học, các thuốc sinh học có độ độc Nhóm II tùy theo từng thời điểm và từng loại rau khác nhau, nhưng nhất định kèm quy trình sử dụng, chứ không nhất thiết cứ cứng nhắc hễ thuốc nào thuộc Nhóm I và Nhóm II là cấm sử dụng.


Bởi với các loại sâu “cứng đầu” nguy hiểm trên rau như sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh da láng… mà không có các loại thuốc “knock out” mạnh thì khó mà trị được. Ở Trung Quốc, hiện họ vẫn cho phép sử dụng các thuốc có hoạt chất Abamectin rất nhiều.


Một phương án khác, trước đây, tôi nhớ khoảng năm 2005-2006, Bộ NN-PTNT cũng đã từng có quyết định ban hành Danh mục các thuốc BVTV cho phép sử dụng trên rau và trên chè. Tuy nhiên về sau, không hiểu vì lí do gì mà danh mục này không còn thấy được đề cập tới. Thiết nghĩ, hiện nay chỉ cần rà soát, bổ sung chi tiết lại danh mục này theo hướng phân loại ra từng nhóm rau cụ thể (như rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả…).


Theo đó, cần thành lập một hội đồng khoa học để rà soát, đánh giá và chọn ra những thuốc BVTV nào đảm bảo ít độc hại mà lại có khả năng phòng trừ bệnh tốt nhất. Sau đó áp dụng cho từng loại rau cụ thể.


Ví dụ: Nhóm rau ăn lá (có danh mục cụ thể) thì được phép sử dụng loại thuốc nào, rau ăn củ được phép sử dụng những thuốc nào, quy trình sử dụng ra sao…? Bên cạnh đó, việc áp dụng danh mục này cũng cần thật linh hoạt và thật cụ thể.


Ví dụ: Một số loại rau ăn sống ngắn ngày như xà lách, rau cải…, có thể yêu cầu hoàn toàn cấm sử dụng thuốc hóa học thậm chí là cả thuốc sinh học có tính độc cao. Nhưng cải bắp, su hào… thời gian sinh trưởng dài, sâu bệnh khó trị vẫn cho phép sử dụng kết hợp thuốc sinh học và hóa học ở giai đoạn đầu.


Làm như vậy, vừa thể hiện được cơ sở khoa học, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà vẫn giúp nông dân kiểm soát tốt các đối tượng sâu bệnh hại. Tránh tình trạng trên thì cứ hô cấm, hạn chế, ở dưới nông dân cứ lén lút sử dụng theo chỉ dẫn của đại lý đến lúc nào sâu chết mới dừng mà không cần biết có an toàn hay không.


Phải có thuốc sinh học thay thế


Hai nhóm thuốc trừ sâu và trừ bệnh có số lượng lớn nhất và đáng phải quan tâm nhất. Đa số các vấn đề ngộ độc, mất ATTP cũng như vấn đề dư lượng trong sản phẩm XK đều liên quan chủ yếu đến hai nhóm thuốc này.


 Theo Thông tư mới nhất số 37/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT ngày 17/4/2013 về danh mục thuốc BVTV tại Việt Nam, chỉ nguyên thuốc trừ sâu, chúng ta đã có tới 745 hoạt chất (bao gồm cả đơn chất và hỗn hợp), với 1.662 tên thương phẩm.


Đặc biệt, có quá nhiều thuốc thương phẩm có hàm lượng hoạt chất gần như na ná nhau. Cùng một hoạt chất, thuốc này có hàm lượng 2,0%, thuốc kia có hàm lượng chỉ 2,3 hay 2,5% cũng được đăng ký một tên thương mại khác. Việc thay đổi tên thương mại hiện nay, chủ yếu chỉ nhằm đa dạng hóa bao bì, dễ dàng thương mại, tức là thay đổi nồng độ thuốc, hoạt lực, kích cỡ đóng chai bao gói là chính, mà gần như không có sự thay đổi đáng kể nào về công năng của thuốc.


 Ngay cả cùng một tên thương phẩm cũng có quá nhiều kích cỡ bao gói, gây rối loạn cho người tiêu dùng. Đó là chưa kể, mặc dù một số loại thuốc chúng ta cũng đã đưa vào danh mục cấm sử dụng, một số thuốc tiếng Trung, tiếng Thái không có trong danh mục nhưng bằng cách nào đó, nó vẫn được bung ra tràn lan trên thị trường, thậm chí cả các loại thuốc có độ độc cao vẫn đang được bán để phun cho các đối tượng cây trồng có nguy cơ cao như rau ăn lá, hoa quả…


Về số lượng DN thuốc BVTV, hiện cũng quá nhiều. Nên chăng, cần quy định lại mang tính đặc thù đối với DN kinh doanh thuốc BVTV. Nước gần chúng ta nhất là Trung Quốc hiện nay họ quy định DN ít nhất phải có vốn 3 triệu Nhân dân tệ mới được phép kinh doanh thuốc BVTV.


Nên chăng, chúng ta cũng phải có một hội thảo nào đó, rà soát lại các quy định của các luật khác về DN, để cắt giảm cũng như siết chặt việc cấp phép đối với DN kinh doanh, NK thuốc BVTV. Điều này nhằm tạo điều kiện để quy hoạt động kinh doanh thuốc BVTV về một mối, tạo điều kiện quản lí tốt hơn, chứ không phải là hạn chế sự tự do cạnh tranh và mở rộng thị trường.


Bên cạnh những bất cập trên, qua rà soát đối với nhóm thuốc trừ sâu và trừ bệnh thời gian qua, cũng đã có sự chuyển biến đáng mừng, khi danh mục thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc sinh học, thảo dược (gọi chung là nhóm sinh học), các thuốc hóa học có độ độc thấp đang tăng lên đáng kể.


Cụ thể trong nhóm thuốc trừ sâu, trong số 745 hoạt chất, hiện đã có 175 hoạt chất thuộc nhóm sinh học, tương đương với 494 tên thương phẩm thuộc nhóm này. Trong đó, một số thuốc có nguồn gốc xạ khuẩn với hoạt lực rất cao, mặc dù độ độc vẫn thuộc Nhóm II, nhưng ưu điểm là chúng phân hủy rất nhanh, chỉ cần cách li 2-3 ngày.


Tiêu biểu như hoạt chất Abamectin chiết xuất từ xạ khuẩn có đặc tính diệt sâu rất mạnh (Nhóm II), hiện có tới 100 sản phẩm có hoạt chất này nhưng nó phân hủy rất nhanh, đặc biệt dưới ánh nắng mặt trời gần như phun xong là phân hủy ngay chứ không như các thuốc hóa chất có cùng độ độc nhưng thời gian cách li rất dài.


Nhiều thuốc như thuốc sinh học vi khuẩn Bt, các thuốc có nguồn gốc nấm ký sinh côn trùng, thảo dược (như hạt bông, đinh hương, dầu tỏi, dầu sả, chiết xuất từ bồ kết…) hiện cũng đang dần phổ biến và trở thành xu hướng lựa chọn của nông dân…


Như vậy, đối với nhóm thuốc trừ sâu thì nhóm thuốc sinh học hiện đã chiếm trên 23%, và xu hướng sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Tỉ lệ sử dụng thuốc sinh học như vậy so với một số nước châu Âu thì thấp hơn nhiều, nhưng so với nhiều nước trong khu vực là tương đối cao.


Thái Lan hiện nay vẫn cho phép sử dụng nhiều loại thuốc độc hại mà nước ta đã cấm sử dụng. Tất nhiên không nên so sánh, nhưng rõ ràng đây là điều đáng mừng.


Tương tự, đối với nhóm thuốc trừ bệnh, hiện tại trong số 552 hoạt chất thuộc nhóm này, đã có khoảng 64 loại có nguồn gốc sinh học, thảo dược (chiếm 11,6%). Tuy nhiên, diện áp dụng thuốc nhóm sinh học hiện vần còn ở diện hẹp (chủ yếu ở các vùng rau an toàn), giá thành vẫn còn khá đắt, nguồn hàng hạn chế…


Thông tư 37/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT ngày 17/4/2013 : Xem tại đây


Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam



Độ độc của thuốc BVTV theo ý kiến của nhà chuyên môn