Quảng Cáo

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Những điều cần biết về than sinh học

Than sinh học (Biochar) Biocarbon hay Biochar là than sinh học (TSH), còn gọi là than đen, có hạt mịn được SX bằng phương pháp nhiệt phân từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh khối thực vật (gỗ, thân, cành, lá và phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ). Nhiệt phân là sự phân hủy hóa học của vật liệu hữu cơ bằng cách đun nóng trong sự vắng mặt của oxy.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Theo những kết quả nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra được cách người cổ đại đã tạo ra làm cho đất dồi dào dinh dưỡng, đất đen đã được SX từ bột than, phân trâu bò và cỏ rác tự nhiên, có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. TSH làm tăng năng suất cây trồng đáng kể trên đất đang trong tình trạng nghèo dinh dưỡng, giúp ngăn chặn dòng chảy và thất thoát phân bón, cho phép sử dụng phân bón ít hơn và giảm bớt ô nhiễm môi trường xung quanh mà vẫn giữ được độ ẩm, giúp cây qua được các thời kỳ hạn hán dễ dàng hơn. Quan trọng nhất, nó bổ sung dưỡng chất cho đất duy trì độ phì nhiêu. TSH có diện tích bề mặt lớn và cấu trúc lỗ rỗng phức tạp (1g có thể có một diện tích bề mặt hơn 1.000 m2) nên có khả năng hấp thụ nước, tạo thành các “hồ”, các “bể” nước dưới mặt đất để giữ lại lượng nước và dinh dưỡng cho đất. Nhờ đó cung cấp một môi trường sống an toàn cho cây và các vi sinh vật trong đất. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Biochar là “người bạn” tốt nhất của đất.


Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam thì hiện nay trên thế giới đã sử dụng TSH cho đất, họ đã xây dựng giao thức mới về điều này. Một số kết quả ở các nước như sau: Ở Úc tốc độ tăng trưởng của lúa mì tăng 2,5 lần so với đối chứng không bón phân và TSH, cho kết quả đáng khích lệ khi bón TSH cho đất chua với khả năng trao đổi cation thấp. Khi bổ sung 6 tấn than sinh học/ha và giảm 50% lượng phân khoáng nhưng năng suất cây trồng vẫn tăng 18%. Ở Nhật cũng cho thấy TSH làm tăng năng suất mía, lúa và ngô. Tại Việt Nam, TSH được người nông dân sử dụng phổ biến từ rất lâu, trước tiên là tác dụng của nó trong sưởi ấm, nướng thực phẩm vừa có vị thơm ngon mà không bị mất vệ sinh. Trong nông nghiệp TSH cũng đã được sử dụng vào SX như làm giá thể trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan, hoa ly… Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã sử dụng TSH làm từ trấu hun để làm giá thể, đất nhân tạo và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho SX hoa cây cảnh và các loại rau đặc sản và được các Cty SX rau hoa xuất khẩu trên Mộc Châu, Sơn La sử dụng làm giá thể trồng cà chua, hoa tuy luýp, hoa ly, và nhiều lại cây trồng khác. Ở phía Nam, TSH từ mùn cưa, trấu cũng đã được chế biến thành dạng than viên như than tổ ong để đun nấu thay cho than tổ ong, vừa tận dụng được phế thải nông nghiệp vừa tránh ô nhiễm môi trường độc hại.


Tại Cty CP Phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định (Biffa), năm 2007 Cty Sino – Japanese (Nhật Bản) đã chuyển giao công nghệ cho Biffa SX than gỗ từ cây bạch đàn rừng trồng và bao tiêu sản phẩm. Sản phẩm là các loại than gỗ cao cấp, có thành phần cacbon cố định trên 90%. Khi đốt cháy than để nướng thực phẩm, sưởi ấm… than không phát sinh khói CO2 và mùi CO, nhiệt lượng tỏa rất cao, thời gian tàn rất lâu, độ tro ít và có màu trắng (nên còn gọi là than trắng). Sản phẩm còn có khả năng hút mùi, khử độc mạnh như tính chất của than hoạt tính. Công nghệ SX là nhiệt phân dài ngày (25 – 30 ngày). Sau nhiều năm SX, Cty Biffa đã ứng dụng công nghệ này nhưng điều chỉnh các thông số kỹ thuật như chế độ nhiệt trên 600 độ C, sử dụng nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cà phê, bã mía…), thời gian trên 48 tiếng tạo thành sản phẩm Biochar (than đen) phục vụ SX phân bón cho nông nghiệp.


Trong chương trình tái canh cây cà phê của Bộ NN-PTNT, nếu đơn vị ,địa phương nào có nhu cầu, Biffa xin hợp tác để tư vấn công nghệ SX biochar và bao tiêu sản phẩm. Cụ thể: Đối với thân cành cây cà phê có thể SX than trắng cao cấp xuất khẩu. Còn lá, cành nhỏ, vỏ cà phê thì SX than đen biochar cho phân bón. Có nhiều cách SX TSH như đốt gián tiếp, đốt trực tiếp, nhưng phổ biến, đơn giản và kinh tế nhất là đốt trực tiếp. Đốt trực tiếp theo hệ thống lò công nghiệp sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn, hàm lượng cacbon cố định cao, khả năng ngậm hút mạnh.


Các sản phẩm Biffa – Biochar


- BIFFA BIOCHAR NGUYÊN CHẤT: Thành phần chính là TSH với hàm lượng cacbon cố định trên 50%, bổ sung Axite Humic & Fulvic, có tác dụng nâng cao khả năng hấp thu & trao đổi dinh dưỡng của đất, ổn định pH đất, giữ ẩm, ngậm hút và nhả chậm các chất dinh dưỡng, tăng cường dưỡng chất cacbon hữu cơ, giúp tiết kiệm phân bón vô cơ. Đặc biệt hạn chế rửa trôi và trực di trong đất trồng trọt.


- BIFFA HỮU CƠ VI SINH BIOCHAR: Hàm lượng cacbon cố định 15%, chất hữu cơ 25%, các chủng vi sinh vật đa chức năng phân giải lân, xenlulo, cố định đạm, nấm cộng sinh với rễ và vi sinh vật đối kháng Trichoderma, bổ sung các trung vi lượng. Dùng cải tạo đất, ổn định pH cho đất, phục vụ canh tác hữu cơ .


- ĐẠM BIFFA BIOCHAR: Thành phần đạm nguyên chất (N) 40%. Đặc biệt, phân đạm đen BIFFA (BioNitrogen-Biffa) luôn chứa 2 dạng đạm NH+4 & NO-3 giúp cây trồng hấp thu đạm tốt, ngoài ra chất hữu cơ trong đạm đen Biffa còn kích thích hệ rễ và vi sinh vật trong đất phát triển. Nhờ liên kết hữu cơ – khoáng giúp cho các dưỡng chất sẽ được nhả chậm cho cây trồng, tăng kích thích sinh trưởng cây trồng, sử dụng đạm triệt để, tiết kiệm phân bón và cải thiện môi trường đất.


- PHÂN KALI ĐEN-BIFFA BLACK (BLACK POTASSION): Đây là loại phân kali thế hệ mới, hàm lượng K20 55%. Nhờ có liên kết giữa Biochar, AH và K+ mà lượng K2O được trao đổi và hấp thu bởi hệ rễ cây hiệu quả hơn. Tiết kiệm từ 30 – 35% lượng kali nguyên chất. Các đề xuất của Biffa đối với các địa phương có nguồn phụ phẩm nông lâm nghiệp phong phú (vỏ cà phê Tây Nguyên, vỏ trấu, xơ dừa, bã mía…). Biffa tư vấn công nghệ Biochar để nông dân tự SX và sử dụng cho vườn nhà, cách làm đơn giản, gọn nhẹ, xử lý phân hủy nhanh hơn nhiều so với ủ vi sinh vật. Các đơn vị có nguồn phụ phẩm lớn như các Cty SX thu mua chế biến cà phê hạt (phụ phẩm vỏ cà phê đang được ủ vi sinh vật hoặc bón lại ngay cho cây, thời gian phân hủy lâu, có thể còn lưu giữ mầm bệnh…); Cty mía đường (dùng bã mía để đốt lấy nhiệt…) có thể tự SX để phục vụ vùng nguyên liêu hay cung ứng Biochar từ vỏ cà phê, bã mía cho Biffa, hoặc hợp tác với Biffa cung cấp phụ phẩm để SX Biochar làm nguyên liệu phân bón.


Nguồn NongNghiep.vn


Các loại rau cải chứa nhiều calcium

Calcium cần cho sự phát triển răng và xương, hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh, co bóp cơ, cùng quá trình tiết những hormone và enzyme quan trọng bên trong cơ thể. Vì thế, việc thiếu hụt calcium có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau.


1. Hạt mè.

Chỉ với 38,7 gr hạt mè, bạn có thể hấp thu đến 351 mg calcium, nhiều hơn lượng calcium mà bạn có thể hấp thu từ một ly sữa. Bạn có thể thêm mè vào rau trộn hoặc rắc lên bánh nướng để tăng cường calcium.


2. Cải xoăn.

cai xoan sNếu lâu nay bạn không đụng đến cải xoăn thì giờ là lúc bạn nên đưa nó vào danh sách thực phẩm lành mạnh. Đó là vì bạn có thể hấp thu đến 150 mg calcium từ 100 gr cải xoăn. Cải xoăn có thể được dùng để chế biến thành một ly sinh tố bổ dưỡng hoặc một đĩa rau trộn bắt mắt. Ngoài calcium, cải xoăn còn chứa nhiều manganese và phosphorous, 2 dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe xương.


3. Cải bó xôi.

cai bo xoiĐây là một nguồn calcium quan trọng nữa mà bạn cần lưu tâm. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 180 gr cải bó xôi chứa 244,8 mg calcium, đáp ứng khoảng 1/4 lượng calcium được khuyến nghị hấp thu mỗi ngày. Bên cạnh đó, cải bó xôi còn là một nguồn cung cấp manganese đáng kể. Loại rau này chứa đến 84% lượng manganese được khuyến nghị hấp thu mỗi ngày.


4. Cải rổ.

cải rổ chữa bệnh hoĐể phát triển và duy trì xương khỏe mạnh, cải rổ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Với 380 gr cải rổ, bạn có thể hấp thu 452,2 mg calcium, đáp ứng gần 90% lượng calcium được khuyến nghị hấp thu mỗi ngày. Chưa hết, cải rổ còn chứa nhiều vitamin B6 và a xít folic, những “vệ sĩ” chủ chốt khác của xương.


5. Hạnh nhân.

hanh nhanƯớc tính khoảng 20 hạt hạnh nhân rang khô chứa 72 mg calcium. Theo các nhà nghiên cứu, ngoài calcium, hạt hạnh nhân cũng chứa nhiều kali, vitamin E và chất sắt. Bạn có thể cho hạnh nhân vào rau trộn hoặc chế biến thành bơ hạnh nhân. Bạn cũng có thể ăn sáng bằng hạt hạnh nhân kèm theo sữa chua hoặc nước trái cây khoái khẩu.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Thuốc hay từ nghệ và gừng

Nghệ có họ hàng với gừng và được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.



Nghệ và gừng là những loại gia vị thông dụng nhất, rẻ tiền nhất và được dùng trong bất cứ nền ẩm thực nào từ Đông sang Tây. Nếu bớt chút thời gian, chúng ta có thể bào chế những bài thuốc hay từ nghệ và gừng.


gung ngheRượu gừng nhiều công dụng


Rượu gừng có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh như đau khớp,  giúp hạ cholesterol, cảm, khó tiêu, bệnh gút (gout), hội chứng ruột kích ứng, buồn nôn… Để bào chế rượu gừng, có thể dùng nguyên liệu là gừng khô hoặc gừng tươi.


Dùng dao sắc băm nhuyễn gừng để có khoảng nửa chén (nếu dùng gừng khô thì chỉ cần 1/4 chén). Cho gừng đã băm nhuyễn vào hũ thủy tinh miệng rộng, màu tối nhằm tránh ánh sáng. Lưu ý là lọ thủy tinh này phải sạch và khô để tránh ô nhiễm, dễ làm hư sản phẩm.


Sau đó, cho vào hũ 1 chén rượu vodka nếu dùng nguyên liệu gừng tươi; nếu là gừng khô thì dùng 2/3 chén rượu vodka và 1/3 chén nước. Đậy nắp lại và lắc hũ trong khoảng 2 phút. Dùng giấy ghi tên sản phẩm và ngày làm dán vào hũ để tránh nhầm lẫn.


Mỗi ngày lắc hũ khoảng 1 phút trong vòng 2 tuần. Sau 2 tuần thì lọc bỏ bã và lấy phần rượu rồi dùng rượu này để pha với nước uống (mỗi ngày dùng khoảng  1 muỗng cà phê pha với một tách nước ấm). Những bệnh nhân đang được hóa trị liệu cũng thường dùng rượu gừng theo cách trên để làm giảm sự buồn nôn do tác dụng của hóa trị.


Nếu bạn đi du lịch xa có thể đem theo sản phẩm này để tránh nôn mửa khi ngồi xe và tránh cảm mạo khi thay đổi thời tiết… Sản phẩm này để ở nơi khô mát, tránh ánh sáng, thời gian bảo quản có thể từ 1-2 năm.


Lưu ý là phụ nữ có thai và các bệnh nhân có các bệnh về mật không nên dùng sản phẩm này. Khi đi bác sĩ, nếu bác sĩ kê cho bạn đơn thuốc, bạn cần báo cho bác sĩ biết bạn đang dùng rượu gừng nhằm tránh sự tương tác thuốc có thể xảy ra.


Giá trị dược học lớn của nghệ


Sau khi Steve Jobs giã biệt “thời đại thông tin” thì các nhà khoa học đã lên tiếng rằng nếu như ông chịu dùng… nghệ thì có thể đã không rời bỏ cuộc chơi sớm như vậy. Nói như thế để thấy được giá trị dược học vô cùng phong phú của nghệ. Nghệ có họ hàng với gừng và được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm,  thực phẩm.


Y học dân gian phương Tây dùng nghệ để trị mụt nhọt rất hiệu quả mà đỡ tốn tiền mua thuốc. Mụt nhọt là một dạng nhiễm trùng da thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên. Đó là một khối u nhô lên da, lớn dần do chứa đầy mủ và các mô da bị chết. Mụt nhọt sẽ khỏi nếu khối dịch bên trong được xử lý. Do trong nghệ có một chất kháng viêm tuyệt vời là curcumin nên chúng ta có thể dùng nghệ để xử lý mụt nhọt.


Cho vào chén sạch khoảng một muỗng canh bột nghệ loại tốt (loại bột nghệ không có phẩm màu, hóa chất), sau đó cho từ từ dầu dừa vào và trộn sao cho bột nghệ thành một khối bột nhão. Dùng bột nhão này phủ lên vùng da bị mụt nhọt, dùng băng y tế cố định để bột luôn tiếp xúc với mụt nhọt, không bị rớt ra ngoài. Mỗi ngày làm 3 lần. Sau mỗi lần tháo băng thì rửa lại bằng nước ấm sạch, đừng lo lắng khi vết thương có màu vàng của nghệ vì từ từ chúng sẽ biến mất. Sử dụng vài ngày thì khối dịch trong mụt nhọt sẽ không còn nữa, mụn nhọt sẽ khô, khi ấy có thể ngưng sử dụng.



Theo NLĐ


Công dụng 12 loại trà thảo dược

Những loại trà dược này đều dễ tìm nguyên liệu và dễ chế biến. Tuy chúng có vẻ đơn giản nhưng có công hiệu không ngờ.


Dưới đây là các dạng trà làm từ hoa trái trong phòng và chữa bệnh thông thường:


1. Trà hoa cúc


Loại nước sắc làm từ hoa Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), phổ biến nhất là ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc (thường đã được sấy khô) vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90 – 950C (sau khi đun sôi), có thể thêm đường, đá lạnh. Theo Đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng y học như: chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn nhọt do có tính mát. Y học cổ truyền cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và mắt. Gan gắn với hành Mộc điều khiển mắt, gắn liền với sự bực dọc và căng thẳng.


2. Trà hoa hồng


Hoa hồng có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, an thần, trấn tĩnh… Cánh hoa hồng chứa vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K, kali, canxi, iod, tinh dầu, một số chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Dùng trà hoa hồng chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày, chống cảm cúm, sốt, viêm lợi. Tinh dầu hoa hồng có tác dụng làm dịu thần kinh rất tốt. Trà hoa hồng đặc biệt rất tốt cho phụ nữ vừa bổ dưỡng, vừa giúp xua tan mệt mỏi, bực bội.


3. Trà atisô


Được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Trà atisô sẽ cải thiện làn da rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.


4. La hán long táo trà


 Long nhãn, la hán, hồng táo. Long nhãn vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí, dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp mất ngủ. Quả la hán có vị ngọt, tính mát, nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng, chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa, viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo. Hồng táo: trị tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc, doanh vệ không điều hòa, hồi hộp, phụ nữ tạng táo.


5. Ngân cúc mật trà


Kim ngân, bạch cúc, mật ong. Kim ngân hoa có tác dụng trị ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt huyết độc lỵ, ho do phế nhiệt, đan độc (viêm quầng), cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt. Bạch cúc tính lương (mát), vị khổ tân (đắng cay) vào hai kinh tâm, phế, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, trấn ho, chữa trị cảm mạo phong nhiệt. Mật ong có tác dụng bồi bổ cơ thể, sát khuẩn, trị ho, chống cảm lạnh.


6. Tiểu hồi hương trà


Tiểu hồi hương 10 – 15g, đường ăn một lượng vừa phải. Tiểu hồi hương tán vỡ hãm với nước sôi nêm đường đủ dùng uống hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống, giảm đau, dùng cho người mắc chứng tỳ vị hư yếu, thường xuyên đau bụng đi ngoài, lạnh bụng, dễ mắc cảm cúm.


7. Bách táo, ngư tinh, thảo trà


Bách hợp 5 – 10g, đại táo 3 – 5 quả, ngư tinh thảo khô 5 – 10g. Tất cả đem hãm 15 – 20 phút. Trà này có tác dụng nhuận phế, bổ hư, giảm ho tiêu đờm. Thích dụng cho những người viêm phổi phế quản, hen phế quản, viêm họng.


8. Câu kỷ, ngọc diệp trà


Kỷ tử 5g, đại táo 3 quả bỏ hạt, râu ngô 5 – 10g, lá dâu 5g. Tất cả sơ chế thái vụn đem hãm nước uống hằng ngày. Dược trà có tác dụng: mát can, nhuận phế, bổ thận khí, trừ phong, tiêu khát, lợi niệu. Thích hợp cho những người viêm gan, viêm đường tiết niệu, viêm phổi – phế quản, thận hư gây đau lưng mỏi gối.


9. Thiên ma, cúc hoa trà


Thiên ma 10g, cúc hoa 10g, hòe hoa 3 – 5g. Tất cả đem hãm dùng hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng ích khí, bổ âm, an thần, hạ áp, thanh can sáng mắt, mạnh gân cốt. Bài này dùng cho những người âm hư hỏa vượng tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, xơ vữa động mạch, thị lực giảm do biến chứng tăng huyết áp và tiểu đường.


10. Trà khổ qua


Trà này có tác dụng lợi tiểu, giảm đường huyết, giải độc. Khổ qua có thể rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 – 15g khổ qua, 5g trà đun lên trong vòng 10 phút là có thể uống được. Trà khổ qua nàycó thể uống hàng ngày để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng, chữa các bệnh kiết lị, đau mắt đỏ.


11. Trà hoa quế


Đây là loại trà đặc biệt, dùng cho những người hơi thở có mùi, những người đau răng, sâu răng, viêm chân răng, tiêu đờm. Lấy 3 – 5g hoa quế rửa sạch, 3g trà đen hoặc 5g trà xanh đun trong khoảng 10 phút là có thể uống được. Có thể dùng trà này để uống sau khi ăn các món có vị tanh như cá hay có mùi tỏi.


12. Trà hoa hòe


Hoa hòe có tác dụng tăng sức bền thành mạch, cầm máu. Nó cũng giúp tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch. Hoa hòe sao, cho vào nước sôi hãm, dùng nước uống.


BS.CKII.Huỳnh Tấn Vũ – Sức khỏe & Đời sống


 


Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Nhận diện 4 loài nấm độc cần tránh

Thời tiết ẩm vào mùa xuân tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, đây cũng là thời điểm các vụ ngộ độc nấm thường xảy ra.




PGS.TS Hoàng Công Minh – nguyên chủ nhiệm bộ môn Độc học, Trung tâm Phòng chống nhiễm độc – Học viện Quân y, cho biết ở Việt Nam có khoảng 50 – 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao.


PGS.TS Hoàng Công Minh đưa ra khuyến cáo về 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam.


1. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)


Nấm độc tán trắng.


Nấm độc tán trắng (Amanita verna) thường mọc thành từng từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn bóng. Lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 5-10 cm. Khi, già mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm và cuống nấm có màu trắng, phần cuống có dạng màng ở trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng và mùi thơm dịu. Loại nấm này chứa amanitin (amatoxin) có độc tính cao.


2. Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)


Nấm độc trắng hình nón.


Cây nấm có hình dạng gần giống nấm độc tán trắng, mang đặc điểm phân bố và độc tố tương tự. Mũ nấm trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4-10 cm. Thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi khó chịu.


3. Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)


Nấm mũ khía nâu xám


Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu, tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽm, đường kính mũ nấm khoảng 2-8cm. Phiến nấm lúc non mau hơi trắng, gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm. Cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu, dài 3-9cm, không có vòng cuống. Thịt nấm màu trắng và chứa độc tố muscarin.


4. Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)


Nấm ô tán trắng phiến xanh.


Loài nấm này mọc thành cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác. Lúc còn non, mũ nấm hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành, mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính 5-15 cm. Trên bề mặt mũ nấm có các vảy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ. Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm) lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc. Thịt nấm trắng, có độc tính thấp và chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.


Các dấu hiệu nhận diện nấm độc


- Nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.


- Bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vảy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc.


- Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm). Độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu.


Theo vnExpress




9 bài thuốc hay từ rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là “thần dược” đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ và có tác dụng chữa nhiều bệnh khác.


lá rau diếp cáTừ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng…


Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng… Chính vì vậy, trong các tài liệu Y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.


1. Chữa bệnh trĩ bằng cách ăn rau diếp cá hàng ngày


Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.


2. Chữa táo bón bằng rau diếp cá khô hãm lấy nước uống


Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.


3. Chữa sốt ở trẻ em bằng rau diếp cá giã nát


Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.


4. Chữa kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá và ngải cứu


Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.


5. Chữa viêm âm đạo với rau diếp cá + bồ kết + tỏi


Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.


6. Điều trị sỏi thận bằng rau diếp cá + rau diệu + cam thảo đất


20g diếp cá, 15g rau diệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.


7. Chữa ho với rau diếp cá và nước vo gạo


1 nắm là diếp cá đã rửa sạch xay nhỏ ra. Tiếp theo là dùng nước vo gạo đặc đun sôi cùng rau diếp cá. Sau đó chắt nước cốt uống.


Chỉ cần làm như vậy sau bữa ăn, 2 đến 3 lần là khỏi. Hỗn hợp nước trên cũng rất mát cho cơ thể, vì vậy, bạn nên uống từ 5 lần trở lên cho khỏi hẳn.


8. Chống lão hóa bằng rau diếp cá và mật ong


Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá.


Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.


Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.


9. Ngăn ngừa mụn với rau diếp cá và muối


Để xử lý tình trạng da dầu của mình bạn có thể giã nát diếp cá rồi trộn với một chút muối hạt rồi bôi lên mặt.


Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).


Ngoài ra, nó còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả nữa đấy.


Theo Sức khỏe & Đời sống


Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Rau củ có tác dụng long đờm


Đông y cũng cho rằng, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.


cu cai trang- Củ cải trắng có công dụng sát khuẩn nói chung. Ngoài ra củ cải còn có khả năng giảm mỡ, đường máu, giảm huyết áp. Và có thể chữa một số bệnh chuyển hóa, bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết)…


- Xương sông (rau xương sông), tên Đông y gọi là hoạt lộc thảo… Theo Đông y, lá xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam…


la-bap-cai- Trong bắp cải có chứa nhiều hợp chất sulfur – có tác dụng làm loãng đờm. Do vậy, bắp cải có thể giúp đường thở trở nên thông thoáng. Nếu như đờm quá đặc, bắp cải sẽ giúp làm lỏng đờm và dễ khạc ra hơn.


- Tỏi và gừng đều có tác dụng kháng viêm và long đờm. Vì vậy, cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhai vài lát gừng nhỏ sẽ có tác dụng tức thì.


toi- Các loại trà thảo dược nóng như trà chanh hoặc trà hoa cúc pha thêm chút mật ong cũng rất tốt cho chứng ho đờm, giúp bạn thoát đờm một cách tự nhiên.


- Hấp cách thủy mật ong, gừng thái lát và quất tắc. Mỗi lần hâm nóng lại 1 – 2 thìa canh cho người bệnh uống vào sáng và tối. Như vậy sẽ giúp trị đờm rất hiệu quả.


Theo PNO


Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Lợi ích của vỏ dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè. Ít ai biết rằng vỏ của loại quả này còn có khả năng tăng ham muốn tình dục và nhiều lợi ích sức khỏe khác.


Quả dưa hấu

Quả dưa hấu


Chúng ta thường có thói quen loại bỏ vỏ của các loại trái cây và rau quả. Tuy nhiên, đây không chỉ là thói quen gây lãng phí mà còn khiến chúng ta bỏ lỡ những lợi ích sức khỏe không ngờ tới.


Một vài lợi ích từ vỏ của các loại trái cây như cùi của quả cam được cho là có nồng độ flavonoids cao nhất. Hay như quả kiwi, phần vỏ nâu nhạt hoàn toàn có thể sử dụng bởi vì nó có chứa chất xơ cao gấp ba lần phần thịt bên trong. Thật thú vị phải không?


Tuy nhiên, lợi ích của vỏ dưa hấu lại được ít người biết đến hơn cả. Hầu hết chúng ta đều chỉ ăn phần ruột đỏ bên trong và vứt phần vỏ đi. Điều đó đã được chứng minh là gây lãng phí. Một nghiên cứu Mỹ cho thấy mỗi năm Mỹ tiêu tốn  165.000.000.000 USD để xử lý thực phẩm.


Hơn thế nữa, vỏ dưa hấu còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn phần cùi trắng chứ không nên sử dụng lớp vỏ màu xanh lá cây vì nó có thể khiến bạn bị đau bụng.


Lợi ích sức khỏe nhờ ăn vỏ dưa hấu


vo dua1. Bảo vệ hệ miễn dịch


Theo Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Nông nghiệp , citrulline là một hợp chất được tìm thấy trong vỏ dưa hấu, chúng có tác dụng xua đuổi các gốc tự do. Nó được chuyển đổi thành acid amin giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, bảo vệ hệ thống miễn dịch và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.


2. Tăng cường ham muốn tình dục


Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas A & M và Trung tâm Cải tiến Thực vật đã khẳng định rằng citrulline trong vỏ dưa hấu giúp thư giãn các mạch máu và thậm chí có thể giúp làm giảm rối loạn chức năng cương dương.


3. Giảm cân


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ citrulline có khả năng giảm cân tới 30%. Ngoài ra, thành phần citrulline trong vỏ dưa hấu giúp làm giảm đau mỏi cơ bắp và kéo dài thời gian tập luyện và kiểm soát trọng lượng cơ thể tốt hơn.


Để phát huy tác dụng của vỏ dưa hấu, bạn có thể ăn thêm phần trắng ở cùi dưa hoặc có thể sử dụng chúng để pha chế các loại đồ uống.


Theo SKGĐ


Công dụng của cây rau dừa

Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật…


rau dua nenRau dừa nước còn có tên là thủy long, tên khoa học: Jussiaea repens oenotheracene, là loại cây mọc bò ở ao hồ đầm lầy, có nơi người ta dùng ngọn và lá rau ăn sống cho mát.


Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe…


Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật…


- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu: Dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.


- Chữa viêm cầu thận (tiểu ra dưỡng chấp): Rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.


- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): Rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.


- Chữa đái dắt, đái buốt, nước tiểu đỏ: Rau dừa nước, rau mã đề, cỏ mực, lá đinh lăng mỗi thứ 50g, nấu nước uống trong ngày. Tác dụng: chống viêm thanh nhiệt, lợi tiểu. Chỉ dùng vài lần là có hiệu quả.


- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.


- Chữa nước tiểu đục như nước vo gạo (do thận hư, chức năng của thận bị rối loạn): Rau dừa nước tươi 80 -100g nấu nước uống trong ngày, dùng liên tục 10 – 15 ngày.


Hoặc rau dừa nước (khô) 20g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, đan bì 10g, trạch tả 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, khởi tử 12g, khiếm thực 12g, đỗ trọng 10g, biển đậu 12g, rau má 20g, đinh lăng 16g, cam thảo đất 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.


- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước (khô) 20g, kim tiền thảo 16g, ích mẫu 16g, ké đầu ngựa 12g, đinh lăng 16g, mã đề thảo 16g, trinh nữ 16g, cối xay 16g, lá tre 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 7 – 10 ngày là 1 liệu trình.


- Đau vùng hố thận, mi mắt sụp, chân tay phù, tiểu ít: Rau dừa nước (khô) 20g, hương nhu trắng 16g, xa tiền 12g, bạch truật 12g, ngải diệp 16g, sinh khương 6g, quế 8g, kiện 10g, trần bì 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.


Theo PNO


Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Rau cải thanh nhiệt bổ dưỡng

Ở quê, có nhiều loại rau lá vừa lành vừa mát mọc ngay ở vườn nhà, trời nắng nóng, chỉ cần hái một ít vò uống hoặc nấu canh ăn là thấy “mát ruột mát gan” ngay.


Những loại rau này không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy ở thành phố nên nếu may mắn gặp thì cứ tranh thủ mua để có thể “giải nhiệt” trong những ngày hè oi.


Lá sâm


la mat nenHay còn gọi là sương sâm, thường mọc hoang ở vườn, nơi có bóng râm mát. Lá sâm là dạng dây leo, có thể bò tít lên ngọn cây, càng vươn cao, càng xanh tốt. Ngoài ra, cây cũng thích mọc gần bờ tường hay bờ rào rồi bám víu lấy bất kỳ cây nào cạnh đó, cứ thế xanh tươi.


Ngày nay, lá sâm được trồng “công nghiệp” cũng khá nhiều, lá thường to, mướt nhưng ăn không ngon, không mát bằng sâm vườn mọc tự nhiên, lá hơi nhỏ nhưng dày.


Lá sâm khi hái, chọn những lá già nhất, dày nhất, đem rửa sạch, vò với nước ấm cho ra hết chất diệp lục rồi lược bỏ xác. Sâm vò tươi sẽ có màu xanh sẫm, ra nhiều bọt, để rất nhanh đặc. Nếu muốn ăn sâm dai hơn thì phơi lá heo héo trước khi vò, sâm sẽ có màu xanh lơ lớ, hơi ngả vàng.


Khi ăn, chỉ cần cho nước đường vào quậy tan, thêm đá hoặc không, ực một hơi mát đến tận ruột. Ngoài ra, người miền Tây làm sâm bán thì thường cho thêm dầu chuối, nước cốt dừa beo béo, đường thắng kẹo có thêm gừng đập dập.


Cải trời


la mat 2 nenCải này mọc nhiều nhất là khi trời bắt đầu mưa xuống. Hết năm này đến năm kia, cải lớn lên, già đi, rụng hạt, sang năm sau lại mọc tiếp, chẳng cần ai trồng nên người ta gọi là cải trời, như của trời cho vậy.


So với nhiều loại cải ăn lá khác thì cải trời có mùi thơm rất đặc trưng, nghe rõ vị thuốc nam trong ấy nên người quê hay bảo, ăn cải này rất “nên thuốc”. Nó giúp giải nhiệt, trị ghẻ lở, mụn nhọt rất hay. Rau có thể dùng ăn sống chấm cá, thịt kho hay ngon nhất là xắt nhuyễn, nấu canh với tôm khô, thịt bằm.


Rau đắng đất


la mat 3 nenRau đắng đất thích mọc ở những nơi đất ẩm, ngay bờ rào sau hè. So với rau đắng biển thì rau đắng đất đắng và ăn mát hơn rất nhiều. Rau này gặp cháo cá lóc, cá kèo phải nói là hợp gu. Rau đắng là vậy nhưng đi kèm với cháo cá thì bỗng nhiên… hết đắng, chỉ còn lại vị nhân nhẫn nơi đầu lưỡi.


Ngoài ra, rau đắng còn có thể nấu canh chua hay canh ngọt. Khi nấu, nước sôi bùng lên thì thả rau vào rồi nhắc xuống ngay, nấu lâu rau sẽ đắng và dai hơn.


Lá cách


Lá cách hay mọc dại, thường cạnh bờ mương và có thể phát triển to lớn, xum xuê và là loại cây lâu năm. Muốn trồng lá cách thì cứ chặt một nhánh nào đó rồi găm xuống đất bùn ẩm là xong. Lá cách cho lá quanh năm, bất kể nắng mưa. Mỗi lần hái, bẻ đọt đi, tháng sau cây sẽ ra đọt non mới, xanh mướt mỡ màng. Loại lá tự nhiên không cần phân thuốc này rất tốt cho gan, giúp giải độc, nhuận trường.


Không chỉ có tính bài thuốc mà lá cách còn là loại rau đặc sản, người miền Tây hay dùng ăn bánh xèo; xào thịt rắn, um thịt ếch, lươn có thêm ít nước cốt dừa, ngon hết sẩy. Mùi của lá cách cũng rất thơm, tạo hương vị rất đặc biệt cho món ăn.la mat 4 nen


Chùm ngây


Vài năm trở lại đây, phong trào trồng chùm ngây bỗng dưng nở rộ, có lẽ do “tiếng lành” về một loại rau mát, tốt cho sức khỏe được đồn xa. Ở quê, cây thường mọc hoang, người ta còn gọi là cây ba đậu dại.


la mat 5 nenLá chùm ngây có vị ngọt thơm giống lá bồ ngót, có thể ăn sống, luộc, nấu canh, làm gỏi hay xào đều ngon. Nấu canh thì có thể nấu với tôm, thịt băm, làm gỏi thì trộn tôm, thịt luộc. Chùm ngây chứa nhiều vitamin C, khoáng chất nên cũng là loại rau giải nhiệt cho ngày nóng.


Ngoài các loại rau trên thì bồ ngót, rau má, mồng tơi, rau tiêu, rau sam… là những loại rau mát phổ biến khác mà người ở quê có thể tìm thấy hoặc trồng dễ dàng trong vườn nhà, vừa ngon, vừa an toàn, vừa giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.


 


Theo PNO