Quảng Cáo

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Phát triển nông nghiệp hữu cơ cần sự hỗ trợ từ ngành nông nghiệp

Nông nghiệp hữu cơ là quá trình trồng trọt, chăn nuôi không sử dụng hóa chất (phân hóa học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng…); bền vững với đất đai, hệ sinh thái, tốt cho sức khỏe và truy nguyên được nguồn gốc.


Nhằm tăng cường hoạt động hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, Gần đây, tại TP.HCM, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Cục Trồng trọt và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc gia “Nông nghiệp hữu cơ – thực trạng và định hướng phát triển”.

Hội thảo có sự tham gia của gần 300 đại biểu đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.


1. Hầu như vắng bóng chính sách hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ


Đa số các đại biểu cho rằng: Hiện nay nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới phát triển khá tốt, nhưng ở Việt Nam còn ở giai đoạn đầu vì các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ hầu như chưa có, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và của cả cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế… Thực tế là càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và trên thế giới thì các sản phẩm nông sản của nước ta lại càng khó cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã. Ngày càng có nhiều sản phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều vụ ngộ độc tập thể xảy ra với nhiều chủng loại, sản phẩm khác nhau.


2. Nông nghiệp hữu cơ -nền nông nghiệp lâu dài


Rau hữu cơ, sach an toàn cho người tiêu dùng

Rau hữu cơ, sach an toàn cho người tiêu dùng


Ông Lê Quốc Phong – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ phía Nam cho biết, nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp mang tính lâu dài, vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho người sử dụng mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho đất đai và con người. Do đó những người làm ra sản phẩm phải thấy được tầm quan trọng này. “Qua hội thảo này, chúng tôi mong muốn Nhà nước cũng có các cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp hữu cơ, coi đây là một vấn đề quan trọng trong tương lai. Nếu chúng ta chỉ nghĩ trước mắt thì rất khó, nhưng nếu về lâu dài có định hướng đúng đắn thì nông nghiệp hữu cơ sẽ phát triển rất tốt” – ông Phong nói.


Hiện nay, trên thế giới đã có 130 nước canh tác theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ với diện tích khoảng 35,6 triệu ha, tổng doanh thu các sản phẩm hữu cơ trên toàn cầu đạt khoảng 55 tỷ USD.


Ở VN, nông nghiệp hữu cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đến mức báo động. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở VN hiện tại vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phát triển còn chậm. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, năm 2010 cả nước có 21.000ha nông nghiệp hữu cơ. Hai năm sau diện tích cũng chỉ tăng thêm được 2.400ha, lên thành 23.400ha, chỉ bằng… 0,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.


Đa số các đại biểu dự hội thảo cũng cho rằng, để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam an toàn, bền vững, ngành nông nghiệp không chỉ chú trọng việc tăng năng suất, sản lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, để giúp cho ngành nông nghiệp hữu cơ phát triển, Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư và tăng cường quảng bá hơn nữa cho phương thức sản xuất mới này.


Tuyết Anh-dânviet.vn



Phát triển nông nghiệp hữu cơ cần sự hỗ trợ từ ngành nông nghiệp

Công dụng chữa bệnh của rau muống biển

Rau muống biển còn được gọi là cỏ chân dê, mã an đằng, nhị diệp hồng thự …là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm, họ Khoai lang – họ Convolvulaceae.


rau muong bien sCây rau muống biển là loài cây thân thảo, sống nhiều năm, mọc bò lan trên mặt đất, cây bò đến đâu, rễ mọc đến đấy. Hạt được phát tán trôi theo dòng nước và không bị ảnh hưởng bởi nước biển mặn, mọc trên các bãi biển và các cồn cát trên bờ biển.


Rau muống biển là một trong các các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất. Loài rau muống biển có thể tìm thấy khắp nơi trên bờ biển, đụn cát của đại dương vùng nhiệt đới, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mọc phổ biến trên những cồn cát phía bắc Úc châu của Nam Nouvelle-Galles và cũng tìm thấy ở bờ biển Queensland.


Ở nước ta, rau muống biển mọc hoang khắp ven biển dọc theo các bờ biển ở bãi cát ven biển và bãi cát cố định. Mọc nhiều ở các bờ biển Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), Vũng Tàu (BR- VT), Nha Trang (Khánh Hòa), Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng…


1.Mô tả cây rau muống biển


 Rau muống biển thân đặc màu tím thường ở các đốt của thân cũng giống như thân rau muống ăn, có 2 đường rãnh nông ở hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia.


Lá mọc so le gần như hình vuông, phía cuống hình tim sâu ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, dài 4-6 cm, rộng 5-7cm, nhẵn cả 2 mặt; cuống lá dài 5-7cm, dày về phía gốc, rải rác có nhiều u, mang hai tuyến đối nhau ở đầu.


Khi ngắt lá rau muống biển có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Hoa to hình chuông, cũng giống hoa rau muống, có màu hồng, màu trắng và tím. Quả nang hình cầu, đường kính 2cm, 4 buồng, chứa 4 hạt đen tròn, 6 đến 10 mm bao phủ bởi lớp lông nằm, đẹp, màu hung.


2. Công dụng chữa bệnh cây rau muống biển


Cây rau muống biển có thể thu hái toàn cây quanh năm dùng để làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Theo kinh nghiệm dân gian thì rau muống biển chữa trị những bệnh viêm và rối loạn tiêu hóa có tác dụng trừ tê thấp, phù thũng, chân tay đau nhức, mỏi. Thấp khớp tạng khớp, khớp xương đau nhức, tiêu viêm, mụn nhọt và viêm mủ da.


Trị chảy máu, hỗ trợ điều trị trĩ xuất huyết (đi cầu thường bị ra máu) hái lá non nấu cháo ăn vài lần là khỏi. Lợi tiêu hoá và nhuận tràng, dịch lá lợi tiểu thông tiểu tiện, được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, chữa thuỷ thũng, đau bụng, ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.


Lá tươi giã nát dùng đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ hay rắn cắn, khi đi biển bị ngứa do chạm phải sứa biển có thể lấy một nắm rau muống biển giã nát hoặc nhai đắp lên chỗ tổn thương rất hiệu nghiệm.


Rau muống biển không độc nhưng phụ nữ có thai không nên dùng. Đặc biệt dùng chữa viêm xoang được xem là có tác dụng tốt, hết bệnh trong thời gian ngắn, rau muống biển hái  lá, rửa sạch cắt sợi nhỏ phơi thật khô. Dùng giấy hút thuốc se rau muống biển thành điếu thuốc.


Đốt hút, hít khói của điếu thuốc rau muống biển này ngày 3 lần, làm khoảng 15 – 30 ngày các bệnh viêm xoang biến mất. Đây là cách điều trị rẻ tiền mà có tác dụng tốt, thuốc dễ tìm, tự làm lấy không thể mua vì không ai bán…


Theo Nongnghiep.vn



Công dụng chữa bệnh của rau muống biển

Cây nhật nguyệt chữa bệnh đường tiêu hóa

Cây nhật nguyệt- hay hoàn ngọc đỏ

Cây nhật nguyệt- hay hoàn ngọc đỏ


Trong các sách thực vật làm thuốc, thường gọi đó là cây Xuân hoa. Cây này trong dân gian, còn có rất nhiều tên khác như: hoàn ngọc,  tu lình, cây con khỉ, nội đồng, … Tên khoa học là Pseuderanthenum palatiferum Radlk., thuộc họ Ô-rô (Acanthaceae).


Hơn chục năm trước, nhiều người truyền tay nhau tài liệu nói về những tác dụng kỳ diệu của cây hoàn ngọc, thậm chí không ít người cho rằng “hoàn ngọc” là “thuốc thánh”, có tác dụng cân bằng âm dương trong cơ thể, do đó có thể chữa khỏi được “bách bệnh”: Từ đau dạ dày-tá tràng, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, lỵ, viêm đại tràng, trĩ nội, đái buốt, đái gắt, đái ra máu, chấn thương chảy máu,… cho tới viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm thận cấp và mạn, u xơ tuyến tiền liệt, điều chỉnh huyết áp … Tuy nhiên cho đến nay, phần lớn những điều nói trên vẫn chưa được kiểm chứng một cách khoa học trên lâm sàng.


Cũng từ đầu những năm 90, thế kỷ trước, để kiểm chứng kinh nghiệm dân gian, một số trường và viện đã triển khai nghiên cứu về thực vật, hóa học và tác dụng sinh lý của cây hoàn ngọc. Kết quả cho thấy: Lá cây hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn, nấm men và nấm mốc gây bệnh, mạnh nhất là đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa – Chứng tỏ kinh nghiệm dùng lá cây hoàn ngọc cây nhật nguyệt điều trị một số trường hợp bệnh lý đường tiêu hóa, như tiêu chảy, lị trực khuẩn, viêm đại tràng mạn tính, trĩ nội, … là có cơ sở. Điều này cũng khẳng định kinh nghiệm dân gian sử dụng hoàn ngọc chữa bệnh cho gia súc (tiêu chảy ở lợn, chó), gia cầm (gà, vịt).


Một số kết quả nghiên cứu khác còn cho thấy, hoàn ngọc còn làm tăng hồng cầu, tăng hàm lượng hemoglobin và tăng trọng lượng của lợn con sau cai sữa và giảm tỷ lệ lợn còi cọc. Ngoài ra, còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan (trên chuột thí nghiệm) và không độc. Tuy nhiên, đối với nhiều tác dụng khác của cây hoàn ngọc, còn cần chờ những kết quả nghiên cứu tiếp theo.


Nguồn Tiền Phong Online



Cây nhật nguyệt chữa bệnh đường tiêu hóa

Bố trí cây cảnh theo ngũ hành

Bản chất của ngũ hành là sự tương tác, chuyển hoá qua lại giữa các thành phần trong thiên nhiên, khi quá lệch về một màu, một hình dáng hay một chủng loại nào thì đều gây nên tính thừa, lấn áp các hành khác và phát sinh hệ quả xấu.


Do vậy cách bố trí hài hoà ngũ hành là chọn một hành làm chủ đạo (hành bản mệnh), bổ sung thêm hành sinh chủ và hành chủ sinh, điểm xuyết hành chủ khắc tại các vị trí xấu, còn lại để tự nhiên và bố trí theo công năng, thẩm mỹ.


Cũng nên căn cứ vào đặc tính của nơi bố trí cây chứ không chỉ thuần yếu tố cá nhân, và có lúc khắc lại tốt hơn sinh. Cụ thể trường hợp nêu trên gia chủ có sân trước xéo góc theo tính chất không gian thuộc hoả, cần giảm góc nhọn bằng cách dùng hành khắc chế, thì cây cối bố trí tại góc xéo đó nên theo dạng mềm mại, lá tròn hoặc xén tỉa tán tròn, ít góc cạnh dưới nền, có thể xây bồn cây hay ốp đá hình dạng bo tròn, uốn lượn (thuộc kim và thuỷ, là hai hành tương khắc với hoả) để giảm bớt góc nhọn.


(Ảnh trái) Dùng cây lá và đá ốp lát nên có màu sắc sáng, tươi vui nhằm bổ sung tính dương cho những khoảng sân nhỏ và khuất nắng. (Ảnh phải) Sân thượng khi kết hợp yếu tố sắp đặt sỏi đá với cây cối sẽ trở nên hấp dẫn và hữu dụng hơn.

(Ảnh trái) Dùng cây lá và đá ốp lát nên có màu sắc sáng, tươi vui nhằm bổ sung tính dương cho những khoảng sân nhỏ và khuất nắng.
(Ảnh phải) Sân thượng khi kết hợp yếu tố sắp đặt sỏi đá với cây cối sẽ trở nên hấp dẫn và hữu dụng hơn.


Đối với nhà phố, nên quan niệm khoảng sân vườn ít ỏi gắn bó với phần mở rộng của ngôi nhà, chứ đừng tách bạch nhà và sân rõ rệt quá. Nghĩa là trồng cây gì, bố trí sỏi đá ra sao nên căn cứ sát theo không gian phòng ốc và sinh hoạt liền kề sân để phối kết.


Nếu là sân trước, các bố trí sẽ phụ thuộc theo yếu tố mặt tiền nhà và việc giao tiếp đối ngoại của phần minh đường (khoảng quang đãng phía trước). Nếu là sân giữa hay giếng trời thì bề mặt sân vườn sẽ nối kết với không gian kề cận của trung cung (khu vực trung tâm của ngôi nhà). Còn nếu là sân sau thì cần quan tâm nhiều đến yếu tố hỗ trợ cho hậu chẩm của ngôi nhà cũng như góc nhìn từ các tầng trên trông xuống khoảng sân này. Từ đó có thể chọn cây cụ thể như sau:


1. Sân trước


Khi mặt tiền nhà thiên về yếu tố dương hay âm nhiều, màu sắc của khoảng sân trước sẽ cần phải cân bằng ngược lại. Ví dụ nhà có màu sáng, dùng kính nhiều thì khoảng sân trước nên chọn các loại cây có màu sậm, cành vươn cao, tạo nhiều bóng đổ giảm bớt chói chang, dùng đá lát sân sậm màu hoặc trải sỏi để tăng tính âm. Ngược lại, nhà kiểu cổ điển, chi tiết nhiều rồi thì cây cần chọn dạng đơn giản, có tính hỗ trợ, chào đón nhiều hơn là che chắn.


Giữ lại nhiều khoảng trống có đất hoặc bề mặt trồng cỏ giúp giảm bề mặt bêtông hóa, giảm bức xạ nhiệt, gia tăng yếu tố thổ, thêm độ ẩm cho sân vườn trong phố.

Giữ lại nhiều khoảng trống có đất hoặc bề mặt trồng cỏ giúp giảm bề mặt bêtông hóa, giảm bức xạ nhiệt, gia tăng yếu tố thổ, thêm độ ẩm cho sân vườn trong phố.


2. Sân thượng


 Thông thường sân thượng hay kế bên phòng thờ hoặc phòng ngủ lầu trên, là những không gian mang tính sinh hoạt nội bộ, cần tươi sáng và dương tính nhiều hơn. Tránh dùng những màu tối, tránh trang trí rườm rà hoặc lạm dụng sỏi đá non bộ sẽ khiến không gian trở nên âm thịnh dương suy. Các hướng vườn đón nắng và gió tốt (như hướng đông, đông nam hoặc nam thì màu cây cối và vật liệu có màu đậm, bề mặt nhám, có bổ sung mặt nước sẽ cân bằng lại yếu tố dương thịnh. Trong khi những hướng sân vườn nhận ánh sáng yếu hơn (như hướng bắc) hoặc bị nhà khác che khuất thì cần dùng những màu tươi sáng trên các bề mặt nhẵn để tăng dương lên.


Nên lưu ý: Vườn trong nhà ở khác với vườn trồng cây theo kiểu canh tác, vườn ươm hay vườn kiểng. Sử dụng màu của gỗ và đá là những gam màu chủ đạo dễ dàng tạo nên một khoảng sân nhà dung hoà ngũ hành thông qua hành thổ làm nền tảng. Trong khi đó, hành kim vốn khắc mộc xem ra có vẻ ít được ưa chuộng trong bảng màu sắc của sân vườn, nhưng không có nghĩa là thiếu vắng. Những mảng tường trắng, những bộ khung – giàn leo bằng kim loại, nhựa, hay bàn ghế sơn màu trắng sẽ bổ sung yếu tố kim cho một khu vườn quá rậm rạp, làm sáng sủa không gian nhiều bóng râm, và tạo nên những bề mặt bắt sáng tốt hơn là bề mặt sậm màu.


Bài ThS.KTS Hà AnhTuấn- Ảnh Khánh Phương SGTT.vn


 



Bố trí cây cảnh theo ngũ hành

Chăm sóc hoa Sứ đón Tết

Trong thế giới hoa cảnh, hoa Sứ có vị trí tương đối, trải qua trên 50 năm rồi lan rộng từ Nam ra Bắc và hình thành sân chơi cho các giới tham quan, thưởng ngoạn.Hoa Sứ ngày xưa chỉ có một màu một lớp 5 cánh, hiện có trên 100 màu giống khác nhau và có nhiều lớp cánh, thường gọi  là Sứ kép.


Hoa sứ- Ảnh chụp tại chợ hoa 23/3

Hoa sứ – Ảnh chụp tại chợ hoa 23/3


Tp.HCM là nơi xuất phát và cũng là cái nôi của hoa Sứ và cũng có nhiều “sân Sứ” để chơi, trong đó có Hội Hoa Xuân Ở Tao Đàn. Hoa Sứ có mặt trong Hội Hoa Xuân rất lâu, sau đó mới thành lập bộ môn riêng vào năm 2007. Từ ngày có bộ môn hoa Sứ, Hội Hoa Xuân tăng thêm sắc màu, tô lên sắc Xuân… có được như thế cũng do các nhà vườn, nghệ nhân chung tay góp sức, trong đó có nhóm hoa Sứ Bình Dương.


Nói đến hoa Sứ Bình Dương, người chơi Sứ công nhận đấy là một trường phái có chiêu làm hoa Sứ độc nhất vô nhị. Do vậy, cách chăm sóc hoa Sứ từ xả tàn, bón phân để sao cho Sứ ra hoa ngày Tết, đáng để chúng ta học hỏi.


1. Ngày xả tàn cho hoa Sứ


Tùy theo từng giống Sứ mà xả tàn khác nhau, bình thường 75 ngày, Thần Tài 60 ngày, Huyết Long 85 ngày. Trước xả tàn 1 tháng bón phân, bón Dynamic pha loãng, lân… trước đó nữa là mùa mưa, không bón gì hết. Mùa mưa không cần bón phân vì trong nước mưa đã có đạm, nếu có bón chỉ bón lân.


 2. Cách  bón phân sau khi xả tàn


Khi thấy chồi mọc, khởi đầu xịt phân Đầu Trâu 501 ( 2 đến 3 lần), song song đó cũng xịt kèm theo Sherpa để phòng ngừa sâu rầy. Rồi quan sát, đánh giá tình hình: nếu thấy cây tự đâm nụ đúng theo chu kỳ thì xịt 901, nếu thấy ra hoa muộn thì phải xịt phân Đầu Trâu 701 để kích thích ra hoa và nụ hoa mau lớn, xịt phân 901 để giúp hoa rực rỡ và lâu tàn. Hoa nở rồi thì ngưng bón tất cả,lấy chuẩn từ lúc có nụ đến nở là 30 ngày. Trong quá trình làm bông phải xịt rửa sương hay còn gọi là nấm sương để phòng ngừa nụ hoa bị thối rụng.



3. Những kinh nghiệm trong chăm sóc hoa Sứ


-  Nhìn thấy lá còn tốt tươi, củ Sứ căng cứng, nhiều sức sống thì bón phân bình thường, phân Dynamic, lẫn xịt thêm Đầu Trâu 501 qua lá, tiếp sức cho cây hấp thụ nhanh. Trong trường hợp thấy lá nhỏ, vàng buồn, củ mềm, thiếu sức sống thì nên nhổ lên, thay chất trồng mới, trồng lại.


-   Phải thường xuyên theo dõi nắng, mưa, gió, sương, sâu, rầy,.. .có tác động, tác hại hay không để xử iý cho kịp thời. Không nên sử dụng phân quá liều lượng hướng dẫn, muốn thêm bớt phải trải qua kinh nghiệm,


không thì dễ phạm phân , đối với Sứ phạm phân là “dễ đi” lắm!.


 Tất cả những kinh nghiệm này, đều dựa trên hoàn cảnh, điều kiện môi trường của Bình Dương. Nơi làm cho Sứ ra hoa đến mức nghệ nhân hàng đầu Thái Lan cũng phải bất ngờ, ngạc nhiên và khen ngợi.


 Màu hoa Sứ Thái trên đất Việt


Hoa sứ

Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9


Hoa sứ

Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9


Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9

Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9


Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9

Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9


Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9

Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9


 


“Không có ai thành công trong bóng mát mà phải ra đồng” , đó là lời gửi gấm của các nghệ nhân thay cho lời kết !


Nguồn : Tapchihoacanh




Chăm sóc hoa Sứ đón Tết

Phút trải lòng của một nghệ nhân hoa Sứ

Nghệ nhân Nguyễn Tiến Dũng, một trong những bậc thầy về  hoa Sứ. Những tín đồ yêu hoa này chắc chắn không  xa lạ về anh. Những sắc màu hoa Sứ Thái đẹp,  lạ sẽ ít được dịp khoe sắc trên đất Việt khi không có một phần đam mê và  tâm huyết từ anh. Mùa Xuân sắp về, cũng là  dịp để hoa Sứ khoe sắc. Chúng ta hãy lắng nghe chia sẻ của nghệ nhân này bạn đọc nhé.


Sứ Hoàng Long

Sứ Hoàng Long


Tính ra còn xa Tết mà lại gần đến ngày xả tàn để chuẩn bị làm hoa Sứ đón Xuân. Sứ ra hoa không khó mà làm cho ra hoa đồng đều, rực rỡ và đúng giờ thì không có ai dám vỗ  ngực xưng tên “ta đây”; và Sứ càng lớn thì càng khó.Trước trời cho, con người phải chứng tỏ có đáng được hưởng hay không?. Do vậy, không biết bao nhiêu phương pháp và cách thức mà nhà vườn, nghệ nhân đã thực hiện để nắm bắt “qui luật”. Anh Bê – Bình Chánh khác với anh út Ánh, anh út Ánh không như anh Nghĩa – Bình Dương… mỗi người có chiêu riêng. Vì phân bón có tính vừa khoa học, vừa kỹ thuật và kinh nghiệm mới rộng mỡ cho người khám phá và trang bị cho mình một “chiêu” riêng.’Thành chiêu” được phải có tâm, có trí, có tính kiên trì, do đó mói đẻ ra thành bậc một hai, ba… để phấn đấu vươn lên.


Sứ tháng 9 có thêm 3 giống mới để sưu tầm là Hoàng Long, Hồng Tầm và Mỹ Ngọc. Hoàng Long có tên Thái là Măng Com Thoong, không  phải của Siam Adenium, hay của  Husadee, Precha… mà là của vườn  mới, do vậy dòng màu khác tông , nhau, bổ  sung để làm cha mẹ trong trường hợp lai tạo giống mới, rất có lý!


 Tháng 9 phải chuẩn bị xả tàn, kiểm tra cây để sẵn sàng chạy đua… chạy cho vui, cho  xôm tụ, để hơn mình, đâu có cần hơn ai.


Nguồn : Tạpchihoacanh


 



Phút trải lòng của một nghệ nhân hoa Sứ

Hạt giống hoa Mãn đình hồng

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 1g


- Độ sạch (P): ≥ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 85%


- Xuất xứ : Là giống hoa có xuất xứ từ Hà Lan


2. Đặc tính hạt giống


- Cây hoa có màu đỏ hồng rực rỡ.


- Cây hoa ít phân cành, khi ra hoa ngọn vươn cao thành bông dài.Mỗi Nách lá cho cho một chùm 2-3 nụ. Hoa ở giữa to nở trước,nở dần từ dưới lên, lá càng lên cao càng nhỏ dần rồi chỉ thấy nụ hoa trông rất đẹp.


Mãn đình hồng cho hoa quanh năm, có thể cắt cành cắm lọ.


-Từ trồng tới khi ra hoa khoảng 90-100 ngày, hoa nở kéo dài, cây cao 1,5m


 



Hạt giống hoa Mãn đình hồng

Hạt giống Vạn thọ lùn F1 vàng chanh

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 0,5g


- Độ sạch (P): ≥ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 85%


- Xuất xứ : Là giống hoa có xuất xứ từ Pháp


2. Đặc tính hạt giống


- Cây cao 35-40cm, tán rộng 30cm, cho hoa lớn tạo nên những luống hoa đẹp mắt.


- Thời vụ : Có thể trồng quanh năm ở vùng đồng bằng hoặc nơi có khí hậu nhiệt đới, trồng hoa ở nơi có đầy đủ ánh nắng.


- Ươm hạt trong khay rồi cấy cây ra đất trồng hoặc  gieo trực tiếp vào đất sau khi ngâm ủ


- Cách gieo :  Gieo hạt dưới một lớp đất mỏng 0,5cm , hạt cách hạt 3cm


- Chăm  sóc : Giữ ẩm hạt giống trong suốt thời gian nẩy mầm. Thời gian nẩy mầm từ 7- 14 ngày.


- Cây cho hoa 9 tuần, tính từ lúc gieo



Hạt giống Vạn thọ lùn F1 vàng chanh

Hạt giống vạn thọ vàng cam

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 200 hạt


- Độ sạch (P): ≥ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 85%


- Xuất xứ : Là giống hoa có xuất xứ từ Pháp


2. Đặc tính hạt giống


- Cây cao 70cm, tán rộng 30cm, cho hoa lớn tạo nên những luống hoa đẹp mắt.


- Thời vụ : Có thể trồng quanh năm ở vùng đồng bằng hoặc nơi có khí hậu nhiệt đới, trồng hoa ở nơi có đầy đủ ánh nắng.


- Ươm hạt trong khay rồi cấy cây ra đất trồng hoặc  gieo trực tiếp vào đất sau khi ngâm ủ


- Cách gieo :  Gieo hạt dưới một lớp đất mỏng 0,5cm , hạt cách hạt 3cm


- Chăm  sóc : Giữ ẩm hạt giống trong suốt thời gian nẩy mầm. Thời gian nẩy mầm từ 7- 14 ngày.



Hạt giống vạn thọ vàng cam

Hạt giống sao nhái kép lùn

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 200 hạt

- Độ sạch (P): ≥ 98%

- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 85%

- Xuất xứ : Mỹ


2. Đặc tính hạt giống


- Màu : vàng chanh

- Chiều cao cây : 30-35cm

- Đường kính bông : 3-4cm

- Nẩy mầm : 3-7 ngày sau khi gieo

- Sang chậu : ( Từ khi gieo hạt ): 15-20 ngày

- Ra hoa đầu tiên : ( từ khi sang chậu) 25-30 ngày



Hạt giống sao nhái kép lùn

Hạt giống dưa hấu ruột vàng, không hạt Thái lan

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 12 hạt ( 0.8g)


- Độ sạch (P): ≥ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 70%


- Xuất xứ : Thái Lan



Hạt giống dưa hấu ruột vàng, không hạt Thái lan

Hạt giống đu đủ F1 nông hữu số 1 ( V0784)

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 20 hạt


- Độ sạch (P): ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 75%


2. Đặc tính hạt giống.


- Hạt giống đu đủ F1- V0784 có tỷ lệ trái dài nhiều. Trọng lượng trái 1,6-3kg. Độ đường 12%. Thịt trái dày chắc, đảm bảo vận chuyển xa tốt.


Đôi khi xuất hiện cây mang trái thịt cam đỏ, chất lượng đều ngon,ngọt và thơm như nhau. Khi thu hoạch lứa trái đầu nên làm dấu để phân biệt cây cho trái khác màu.


- Cây thích hợp nhiệt độ gieo trồng 25-30oC.


- Đất đai, thời tiết,phương pháp gieo trồng đều ảnh hưởng đến thành quả. Nên chọn thời điểm, đất,phương pháp thích hợp để trồng.


- Khoảng cách trồng : Cây cách cây 2m – 2,4 m


- Lượng hạt cần cho 1.000m2 : 5g



Hạt giống đu đủ F1 nông hữu số 1 ( V0784)

Hạt giống bầu hồ lô PN-100

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 10 hạt


- Độ sạch (P): ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 85%


2. Đặc tính hạt giống


- Bầu hồ lô PN-100 sinh trưởng mạnh, dễ đậu trái, kháng bệnh tốt. Trái dạng bầu có cổ, màu xanh nhạt, cao 17-19cm, đường kính trái 11-12cm, làm kiểng và đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp.


-  Thu hoạch 40-42 ngày sau khi gieo.



Hạt giống bầu hồ lô PN-100

Hạt giống cà dĩa tím F1

1. Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 1g


- Độ sạch (P): ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm (G): ≥ 85%


2. Đặc tính hạt giống


Cà tím dĩa F1 đặc biệt kháng bệnh tốt,trái tròn màu tím, không xơ, trái nặng 180-300gr. Cây trồng cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao


-Thời vụ : Trồng quanh  năm


- Thời gian thu hoạch : 58-65 ngày sau trồng.



Hạt giống cà dĩa tím F1

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Thu nhập cao nhờ trồng cúc vạn thọ

cuc van tho sNhiều nông dân ở huyện Châu Thành, Kiên Giang đã mạnh dạn bỏ vụ lúa để trồng cúc vạn thọ mang lại thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình này rất hiệu quả đối với những hộ gia đình có ít đất, diện tích chỉ 1 – 2 công


 Anh Mai Trần Phong ở ấp Thạnh Lợi, xã Mong Thọ A, Châu Thành vừa thu hoạch 2 công cúc vạn thọ bán được hơn 20 triệu đồng, trừ hết chi phí còn lãi được 10 triệu đồng. Anh Phong cho biết: “Mỗi tháng cúc vạn thọ có 2 đợt tiêu thụ mạnh, chủ yếu người dân mua về trưng cúng trong gia đình vào dịp rằm và 30 âm lịch. Cúc vạn thọ trồng 2,5 tháng là cho thu hoạch, vì vậy phải căn đúng vào những dịp này thì mới dễ bán, mỗi gốc vạn thọ khoảng 5 – 7 bông có giá 4.000 đ (mỗi bó 25 gốc, giá 100.000 đ), bao nhiêu thương lái cũng mua hết. Không chỉ trồng trên đất nhà, tôi còn đi mướn đất để trồng, mỗi công trừ hết chi phí cũng kiếm được 4 – 5 triệu đồng, sau 2,5 tháng chăm sóc”.


Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Mong Thọ A cho biết, những năm gần đây phòng trào trồng hoa, rau màu trên đất lúa ở địa phương phát triển rất mạnh. Chúng tôi đang khuyến khích những nông dân ít đất chuyển sang các mô hình này vì cho thu nhập cao gấp 2 – 3 lần trồng lúa. Trồng lúa vụ thu đông này cho thu nhập chỉ 3 – 4 triệu đồng/công, trong khi đó trồng hoa, rau màu có thể đạt 10 – 12 triệu đồng/công.


 


Theo NNVN



Thu nhập cao nhờ trồng cúc vạn thọ

Món rau hẹ nước vùng Đồng tháp mười

Cứ sau vài trận mưa đầu mùa, các thửa ruộng vùng đất ngập phèn lênh láng nước. Đó là lúc những cây hẹ nước bắt đầu đâm tược. Chẳng mấy chốc, cọng hẹ đã mọc dài chừng năm, sáu tấc, mặt lá rộng cỡ bề ngang một ngón tay. Đó cũng là lúc bọn trẻ chúng tôi bắt đầu đi “thu hoạch” loại rau trầm thủy này. Nói vậy cho oai, chớ thật ra trong những buổi không có giờ học, ở đồng quê thời xa xưa chẳng có gì chơi, chúng tôi rủ nhau giải trí một cách hơi… có ích. Năm ba đứa bạn, quần cụt, áo thun, dầm chân trong những miếng ruộng, mắt láu liên tìm trong lòng nước từng đám hẹ oặt ẹo ngọn lá sau những cử động bước chân của chúng tôi. Vậy là khom mình xuống, thò tay nhổ từng đám lá hẹ khỏi mặt đất ruộng. Khi nhổ được số lá hẹ như mong muốn, chúng tôi thơ thới hân hoan mang về nhà khoe như một công lao quan trọng…


 Hẹ nước là một loài rong không chỉ mọc ở ruộng nước, mà còn hiện diện ở các kênh mương, đầm nước vùng đất phèn. Cũng như lúa trời (lúa ma), loài rau dại này mọc nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười. Nơi nào nước sâu, chảy mạnh và nhiều thì lá hẹ nước có màu xanh đậm và to bản hơn, xốp hơn, giòn hơn và thơm hơn là hẹ mọc ở đáy mương. Nhổ hẹ nước về, người ta cắt bỏ nguyên phần gốc, rễ, đem rửa sạch. Hẹ nước được người ta dùng ăn sống như một loại rau, chấm nước cá kho, thịt kho… nhưng ngon nhất là chấm mắm kho.


rau hẹ nước

rau hẹ nước


Mắm kho trước kia, bây giờ là lẩu mắm, là món thường ngày của người dân miền Tây Nam bộ. Đi kèm với món ăn làm nên danh tiếng vùng đất này là một “tập đoàn” rau và bông hết sức “tầm cỡ”, nhưng thiếu sự hiện diện của hẹ nước thì coi như “bỏ đi”! Cảm giác ngon miệng của các loại rau, bông khác chấm mắm kho, lẩu mắm là chuyện ai cũng biết. Nhưng cái ngon của hẹ nước chấm mắm kho, lẩu mắm mới là đặc biệt. Vì, lúc mới ăn chẳng cảm thấy gì đặc biệt, nhưng càng nhai càng nghe vị ngọt rất đặc trưng của nó lẫn vị mặn ngọt của nước món ăn, thấm dần, thấm dần vào dạ dày.


 Chính vì vậy mà từ nhiều năm nay, dược sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười – Remedica – ở tận xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An đã khai thác hẹ nước. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, ông còn tổ chức du lịch sinh thái trong bốn tháng mùa nước nổi. Đến đây, mùa này, ngoài việc được đi xuồng ba lá trên những con kênh dài mút mắt uốn khúc theo bìa rừng, những bầy le le, vạc, gà nước, cò ma, cò trắng, bạch hạc (giang sen), điên điển, sếu đầu đỏ, bồ nông… bay liệng hoặc đậu trên các cành cây…, khách còn được ông Bé khoe ở dưới ao có một loại rau đặc biệt chỉ có trong mùa nước nổi. Đó là cây hẹ nước, chấm với mắm kho ăn hết biết! Và, chỉ với mỗi món ăn đậm chất Nam bộ ấy mà ông Bé đã “hớp hồn” biết bao du khách khi đến với khu du lịch hoang dã này.


 Ngọn rau dại trên mâm cơm đạm bạc của người nghèo vùng đất chua phèn đã dần thu hút khẩu vị và trở thành đặc sản với dân thành thị nhiều nơi, vì vừa ngon, bổ, rẻ lại vừa rất an toàn vì là loại rau siêu sạch.


Bài: PHƯƠNG KIỀU-Baohaugiang


 


 



Món rau hẹ nước vùng Đồng tháp mười

Hạ đường huyết với lá Bằng lăng

Thỉnh thoảng trên các đường phố, bạn có thể gặp những cây Bằng lăng, trổ đầy hoa, màu tim tím rất đẹp. Họ Bằng lăng (Lythraceae) có chi Lagerstroemia gồm khoảng 20 loài Bằng lăng, với vóc dáng to nhỏ khác nhau, phân nhánh chứ ít khi thẳng đứng. Nhưng khi mọc hoang trong rừng, đứng san sát nhau, chúng thường có thân thẳng đứng hơn và gỗ bằng lăng (Thao lao), thường dùng để lót phía sau hoặc phía trong tủ, bàn…


Bằng lăng sẻ còn gọi là Tử vi (Lagerstroemia indica L.), cây mọc thành bụi, hoa màu hồng, đỏ hay trắng, thường trồng làm cảnh. Bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia ovalifolia) đại mộc, cao khoảng 30 m, hoa tím. Bằng lăng ổi (Lagerstroemia crispa) là đại mộc, cao 35 m. Bằng lăng tiên (Lagerstroemia reginae) cao khoảng 10 m, hoa đỏ tím. Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) đại mộc, lá to, dài 20 cm, hoa mọc thành chùm ở ngọn cành, hoa đỏ tím – là cây chúng tôi muốn nói trong bài này.


IMG_6982 sVới hàng chục loài Bằng lăng, thường rất khó phân biệt từng loài, nhưng về công dụng người ta thường dùng như nhau.


Rễ và vỏ Bằng lăng dùng để trị sốt, giảm đau, từ thời thượng cổ với tên là Myrtle cùng với cây Liễu trắng (Salix alba). Vỏ thân cũng có tác dụng trị tiêu chảy. Liều dùng: 20 g vỏ khô sắc uống.


Lá Bằng lăng non dùng ăn sống như rau, ở đồng bằng sông Cửu Long người ta thường dùng cuốn bánh xèo. Lá chứa acid elagic, lagertanin, corosolic acid, có tác dụng hạ đường huyết như insulin, dùng trị bệnh tiểu đường type 2. Thường dùng 30 g lá tươi giã nát chế nước sôi vào để uống hoặc 15 g lá khô pha trà hay sắc uống. Trái ngậm trị viêm họng, lở miệng, chống siêu vi RD.


Có thể trồng làm cảnh, lấy bóng mát ở sân, vườn hay đường phố vì hoa đẹp.


Bằng lăng nước: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.


Đại mộc. Lá có phiến bầu dục, cứng, không lông, dài đến 20 cm; cuống to. Chùm tán đứng ở ngọn nhánh, có lông; nụ tròn, đo đỏ; hoa to, đỏ tím, đẹp; đài có lông sát, sóng 12; cánh hoa 6, to đến 3,5 cm, cọng 5 mm; tiểu nhụy nhiều. Nang trái tròn dài, 20 x 18 mm, trên lá đài xụ, nở làm 6 mảnh; hột 12 – 15 mm.


Các nghiên cứu mới nhất tại Nhật, Ấn Độ, Mỹ chứng minh lá Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt và có tác dụng giảm cân, chống béo phì tốt.


Liều dùng: 15 lá tươi non làm rau ăn sống mỗi ngày. Hoặc 30 – 40 g cành lá, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm, để uống mỗi ngày. Hoặc 15 g lá khô (đã giã nát) pha uống như trà.


DS. PHAN ĐỨC BÌNH-Báo Khoahocphothong



Hạ đường huyết với lá Bằng lăng

Cách tiêu hủy sâu đục trái bưởi bằng nước vôi

Hiện nay sâu đục trái bưởi là một đối tượng dịch hại phổ biến trên các vườn bưởi, không chỉ gây hại trên bưởi, sâu còn gây hại trên các loại cây có múi khác như cam xoàn, cam sành, chanh, tắc. Một trong những nguyên nhân làm sâu đục trái lây lan nhanh là do nông dân ít ai quan tâm đến việc tiêu huỷ nguồn sâu. Vì thế hướng dẫn nông dân biện pháp tiêu huỷ nguồn sâu tồn tại trong vườn cũng là giải pháp quản lý sâu đục trái bưởi có hiệu quả cao.


Trưởng thành của sâu đục trái bưởi là một loài ngài hoạt động về đêm, ban ngày chúng rất chậm chạp, hoạt động mạnh vào lúc 18 giờ đến 20 giờ. Bướm đẻ trứng vào ban đêm nên nông dân rất khó phát hiện giai đoạn bướm. Bướm đẻ trứng trên vỏ trái bưởi, thường có khuynh hướng đẻ từ giữa trái trở xuống phần đít trái. Sâu non mới nở (tuổi 1) đục ngay vào trong trái,  lổ đục nhỏ bằng đầu bút bi, độ sâu khoảng 5-10 mm ở phần vỏ trái. Thời điểm này phun thuốc có hiệu quả, vết đục sẽ liền lại để sẹo nhỏ trên trái. Sâu non tuổi 2, bắt đầu thải phân ra ngoài, lổ đục sâu khoảng 30 mm. Cuối tuổi 4 sâu chui ra ngoài trái, nhả tơ tạo kén làm nhộng trong đất. Biện pháp bồi sình diệt nhộng cũng hạn chế sự phát triển của sâu.


Ngâm nước vôi 1%.

Ngâm nước vôi 1%.


Sâu đục trái bưởi có thể phát tán qua đất có chứa nhộng từ vùng này sang vùng khác, thành trùng phát tán nhờ gió do thành trùng có khả năng bay xa. Ngoài ra, những trái bị sâu đục rụng xuống đất là nguồn lưu tồn nhân mật số ngày càng nhiều. Vì thế, tiêu huỷ những trái bị sâu đục là biện pháp quan trọng để hạn chế sự lây lan của loài sâu hại này.


Một số biên pháp tiêu huỷ nguồn sâu:


- Bỏ những trái bưởi bị sâu vào tuí nilon phơi nắng khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, đối với biện pháp này đôi khi vẫn còn một số sâu có thể cắn túi nilon để chui ra ngoài.  Nông dân không nên bỏ những trái bị sâu đục xuống mương vườn, vì gió sẽ thổi những trái bưởi tấp vào bờ và sâu có thể bò lên bờ tìm đất để hóa nhộng hoàn thành vòng đời của chúng và tiếp tục nhân mật số.


- Đào hố chôn sâu và lấp đất lại. Trong trường hợp đào hố chôn phải đào thật sâu, vì sâu có khả năng chui lên tìm đất hoá nhộng.


- Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã thử nghiệm thành công biện pháp tiêu huỷ sâu đục trái bưởi bằng nước vôi 1%.


Cách làm: Sử dụng một dụng cụ chứa nước (có thể dùng “lu” đựng nước hoặc thùng để sẵn trong vườn bưởi) pha nước vôi với nồng độ 1% (100 lít nước + 1 kg vôi), bỏ những trái bưởi bị sâu đục vào trong “lu”. Chỉ 24 giờ sau, tất cả những sâu nằm bên trong trái bưởi đều bị chết, sau đó có thể vớt bỏ ra ngoài (vì sâu bên trong đã chết ) để trống chổ tiếp tục bỏ những trái khác vào. Cứ thế, mỗi khi đi thăm vườn phát hiện những trái bị sâu đục, nông dân gom lại, bỏ vào trong “lu” đã chứa nước vôi pha sẵn. Đây là biện pháp dễ làm, ít tốn kém và đạt hiệu quả cao.


Quản lý sâu đục trái bưởi đòi hỏi phải áp dụng một qui trình tổng hợp nhiều biện pháp, những biện pháp cần được vận dụng linh hoạt và theo phương châm “ Cộng đồng- đồng loạt – thường xuyên” mới đạt hiệu quả cao./.


sonongnghiep.bentre.gov.vn



Cách tiêu hủy sâu đục trái bưởi bằng nước vôi

Liêm hồ đằng-dây leo làm cảnh có nguy cơ xâm hại

Trong thời gian gần đây, một loài dây leo mới xuất hiện nhiều nơi, rất được người trồng ưa chuộng không do màu hoa sặc sỡ như dây Ánh hồng, dây Chùm pháo, dây Đăng tiêu…, cũng không do dạng lá đẹp hay thân lạ, mà là do hệ thống rễ bất định mọc ở các nách lá chạy dọc suốt thân cành của nó. Những rễ này buông thõng mềm mại, màu hồng thắm khi còn non rồi chuyển qua vàng xám khi già dần. Khi được trồng cho leo vắt ngang thẳng tấp theo ban-công nhà hoặc leo trải rộng trên mặt giàn, các rễ lần lượt buông thõng xuống, thân cành vươn đến đâu, rễ lại buông đến đấy, tạo thành một bức rèm trông rất đẹp mắt.


Rễ dây Liêm hồ đằng lần lượt buông thõng xuống, thân cành vươn đến đâu, rễ lại buông đến đấy, tạo thành một bức rèm trông rất đẹp mắt.

Rễ dây Liêm hồ đằng lần lượt buông thõng xuống, thân cành vươn đến đâu, rễ lại buông đến đấy, tạo thành một bức rèm trông rất đẹp mắt.


Đây là loài dây leo thuộc chi thực vật cissus, có tên khoa học là Cissus verticillata, tên đổng nghĩa là Cissus sicyoides thuộc họ Nho (Vitaceae), tên tiếng Anh là Princ- esvine, là loài phân bố tự nhiên ở nhiều vùng của Châu Mỹ, từ Bắc Mỹ (Florida, Northern Mexico) cho đến Trung và Nam Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Ni­caragua, Panama, Colombia, Ec­uador, Peru…). Do mới du nhập về đất nước ta chưa lâu nên loài cây này chưa được cập nhật vào các tài liệu khu hệ thực vật Việt Nam, vì thế để có một tên tiếng Việt phổ biến cũng không đơn giản. Do nghĩ rằng cần có một tên gọi sao để vừa nói lên mối quan hệ thân thuộc với các dây Hồ đằng ở Việt  Nam, vừa thể hiện đặc điểm độc đáo là có bộ rễ tạo thành bức rèm uyển chuyển, nên chúng tôi tạm gọi nó là “Liêm hồ đằng”  (Hồ đằng rèm).


dây Liêm hồ đằng có lá hình tim

dây Liêm hồ đằng có lá hình tim


Liêm hồ đằng có lá hình tim, sẫm màu, leo nhờ tua cuốn ở nách lá. Hoa mọc thành hoa tự xim, tập hợp nhiều hoa nhỏ, màu vàng sữa. Cây ít rụng lá, hoa rụng không gây bẩn, lại có bộ rễ đẹp nên rát thích hợp với việc trồng tôn tạo cho tiền sảnh tư thất, đền chùa, công sở… Ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, do thời tiết mùa hè rất oi bức, ánh nắng chói chang, trước hiên nhà có được bức rèm thực vật như thế theo chúng tôi là rất lý tưởng, nó giúp làm dịu ánh sáng chói chang khi nhìn từ trong nhà ra ngoài và cũng hạn chế những cái nhìn vô cớ của những người qua lại vào cảnh nhà đang sinh hoạt riêng tư. Để tạo cho bức rèm rễ có độ thưa đều và có chiều cao đúng tầm theo ý muốn, người trồng dùng kéo để tỉa thưa và cắt bằng phần chóp rễ. Từ vết cắt, nhiều rễ con mới màu hồng mọc ra, rủ xuống theo chiều trọng lực, càng tăng vẻ đẹp tự nhiên của nó. Đặc biệt vào những sáng sớm mùa hè, các đầu mút rễ đọng những giọt nước, lấp lánh ánh sáng trông rất huyền ảo.


Hoa dây liêm hồ đằng

Hoa dây liêm hồ đằng


Ngoài tác dụng làm cảnh, cây Liêm hồ đằng còn có nhiều tác dụng dược học đáng lưu ý. Toàn thân cây từ lá, thân đến rễ đéu có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, long đàm, chữa trị được nhiều bệnh khác nhau như bỏng nắng hay bỏng nước sôi, ung loét da, da thâm tím, phù chân, tê thấp, cúm, đau lưng, mẩn ngứa, trĩ, hoại thư…


những sáng sớm mùa hè, các đầu mút rễ đọng những giọt nước, lấp lánh ánh sáng trông rất huyền ảo.

những sáng sớm mùa hè, các đầu mút rễ đọng những giọt nước, lấp lánh ánh sáng trông rất huyền ảo.


Cây rất dễ nhân giống và dễ trồng. Muốn nhân giống chỉ cần chọn phần thân bánh tẻ (không quá non hay quá già), cắt hết lá, chỉ chừa một phần cuống, cắt thành từng đoạn có từ hai đến ba mắt lá để làm hom giâm. Cũng do dễ tái sinh dinh dưỡng như thế nên cây có nguy cơ xâm hại môi trường vô cùng nguy hiểm khi chúng ta buông lỏng quản lý. Chỉ cần cắt tỉa cành ném vào thùng rác công cộng hoặc vất bừa vung vãi vào các bãi đất hoang một đoạn thân ngắn vài tấc là đã vô tình phát tán không mong muốn. Trong thực tế, nhiều nơi Liêm hồ đằng đã bắt đầu xâm lấn môi trường tự nhiên và đất sản xuất. Một khi đã phát tán, lây lan, cây trở thành bất trị, chúng leo phủ nhiều cây lục hóa, cây ăn quả, hàng rào xanh… cạnh tranh ánh sáng làm cho cây chủ tiêu điều xơ xác, chết khô dần, muốn tận diệt phải tốn rất nhiều công sức. Hiện trạng này còn nguy hại hơn các loài bìm trắng và bìm vàng đã và đang xâm lấn rừng tự nhiên, đặc biệt là các khu rừng phục hồi ở nhiều tỉnh miền Trung, một bài toán nan giải cho ngành Lâm nghiệp địa phương.


Với bài viết này, người viết hy vọng người trồng nên quan tâm quản lý, luôn có biện pháp cắt tỉa đúng mức, không vút bỏ cành nhánh bừa bải mà phải phơi khô, đốt cháy cành nhánh đã cắt tỉa hoặc chôn vùi sâu để tránh tình trạng lây lan ngoài ý muốn.


 Tác giả Đỗ Xuân Cẩm – Tapchihoacanh



Liêm hồ đằng-dây leo làm cảnh có nguy cơ xâm hại

Ăn rau hẹ chữa bệnh

Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.


Cây rau hẹ

Cây rau hẹ


Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.


Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,… Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.


Một số tác dụng chữa bệnh của cây rau  hẹ


- Chữa cảm mạo, ho do lạnh:


 Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.


- Chữa nhức răng: 


Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.


- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:


Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.


- Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.


- Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.


- Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.


- Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.


- Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.


- Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo 100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.


Lương y Nguyễn Hữu-suckhoedoisong.vn



Ăn rau hẹ chữa bệnh

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Chữa bệnh bằng lá ổi

Lá ổi có chứa tinh dầu, trong đó có alpha-limonen, bêta-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa là những hoạt chất có tính kháng khuẩn.


la oiTheo lương y Đinh Công Bảy, lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm se niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây là một số cách dùng ổi chữa bệnh:


1.Chữa tiêu chảy


Nếu tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12-20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10-12g, vỏ quýt khô 10-12g. Nấu các loại trên với 500 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Nếu tiêu chảy do nhiệt, dùng búp ổi, lá ổi non hoặc vỏ rộp cây ổi 12-20g, củ sắn dây khô 20g, lá chè tươi 12g, lá mã đề hoặc rau diếp cá 12g. Sắc uống như trên. Trong cả hai trường hợp, có thể thêm ít đường cho dễ uống.


2. Chữa viêm dạ dày-ruột cấp tính


Lá ổi non 30g cắt nhỏ, sao chung với một nắm gạo (gạo lứt càng tốt), sau đó cho 500 ml nước vào, sắc còn 200 ml, lọc lấy nước chia 2 lần uống vào lúc đói bụng.


3. Chữa giời leo (zona)


Dùng búp ổi non 100g, rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g. Cho tất cả vào cối sạch giã nhỏ, thêm ít nước sạch vào trộn đều. Dùng nước thuốc này để bôi lên chỗ đau.


4.Chữa vết thương chảy máu, vết loét, bầm giập do chấn thương


Lá ổi tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát nhuyễn, đắp lên chỗ đau.


Theo An Hà/PNO-Báo Quangngai


 



Chữa bệnh bằng lá ổi

Cách tỉa cành tạo tán cây bưởi da xanh

Bưởi Da xanh là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, vì thế diện tích trồng bưởi Da xanh đang ngày càng phát triển, trồng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây khác. Tuy nhiên, để bưởi Da xanh phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý kỹ thuật tỉa cành, tạo tán ngay giai đoạn đầu .


tạo tán bưởi da xanhTạo tán là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản khi trồng cây ăn trái ( từ năm thứ nhất đến năm thứ ba) nhằm mục đích tạo cho hình thái cây bưởi da xanh có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế chiều cao cây để thuận lợi trong việc quản lý vườn cũng như thu hoạch. Ngoài ra, việc tạo tán còn giúp hình thành và phát triển bộ khung cơ bản vững chắc, nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây, giúp cây quang hợp tốt hơn.


1.Kỹ thuật tạo tán cây bưởi da xanh


Sau khi trồng cây, cây cần được chăm sóc tốt và tưới nước đầy đủ để phục hồi sinh trưởng. Khi cây ra đọt non đầu tiên (chứng tỏ bộ rễ đã phục hồi và bắt đầu hấp thu dinh dưỡng để phát triển) thì tiến hành bấm ngọn. Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-60 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển. Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng cây cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40o.  Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15-20 cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30- 350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch .


Nếu như tạo tán là công việc quan trọng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì tỉa cành là việc làm rất cần thiết trong thời kỳ kinh doanh, nhằm loại bỏ những cành vô hiệu, sâu bệnh, không có khả năng cho trái, chỉ làm tiêu hao dinh dưỡng nuôi cây để thay thế bằng những cành non trẻ sẽ mang trái cho những năm tiếp theo. Đồng thời, giúp tán cây được thông thoáng, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ sẽ làm tăng năng suất và chất lượng trái bưởi. Hàng năm, nếu không xén tỉa cành thì các thân, các cành, các tượt sẽ mọc đầy làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các cành mang trái sẽ không phát triển được, vì thế bưởi sẽ cho trái đầu cành nhiều.


2. Kỹ thuật tỉa cành bưởi da xanh


Công việc tỉa cành được thực hiện hàng năm vào thời kỳ mà cây có hoạt động trao đổi chất thấp nhất (sau khi thu hoạch trái), trước khi cây ra đọt mới để chuẩn bị cho mùa trái mới, đây là thời điểm thích hợp nhất. Không nên tỉa quá nhiều cành ( khoảng 15%).  Khi tỉa cành, cần loại bỏ những cành sau đây:


- Cành đã mang trái ( thường rất ngắn khoảng 10-15 cm)


- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho trái.


- Cành đan chéo nhau, những cành vượt (cành có thân hình tam giác) trong thời kỳ cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với trái.


- Loại bỏ các cành già cỗi để trẻ hoá, góp phần cây được sung mãn và dễ cho trái hơn.


- Cây bưởi thường xuất hiện những chồi tủa (5-6 chồi ra cùng một điểm) thì nên lãi bỏ bớt chỉ chừa lại khoảng 2 chồi.


Chú ý: Cần phải khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel hoặc cồn 900 khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác.


Tỉa cành, tạo tán cây là công việc đơn giản nhưng đòi hỏi nông dân phải có kiến thức cơ bản và kinh nghiệm áp dụng thì mới mang lại hiệu quả cao./.


Sonongnghiep.bentre.gov.vn



Cách tỉa cành tạo tán cây bưởi da xanh

Bón phân cà rốt như thế nào cho hiệu quả và an toàn

Cà rốt rất “mẫn cảm” với phân bón nên để an toàn cho người tiêu dùng phải bón phân đúng cách


ca-rotCà rốt thường được gieo trồng vào tháng 9,10 để thu hoạch vào tháng 12, tháng 1. Đây là vụ chính cho năng suất khá cao vì điều kiện nhiệt độ thích hợp cho toàn bộ thời gian sinh trưởng và phát triển của cà rốt.


Ngoài ra cũng có thể trồng thêm vụ sớm vào tháng 7,8 và vụ muộn vào tháng 12, tháng 1.


Cà rốt yêu cầu đất nhẹ, có cấu trúc tốt, giàu hữu cơ hoai mục, nhưng cây không chịu được đất chua, đất kiềm hoặc đất mặn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 7. Không nên trồng cà rốt trên chân đất thịt nặng, hoặc đất sét gan gà chưa được cải tạo thì dù có bón nhiều phân hữu cơ đi nữa củ cũng dễ bị biến dạng, bị phân nhánh, nhiều xơ, giá trị thương phẩm thấp. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1 -1,2m; cao 30 – 40cm, rãnh rộng 20 – 30 cm. Mật độ trồng khoảng 500.000 – 1 triệu cây/ha.


Đối với cà rốt không nên bón phân chuồng, phân hữu cơ trực tiếp, hoặc nếu bón thì chọn phân thật hoai mục để tránh hiện tượng củ phân nhánh và bón khoảng 15 – 30 ngày trước khi gieo hạt. Có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ hay hữu cơ khoáng của các xí nghiệp để bón như Comix, Ancomix, Compomix, lân hữu cơ…


Liều lượng tương ứng của phân bón được dùng trên đất trung bình là 120kg N, 100kg P2O5, 200 – 250kg K2O/ha. Nên dùng 1/4 lượng phân N bón lúc gieo, số còn lại dùng bón thúc làm 2 lần. Lân và kali nên bón và vùi vào đất trước khi gieo. Phân bón phải được bón tối thiểu trước 7 ngày mới gieo hạt vì cà rốt rất mẫn cảm với nồng độ phân cao.


Cần bón đúng, bón đủ, dư hay thiếu đều gây ảnh hưởng đến cà rốt. Thiếu N sẽ làm suy giảm màu củ vì làm suy yếu quá trình tổng hợp Caroten. Nhưng thừa N không chỉ làm chậm quá trình lớn lên của củ và làm giảm phẩm chất mà còn làm tăng hàm lượng nitrat, một yếu tố quan trọng được đánh giá trong việc dùng củ trong chế biến thức ăn trẻ em. Thừa kali có thể làm giảm sự hút magie. Các loại muối Clorua nên tránh dùng vì nhiều Clo sẽ làm giảm hàm lượng Caroten.


Chọn phân NPK cho cà rốt cũng cần chú ý loại phân có hàm lượng kali cao. Tỷ lệ NPK trong phân cho cà rốt khoảng 2:1:3 hay 2:2:3 (vì hiệu suất sử dụng của phân lân thấp nên phải bón nhiều hơn). Các loại phân sau đây có thể dùng bón cho cà rốt: NPK 11-7-14; 11.11.22; 15.15.20; 20-7-25,… Trước khi gieo bón khoảng 20% lượng phân, rải đều trên mặt, dùng cào răng trộn phân vào đất rồi mới gieo hạt. Lượng phân còn lại chia làm 2 lần bón vào lúc 30 và 60 ngày sau gieo.


Theo TS Lê Kim Đính -bao angiang



Bón phân cà rốt như thế nào cho hiệu quả và an toàn

Trang trí sân vườn theo phong cách Mosaic

Với vô số những màu sắc và kích cỡ khác nhau, nhờ vào bàn tay khéo léo của bạn, những viên sỏi, đá cuội xinh xắn sẽ giúp khu vườn trở nên bắt mắt hơn với những bức tranh nghệ thuật phong cách mosaic


 



Để trang trí cho một khoảng sân nhỏ, bạn nên chọn cách sáng tạo với những đường nét vòng mang lại nét mềm mại cho không gian. Nếu mảnh sân nhà bạn rộng rãi và trồng những loại hoa nhiều màu sắc, bạn hãy gắn những viên sỏi thành họa tiết hoa văn để thêm nét ấn tượng và điểm nhấn nhẹ nhàng cho không gian.



Nếu bạn thích decor mảnh patio xinh xinh nhà mình theo cách này, hãy dùng gạch gốm vỡ để gắn theo hình xoắn ốc. Patio nhà bạn nhìn xa xa như dải ngân hà, tạo độ rộng và thoáng cho không gian trước nhà. Đặt một bộ bàn ghế nhỏ nhắn ở giữa khoảnh sân là bạn đã có một góc yên tĩnh và độc đáo để đọc sách mỗi sáng cuối tuần



Với những mảnh sân nhỏ, bạn khéo léo tạo nên một khoảng không gian thiết kế theo hình xoắn ốc với những ý tưởng độc đáo và sáng tạo từ sỏi. Đặt những chậu cây xung quanh để thiên nhiên luôn ngập tràn và khoe sắc trong căn nhà của bạn.



Gắn những viên sỏi trắng thành hình một ngôi sao, xung quanh là vòng tròn được gắn bằng sỏi đen làm trung tâm của lối vào khu vườn. Để hoàn thiện cho sân vườn, bạn có thể sử dụng gạch lát theo đường tròn, cách đặt gạch sáng tạo cùng sắc màu ấm áp cùng tone với màu tường đã mang đến sắc màu lãng mạn và dịu dàng cho không gian.



Những vật liệu sỏi, đá cuội quen thuộc nhưng với ý tưởng sáng tạo của bạn, lối đi trong vườn trở thành một vườn hoa đẹp ấn tượng và bắt mắt. Không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang đến nét riêng cá tính cho khu vườn nhà bạn.



Sử dụng đá cuội để tạo nên một “chiếc thảm” đáng yêu ngay trong vườn là gợi ý thú vị làm mới góc nhỏ ngoài trời. Mặt sàn của patio được láng bằng ximăng đơn giản, tiếp đó bạn sẽ gắn những viên đá cuội theo những hình hoa văn yêu thích, kiểu thiết kế đơn giản này mang đến cho không gian ngoài trời một chiếc thảm đơn giản mà đẹp mắt.



Tất cả những vật liệu như gach, sỏi, đá cuội, gốm vỡ… đều được “huy động” để tạo nên những ô vuông ngẫu hứng. Lối đi trong vườn sẽ đẹp cổ kính và rêu phong với cách sáng tạo khéo léo này



Từng bông hoa sỏi vàng nở rộn ràng khắp con đường trong vườn. Những chậu hoa rực rỡ đặt trên chiếc thảm với họa tiết màu đen pha trộn với màu cát tạo nên khung cảnh lãng mạn và tràn đầy sắc màu tươi vui cho ngoại cảnh.


Theo Archi



Trang trí sân vườn theo phong cách Mosaic

Bồi bổ sức khỏe cơ thể bằng gạo lứt

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin nhóm B, phốt pho, selen, mangan, kali và magie. Nó cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời và dinh dưỡng thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.


gạo lức1. Chống ung thư ruột kết


Gạo lứt có chứa selen một loại chất đã được chứng minh là có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt tốt cho tiêu hóa và kết quả là nó giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư ruột kết.


2. Giảm cholesterol


Dầu có trong cám của gạo lứt được biết đến với tác dụng làm giảm cholesterol. Bên cạnh đó, chất xơ trong gạo nâu cũng có tác dụng làm giảm cholesterol LDL.


3. Ngăn ngừa bệnh tim


Hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Temple (Mỹ) đã phát hiện ra, ăn gạo lứt có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch, qua đó giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim.


4. Không tăng cân


Chất xơ có trong gạo lứt giúp kiểm soát lượng kalo và làm ta thấy no lâu hơn. Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy, phụ nữ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo nâu sẽ giúp cơ thể kiểm soát được trọng lượng.


5. Ngăn ngừa táo bón


Do hàm lượng chất xơ cao nêu gạo lứt rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru,” qua đó giúp ngăn ngừa táo bón.


6. Kiểm soát lượng đường trong máu


Chất xơ trong gạo lứt cũng có những tác động tích cực đến việc kiểm soát bệnh đái đường type 2.


7. Tăng cường “sức khỏe” của xương


Gạo lứt là loại thực phẩm giàu magiê, một loại chất cần thiết giúp duy trì “sức khỏe” của xương. Một chén gạo lứt cung cấp 21% lượng magie cần thiết mỗi ngày. Magie cũng cần thiết cho việc hấp thụ canxi, một loại chất dinh dưỡng cần thiết cho “sức khỏe” của xương.


8. Giảm các triệu chứng hen suyễn


Như đã nói, gạo nâu rất giàu magie, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, magiê có trong gạo lứt có thể làm giảm các triệu chứng bệnh của người bị hen suyễn. Chất selen cũng mang đến những lợi ích tích cực cho bệnh hen suyễn.


9. Giảm nguy cơ bị sỏi mật


Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “American Journal of Gastroenterology,” thực phẩm có chứa chất xơ không tan trong nước như gạo lứt có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật ở phụ nữ.


10.Duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh


Gạo lứt rất giàu mangan, một loại chất rất cần thiết để hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Loại chất dinh dưỡng này cũng giúp hỗ trợ sản xuất hormone tình dục bằng cách tổng hợp axit béo và sản xuất cholesterol./.


Vietnam+



Bồi bổ sức khỏe cơ thể bằng gạo lứt

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Vai trò của nông nghiệp đô thị

Tốc độ đô thị hóa của nước ta nói chung đang diễn ra ngày càng nhanh về cả quy mô và số lượng. Đô thị hóa nhanh trong điều kiện hiện nay của nước ta thực sự làm nảy sinh nhiều bất cập. Phát triển nông nghiệp đô thị được xem là giải pháp tối ưu để giải quyết các bất cập này.


Về khái niệm nông nghiệp đô thị, đã có nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu, quy hoạch đề cập đến trên nhiều góc độ khác nhau, chung quy lại có thể hiểu nông nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm  phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường. Quá trình đó được diễn ra ở các vùng xen kẽ hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô.

Vai trò của Nông nghiệp đô thị thể hiện qua những ưu điểm nổi bật sau:


1.Nông nghiệp đô thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị


Mô hình nông nghiệp đô thị ven đô- Ảnh minh họa

Mô hình nông nghiệp đô thị ven đô- Ảnh minh họa


An ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đã và đang rất được quan tâm hiện nay tại các đô thị, đặc biệt là những người có thu nhập thấp tại các đô thị của các nước đang phát triển như nước ta. Có vẻ là nghịch lý nếu đưa ra nhận định này nhưng trên thực tế lại là rất khách quan. Quy mô dân số đô thị không ngừng gia tăng trong quá trình đô thị hóa, quá trình này cũng đồng thời đẩy các hộ dân nghèo ven đô vào tình thế mất tư liệu sản xuất chính và vấn đề gia tăng các hộ khó khăn, hộ thu nhập thấp ở khu vực đô thị càng ngày càng khó kiểm soát. Bản thân nguồn cung lương thực thực phẩm chất lượng cao với giá đắt đỏ chỉ hướng đến các hộ thu nhập cao vì vậy nguy cơ thiếu hụt nguồn lương thực cơ bản đáp ứng cho các hộ khó khăn ngày càng trở nên hiện hữu. Vì vậy phát triển nông nghiệp đô thị là cứu cánh duy nhất cho vấn đề này. Người dân nông thôn có thể tự sản xuất được các nhu cầu lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong ngày còn người dân nghèo đô thị thì không thể mua được lương thực thực phẩm nếu không có tiền. Do vậy nguy cơ thiếu lương thực, dinh dưỡng ở người dân thành thị lớn hơn so với nông thôn, nhất là trong điều kiện giá cả các mặt hàng thiết yếu gia tăng mạnh như hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, khái niệm nghèo đói không chỉ dành riêng cho khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa mà hiện hữu ngay tại các vùng ven đô thị, và đây là vấn đề chung, khách quan trong tiến trình đô thị hóa. Để đảm bảo phát triển bền vững, giảm khoảng cách quá xa trong nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của người dân đô thị, phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là một giải pháp quan trọng hiện nay. Nếu tổ chức tốt việc sản xuất được quy hoạch hợp lý, nông nghiệp đô thị có thể tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống và an toàn, tại chỗ góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị.


2.Nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đô thị


Trong tiến trình đô thị hóa, vì các mục tiêu chung của các đô thị mà vấn đề thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của nông dân ven đô diễn ra phổ biến. Người dân mất tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện không có trình độ, vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong công nghiệp rất thấp vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình ven đô càng trở nên cấp thiết. Những người đàn ông có thể làm các nghề tạm để kiếm sống nhưng trong gia đình phụ nữ, người già và trẻ em sẽ làm được gì? Bên cạnh đó, làn sóng di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng nhanh chóng. Trong vấn đề này với Nông nghiệp đô thị, nếu được quan tâm và có quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận dụng quỹ đất đô thị và sức lao động dôi dư để góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập trong tiến trình đô thị hóa.


 3.Nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị.


Trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng cây trồng vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cấp bách. Trong khi một bộ phận khá lớn nông dân ở khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ khoa học và công nghệ, còn tổ chức sản xuất sản xuất nông nghiệp theo lối quảng canh, truyền thống thì nông nghiệp đô thị có rất nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng …


4. Nông nghiệp đô thị góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường


Nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, nước tưới,…cho sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng việc làm giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số ở đô thị. Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nông nghiệp là ngành sản xuất yếu cầu một lượng nước rất lớn tuy nhiên với nông nghiệp đô thị bằng cách tái sử dụng nguồn nước thải nó có thể cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho các đô thị.

Tại các đô thị, tình trạng đất đai bị bẩn hóa, suy thoái, thiếu màu mỡ cũng được quan tâm không kém so với việc ô nhiễm và thiếu nguồn nước. Phần lớn đất đai kém phì nhiêu, bị nhiễm bẩn do các hóa chất công nghiệp, do bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng…Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp đô thị là tái tạo chất dinh dưỡng cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ các hoạt động của đô thị. Điều này vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường cho các đô thị vừa giảm các hóa chất khi đưa phân bón hóa học vào đất dễ gây ô nhiễm thêm lại vừa giảm được chi phí mua phân bón. Nông nghiệp đô thị được sản xuất tại chỗ ven các đô thị nên sau thu hoạch, chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản bằng kho lạnh được bỏ qua nên góp phần giảm giá thành đến mức tối đa. Chất lượng các sản phẩm được đảm bảo an toàn đồng thời góp phần giảm lượng xe cộ trọng tải lớn vào ra các đô thị, giảm tai nạn và ô nhiễm đáng kể cho khu vực đô thị.


5. Nông nghiệp đô thị góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng.


Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới là quy hoạch và xây dựng các đô thị có môi trường và cảnh quan thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục tiêu này trong tiến trình đô thị hóa và phát triển của các đô thị, phát triển nông nghiệp đô hị thực sự là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài các ý nghĩa như trên, nông nghiệp đô thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị ( Cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công, hay các vành đai xanh bao quanh ven đô… là những hình thức và sản phẩm của nông nghiệp đô thị). Sản xuất nông nghiệp đô thị môt mặt vừa đảm bảo các nu cầu về dinh dưỡng, mặt khác nó cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cư dân đô thị.


Ở nước ta nhìn chung nông nghiệp đô thị đã hiện diện song còn ở dạng manh mún, phần lớn là sự sáng tạo của người dân. Mặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao, chưa toàn diện nhưng hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của nông nghiệp đô thị đã được chứng minh ở nhiều thành phố thuộc nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Hi vọng nông nghiệp đô thị sẽ là giải pháp và là hướng đi chiến lược cho sự phát triển nhanh, bền vững của các đô thị trong tiến trình đô thị hóa hiện nay của nước ta.


Th.S Võ Hữu Hòa( Agroviet)-ias.vaas.vn



Vai trò của nông nghiệp đô thị

Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu

Hoa hồng là một loài hoa đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Sau đây, xin giới thiệu cách trồng hoa hồng trong chậu để mỗi cá nhân có được những bông hoa hồng tươi, đẹp ngay chính trong nhà của chúng ta.


trồng hoa hồng1. Cách trồng trong chậu


Chậu không cần lớn, cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất thì càng hay. đất phải thóat nước. Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút. Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau : 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.


2. Cách chăm sóc


Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát. Mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.


Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc… sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.


3. Cách cắt hoa


Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chơi trong nhà hoặc đem bán, tặng cho người khác.


Theo www.rauhoaquavietnam.vn



Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu

Test Post from Tr�ng Rau Làm Vư�n

Test Post from Trồng Rau Làm Vườn http://trongraulamvuon.com