Quảng Cáo

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Hương bông tràm đầu mùa nước nổi

An Giang là nơi đầu nguồn đón nhận dòng nước mênh mang đậm đặc phù sa từ đất bạn Campuchia đổ về Việt Nam, làm nên mùa nước nổi kỳ thú hàng năm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

hoa sungCảnh sắc rực rỡ, sống động nhất trên vùng đất ngập nước vào mùa mưa lũ này là màu vàng tươi của những cánh đồng Điên Điển trổ bông, màu đỏ thắm và trắng mởn của các loại bông Súng nở đồng loạt, ánh bạc lấp lánh của những đống cá Linh non đổ tràn ngập, tung tóe trên các ghe bầu nặng nề về từ hàng đáy… Việc vài năm nay, sau khi du khách từ khắp nơi đổ xô về tham quan, có một số người dân An Giang, Đồng Tháp đứng ra trồng Điên Điển ở ngay trên vùng đất vốn là những cánh đồng mà loại cây này mọc tự nhiên, hoang dã lâu đời, đã không còn là chuyện lạ nữa. Cái mới hơn khi bước vào mùa nước nổi năm nay là có một hộ nông dân ở An Giang trồng thử nghiệm mấy công Điên Điển giống Thái Lan trúng lớn: trổ bông sớm, chùm bông to, bông ăn sống giòn… nên bán được giá cao gấp rưỡi bông Điên Điển nội địa, đã gây ra cơn sóng xôn xao, hưng phấn cho nhiều nông dân vốn rất nghèo trên vùng sông nước nơi đây.

Như vậy không phải chỉ có trong bóng đá, cẩu thủ ngoại được… sính, trong hoa cảnh nhiều giống hoa ngoại nhập được ưa chuộng; giờ đây ở tận vùng xa, vùng sâu biên giới có một loài bông rất đổi bình dị, lâu đời là Điên Điển cũng đang được… “ngoại hóa” để đáp ứng tiêu chuẩn: “năng suất cao, chất lượng tốt” mà đi vào cơ chế thị trường.Thực ra không phải chỉ bây giờ ở vùng mênh mông sông nước đầu nguồn vào mùa nước nổi này mới có chuyện bông hoang dại được thay bằng giống ngoại.

Tràm ta -
Tràm ta -Mela­leuca cajuputi

Mùa nước nổi này đến rừng Tràm Trà Sư, một khu rừng ngập nước được xem là tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu nằm trên địa bàn xã Văn Giáo thuộc huyện biên giới Tịnh Biên của tỉnh An Giang mới thấy rõ ưu thế của… giống ngoại. Rừng Tràm Trà Sư như tên gọi là khu rừng tràm đặc dụng rộng đến trên 850 hécta, theo thống kê có đến 140 loài thực vật, trong đó có 22 loài cây cảnh như: Sen, Súng, Bèo, Rong Đuôi Chồn… Nhưng bao trùm tất cả vẫn là Tràm (Melaleuca thuộc họ Myrtaceae). Tràm đang vào mùa rộ hoa, trắng lấp lóa, lơ lửng trên mặt nước mênh mông phủ kín màu xanh của Bèo, lá Sen… Đặc biệt là thoang thoảng mùi hương đong đưa theo làn gió mát tạo thành cảnh sắc hoang sơ, kỳ thú; nhất là khi ngồi tắc ráng vén Bèo đi sâu vào cánh rừng Tràm nguyên sinh mà cành ngọn treo đầy ổ Cò, ổ Chim… nơi chúng tha hồ chao lượn, giành mồi, tranh ăn và ríu rít gọi bầy, chửi bới nhau một cách… tự nhiên như…. trong rừng Trà Sư. Ngồi tắc ráng len lỏi trong rừng Tràm mới nhận ra là Tràm ở Trà Sư bây giờ có đến mấy loại. Giống Tràm chủ yếu trong khu sinh thái là … Tràm ta (Mela­leuca cajuputi) vốn là loại Tràm bản địa quen thuộc bao đời nay đối với người dân miền Tây, thân Tràm được dùng làm cọc kè bờ đê, đóng cừ xây dựng; mật ong Tràm vừa là thực phẩm bổ dưỡng vừa là dược phẩm trị ho, viêm họng… Nhưng loại Tràm nguyên sinh này của Trà Sư có khá nhiều nhược điểm; ngoài việc tăng trưởng chậm và đang có dấu hiệu suy thoái, ngay cả hoa cũng ngắn ngủn, còi cọc, nở không đều… Do đó, mấy năm gần đây, ban quản lý rừng Tràm Trà Sư đã tổ chức trổng 2 giống Tràm mới được nhập nội từ Aus­tralia (cán bộ kiểm lâm và người dân Tịnh Biên gọi là… Tràm Úc). Cả 2 giống Tràm Úc là Melaleucơ leucadendroMelaleuca viridi- flora trổng ở Trà Sư được 6 năm nay đã tỏ rõ ưu thế nổi trội so với Tràm ta: thân gỗ tăng trưởng nhanh, cao to, chống chịu tốt sâu bệnh, đứng vững trước gió mạnh, nước ngập sâu…

Đặc biệt hoa mọc thành chùm to, bông dài và tỏa ra có sức quyến rũ mạnh đối với ong, bướm.

Tràm Úc - Melaleuca leucadendra
Tràm Úc – Melaleuca leucadendro

Trong tho­ang thoảng hương Tràm ở rừng Trà Sư, ngắm nhìn những chùm hoa Tràm Úc trắng muốt,to đùng dễ làm du khách ngất ngây, thích thú; điều này lại càng làm cho người nặng tình với hương đồng cỏ nội không khỏi cảm thấy tủi thân cho những bông Tràm ta cằn cỗi, xơ xác.


Nhưng cũng rất lạ, trên một con đường khá đẹp giữa khu phố tài chính, ngân hàng ở đảo quốc Sư Tử đến nay vẫn còn có một hàng cây Tràm cổ thụ được bảo tồn và chăm sóc chu đáo.Tôi đã phải dụi mắt khi phát hiện ra hàng Tràm này đứng một cách kiêu hãnh tại “Wall Street” của Singapore. Nó đúng là cây Melaleuca cajuputi mà bà con mình quen gọi là… Tràm ta.

Nguồn : Tapchihoacanh





Hương bông tràm đầu mùa nước nổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét