Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L., họ Rau dền – Amaranthaceae hay cây cỏ xước còn được biết đến với tên Ngưu tất nam.
1. Mô tả cây cỏ xước
Cỏ xước là một loại thân thảo mọc hoang sống lâu năm, có thể cao tới gần 1m, thân có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30 cm. Quả nang là một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải. Hạt hình trứng dài. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây (liền cả rễ), rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
2. Vị thuốc cây cỏ xước
Theo Đông y: Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng phá huyết, tiêu ứ; sao chín có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận. Dùng chữa phong thấp tê mỏi, cước khí, ngã sưng đau. Dùng trong bệnh viêm khớp, sau khi sinh máu hôi không sạch. Ngoài ra, cây có xước còn có tác dụng giảm Cholesteron trong máu, chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sưng đau tụ máu. Liều dùng: 15-30g sắc uống; dùng ngoài giã đắp. Kiêng kỵ: Phụ nữ đang có thai kiêng dùng.
3.Tác dụng chữa bênh của có xước
- Chữa đái ra máu: Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài (sao vàng) 40g, hạt sen (sao vàng) 40g, bông mã đề lá trắc bách diệp (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao đen); tất cả tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.
- Chữa phù thũng, vàng da: Dùng cỏ xước, rễ cỏ tranh, bông mã đề, dây khố rách – mỗi thứ 20-25g; sắc nước uống.
- Chữa sốt nóng, sổ mũi: Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt – mỗi thứ 30g; sắc nước uống.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 ngày.
- Chữa quai bị: Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; bên ngoài giã rễ cỏ xước đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.
- Chữa miệng lưỡi lở loét: Dùng cỏ xước một nắm, tẩm rượu nhai ngậm nuốt nước hoặc sắc nước ngậm và uống.
- Chữa vàng da do tắc mật: Dùng cỏ xước 100g, gan lợn 1 bộ, nấu chung với nhau cho thật nhừ, chắt lấy nước; chia ra uống trong ngày.
- Chữa nhiễm sơn lam chướng khí, mê man nguy cấp: Dùng lá cỏ xước một nắm to (khoảng 30g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa tiểu tiện đau buốt: Dùng cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa đái đục: Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài 20g, ý dĩ 40g, rễ cỏ tranh 12g, rễ bấn trắng 12g, bông mã đề (sao) 12g; sắc nước uống trong ngày.
- Chữa hóc xương thông thường: Dùng lá cỏ xước một nắm, nhai nuốt dần nước, bã đắp ở cổ.
- Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi: Cỏ xước, 15-20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày; uống theo từng đợt (15 ngày cho 1 liệu trình); rễ cỏ xước 40g, rễ lá lốt 20g, có thể thêm thân và rễ cây ké đầu ngựa 40g; sắc nước uống;
- Chữa đau thần kinh tọa: Dùng rễ cỏ xước 20g, lá lốt 16g, thiên niên kiện 12g, củ ráy sao 12g, tô mộc 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 16g, ngải cứu 12g, ý dĩ 20g, lá thông 12g, nước 1000ml sắc còn 300ml; chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa viêm mũi dị ứng: Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày.
Theo DS Mỹ Nữ
Tác dụng chữa bệnh của cây Cỏ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét