Quảng Cáo

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Công dụng của quả chuối theo Đông y

Nước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc nhiều nhất.Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng do chứa bột đường (glucose, fructose, sucroe); protein là albumin và globulin, mà được cấu tạo bởi các acid amin cần thiết; các vitamin: A, B, C, H…; các nguyên tố Ca, Fe, Mg, K, Na, Zn… và nhiều enzym: amylase, invertase…


chuoi tieuTheo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai.


Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 – 5 quả; 20 – 30 g vỏ chuối; 60 – 120 g tươi củ chuối.


Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh


Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120 g, cỏ nhọ nồi 30 g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.


Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.


Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60 g, rau sam 30 g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.


Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.


Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200 g – 500 g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.


Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 – 30 g.


Chuối luộc: chuối chín 2 – 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.


Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 – 3 quả, đường phèn 100 g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 – 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.


Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.


Theo TS Nguyễn Đức Quang



Công dụng của quả chuối theo Đông y

Chữa sỏi tiết niệu với cây râu mèo

Cây râu mèo hay còn gọi là cây bông hạc, vì hoa giống như râu mèo, thuộc họ Hoa môi.  Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5 – 1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím.


rau-meoCây râu mèo Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều.  Bao phấn và đầu nhụy màu tím.


Cây râu mèo mọc hoang, bộ phận dùng làm thuốc cắt cả cây, thu hái vào tháng 3 – 4 trước khi cây chưa có hoa, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Cây chứa một glycosid đắng là orthosiphonin, tinh dầu, chất béo, tanin, đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối kali.


Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu…


Một số bài thuốc thường dùng từ cây bông hạc


Bài 1: Táo bón kéo dài:  Bông hạc khô 30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, atisô 20g, cỏ mực 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong 1 tháng.


Bài 2:  Chữa sỏi tiết niệu (loại sỏi nhỏ): Bông hạc 5 – 6g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Uống nóng; liên tục 10 ngày, nghỉ 5 ngày lại uống tiếp đợt khác. Hoặc bông hạc, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước,  sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 10 ngày một liệu trình.


Bài 3: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Bông hạc tươi 50g,  khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml,  uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó đi kiểm tra máu.


Bài 4: Chữa tiểu buốt, rắt do nhiệt: Bông hạc 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì dừng đơn thuốc.


Chú ý: Không dùng đơn thuốc có bông hạc cho phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để bài thuốc có kết quả tốt cần đến lương y có uy tín, cơ sở y tế để bắt mạch và tư vấn.


Lương y Hữu Đức



Chữa sỏi tiết niệu với cây râu mèo

Mô hình trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển

Đề tài “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa” của nhóm tác giả thuộc Chi cục BVTV tỉnh đã giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng tỏi cho hiệu quả kinh tế cao.


Tỏi có tên khoa học là Allium sativum Ảnh minh họa


Đề tài trên do Sở NN-PTNT Khánh Hòa chủ trì; KS Trịnh Thị Thùy Linh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV làm chủ nhiệm, thực hiện từ giữa năm 2012, kết thúc vào 2014. Sau khi vụ ĐX 2012-2013 triển khai thành công mô hình trồng hơn 1,6 ha giống tỏi Lý Sơn tại thôn Ninh Yểng, xã Ninh Phước, TX Ninh Hòa cho năng suất 13 tấn tỏi tưới/ha, vụ ĐX 2013-2014 đề tài tiếp tục nhân rộng 3 mô hình, với diện tích 2.000 m2/mô hình tại các xã Ninh Phước, Ninh Vân (TX Ninh Hòa) và Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh).


KS Trịnh Thị Thùy Linh cho biết, cây tỏi được trồng ở Khánh Hòa cách đây hơn 10 năm tại các xã nêu trên. Ban đầu, một số ít nông dân ở Quảng Ngãi đem giống từ Lý Sơn đến trồng tại xã Ninh Phước.


Thời vụ trồng tỏi từ tháng 11 – 12 hằng năm, thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình ở các tháng này dao động từ 24,4 – 25,6 độ C, thời gian chiếu sáng trong ngày vào tháng 1 – 3 theo quan sát trung bình khoảng 12 giờ rất thích hợp cho quá trình tạo củ tỏi.


Đến nay, diện tích trồng tỏi ở Khánh Hòa trên 100 ha với giống được sử dụng đại trà là giống tỏi Lý Sơn và nhiều khả năng diện tích trồng còn được mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên kỹ thuật trồng tỏi của nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trồng mật độ dày, lượng giống sử dụng 1.000 kg/ha, hàng cách hàng 10 – 15 cm, cây cách cây 5 – 7 cm. Việc sử dụng lượng phân chuồng còn thấp, bón phân đạm, lân, kali chưa cân đối, bón nhiều đạm, lân và kali ở mức trung bình nên năng suất tỏi chưa cao.


“Khi áp dụng mô hình này chúng tôi không chỉ giúp bà con xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trong đó quản lý chặt chẽ từ các khâu mà còn hướng đến xây dựng thương hiệu củ tỏi của Khánh Hòa.


Kết quả cho thấy, khi bà con áp dụng mô hình thì tùy theo chân ruộng, năng suất thu hoạch có thể đạt từ 14 – 15 tấn/ha nhưng tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư. Vì vậy trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tập huấn nhân rộng mô hình và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân các địa phương ven biển có điều kiện phù hợp”, bà Linh chia sẻ.


Thực tế, tại các ruộng trồng tỏi khi nông dân áp dụng mô hình cho thấy mật độ gieo thích hợp, liều lượng phân bón và đặc biệt là sử dụng thuốc BVTV an toàn, ruộng tỏi thử nghiệm đã giảm được tỷ lệ sâu bệnh, cho năng suất cao hơn những chân ruộng khác.


Ông Lê Tân, thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, một người tham gia áp dụng mô hình cho biết, gia đình ông có 1 ha đất trồng tỏi. Những năm trước chi phí đầu tư trồng 1 sào tỏi của gia đình ông mất khoảng 10 triệu đồng. Khi áp dụng mô hình này thì chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV giảm hẳn, chỉ còn 7 triệu đ/sào.


“Với 2.000 m2 khi tham gia mô hình tôi thu được 2,24 tấn tỏi tươi tăng 2 tạ so với ruộng tỏi không áp dụng mô hình, với giá hiện nay 20.000 đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi trên 30 triệu đồng. Sắp tới gia đình sẽ nhân rộng mô hình này cho toàn bộ 1 ha để tiết kiệm chi phí ”, ông Tân chia sẻ.


Tương tự, tại ruộng mô hình ở các xã Ninh Vân, Vạn Hưng bà con cũng đang tiến hành thu hoạch tỏi. Nhờ chú trọng đầu tư thâm canh cho nên giảm được chi phí đầu tư, sâu bệnh, tỏi cho năng suất ổn định, giá bán cao hơn.


Ông Hồ Văn Quang, thôn Đông, xã Ninh Vân phấn khởi cho biết: “Trước đây gia đình thường chọn những tép tỏi ruột để trồng nên cây phát triển chậm, dễ nhiễm bệnh. Nhưng làm mô hình tôi lấy những tép tỏi mẩy bên ngoài củ đem trồng. Không ngờ cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Lượng giống trồng chỉ còn 700 kg/ha giảm 300 kg/ha; phân thuốc giảm từ 20 – 30%.


Vụ này 1 sào tỏi mô hình cho năng suất hơn 1,3 tấn/ha. Không những thế thu hoạch củ còn to, đều hơn nên bán được giá từ 20.000 – 21.000 đ/kg, tăng từ 1.000 – 2.000 đ/kg so với ruộng không áp dụng mô hình”.


Để phòng trừ sâu bệnh hại tỏi cần phun thuốc định kỳ 2 – 4 ngày/lần. Do nông dân sử dụng BVTV không theo nguyên tắc “4 đúng” nên trong một thời gian dài đã gây hiện tượng sâu kháng thuốc, làm tăng chi phí SX. Nhờ áp dụng mô hình thì lượng thuốc BVTV giảm 30 – 40%.


Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam



Mô hình trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Kỹ thuật sinh học nano thực vật

Theo tạp chí khoa học Nature Materials, một nhóm nhà hóa sinh và kỹ sư hóa chất của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) mới đây thông báo đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực mới gọi là “kỹ thuật sinh học nano thực vật.”


nhà khoa học sử dụng kính hiển vi cận hồng ngoại để đọc các dữ liệu của các cảm biến gắn ở ống nano được cấy dưới lá cây. (Nguồn: MIT) nhà khoa học sử dụng kính hiển vi cận hồng ngoại để đọc các dữ liệu của các cảm biến gắn ở ống nano được cấy dưới lá cây. (Nguồn: MIT)


1. Cấy ống nano carbon vào tế bào thực vật để tăng hiệu suất quang hợp


Phương pháp trên giúp tăng hiệu suất thực hiện quá trình quang hợp lên tới 30% đồng thời tạo nên cho cây xây nhiều chức năng hữu ích khác. Nghiên cứu trên hứa hẹn chẳng những cung cấp phương pháp sản xuất năng lượng xanh trong tương lai không xa mà còn có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong đời sống con người.


Trong báo cáo đăng tải trên tạp chí Nature Material, các nhà nghiên cứu cho biết khả năng hấp thụ ánh sáng của thực vật đã tăng lên 30% sau khi được gắn các ống nano carbon vào bào quan lục lạp. Đây chính là nơi diễn ra quá trình quang hợp trong tế bào thực vật. Các nhà nghiên cứu gọi phương pháp trên là những bước đi đầu tiên trong quá trình tạo nên những ”nhà máy năng lượng thực vật công nghệ nano”.


Trưởng nhóm nghiên cứu tại MIT, giáo sư kỹ thuật hóa học Michael Strano cho biết: “Thực vật là một nền tảng hấp dẫn cho phát triển khoa học công nghệ. Chúng có những khả năng kỳ diệu như tự phục hồi, sinh trưởng được trong những môi trường khắc nghiệt và có thể tự cung cấp năng lượng cũng như nước cho chính mình”.


Thông thường dù trong môi trường hoàn hảo nhất, thực vật chỉ có thể hấp thụ được khoảng 10% năng lượng từ ánh sáng mặt trời tại những bước sóng ánh sáng nhất định. Sau khi được cấy vào lục lạp trong tế bào thực vật, các ống nano carbon giúp tế bào có thể thực hiện quá trình quang hợp tại nhiều bước sóng ánh sáng hơn so với trước đây đồng thời cho phép thực hiện quang hợp với hiệu suất cao hơn.


Đầu tiên, các nhà nghiên cứu tìm một loại thực vật có cấu trúc tế bào đơn giản nhằm dễ dàng cấy ghép các ống nano carbon. Cuối cùng, loại thực vật họ cải xoong đã được chọn làm vật thí nghiệm. Đây là loại thực vật có DNA đơn thẳng thường được dùng trong các thí nghiệm khoa học.


Sau đó, nhóm nghiên cứu muốn theo dõi ảnh hưởng của các ống nano đối với quá trình quang hợp của tế bào. Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu dùng một loại thuốc nhuộm có thể biến đổi màu sắc khi hấp thu các electron. Kết quả cho thấy, chẳng những các hạt electron mà dòng điện cũng được tạo ra trong quá trình quang hợp.


Ngoài cải thiện hiệu suất thực hiện quá trình quang hợp của tế bào. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể dùng phương pháp tương tự để cấy các cảm biến khí dưới kích thước nano vào bên trong tế bào. Các cảm biến có thể phát hiện được các chất khí độc hại và đưa ra dấu hiệu nhận biết trực quan ngay trên cây để con người biết. Ban đầu cảm biến trên có thể nhận biết được các oxit nito, nhưng trong thời gian tới có thể sẽ phát hiện được nhiều loại chất khí khác.


Các nhà nghiên cứu cho hay, phương pháp trên tạo điều kiện cho các nhà sinh vật học và kỹ sư công nghệ nano có cơ hội hợp tác vơi nhau nhằm nâng khả năng vốn dĩ đã rất tuyệt vời của cây xanh lên 1 tầm cao mới. Điều này mở ra triển vọng về những nhà máy năng lượng hoàn toàn xanh và sạch trong tương lai. Đồng thời, nếu được áp dụng rộng rãi, phương pháp trên thậm chí có thể tạo môi trường sống trong lành hơn cho con người.


2. Công nghệ Nano biến thực vật trở thành thiết bị dò khí độc


Các nhà khoa học này tiết lộ rằng trong tương lai các nghiên cứu của họ có thể bổ sung các chức năng “ngoại lai” cho các loại thực vật, từ việc phát ra các tín hiệu giống như điện thoại di động đến khả năng hoạt động như một bóng đèn đường.


Người đứng đầu nhóm nhà khoa học trên, Giáo sư Kỹ thuật Hóa Michael Strano, cho biết các loại thực vật là đối tượng thí nghiệm rất tiềm năng đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ vì chúng tự điều chỉnh, chống lại các ảnh hưởng bất lợi và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, cũng như có thể tự cung cấp nguồn năng lượng và nước.


Nhóm nhà khoa học này thử nghiệm gắn các ống nano carbon một cách trực tiếp phía dưới các lá cây của một cây họ cải có tên gọi là Arabidopsis thaliana (một loài thực vật mà các nhà khoa học thường sử dụng để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học nhờ các gien tương đối nhỏ) – thường thực hiện quá trình “hô hấp” thông qua các mạch để hấp thu khí CO2 và thải ra khí ôxy.


Thông qua cơ chế hoạt động tự nhiên trên, các ống nano tìm ra các lạp lục của thực vật – tế bào chuyên thực hiện quá trình quang hợp, sử dụng chất diệp lục để hấp thu và lưu trữ năng lượng từ ánh sáng Mặt tròi.


Sự phát quang các tia gần giống như tia hồng ngoại của các ống nano đã thẩm thấu trong lá cây có thể đẩy nhanh quá trình quang hợp và giúp phát hiện các hóa chất và chất ô nhiễm.


Các nhà khoa học nhận thấy các loại thực vật đã phản ứng với quá trình pha loãng theo cách này đã sản sinh hơn 30% năng lượng so với bình thường.


Các nhà khoa học dự đoán bằng việc làm thay đổi đường kính của các ống nano giúp chúng có thể thu được các bước sóng dài của ánh sáng mà các loại thực vật hiện này không thể làm được, như ánh sáng xanh (các thực vật có mầu xanh do phản chiếu thay vì hấp thu ánh sáng xanh) và tia cực tím.


Thí nghiệm gắn các ống nano thứ hai có thể được tiến hành để phát hiện khí NO – một chất gây ô nhiễm môi trường sản sinh từ quá trình đốt cháy – thường dễ dàng xâm nhập vào các loại thực vật.


Ông Strano cho hay khi thực vật cảm nhận nguy cơ này đang diễn ra thì nó sẽ phát ra “một tín hiệu hồng ngoại như thiết bị điều khiển máy thu hình” mà một máy dò sóng có thể thu được.


Theo nhà sinh học Juan Pablo Giraldo, các biến thể khác nhau của các ống nano có thể được sử dụng để phát hiện các loại khí khác nhau, mô phỏng các loại thực vật có cơ chế hoạt động giống một thiết bị tự cung năng lượng (ví dụ như máy phát hiện chất nổ tại sân bay).


Các nhà khoa học vẫn chưa có cơ hội nghiên cứu các tác động lâu dài của các ống nano đối với các loại thực vật nhưng kết quả sơ bộ cho thấy các thực vật vẫn “sống khỏe” như trước – và sự thúc đẩy đối với quá trình quang hợp có thể giúp chúng mạnh hơn.


Nhóm nhà khoa học này cũng đang nghiên cứu về cách thức kết hợp các vật liệu nano điện tử như grapheme vào các loại thực vật.


Ông Giraldo cho biết hiện tại trên thế giới hầu như chưa có hoạt động nghiên cứu nào về lĩnh vực “kỹ thuật sinh học nano thực vật.” Như vậy, đây là một cơ hội cho những nhà khoa học về thực vật học và công nghệ nano cùng nghiên cứu trong một lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn./.


Tin tổng hợp



Kỹ thuật sinh học nano thực vật

Những phần tốt nhất của rau củ thường bị gọt bỏ

Lá củ dền giàu chất xơ, canxi, sắt, vitamin A và K, mang hương vị nửa như củ dền, nửa như cải xoăn, ăn rất ngon. Thế nhưng khi nấu nướng, bà nội trợ thường cắt bỏ lá đi.


Một người trưởng thành cần khoảng 2 ly trái cây và 2 đến 3 chén rau củ mỗi ngày để có sức khỏe tốt. Tiêu chuẩn này có thể dễ dàng đạt được hơn nếu chúng ta không vứt bỏ nhiều phần bổ ích của các loại trái cây và rau củ như hạt, vỏ, thân, lá rau… Bạn không nên quẳng những phần phụ của rau củ quả vào sọt rác vì chúng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài. Đó là chưa kể đến việc chúng ta có thể góp phần hạn chế tình trạng lãng phí thực phẩm đang diễn ra trên toàn cầu.


1. Thân rau cải đỏ


rau cai do sMột nghiên cứu năm 2006 cho thấy trong những thân cây màu sắc rực rỡ này có hàm lượng đáng kể glutamine (một axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành cơ thể và quá trình phục hồi). Do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên vứt bỏ mà hãy xắt mỏng thân cây để nấu cùng với lá sẽ rất ngon.


2. Lá dền


Theo “The Complete Leafy Greens Cookbook”, mặc dù chúng ta thu hoạch cây dền để lấy củ nấu ăn, thế nhưng trên thực tế lá cây là bộ phận phát triển đầu tiên. Lá củ dền cung cấp chất xơ, canxi, sắt, vitamin A và K. Lá dền mang hương vị nửa như củ dền, nửa như cải xoăn, ăn cũng rất ngon.


Hãy tận dụng cả lá dền khi chế biến thức ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.


3. Vỏ dưa hấu


Loại trái cây mọng nước của mùa hè này chứa một lượng axit được gọi là L-citrulline giúp cơ thể hoạt động thể thao tốt hơn, giảm tình trạng đau nhức cơ bắp. Trong một nghiên cứu năm 2003 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chất citrulline giúp loại bỏ nitơ trong máu, cũng được phát hiện trong vỏ dưa hấu.


4. Lá củ cải xanh


 Như các loại củ cải khác, lá cải có vị pha trộn giữa ngọt và cay. Nó cũng rất giàu vitamin A và K, cùng với một nguồn dồi dào chất xơ, sắt, kali…


5. Vỏ khoai tây


củ khoai tâyThịt củ khoai tây có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng vỏ khoai tây chứa nhiều chất xơ hơn. Theo Viện Dinh dưỡng và ăn uống Mỹ, vỏ khoai tây chứa một loạt vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, canxi và kali, cùng với các chất dinh dưỡng khác. Phát hiện này không phải khuyến khích bạn gọt bỏ khoai tây để ăn mà hãy thay đổi thói quen sử dụng, chẳng hạn chế biến món khoai tây nướng còn nguyên vỏ.


6. Hạt bí ngô


Khi gọt quả bí ngô, hãy lấy muỗng khoét ruột ra để sang một bên. Khoảng nửa cốc hạt bí ngô chứa nhiều magie hơn lượng khuyến cáo cần thiết hàng ngày. Hàm lượng magie thấp có thể dẫn đến bệnh tim, loãng xương và đau đầu. Hạt bí còn rất giàu chất sắt và protein, cũng như một số hợp chất thực vật gọi là phytosterols, đã được chứng minh là giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu.


Nguồn : vnExpress



Những phần tốt nhất của rau củ thường bị gọt bỏ

Những tác hại khi ăn quá nhiều dứa

Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng dứa quá nhiều sẽ gây nên những hậu quá đáng tiếc cho cơ thể.


cây ăn tráiTùy theo từng địa phương mà gọi là dứa hay trái thơm, khóm… tên khoa học là Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới, là cây bản địa của Paraguay và miền Nam Brazil. Ở nước ta dứa được trồng nhiều ở mọi vùng trong nước, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước.


Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các “mắt dứa”. Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.


Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme có trong dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.


Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng dứa cho những người có các bệnh xuất huyết).


Nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn.


Bệnh dạ dày


Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày. Đồng thời, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.


Ngộ độc


Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong. Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.


Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.


Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn.


Rát lưỡi


Bên cạnh dó, nếu ăn dứa quá nhiều, chúng ta sẽ mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn tới rát lưỡi, nướu.


Đau đầu


Gốc amin trong dứa là một nitơ có chứa vật chất hữu cơ, nó làm cho mạch máu thu hẹp và huyết áp tăng cao. Chính vì vậy nếu ăn quá nhiếu dứa bạn sẽ cảm thấy đau đầu.


Ngứa


Chất glycosides trong dứa có tính kích thích nhất định đến da dẻ và vòm họng gây nên hiện tượng ngứa.


Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.


Làm thai nhi yếu


Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.


Khánh Nguyễn (TH)-phunutoday.vn



Những tác hại khi ăn quá nhiều dứa

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Vị thuốc quý từ cây Đinh Hương

Đinh hương  là loại cây xanh mọc hoang trong rừng hoặc được trồng để thu họach hoa làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh, có tên khoa học Syzygium aromaticum (L) merret perry thuộc họ sim (Myrtaceae). Tên thuốc Flos caryophylatac. Đinh hương có nguồn gốc từ Indonesia và Madagascar, còn trồng nhiều tại Zanzibar, Ấn độ, Srilanka…


1. Đặc điểm của cây Đinh Hương


Cây thường xanh có thể cao tới 10-20m, các lá hình bầu dục lớn, các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chôì hoa ban đầu có màu xanh nhạt, dần dần trở thành màu lục, về sau phát triển thành màu đỏ tươi cũng là khi hoa có thể thu hoạch. Các hoa đựơc thu hoạch khi chúng dài chừng 1,5-2cm, bao gồm đài hoa dài, căng ra thành 4 lá, đài hoa cũng 4 cánh hoa không nở tạo thành viên tròn nằm ở trung tâm, như vậy khi phơi khô hoa trông giống cái định nhỏ mùi rất thơm, có lẽ vậy mà được đặt tên là Đinh Hương.



Bộ phận dùng là nụ hoa, nụ thơm chứa nhiều tinh dầu có màu hơi vàng nâu, có độ rắn là tốt. Đinh hương được sử dụng làm gia vị trong chế biến các thức ăn gần như trong mọi nền văn hoá ẩm thực. Trong nấu ăn, ĐH đựơc dùng dạng nguyên vẹn hay nghiền thành bột và tạo mùi rất mạnh nên chỉ sử dụng ít cho mỗi lần chế biến các món ăn. Bởi vậy, gia vị từ cây đinh hương được sử dụng phổ biến từ Châu Á đến Châu Âu. Song nó còn là mguyên liệu quan trọng được dùng trong sản xuất các loại hương liệu tại Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệtcây đinh hương còn được sử dụng làm thuốc ấm tỳ, vị, thận và bổ dương để trị liệu rất hay trong một số bệnh chứng.


nụ hoa cây đinh hương nụ hoa cây đinh hương


 Theo Đông y, đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ,vị và thận. Có tác dụng giáng nghịch, ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hoá.Chủ trị nấc cụt, hoắc loạn, thổ tả, đau bụng, răng lợi đau nhức…khi sử dụng chín có tác dụng chỉ huyết. Liều dùng trung bình từ 1-4g. Lưu ý khi dùng hoa đực thì bỏ đầu nụ. Nếu sử dụng hoa cái  thì bỏ thô bì.


  Chú ý không để nhầm nụ Đinh hương với hoa cây nụ đinh (Ludwigia prostrata Roxb) là loại bé hơn, không thơm, khi khô đầu nụ teo lại. không dùng đinh hương phối hợp với uất kim (nghệ). Kị lửa hay chứng bệnh không thuộc hư hàn thì không nên dùng.


Trong y học hiện đại cũng nhận thấy đinh hương có tác dụng dược lý khá phong phú như có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn lỵ trực trùng, thương hàn, phó thương hàn, bạch hầu, than, E.coli, tụ cầu vàng, chống viêm loét đường tiêu hoá, giảm đau, chống viêm…


2. Vị thuốc bài thuốc trị liệu từ Đinh Hương ( ĐH)


Trị chứng xuất tinh sớm: ĐH 20g, tế tân 20g, sau cho 2 vị ngâm trong 100ml rượu trắng 750 trong nửa tháng là được.Lấy dung dịch này xoa lên đầu dương vật trước khi hành sự chừng vài phút.
Trị bệnh khớp: ĐH 20g, long não 12g, cồn 900 250ml, ngâm trong 7 ngày liền, lọc bỏ bã. Lấy bông thấm thuốc xoa bóp nơi khớp đau nhức, ngày 2 lần.


  Trị sưng đau chân răng: Lấy ĐH và xuyên tiêu có lượng 2 vị như nhau, tán bột mịn cùng ít băng phiến rồi trộn ít mật ong để bôi hằng ngày nơi đau.


  Trị chứng viêm loét miệng: lấy ĐH 5g, tán bột mịn, rồi ngâm với nước sôi nguội sau 4 giờ thì dùng được. Dùng tăm bông chấm vào dung dịch này bôi vào nơi viêm


  Trị hôi nách: ĐH 18g, hồng thăng đơn 27g, thạch cao 45g, tất cả tán thành bột thật mịn, sau đó cất trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày lấy một ít bôi vào nách, cần làm liền trong 5 ngày.


  Trị viêm xoang, hắt hơi sổ mũi: lấy ĐH bọc bông, nút vào mũi.


  Viêm nhiễm đường hô hấp, viêm mũi, xoang: lấy tinh dầu ĐH, tinh dầu bạch đàn, menthol, trần bì, hạt mùi (ngò), natri carbonate, acid citric, tất cả trộn đều làm hoàn to. Môĩ lần lấy 2- 3g để xông họng hoặc hoà vào nước ngậm và súc, để các chất tinh dầu bốc hơi lên xông, họng, mũi.


  Nấc, nôn do hư hàn: dùng ĐH, thị đế, nhân sâm, sinh khương, mỗi vị đều 9g, sắc lấy nước uống ngày 2- 3 lần. Hoặc lấy đường trắng 250g, cho chút nước vào đun. Gừng 30g giã nát. ĐH 5g cho vào đun đến khi trở thành keo sờ tay không dính là được. Tất cả đổ ra khay có thoa dầu lạc, đợi nguội cắt thành 50 miếng nhỏ. Mỗi ngày ăn một vài miếng sau bữa ăn cơm.


  Trị thổ tả: ĐH 2 nụ, rượu vàng 50ml, cho vào chén hấp cách thuỷ tinh trong 10 phút, sau bỏ bã uống rượu.(Rượu vàng là loại rượu màu vàng, có độ cồn thấp, nấu ủ men, cất thành rượu có tác dụng thông hành huyết mạch, dưỡng huyết, nhuân da).


  Trị liệt ruột cơ năng: ĐH 30-60g, tán bột mịn trộn với rượu mạnh hoặc nước rồi đắp vào vùng rốn rộng chừng 6-8cm, lấy băng dính đính giữ. Hoặc lấy ĐH, mộc hương, nhục quế, xạ hương tán bột băng rịt vào rốn.


  Trị đi lỏng: ĐH 30g, xa tiên tử (sao) 20g, tất bạt 10g, hồ tiêu 5g, nhục quế 5g, tất cả tán bột mịn rồi đựng trong lọ kín. Mỗi lần lấy 100mg bột hoà với nước đắp vào rốn băng rịt lại. Cứ 1-2 ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc ĐH 3gsa nhân 6g, bạch truật 12g, tán bột. Mỗi lần uống 2-4g, ngày uống 2-3 lần.


Theo  BS.Hoàng Xuân Đại-ytuong.danang.vn



Vị thuốc quý từ cây Đinh Hương

Một số bài thuốc từ hoa bưởi

Hoa bưởi không chỉ thơm và đẹp mà nó còn có tác dụng giảm cảm, giải rượu, chữa đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, giúp thư thái tinh thần…


Một số bài thuốc từ hoa bưởi


Hoa bưởi 12g, chưng với trà uống tiêu được túc thực (thức ăn ứ đọng) nấc, khí trệ, hay rên rỉ và ngáp vặt, bưởi và bạch cấp môi thứ 10g chưng với trà uống có thể làm đẹp. Hoa bưởi và hoa sen mỗi thứ 10g chưng với trà uống có thể khai tâm tỉnh tỳ.


Hoa bưởi 4g, hoa đậu mọt bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi rửa sạch cho vào nồi đung khoảng 10 phút sau đó bỏ bã lấy nước. Cho tiếp nước gừng, đường, hoa đậu vào rồi đun tiếp sau đó lấy ra ăn. Có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.


Hoa bưởi 5g, đường phèn một thìa nhỏ. Đun trong 200ml nước, sau khi sôi 5 phút cho đường vào rồi đun tiếp. Đem uống có tác dụng tuần hoàn khí huyết, chữa đau dạ dày.


hoa buoiNgoài ra, hoa bưởi, lá bưởi, cùi bưởi cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh: Lá bưởi một nắm (50 -100g), lá sả một nắm (50 -100g), lá duối một nắm (50 -100g), lá  cúc tần một nắm (50 -100g) cho vào nồi nước đun thật sôi dùng để xông trừ cảm mạo, cho ra mồ hôi và viêm đường hô hấp trên.


Trị ho ở người già: Dùng 300g cùi bưởi (bỏ lớp vỏ bên ngoài) và 50g phèn chua đun chín với 500ml nước mỗi ngày uống từ 100ml.


Bên cạnh đó, dân gian thường dùng hoa bưởi để chưng cất thành tinh dầu làm đẹp, gội đầu, tắm rửa hoặc xông hơi… Nước hoa bưởi còn có tác dụng để dành dùng dần quanh năm cho các món chè, món bánh, món cháo… Ngoài ra, đến mùa hoa bưởi, những người sành ẩm thực không thể bỏ qua món mía ướp hương bưởi hay bột sắn dây ướp hoa bưởi… những món ăn dân dã nhưng rất tinh tế của người Hà Nội


Cách làm nước hoa bưởi


Ngắt từng bông hoa ra rồi thả vào chậu nước lạnh rửa nhẹ nhàng cho sạch bụi rồi vớt để ráo nước. Lọ dùng ướp hoa bưởi phải rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi úp ngược để thật khô. Khi lọ đã khô ta nên tiến hành rải một lớp hoa bưởi phía dưới cùng rồi rải tiếp một lớp đường trắng phía trên, cứ như vậy cho tới khi nào hết hoa thì thôi.


 Tỷ lệ giữa đường và hoa bưởi là: 1kg đường/1kg hoa bưởi. Sau khi đã xếp lượt hoa thì ta nắp lọ lại cho thật kín, sau khoảng 10 ngày trở lên là có thể dùng được. Lâu dần hoa bưởi và đường sẽ tan ra tạo thành nước hoa bưởi. Lọ nước đặc biệt này nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là sau 10 ngày để ở nhiệt độ bình thường rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.


Nguồn : giaoduc.net.vn 



Một số bài thuốc từ hoa bưởi

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Uống cà phê đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh

Tuy có nhiều nghi ngờ cà phê là chất gây nghiện nhưng chưa có một nghiên cứu nào kết luận được là uống cà phê với một lượng vừa phải sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh tim mạch hoặc các loại bệnh nguy hiểm khác! Ngược lại, càng ngày người ta bắt đầu nhận thấy cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số người đã từng quyết liệt chống lại việc dùng cà phê, đến nay đã bắt đầu xem lại những khuyến cáo của mình!


ca phe sMột nghiên cứu sâu ở châu Âu về cà phê và dinh dưỡng đã xác nhận, trái với những gì người ta vẫn nghĩ cho tới lúc đó, không có mối liên quan nào giữa việc uống cà phê và sự tăng nguy cơ các bệnh mạn tính như ung thư, các bệnh tim mạch, đái tháo đường… Ngược lại, nghiên cứu này cũng như một số nghiên cứu trước đó nhận thấy, cà phê có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2.


Cà phê cũng có khả năng giảm mạnh nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Đó là nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí uy tín Journal of the American Medical Asociation đã ghi nhận, nguy cơ mắc bệnh này ở những người uống nhiều cà phê giảm tới 80%.


Cà phê cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư tiền liệt tuyến, gan, thận, trực tràng, nguy cơ rối loạn nhịp tim và các vấn đề về phổi. Tuy nhiên, để được hưởng những lợi ích của cà phê, cần tôn trọng một số quy tắc sau:


Phải uống cà phê thứ thiệt


Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên về bệnh Alzheimer, tờ Journal of Alzheimer Diseases đã so sánh tác dụng của cafein đơn thuần với cafein trộn thêm các thành phần khác trong cà phê. Kết quả cho thấy chỉ có cà phê toàn phần cùng với các các thành phần tự nhiên của nó là có tác dụng tích cực đến trí nhớ.


Không nên ngạc nhiên vì cà phê có sự pha trộn tự nhiên của các polyphenol kháng ôxy hóa (các acid chlorogenic) và các bioflavonoid. Cà phê còn chính là nguồn gốc thực phẩm quan trọng nhất có thành phần kháng ôxy hóa ở các quốc gia phát triển như Pháp. Các thành phần hóa học khác nhau trong cà phê có tới hàng ngàn và khoa học cho là tác dụng của những chất này phối hợp với nhau để mang lại lợi ích như ta biết.


Không nên dùng các chất thay thế cà phê vì đấy không phải là các chất chiết từ cà phê và càng không phải là cafein nguyên chất đã mang lại tác dụng, nếu có thể là dạng “cà phê bio”, càng gần cà phê tự nhiên càng tốt.


Người “nghiền thưởng thức” cà phê cũng cần chú ý là trái với những ý kiến sai lầm nhưng khá phổ biến là không phải loại cà phê xanh tốt với sức khỏe mà là cà phê đen và đã rang.


Trên thực tế, cà phê càng rang kỹ, càng có màu đen, càng chứa ít cafein! Khi rang, các hạt cà phê tách cafein ra, chất này bị hủy dần dưới tác động của nhiệt. Và hơn thế nữa, khi cà phê càng đen càng chứa nhiều chất kháng ôxy hóa do hiệu ứng của sự tập trung nảy sinh trong quá trình khử cafein (decaffeination). Một nghiên cứu khác chứng minh là cà phê được rang kỹ có tác dụng bảo vệ thần kinh hơn là cà phê xanh. Một nghiên cứu khác nữa cũng chứng minh là cà phê đen hiệu quả hơn trong việc phục hồi của vitamin E và glutathion (hai chất kháng ôxy hóa quan trọng) ở mức độ tế bào cũng như có tác dụng giảm cân.


Cũng theo cách này, cà phê phin (lọc qua phin) bằng máy lọc điện giàu cafein hơn là cà phê pha ngay (expresso) vì quy trình pha bằng máy lâu hơn. Ngoài ra, cà phê xay càng mịn thì lượng cafein càng nhiều trong tách cà phê của bạn.


Như vậy chúng ta có thể thấy, cà phê chứa nhiều cafein là cà phê rang chưa kỹ (màu nâu), xay kỹ cho hạt mịn và pha bằng phin lọc. Còn cà phê chứa ít cafein là cà phê được rang kỹ, hạt thô và được pha bằng máy expresso (máy pha thường thấy ở tiệm cà phê lớn).


5 điều cần ghi nhớ về cà phê


* Chọn loại cà phê bio: Việc trồng cây cà phê thường cần nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Cần chọn loại cà phê đã được kiểm nghiệm là không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tốt nhất là loại bio vì tất cả các ưu điểm nêu trên của cà phê sẽ giảm sút nếu còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các chuyên gia về cà phê cũng thấy cà phê này có vị tốt hơn!


*Chọn cà phê hạt: Nên chọn mua cà phê dạng hạt và có mùi, vị mạnh. Hạt cà phê rang có nhiều dầu và dễ làm cà phê bị khét, cà phê sẽ có vị acid. Cà phê đã xay bị khét nhanh hơn.


* Uống cà phê đen: Tránh dùng thêm kem, đường, sữa. Cũng nên dùng nước tinh khiết để pha.


* Nếu dùng phin lọc: Nếu dùng bộ phin lọc, chú ý không nên rửa bằng chất tẩy rửa có clo.


* Tách đựng cà phê: Nên dùng loại tách bằng sứ, tránh dùng loại bằng bìa giấy hoặc tệ hơn là bằng nhựa (plastic). Không phải chỉ vì loại tách bằng sứ cho vị ngon hơn mà còn tránh được sự thôi nhiễm của chất Bisphenol-A hoặc các dẫn xuất khác trong chất nhựa làm cốc gây hại cho cơ thể.


P. Huy – suckhoedoisong.vn



Uống cà phê đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh

Dền cơm trị rắn độc cắn

Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae) là loại cỏ nhỏ, cao đến 80 cm, ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5 mm, không lông, không gai.


Phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3 – 6 cm, rộng 1,5 – 3 cm, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10 cm… Cây mọc ở đất hoang, dọc đường đi và cũng được trồng lấy lá làm rau. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi khô. Dền cơm giàu dược tính nên được dùng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc là rễ và toàn cây.


Dền cơm Dền cơm


Một số nghiên cứu mới đây cho thấy rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các axít béo không no. Thành phần hóa học cho thấy trong cành lá rau dền cơm chứa nước 84,5%, protid 3,4%, glucid 1,4%, cellulose 1,6%, vitamin C 63 mg%, caroten 10,5 mg%, vitamin B6 3,6 mg%, vitamin B2 0,36 mg%, vitamin PP 1,3 mg% và lysin. Cũng có tác giả cho biết lượng vitamin C trong rau dền cơm là khoảng 21 mg%, xào ăn thì lượng vitamin C ít hao tổn hơn rau luộc.


Đông y cho rằng dền cơm có vị ngọt nhạt, tính mát hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp…, thường dùng chữa chứng nóng nhiệt, táo bón, trị lỵ trực trùng và viêm trường vị cấp và mạn tính, đau họng, đau mắt đỏ, chảy máu cam, cũng dùng trị rắn độc cắn. Rau dền cơm xào, luộc ăn ngon, có tác dụng dưỡng sinh. Ngày dùng 40 – 80 g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy rễ tươi giã nát, lấy nước chiết uống và dùng bã đắp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá làm thuốc trị bò cạp đốt và dùng toàn cây trị rắn cắn. Hạt dền cơm vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát gan, trị phong nhiệt, chữa mắt kém. Ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trị giun đũa.


Kiêng kỵ: Theo kinh nghiệm dân gian thì rau dền cơm luộc kỵ ăn với tiết canh (lợn, vịt) vì nếu ăn chung sẽ bị tiêu chảy dữ dội.


Viet Bao.vn.



Dền cơm trị rắn độc cắn

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Nhân giống Bưởi không hạt từ công nghệ hạt nhân

Để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ. Ưu điểm của công nghệ này trong nông nghiệp là tạo ra những giống mới có phẩm chất tốt, sản lượng cao. Đồng thời giúp người nông dân bảo quản tốt hơn sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.


Sau hơn 5 năm nghiên cứu và triển khai đề tài SX giống bưởi đường lá cam Tân Triều (Đồng Nai) bằng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân nhằm tạo ra giống mới không hạt đã thu được những kết quả khả quan.


Sở KN-CN Đồng Nai cho biết, để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ cô ban 60.


Sau khi chiếu xạ, 1.000 cành này được ghép với 1.000 cây bưởi mẹ từ vùng bưởi Tân Triều để chọn ra giống ưu việt, ít hạt nhất. Từ 1.000 cây, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được ba giống có quả không hạt gồm: ĐLC240, ĐLC434 và ĐLC436. Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt nhận định, dòng bưởi đường lá cam Tân Triều là một loại trái cây đã có thương hiệu.


Trước đó, người dân Tân Triều chỉ phát triển vùng bưởi ở quy mô nhỏ, theo hình thức hộ gia đình với diện tích khoảng 200 ha. Tuy nhiên, đến nay nơi đây đã phát triển thành vùng bưởi tập trung gần 900 ha thuộc địa bàn 8 xã ven sông Đồng Nai của huyện Vĩnh Cửu.


Vào tháng 5/2011, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đã trao chứng nhận GlobalGAP và VietGAP cho người trồng bưởi Tân Triều. Trong đó có 5 hộ canh tác với diện tích 6,7 ha đạt chứng nhận GlobalGAP và 11 hộ trồng 3,1 ha đạt VietGAP.


Theo đánh giá, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào quá trình SX nông nghiệp là một loại hình mới, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, năng lượng nguyên tử là chìa khoá để ngành nông nghiệp trong nước có thể vươn xa không những trong khâu đột biến gen, tạo giống mới mà còn cải tạo khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch để có thể đáp ứng các hàng rào kỹ thuật, đưa sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài.


Tiến sỹ Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ hạt nhân vào SX nông nghiệp và đã thu được những kết quả khả quan. Đồng Nai cũng đang triển khai xây dựng một trung tâm chiếu xạ đặt trong Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ. Khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ đảm nhiệm vai trò chiếu xạ, nhằm giúp người nông dân bảo quản sau thu hoạch và loại bỏ được những mầm bệnh trên sản phẩm nông nghiệp.


Theo đánh giá của các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thành công bước đầu trong SX nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao thông qua việc hợp tác giữa Sở KH-CN Đồng Nai, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam bộ thời gian qua đã mang lại kết quả khả quan, đây sẽ là hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.


Nguồn :nongnghiep.vn



Nhân giống Bưởi không hạt từ công nghệ hạt nhân

Những ai không nên ăn Lạc

Lạc vốn được biết đến như một loại lương thực giàu chất dinh dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng. Lạc tuy tốt nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Vậy những ai không nên ăn lạc?


hat lac sNhững nhóm người bị bệnh gout, mỡ máu, tiểu đường, loét dạ dày, cắt bỏ túi mật… nên hạn chế ăn lạc vì lạc sẽ làm giảm sức khỏe hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.


1. Người mỡ máu


Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.


2. Người bị bệnh gout


Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.


3. Người bị bệnh tiểu đường


Cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.


4. Người đang giảm cân


Lạc có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là lạc chiên thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa lạc.


5. Người cắt túi mật


Lạc chứa nhiều mỡ nên cần lượng lớn dịch mật để tiêu hóa chúng. Người đã bị cắt túi mật sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa khi ăn lạc, gây ra chứng tiêu hóa không tốt.


6. Người tì yếu, phân nát


Do lạc nhiều mỡ nên người yếu tì gây viêm ruột, lỵ, tiêu hóa kém ăn lạc sẽ gây lỏng lị, không lợi cho sức khẻo.


7. Người hay bốc hỏa


Lạc vị ngọt, tính nóng, người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu… do chứng nội nhiệt bốc hỏa sau khi ăn lạc sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.


8. Người bị bệnh dạ dày


Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn lạc.


 Nguồn vnmedia.vn



Những ai không nên ăn Lạc

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Mô hình trồng sầu riêng xen chuối

Ông Lê Văn Sáu xây dựng thành công mô hình sầu riêng xen chuối, mỗi năm thu lãi trên 560 triệu đồng.


sau rieng s Do trồng lúa trên vùng đất phèn không hiệu quả, ông Lê Văn Sáu ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình (Phụng Hiệp, Hậu Giang) chuyển sang xây dựng mô hình sầu riêng xen chuối, mỗi năm thu lãi trên 560 triệu đồng.


Trong những năm gần đây, diện tích trồng sâu riêng ở xã Tân Bình ngày càng mở rộng do hiệu quả kinh tế mang lại nhiều hơn cây trồng khác. Đầu ra của trái sầu riêng khá ổn định, giá luôn đứng ở mức cao. Ông Sáu cho biết: Thương lái từ Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre đến thu mua mỗi khi vào vụ thu hoạch, số lượng không đủ đáp ứng nhu cầu.


Thấy sầu riêng ở Ngũ Hiệp (Tiền Giang) mang lại hiệu quả cao, năm 2002, ông Sáu mạnh dạn chuyển 2 ha trồng cam sang trồng sầu riêng, với số lượng ban đầu là 420 cây, khoảng cách mỗi cây 7 - 8m. Sau 5 năm, vườn sầu riêng của ông Sáu đã cho trái. Mỗi năm với việc thu hoạch 2 ha sầu riêng xen chuối đã mang lại thu nhập vài trăm triệu đồng.


Năm 2013, vườn sầu riêng của ông Sáu thu hoạch được 30 tấn trái, với mức giá từ 21.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 500 triệu đồng. Thu nhập từ chuối được thêm 60 triệu đồng. Thấy được hiệu quả kinh tế, ông Sáu đã mở rộng diện tích từ 2 ha lên 3,5 ha sầu riêng. Hiện 3,5 ha sầu riêng đang cho trái, ước tính thu hoạch vụ này lãi trên 850 triệu đồng.


 


Theo NNVN



Mô hình trồng sầu riêng xen chuối

Nấm đông cô có thể ngăn ngừa virus HPV

Nấm không chỉ là thức ăn bổ dưỡng và ít calo mà chúng còn góp phần vào việc phòng chống ung thư do virus HPV gây ra ở nữ giới.


Virus gây u nhú ở người (HPV) là một loại virus phổ biến và rất dễ lây. Chúng lây nhiễm qua những vùng da mỏng như cổ tử cung, miệng hay cổ họng.


Hơn 3/4 phụ nữ đều nhiễm loại virus này và có thể nhiễm một số chủng của HPV gây ung thư cổ tử cung.


Nấm đông cô ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm do virus HPV gây ra ở nữ giới. Nấm đông cô ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm do virus HPV gây ra ở nữ giới.


Theo nghiên cứu của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy hợp chất tương quan Hexoza (AHCC) có trong nấm đông cô. Được biết hợp chất này có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư liên qua đến virus HPV.


Khi thử nghiệm trên chuột bạch, AHCC cho kết quả có thể diệt virus HPV trong vòng 90 ngày và giảm tốc độ tăng trưởng khối u cổ tử cung.


Giáo sư Tiến sĩ Judith Smith, Đại Học Y Khoa Texas cho biết: “AHCC rất có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh lây nhiễm do virus HPV gây nên”.


Các nhà khoa học cũng cho biết, có thể sử dụng AHCC để điều chế thành thực phẩm bổ sung, sử dụng thay thế cho vắc xin ngừa HPV. Bởi AHCC hoạt động như một liệu pháp miễn dịch. Chúng sử dụng chính hệ thống miễn dịch của con người để chống lại bệnh.


Theo Vietnamnet, Daily Mail



Nấm đông cô có thể ngăn ngừa virus HPV

Trị tiểu đường bằng me rừng

Theo Đông y, quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm…


Me rừng còn gọi là chùm ruột núi, mận rừng, dư cam tử, Mác kham (Tày), Diều cam (Dao), Xì la liên (Kơ ho), tên khoa học Phyllanthus emblica L, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc hoang, xuất hiện nhiều tại các vùng rừng núi Việt Bắc và Tây Bắc nước ta…


Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae) Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae)


Cây thường mọc ở chỗ sáng, chiều cao thông thường từ 5 – 7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Ra hoa vào tháng 4 – 5 hằng năm; hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta và có khía rất mờ.


Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae). Quả thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hay phơi khô để dành sử dụng dần. Lá thu hái vào mùa hè thu; vỏ và rễ thu hoạch quanh năm, có thể sử dụng tươi hay sấy khô để dùng dần.


Theo đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm… Ở Ấn Độ cũng sử dụng nó làm thuốc mát, lợi tiểu, nhuận tràng.


Còn lá me rừng có vị cay, tính bình, tác dụng lợi tiểu. Rễ cây có vị đắng chát, tính bình với tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm. Hoa me rừng công dụng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng. Ngoài ra ở Ấn Độ còn thấy người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ hoặc phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.


Trong đông y cũng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả me rừng dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, chảy máu chân răng, lợi, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamine C.


Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị huyết áp cao, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Còn lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.


Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin nêu vài bài thuốc chữa trị các bệnh chứng tiêu biểu.


* Chữa cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10 – 30g, sắc lấy nước uống, chia làm nhiều lần.


* Chữa trị huyết áp cao: Rễ cây me rừng 15 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.


* Làm lợi tiểu: Lấy 10 – 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 – 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.


* Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày. Hoặc lấy 15 – 20 quả me rừng nấu sôi, sau ướp muối ăn hằng ngày.


* Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.


* Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã pha chút nước ép lấy nước cốt uống còn bã đắp nơi rắn cắn, lấy dây hoặc băng dính băng giữ cho khỏi bị rơi.


* Chữa phù thũng, Eczema, viêm da, mẩn ngứa: Quả me rừng 10 – 30g, rễ, vỏ me rừng 15 – 30g, lá me rừng 10 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.


Kết hợp dùng ngoài cần lấy một lượng lá me rừng vừa đủ nấu sôi dùng nước tắm rửa hàng ngày.


Theo Nông Nghiệp



Trị tiểu đường bằng me rừng

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Trồng hoa hồng trên giá thể xơ dừa xử lý

Ông Aad Gordijn, tổng giám đốc Công ty sản xuất hoa Dalat Hasfarm(Lâm Đồng), cho biết sau năm năm thử nghiệm, công ty vừa sản xuất đại trà hoa hồng trồng trên giá thể xơ dừa ở diện tích khoảng 6ha.


Thu hoạch hoa hồng trồng trên giá thể xơ dừa - Ảnh: Mai Vinh Thu hoạch hoa hồng trồng trên giá thể xơ dừa – Ảnh: Mai Vinh


Đây là đơn vị đầu tiên trồng hoa hồng trên giá thể xơ dừa tại Việt Nam theo chuẩn sạch. Hoa hồng trồng cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất, được trồng trên giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Chất dinh dưỡng để nuôi hoa được đưa vào giá thể bằng công nghệ tưới nhỏ giọt. Ông Aad cho biết công nghệ này áp dụng sản xuất các giống hoa mới đang được ưa chuộng tại Nhật, Úc, Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi tuần Dalat Hasfarm bán khoảng 150.000 cành hoa hồng trồng trên giá thể, trong đó 50% tại thị trường Việt Nam, số còn lại chủ yếu bán ở Nhật và Úc.


Theo ông Aad, hoa hồng trồng trên giá thể xơ dừa không mắc bệnh trên lá, thân cây nên không phải phun thuốc, vì thế cây hoa không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo tính toán ban đầu, mỗi năm hệ thống trồng hoa hồng trên giá thể sẽ giảm được 43.800m3 nước thải, trong đó có 40% phân bón.


Nguồn :khoahocphothong.com.vn



Trồng hoa hồng trên giá thể xơ dừa xử lý

Trị bệnh từ cây dứa dại

Cây Dứa dại còn gọi là dứa gỗ, dứa gai… tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. thuộc họ Dứa dại Pandaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trong nước ta, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi.


Theo lưu truyền dân gian cây Dứa dại có tác dụng trị viêm gan, xơ gan cổ trướng. Thực tế, loài cây này còn được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác như viêm thận phù thũng, viêm tinh hoàn, sỏi thận..


Đông y dùng cây dứa dại làm thuốc từ lâu đời từ những lá hay rễ dứa hoặc quả dứa, hạt quả. Song ngọn đọt non của cây dứa dại người ta dùng làm rau ăn, ngay cả gốc trắng mềm của lá dứa dại cũng làm rau ăn. Để làm thuốc dứa dại cũng được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô cất đế dùng dần.


Bộ phận dùng làm thuốc của dứa gai là rễ, thu hái quanh năm, đọt non vào mùa xuân và quả vào mùa hè thu.Loại rễ non chưa bén đất càng tốt, đào về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Theo kinh nghiệm của nhân dân miền Nam, rễ dứa gai phối hợp với vỏ cây đại, hương nhu, tía tô, hoắc hương, mỗi vị 8g, hậu phác 12g, rễ si 8g, rễcau non 4g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa phù thũng.


dua daiTheo đông y lá cây dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi), nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, thủy thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra còn dùng quả dứa dại trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ…


Những bài thuốc trị bệnh từ cây dứa gai:


Liều sử dụng trung bình: Cho lá dứa dại cho dạng thuốc sắc từ 15 - 30 g/ngày. Rễ dứa dại khô ngày dùng 15 - 30g cho dạng sắc (có thể sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác). Quả hay hạt dùng 30 - 60g, sắc uống mỗi ngày.


Để tham khảo và áp dụng xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh chứng từ cây dứa dại.


Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 - 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.


* Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 - 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 - 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.


Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 - 20g, hạt quả chuối hột 10 - 12g, rễ cỏ tranh 10 - 12g, bông mã đề 8 - 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 - 20g, rễ cây lau 10 - 12g, củ cỏ ống 10 - 12g, sắc lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 - 150 ml.


Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 - 60g, thịt lợn nạc 150 - 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (Du long thái) 30 - 60g, rau má 12 - 16g, Bông mã đề 10 - 12g, Bồ công anh 12 - 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150 ml.


* Trị viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 - 30g, lá cây ô rô 12 - 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150 ml vào trước bữa ăn.


*Hoặc bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng: quả dứa gai 200g, thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá cối xay, lá trâm bầu, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh, tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan mạn tính: quả dứa gai 100g, chó đẻ răng cưa 50g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm 2 lần.

Chữa đái tháo đường: dứa gai 9 hạt giã nhỏ, nhồi vào khúc ruột già lợn, ninh thật nhừ ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày.


Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 - 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.


Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 - 20g, vỏ cây chòi mòi (Antidesma ghaesembilla Gaertn, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) 7 miếng cỡ 4×6 cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 ml.


* Bệnh viện Ba Vì- Hà Tây đã chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận bằng bài thuốc kinh nghiệm sau: rễ dứa gai 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp 50g, sao thơm, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g.Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút đem lọc thêm đường uống trong hai ngày.

Người lớn: mỗi lần 200-300ml, trẻ em tuỳ tuổi 100-150ml, ngày 2-3 lần.Một đợt điều trị là 5 ngày, nghỉ 3 ngày tiếp tuc đợt nữa cho khỏi hẳn. để chữa ra cát sỏi, lấy rễ dứa gai, mộc thông cỏ tháp bút, sinh địa mỗi vị 20g thái nhỏ, sắc uống làm 3-5 lần trong ngày với bột hoạt thạch 10g.


Theo Nông nghiệp Việt Nam 



Trị bệnh từ cây dứa dại

Chiếc búp sen tưới vườn hình nón lá ngược

Xuất thân là nông dân chính gốc, anh Võ Thành Văn- ấp Mỹ Phú Tân (Mỹ Thạnh Trung- Tam Bình) đã có nhiều sáng chế, cải tiến nông cụ máy móc mang lại tiện ích thiết thực. Trong đó, “búp sen tưới vườn hình nón lá ngược”- trong hệ thống tưới vườn tự động là một trong những sản phẩm mang tính ứng dụng cao và được Hội Nông dân tỉnh chọn dự thi Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ V, năm 2013.


 bup sen nenCái khó ló sáng kiến


Gọi là “búp sen tưới vườn hình nón lá ngược” theo anh Văn là vì, anh tạo ra vòi phun nước có dạng như búp sen, phía trên có thêm vật liệu cố định hình chóp nón lá lật ngược để tạo độ bung xòe của nước.


Với nguyên liệu làm bằng nhựa PA nguyên chất, “búp sen tưới vườn hình nón lá ngược” do anh Văn sáng chế rất dẻo dai, lấy búa đập không vỡ và có tuổi thọ trên 10 năm.


Anh cho biết, từ năm 2006, nhiều nhà vườn tại địa phương sử dụng loại van quay bán trên thị trường để tưới cây. Giá khá cao, nhưng sử dụng không hiệu quả, do độ bền thấp, dễ bị hư, gãy và thường xuyên bị nghẹt, không tưới được.


Nhiều lần thử nghiệm để khắc phục “cái khó” này nhưng không thành công. Một hôm, anh thử dùng vòi nước xịt vào chóp nón lá đang treo lật ngược, thấy nước bung xòe ra đều theo vành nón, tạo thành một vòng ướt cả vùng rộng.


Thế là anh nảy sinh ý tưởng, tạo ra vật thể có hình nón lá ngược phía trên vòi nước để tưới cây. Nghĩ là làm, anh đến các cơ sở cơ khí, thuê người tiện và hàn cho anh một cái phễu có kích cỡ và cấu tạo do anh thiết kế.


Khi đưa vào thử nghiệm, anh thấy rất khả thi, nước khi bơm lên hầu như không bị nghẹt và có độ bung xòe lớn. Từ sản phẩm đầu tiên này, anh mua dụng cụ về làm khung và mua máy ép nhựa để tự sản xuất ra “búp sen tưới vườn hình nón lá ngược”.


Song song, anh còn thiết kế sơ đồ đặt ống để tưới vườn bưởi (rộng 4.000m2) chỉ bằng việc bật công tắc điện và mở cần xoay đường ống.


Để việc lắp đặt hệ thống tưới tiêu hiệu quả, anh Văn cho rằng: Ngoài nguồn nước mạnh, chúng ta cần hiểu rõ nguyên lý vận hành đường nước và dùng ống chính 60mm, ống dẫn 49mm, ống phun 21mm, cao 1m, sử dụng moteur 2 ngựa sẽ có thể cho vận hành 30- 35 vòi phun cùng lúc, sẽ đạt độ phủ 5- 5,5m đường kính vòi phun.


Theo anh Văn, đặc điểm của vòi phun này là rất đều, độ phủ rộng, tính bền cao, ít bị nghẹt và dễ lắp đặt, sửa chữa, dùng để tưới vườn cây ăn trái hoặc tưới rau màu rất hiệu quả.


Anh tâm sự: Để làm ra sản phẩm hoàn thiện như ngày hôm nay, anh cũng đã trải qua nhiều lần thất bại, trong cái khó đã dần ló cái khôn.


Biến ý tưởng thành hiện thực


Thấy anh Văn tưới vườn khá nhẹ công lại có hiệu quả, nhiều nhà vườn lân cận đến hỏi mua sản phẩm “búp sen tưới vườn hình nón lá ngược” của anh.


Tiếng lành đồn xa, khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm đến anh ngày càng nhiều, các đại lý mua bán hệ thống tưới vườn cũng đặt anh sản xuất để cung cấp cho nông dân.


Hàng năm, anh xuất ra thị trường cả ngàn sản phẩm với giá bán 10.000- 12.000 đ/cái, bảo hành 5 năm. Mặc dù theo anh là sản phẩm này anh đã sử dụng tưới tiêu cho vườn nhà gần cả chục năm mà chất lượng vẫn… “không suy suyễn”, yêu cầu có nguồn nước mạnh là tưới khỏe re.


Hỏi về chuyện đăng ký bảo hộ “độc quyền sáng chế”, anh cười hiền: Nông dân chúng tôi quanh năm quen với ruộng đồng, trong khi việc đăng ký sáng chế là cả một quá trình tốn thời gian, phức tạp và tốn kém.


Hiện, sản phẩm của anh đến với tay người tiêu dùng cũng chỉ dừng ở mức “hữu xạ tự nhiên hương”- người này làm được thì giới thiệu cho người khác. Bởi, anh quan niệm “làm ít mà bền”. Khi khách có yêu cầu, anh sẵn sàng đến các vườn lớn ở tận Long An, Đồng Tháp để hỗ trợ thiết kế đường ống.


Tại hội nghị tổng kết 3 năm phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” (2011- 2013) do Hội Nông dân tỉnh tổ chức vừa qua, có dành riêng gian hàng trưng bày những sản phẩm tiêu biểu của nhà nông. Trong đó, búp sen tưới vườn hình nón lá ngược là sản phẩm được nhiều người quan tâm.


Theo anh Văn, tuy sáng chế đã lâu, nhưng đây là lần đầu tiên đem “khoe” với mọi người. Đây cũng là sản phẩm anh ưng ý nhất qua nhiều lần khắc phục và thay đổi nguyên liệu sản xuất.


Gắn bó với nghề nông, anh Văn còn có nhiều ý tưởng sáng tạo khác, như tự thiết kế lò sấy lúa, máy tách lúa theo ý tưởng riêng của mình và ứng dụng khá hiệu quả vào việc sấy và tách lúa giống, giúp cải thiện năng suất làm việc và nâng cao thu nhập cho gia đình.


 


 Theo Báo Vĩnh Long Online



Chiếc búp sen tưới vườn hình nón lá ngược

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Thực phẩm làm sạch cơ thể

Dựa vào các thành phần có tác dụng nhuận trường hoặc lợi tiểu mà thực phẩm có thể giúp gan thải độc và kích thích lưu thông bạch huyết.


Cà rốt không chỉ có thể bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mà còn có tác dụng kháng ô xy hóa cao, do thành phần beta caroten và potassium dồi dào trong cà rốt giúp chuyển hóa gan và lọc thận.


Quả thơm, cà rốt, quế... có thể giúp “đốt” mỡ thừa - Ảnh: Đ.N.Thạch - Minh Khôi Quả thơm, cà rốt, quế… có thể giúp “đốt” mỡ thừa – Ảnh: Đ.N.Thạch – Minh Khôi


Dứa (thơm) có thể làm mềm các xớ thịt cứng nhất nhờ enzym bromelain thì cũng có thể đốt cháy mỡ thừa một cách hiệu quả.


Quế có vị ấm, là đồng minh cho những người tiểu đường khi không tiện ăn kiêng trong những bữa tiệc mời. Có thể rắc một ít bột quế vào trà, cà phê hoặc yaourt để giúp hạ đường huyết.


Chanh giúp giải khát, cung cấp vitamin C hoặc hạ sốt nhanh; giúp loại bỏ cặn bã và mỡ tích trữ trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho biết chanh còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa vài bệnh ung thư và giảm tỷ lệ cholesterol trong máu.


Củ cải đường chứa một số thành phần chống ô xy hóa mạnh và tham gia vào việc cân bằng chuyển hóa, giúp tiêu hủy mỡ. Chế biến ăn sống hoặc chín củ cải đường chính là đồng minh tốt với gan.


Kiwi với hàm lượng vitamin C vượt trội hơn các loại trái cây khác, có khả năng tăng sức đề kháng, phục hồi nhanh chóng khi cơ thể mệt mỏi, gìn giữ sức sống từ bên trong và cải thiện chuyển hóa ruột.


M.Quân-thanhnien.com.vn



Thực phẩm làm sạch cơ thể

Phát triển rau siêu dinh dưỡng bảo vệ mắt

Một thế hệ rau mới với chất dinh dưỡng cao gấp nhiều lần các loại rau hiện nay có thể sớm xuất hiện trên bàn ăn của bạn.


Được phát triển ban đầu như một cách để giúp các phi hành gia bảo vệ thị giác của họ trong không gian, các nhà khoa học tại trường đại học Colorado Boulder (Mỹ) có thể tìm ra cách tăng dinh dưỡng tối đa cho các loại rau đang trồng trên Trái đất.


Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy rằng,chiếu các tia sáng mạnh vào các loại rau trồng trên tàu vũ trụ có thể giúp tăng hàm lượng chất dinh dưỡng zeaxanthin có tác dụng bảo vệ mắt.


Các nhà khoa học sẽ sớm phát triển các loại rau siêu dinh dưỡng có tác dụng bổ mắt Các nhà khoa học sẽ sớm phát triển các loại rau siêu dinh dưỡng có tác dụng bổ mắt


Một trong những lo ngại đối với phi hành gia trong những chuyến bay vũ trụ dài ngày là mắt bị tổn thương bởi phóng xạ trong không gian. Nhưng họ có thể tránh phóng xạ làm hại mắt bằng cách ăn các loại rau chứa carotenoid, đặc biệt là zeaxanthin có tác dụng bảo vệ mắt. Zeaxanthin có thể được bổ sung ở dạng thuốc, nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy cơ thể con người hấp thu carotenoid tốt hiwn qua thực phầm như các loại rau lá xanh.


Các nghiên cứu hiện tại về giải pháp trồng rau trong không gian đang tập trung tìm cách trồng số lượng nhiều nhất và nhanh nhất có thể bằng cách sử dụng ánh sáng tối đa, nước và phân bón. Mặc dù vậy, cách này có thể ảnh hưởng tới chất dinh dưỡng trong rau.


“Có một sự đánh đổi”, giáo sư Barbara Demmig-Adams, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. “Khi chúng ta chăm bón cho cây trên cánh đồng, chúng sẽ phát triển tốt, nhưng không nhiều dinh dưỡng. Nếu chúng phải tự bảo vệ khỏi mầm bệnh hay sức ép vật lý trong môi trường, cây sẽ bảo vệ các hợp chất giúp chúng sống sót. Và đó là những chất chống ôxy hóa mà chúng ta cần.


Cây sản sinh zeaxanthin khi lá của chúng hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn chúng sử dụng. Điều này thường xảy ra khi cây chịu áp lực. Ví dụ, thiếu nước có thể hạn chế khả năng cây sử dụng hết ánh sáng mặt trời mà chúng nhận được.


Để giữ lượng ánh sáng thừa phá hủy các chất hóa sinh, cây sản sinh ra zeaxanthin, một loại hợp chất giúp loại bỏ an toàn những ánh sáng thừa.


 


Theo Vietnamnet- Daily Mail



Phát triển rau siêu dinh dưỡng bảo vệ mắt

Dùng cây hương nhu chữa cảm nắng

Cây hương nhu ở nước ta có hai loại: Trắng và tía. Hương nhu tía ở miền Trung và miền Nam thường gọi là “é tía’’, còn Hương nhu trắng thường gọi là “é lớn lá’’.Hương nhu trắng thường được khai thác để cất tinh dầu, để sử dụng ở trong nước và xuất khẩu. Còn hương nhu tía thường được trồng làm thuốc ở quanh nhà; dưới đây chúng ta sẽ chỉ nói về cây hương nhu này.


Hương nhu tía Hương nhu tía


Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) là một loại cây nhỏ, sống hằng năm hoặc nhiều năm; có thể cao 1,5- 2m. Thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1,5cm, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm, xếp thành từng vòng từ 6 đến 8 chiếc trên chùm; ít khi phân nhánh. Lá và hoa vò ra có mùi thơm giống như đinh hương. Khi cây đang ra hoa thì hái về, hái toàn cây, phơi khô trong mát để dùng dần làm thuốc.


Theo Đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ấm, vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thuỷ. Dùng chữa mùa hè bị cảm nắng, hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh người phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thuỷ thũng, đi ỉa lỏng, chảy máu cam…


Cảm nắng (thương thử)  được Đông y chia thành hai loại: “dương thử’’ và “âm thử’’. Dương thử là cảm phải nắng nóng… gây nên’’Dương thử’’ có những biểu hiện của’’ chứng nhiệt’’, phải dùng các vị thuốc mát, như kim ngân, rau má, sắn dây, lá tre… để chữa trị. Còn ‘’ Âm thử’’ là trong ngày hè nóng, đêm ngủ ngoài trời cho đỡ nóng, uống quá nhiều nước lạnh, nước đá, ăn quá nhiều những thứ rau quả sống lạnh,… khiến cho’’hàn khí’’ cảm nhiễm vào cơ thể mà gây nên bệnh . Trái với trường hợp trên, ‘’ Âm thử’’, có những biểu hiện của’’ chứng hàn’’. Để chữa trị’’Âm thử’’ (chứng hàn), cần dùng những vị thuốc cay ấm như hương nhu, tía tô, hoắc hương… Sách thuốc Đông y xưa thường viết: Hương Nhu là thuốc giải cảm trong hè ( hạ huyết giải biếu chi dược); hoặc là: mùa hè dùng hương nhu, giống như mùa đông dùng ma hoàn ( Hạ nguyệt chi dụng hương nhu, do đông nguyệt chi dụng ma hoàng).


Như vậy khi nói “hương nhu là vị thuốc chữa cảm cúm mùa hè”, cần hiểu đó là cảm mạo thể “âm thử” – do nhiễm lạnh trong mùa hè – với những triệu chứng như: Sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, không ra mồ hôi, bụng đầy, chán ăn, lượm giọng nôn mửa, ỉa chảy…


 Đơn thuốc chữa cảm mạo tiêu biểu có sử dụng hương nhu:


- Hương nhu ẩm: Hương nhu 8g, hậu phác 6g, bạch biển đậu 12g, sắc nước uống. Tác dụng:chữa mùa hè bị cảm do nhiễm gió lạnh, uống quá nhiều thứ nước mát, hoặc bị cảm nắng dẫn đến người phát sốt,sơ lạnh, đầu đau, ngực đầy, không mồ hôi.

Chữa cảm nắng nôn mửa ỉa chảy hoặc do mùa hè ăn quá nhiều các thứ sống lạnh: Hương nhu 12g, tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trong ngày.


  Một số đơn thuốc chữa tri một số chứng bệnh khác, có sử dụng hương nhu:


Chữa trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp: hương nhu, hoắc hương, kinh giới, bán hạ, phục linh, đẳng sâm hoàng cầm- mỗi 10g, cam thảo 5g sắc với nước, chia thành 4-6 lần uống trong ngày.

Chữa phù thũng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi: hương nhu 9g, bạch mao căn ( rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc nước uống thay trà trong ngày.


  - Chữa chứng hôi miệng:hương nhu 10g sắc với 200ml nước.Dùng súc miệng và ngậm.


  - Chữa trẻ con chậm mọc tóc:hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.


 Theo ytuong.danang.vn



Dùng cây hương nhu chữa cảm nắng

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Cây Bồ quân phòng tránh u xơ tiền liệt tuyến

Bồ quân hay mùng quân, hồng quân ( hay còn gọi là cây quân) có tên khoa học là Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch hoặc tên khác Flacourtia cataphracta Roxb., thuộc họ bò quân hay họ chùm bao lớn Flacourticeae. Cây bồ quân thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm ở vùng nhiệt đới, thổ nhưỡng và thổ ngơi rất đa dạng.


hong quanTheo kinh nghiệm dân gian, nước sắc rễ cây bồ quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 40-50 tuổi trở lên mắc chứng đai dắt, đái khó, thường hay mót rặn lâu nhưng có cảm giác đi không hết bãi, hơi thở hơi nồng, đau ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang…Chỉ cần dùng vài mẫu rễ cây bồ quân rửa sạch, bỏ vào ống nứa hay nồi nhỏ, nấu lên theo công thức 3 bát nước, sắc cho còn 1 bát, uống trong ngày. Uống liên tục chừng 3 ngày thì những tình trạng đã nêu trên sẽ hết. Người bệnh có giấc ngũ êm, giảm cho đến hết phản xạ đi tiểu đêm. Chấm dứt tình trạng khét khắm, do quần áo, trang phục nội y dính những giọt nước tiểu sót rỉ ra triền miên trong ngày…


Điều trị tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2001 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân u xơ tiền tuyến như sau: 61% trường hợp 60-74 tuổi, 28% trường hợp 55-59 tuổi, 11% trên 75 tuổi. Sau 20 ngày điều trị bằng uống cao lỏng cây quân với liều 0,1ml/kg/ngày, tất cả các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu trên lâm sàng đều giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, mất hẳn các triệu chứng cầu bàng quang căng to, đau tức vùng hạ vị


Trong 20 bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt, sau đợt điều trị bằng uống cao lỏng cây bồ quân đều không cần đòi hỏi phải phẩu thuật.Hình ảnh siêu âm cuối cùng cho thấy, thể tích khối u giảm trung bình 3,5cm3. Đồng thời, qua siêu âm còn nhận thấy nhiều chỗ vôi hoá biến mất, thể tích bàng quang co trở lại gần như mức bình thường.Khi thăm khám trực tràng, các bệnh nhân trên đều có tuyến tiền liệt mêm, nhận biết rõ rãnh giữa điển hình.Có 1 trường hợp thể tích khói u tăng thêm 1cm3 nhưng lại không cần phải mổ vì sau đợt điều trị, các chứng rối loạn bài tiết nước tiểu được cải thiện rõ rệt.Người bệnh đã tiểu tiện thành tia, thành bãi lớn. Trường hợp này được thăm dò lại trực tràng thấy khối u mềm ra, phân biệt rõ rãnh giữa của tuyến, tuy vẫn còn to.


Các tác giả thống nhất nhận định: Các lỏng cây bồ quân hoặc nước sắc 3/1 của 100g thân hoặc cành cây bồ quân, uống hàng ngày và liên tục trong một tuần lễ có khả năng điều trị đối với những trường hợp bệnh mới xuất hiện. Nam giới từ 40-50 tuổi trở lên khi đã biết chắc chắn không bị chấn thương, không bị các loại bệnh nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, chỉ đơn thuần là đi tiểu khó khăn, khó chịu ở vùng bàng quang, hạ vị, nên dùng cao lỏng cây bồ quân hoặc nước sắc 3/1 của cây bồ quân. Sử dụng cây bồ quân như trên còn có thể giúp đàn ông lớn tuổi tránh được u xơ tiền tuyến liệt


Theo DS NGUYỄN THỊ THANH THẢO-ytuong.danang.vn



Cây Bồ quân phòng tránh u xơ tiền liệt tuyến

Cha đẻ của rau quả baby tại Việt Nam

Ông được gọi là “tiến sĩ rau sạch” bởi cách trồng xen các loại cây để tăng đề kháng cho rau củ và cả kỹ thuật cho rau “ngủ” sau thu hoạch một cách khoa học độc đáo. Ông là Tiến sĩ Sinh học Nguyễn Bá Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Liên doanh Organik Đà Lạt, người đầu tiên mang công nghệ trồng rau sạch trồng trên vỉ xốp, trong nhà kính ở Pháp về áp dụng tại Việt Nam hơn 20 năm trước. Khi đó, khái niệm rau sạch còn khá mới mẻ với người Việt.


Rau mini - Ảnh minh họa Rau  baby – Ảnh minh họa


Ngày nay, không ít người trồng rau sạch tại Đà Lạt. Và giờ đã có một số trang trại, công ty có quy mô lớn hơn Organik. Song trồng rau hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ tại Đà Lạt vẫn còn là của hiếm. Và những gì Tiến sĩ Hùng đang làm tại Organik đáng là khâm phục.


Theo hướng về Trại Mát, trên Quốc lộ 20, chúng tôi đến trang trại Organik, cách trung tâm thành phố Đà Lạt gần 16 km. Nằm lọt thỏm giữa thung lũng được bao bọc bởi những con suối và triền đồi thoai thoải ở thôn Đa Thọ, xã Xuân Thọ, trang trại rộng trên 4 ha của Tiến sĩ Hùng thật phong phú với không phải hàng chục mà hàng trăm loại rau củ, được đầu tư công nghệ nhà kính, hệ thống phun tưới, công nghệ sơ chế hiện đại y như một số trang trại trồng rau quả tại miền Nam nước Pháp, giáp vùng biển Địa Trung Hải mà tôi từng được đến thăm.


Ngồi trong văn phòng chờ hơn 1 tiếng đồng hồ, ông Hùng mới đánh xe Jeep về đến. Từ ngoài sân, ông hỏi vọng vào: “Nhà báo thấy trang trại Organik thế nào?”. Không đợi trả lời, ông nói tiếp: “Địa hình của trang trại bảo đảm cho việc trồng rau sạch, đáp ứng được yêu cầu phòng chống lây nhiễm bệnh, hóa chất, thuốc tăng trưởng từ các trang trại xung quanh. Đó là yếu tố quan trọng để tôi chọn mảnh đất này”.


Năm 2006, trước khi thành lập Organik, ông đã được chuyển quyền sử dụng mảnh đất rộng hơn 4 ha này với giá gần 3 tỉ đồng. Đầu tư làm 5 nhà lồng kính hiện đại để trồng rau cũng hết gần 8 tỉ đồng. Ông cho biết: “Tất nhiên, giá đất ở đây bây giờ cao gấp mấy lần vậy rồi, còn tiền đầu tư thì… không biết bao nhiêu mà kể”. Chỉ riêng chiếc máy hút chân không để đóng gói rau củ tại Organik được nhập từ Úc cách đây hơn 5 năm đã trên 300.000 USD.


Organik đang nghiên cứu, ứng dụng kỹ năng di truyền, chọn lọc giống và trồng luân phiên 167 chủng loại rau củ quả, đã được Tổ chức EUREP-GAP (Thụy Sĩ) thẩm định và chứng nhận độ an toàn. Đặc biệt, những loại quả bí, cà chua bi, cà rốt, củ cải trắng, củ dền, dưa leo, ớt ngọt… tí hon được trồng tại trang trại Organik luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.


Ông Hùng cho biết các loại rau củ quả tí hon này đã có ở châu Âu mấy chục năm trước, tuy “baby” nhưng hàm lượng vitamin và độ dinh dưỡng trong một củ cà rốt tí hon tương đương với củ cà rốt bình thường. Chính vì lẽ đó, các sản phẩm rau củ này có giá đắt hơn rau quả bình thường. Đa số là các giống rau lạ, củ tí hon được ông mua giống từ Hà Lan.


“Mỗi loại rau, quả của Organik từ khi gieo hạt đến kỳ thu hoạch đều theo kế hoạch, có nhật ký đồng ruộng và ghi chép nghiêm ngặt”, anh Thọ, kỹ sư tại trang trại, giải thích.


Riêng rau mùi, Organik có gần 20 loại đủ màu sắc, mùi vị, hình thù khác nhau. Rau thơm cũng có cả hơn 15 giống. Các loại rau cải, xà lách thời gian trồng đến thu hoạch khoảng 1 tháng, các loại củ dền, cà rốt, củ cải tí hon thì trồng từ 2-3 tháng mới thu hoạch được. Tại TP.HCM, khu vực Thảo Điền, Quận 2, có cửa hàng chuyên bán các loại rau củ hữu cơ của Organik.


Phân bón hữu cơ được tận dụng chủ yếu từ phế phẩm nông nghiệp tại vườn và ủ theo công thức khoa học, không gây mùi. Và nước tưới rau là nước sau khi đã được đưa vào hệ thống sục khí để đẩy rác và các chất gây hại khác ra. Theo ông Hùng, cách làm này hiếm có trang trại nào tại Đà Lạt áp dụng. Cũng bởi không dùng hóa chất nên để trừ các loại sâu, rầy, ông đã nghiên cứu trồng các loại cây xen kẽ nhằm đuổi côn trùng. Chẳng hạn, hoa cúc hàng có nhiều phấn được trồng xen giữa các luống rau cải để dụ côn trùng, tránh bọ nhảy làm hỏng bẹ cải. Với cách làm này, trang trại còn có nhiều loại cam, chanh, xoài, hồng, bơ, ổi mà theo ông hùng là nhằm tạo ra tính đa dạng sinh học cho thiên nhiên, tăng sức đề kháng cho rau.


Không chỉ nghiên cứu và trồng rau củ trên những luống đất sạch, ông còn nghiên cứu trồng một số loại rau hữu cơ trên thân cây chuối. Nghiên cứu này đã được một nhà khoa học Mỹ, đồng nghiệp của ông, trong một lần đến thăm trang trại, vô cùng cảm kích. Ông Hùng giải thích: “Cây chuối sau khi thu hoạch quả thường bị chặt bỏ rất phí, trong khi thân cây rất giàu kali, tốt cho những người bệnh cao huyết áp. Có thể gọi đây là “xà lách chuối” phục vụ những người bị bệnh ung thư hoặc các bệnh nan y khác bởi sản phẩm sẽ không có bất kỳ chất hóa học nào”.


Sau khi thu hoạch, ông Hùng cho biết, toàn bộ rau củ sẽ được đưa vào máy rửa xử lý ozone, rồi chuyển sang máy sấy ly tâm. Và bước cuối là chuyển vào phòng vô trùng để đóng bao bì, gắn mã vạch, chuyển bằng máy bay, xe lạnh đến nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao ở Đà Lạt, Phan Thiết, Đà Nẵng, Hà Nội và cửa hàng của Công ty tại TP. HCM.


Làm thế nào để một gói rau xa lách sau một tuần vẫn còn tươi, không bị giảm vitamin khi không dùng chất bảo quản? Không nói gì, ông Hùng lấy bịch rau được đóng gói từ 2 ngày trước, xé bịch ni-long và xếp ra dĩa mời khách dùng kèm với ít dầu oliu và một ít thịt xông khói.


“Chỉ đơn giản sử dụng kỹ thuật cho rau “ngủ” khi đưa vào đóng gói bằng cách tăng cac-bon giảm ô-xy để hạn chế quá trình trao đổi chất sau thu hoạch”, vừa nói ông vừa hướng dẫn tôi cách nhận biết tên, thời điểm thu hoạch rau, xuất xứ được ghi theo ký hiệu ở mỗi góc bì.


Hơn 3 tiếng đồng hồ trò chuyện với ông, dường như câu chuyện vẫn khó dứt khi đụng đến đề tài rau sạch. Những cây rau cải đầy sức sống, những củ dền baby xinh xắn này như đang có lực hút vô hình, mê hoặc ông. Ông lại say sưa kể tiếp, trước ông, có nhà đầu tư từ Úc, Nhật lên vùng đất LangBiang để trồng rau hữu cơ nhưng đã thất bại. Tại sao? “Họ giỏi nhưng chưa nghiên cứu kỹ di truyền giống thích ứng với thổ nhưỡng trước khi trồng. Một giống rau quả ở Nhật khó chịu nổi khí hậu mưa dầm đến 1.500 mm/ năm của Đà Lạt, chỉ một yếu tố nhỏ đó nhưng đôi khi nhà đầu tư không để ý đến”, ông Hùng cho biết.


Trung bình mỗi tuần, có khoảng 1,5 tấn rau củ từ Organik được cung cấp cho thị trường. Ông cho hay: “Nhu cầu còn cao lắm nhưng không đáp ứng nổi bởi để mở rộng sản xuất, chi phí đầu tư lớn lắm. Nhưng tiền chỉ là một vấn đề, tìm được đất còn chất, có vị trí phong thủy tốt đáp ứng yêu cầu khắt khe của việc trồng rau hữu cơ là rất khó. Đất nông nghiệp ở Đà Lạt bị mất chất nhiều do quá trình canh tác người ta quá lạm dụng chất hóa học”.


Nguồn : Nhipcaudautu.vn



Cha đẻ của rau quả baby tại Việt Nam

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Ăn chay có ngừa được ung thư?

Có nhiều lý do giải thích vì sao người ta không chọn ăn thịt. Nhưng liệu không ăn thịt có giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư? Một chế độ ăn uống khá phong phú các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc đã được chứng minh là có khả năng chống lại nhiều dạng bệnh ung thư, chứ không phải là giảm ăn tất cả các loại thịt mới làm giảm nguy cơ mắc ung thư.


Chế độ ăn không lành mạnh làm tăng nguy cơ ung thư


Bảng các loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa có khả năng ngừa ung thư . Bảng các loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa có khả năng ngừa ung thư .


Bà Kathy Chapman, Chủ tịch Ủy ban hoạt động thể chất và dinh dưỡng thuộc Hội đồng Ung thư Australia (CCA) phân tích: “Nói một cách dứt khoát rằng, ăn nhiều loại trái cây và rau củ sẽ là giải pháp mà mọi người nên nhắm tới. Nếu bạn muốn chọn một thực đơn ăn chay, bạn phải chắc chắn rằng nó là thứ lành mạnh, nhưng để làm giảm nguy cơ ung thư thì không phải là hoàn toàn kiêng thịt”. Theo đó, các nhà khoa học đã ước tính rằng những chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây nên khoảng 10 căn bệnh ung thư.


Bà Kathy Chapman cho rằng, bằng chứng đã khá rõ ràng là trái cây và rau củ đã đóng góp đáng kể trong việc chống lại các bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư miệng, họng, ung thư dạ dày và ung thư ruột. Một nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng những người ăn đa dạng các loại trái cây và rau củ sẽ làm giảm 22% rủi ro hình thành bệnh ung thư miệng hơn những ai ăn ít hoặc ăn cách quãng. Ngoài ra, việc ăn nhiều các loại thịt đỏ – đặc biệt là các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, salami (xúc xích Ý) và thịt xông khói – lại là những thực phẩm làm tăng thêm nguy cơ hình thành căn bệnh ung thư ruột.


Tại sao trái cây, rau củ lại ngừa ung thư?


Bằng việc nghiên cứu những mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư đã cho thấy quả là khá nan giải trong việc phân lập ảnh hưởng của việc ăn uống. Ngoài ra cũng có nhiều bằng chứng về lợi ích của các loại trái cây và rau củ dựa trên kết quả của các cuộc nghiên cứu đã kết luận “chế độ ăn uống chay là chiến lược hữu ích để giảm thiểu ung thư”. Thêm nữa, một cuộc nghiên cứu vào năm 2009 dựa trên hơn 61.000 người Anh, bao gồm 20.000 người ăn chay, đã khám phá rằng một số căn bệnh ung thư phát triển chậm hơn ở những người ăn chay so với những người ăn nhiều thịt.


Bên cạnh đó, nhiều người thường xuyên ăn cá cũng cho thấy sự phát triển chậm chạp của bệnh ung thư. Việc tìm kiếm một mối quan hệ nhân quả giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư cũng khá khó khăn vì thực phẩm có chứa nhiều loại dinh dưỡng và các thành phần hóa học khác nhau, do đó đã ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển bệnh ung thư và rất khó để tách biệt những nghiên cứu này ra ngoài. Đơn cử như, một thành phần trái cây và rau củ được cho là bảo vệ chống lại ung thư ruột là chất xơ thực vật, chất xơ khuyến khích sự phát triển của các loại vi khuẩn lành mạnh có trong ruột. Nhưng chất xơ không phải là yếu tố duy nhất và không chắc có các thành phần khác tồn tại trong rau củ, trái cây có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư rộng rãi hơn. Nhân tố đặt cược trong vấn đề này là chất chống ôxy hóa. Theo bà Kathy Chapman, các chất chống ôxy hóa đã giúp cho sự hoạt động trơn tru của các tế bào và những rối loạn có thể gây ra ở các tế bào, làm thay đổi cách mà ung thư có thể bị giảm thiểu.


Nhưng một chất chống ôxy hóa đơn lẻ không thể hoạt động hiệu quả bằng khi chúng được gộp lại với nhau; có khả năng là nhiều chất chống ôxy hóa khác nhau đã được tìm thấy từ những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Nó cũng rất đáng chú ý, khi bạn ăn nhiều trái cây và rau củ, bạn sẽ có khuynh hướng ăn ít các loại thực phẩm năng lượng cao, điều này giúp duy trì một thể trạng mạnh khỏe.


Những loại trái cây, rau củ rất tốt cho phòng ngừa ung thư


Loại trái cây và rau củ nào là tốt nhất có thể giúp chúng ta phòng ngừa ung thư và những dạng bệnh mạn tính khác? Bà Kathy Chapman khuyên rằng, hành tây và tỏi tây đã được chứng minh là có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư dạ dày, còn những loại rau họ cải như bắp cải, bông cải và cải Bỉ là những loại rau cực tốt giúp bạn chống ung thư ruột. Tuy nhiên, tất cả các loại trái cây và rau củ đều có một số chất để cung cấp cho bạn và không loại nào là tốt nhất nếu chỉ dùng đơn lẻ. Chẳng hạn như, các chất chống ôxy hóa mà bạn nhận được từ cà chua, cà rốt và các loại rau củ giàu beta-caroten lại khác biệt hoàn toàn với những chất chống ôxy hóa từ những loại quả mọng, hay vitamin C mà bạn nhận được từ các loại cam quýt (những loại trái cây, rau củ có màu sắc khác nhau lại chứa các loại dinh dưỡng khác biệt và việc ăn đa dạng các màu sắc thực vật khác nhau sẽ giúp bạn nâng cao mức độ chống bệnh ung thư). Mặt khác, việc dùng quá nhiều rau củ quả lại phản tác dụng và sẽ gây hại; một vài cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất bổ sung beta-carotene đã thật sự làm gia tăng rủi ro của bệnh ung thư phổi ở những người hút thuốc lá.


Sách Hướng dẫn chế độ ăn uống Australia (ADG) khuyên rằng, nên ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật vì chúng là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh. Mỗi ngày, tất cả chúng ta nên ăn 2 suất trái cây và 5 suất rau. Mỗi suất là 1 tách rau trộn hay trái cây xắt lát, hoặc nửa tách rau củ nấu chín. Những chế độ ăn chay đã thực sự có tác dụng bảo vệ và chắc chắn không làm phát sinh rủi ro gây bệnh ung thư.


Nguyễn Thanh Hải (Theo ABC.AU)



Ăn chay có ngừa được ung thư?