Có nhiều lý do giải thích vì sao người ta không chọn ăn thịt. Nhưng liệu không ăn thịt có giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư? Một chế độ ăn uống khá phong phú các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc đã được chứng minh là có khả năng chống lại nhiều dạng bệnh ung thư, chứ không phải là giảm ăn tất cả các loại thịt mới làm giảm nguy cơ mắc ung thư.
Chế độ ăn không lành mạnh làm tăng nguy cơ ung thư
Bà Kathy Chapman, Chủ tịch Ủy ban hoạt động thể chất và dinh dưỡng thuộc Hội đồng Ung thư Australia (CCA) phân tích: “Nói một cách dứt khoát rằng, ăn nhiều loại trái cây và rau củ sẽ là giải pháp mà mọi người nên nhắm tới. Nếu bạn muốn chọn một thực đơn ăn chay, bạn phải chắc chắn rằng nó là thứ lành mạnh, nhưng để làm giảm nguy cơ ung thư thì không phải là hoàn toàn kiêng thịt”. Theo đó, các nhà khoa học đã ước tính rằng những chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây nên khoảng 10 căn bệnh ung thư.
Bà Kathy Chapman cho rằng, bằng chứng đã khá rõ ràng là trái cây và rau củ đã đóng góp đáng kể trong việc chống lại các bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư miệng, họng, ung thư dạ dày và ung thư ruột. Một nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng những người ăn đa dạng các loại trái cây và rau củ sẽ làm giảm 22% rủi ro hình thành bệnh ung thư miệng hơn những ai ăn ít hoặc ăn cách quãng. Ngoài ra, việc ăn nhiều các loại thịt đỏ – đặc biệt là các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, salami (xúc xích Ý) và thịt xông khói – lại là những thực phẩm làm tăng thêm nguy cơ hình thành căn bệnh ung thư ruột.
Tại sao trái cây, rau củ lại ngừa ung thư?
Bằng việc nghiên cứu những mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư đã cho thấy quả là khá nan giải trong việc phân lập ảnh hưởng của việc ăn uống. Ngoài ra cũng có nhiều bằng chứng về lợi ích của các loại trái cây và rau củ dựa trên kết quả của các cuộc nghiên cứu đã kết luận “chế độ ăn uống chay là chiến lược hữu ích để giảm thiểu ung thư”. Thêm nữa, một cuộc nghiên cứu vào năm 2009 dựa trên hơn 61.000 người Anh, bao gồm 20.000 người ăn chay, đã khám phá rằng một số căn bệnh ung thư phát triển chậm hơn ở những người ăn chay so với những người ăn nhiều thịt.
Bên cạnh đó, nhiều người thường xuyên ăn cá cũng cho thấy sự phát triển chậm chạp của bệnh ung thư. Việc tìm kiếm một mối quan hệ nhân quả giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư cũng khá khó khăn vì thực phẩm có chứa nhiều loại dinh dưỡng và các thành phần hóa học khác nhau, do đó đã ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển bệnh ung thư và rất khó để tách biệt những nghiên cứu này ra ngoài. Đơn cử như, một thành phần trái cây và rau củ được cho là bảo vệ chống lại ung thư ruột là chất xơ thực vật, chất xơ khuyến khích sự phát triển của các loại vi khuẩn lành mạnh có trong ruột. Nhưng chất xơ không phải là yếu tố duy nhất và không chắc có các thành phần khác tồn tại trong rau củ, trái cây có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư rộng rãi hơn. Nhân tố đặt cược trong vấn đề này là chất chống ôxy hóa. Theo bà Kathy Chapman, các chất chống ôxy hóa đã giúp cho sự hoạt động trơn tru của các tế bào và những rối loạn có thể gây ra ở các tế bào, làm thay đổi cách mà ung thư có thể bị giảm thiểu.
Nhưng một chất chống ôxy hóa đơn lẻ không thể hoạt động hiệu quả bằng khi chúng được gộp lại với nhau; có khả năng là nhiều chất chống ôxy hóa khác nhau đã được tìm thấy từ những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Nó cũng rất đáng chú ý, khi bạn ăn nhiều trái cây và rau củ, bạn sẽ có khuynh hướng ăn ít các loại thực phẩm năng lượng cao, điều này giúp duy trì một thể trạng mạnh khỏe.
Những loại trái cây, rau củ rất tốt cho phòng ngừa ung thư
Loại trái cây và rau củ nào là tốt nhất có thể giúp chúng ta phòng ngừa ung thư và những dạng bệnh mạn tính khác? Bà Kathy Chapman khuyên rằng, hành tây và tỏi tây đã được chứng minh là có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư dạ dày, còn những loại rau họ cải như bắp cải, bông cải và cải Bỉ là những loại rau cực tốt giúp bạn chống ung thư ruột. Tuy nhiên, tất cả các loại trái cây và rau củ đều có một số chất để cung cấp cho bạn và không loại nào là tốt nhất nếu chỉ dùng đơn lẻ. Chẳng hạn như, các chất chống ôxy hóa mà bạn nhận được từ cà chua, cà rốt và các loại rau củ giàu beta-caroten lại khác biệt hoàn toàn với những chất chống ôxy hóa từ những loại quả mọng, hay vitamin C mà bạn nhận được từ các loại cam quýt (những loại trái cây, rau củ có màu sắc khác nhau lại chứa các loại dinh dưỡng khác biệt và việc ăn đa dạng các màu sắc thực vật khác nhau sẽ giúp bạn nâng cao mức độ chống bệnh ung thư). Mặt khác, việc dùng quá nhiều rau củ quả lại phản tác dụng và sẽ gây hại; một vài cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất bổ sung beta-carotene đã thật sự làm gia tăng rủi ro của bệnh ung thư phổi ở những người hút thuốc lá.
Sách Hướng dẫn chế độ ăn uống Australia (ADG) khuyên rằng, nên ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật vì chúng là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh. Mỗi ngày, tất cả chúng ta nên ăn 2 suất trái cây và 5 suất rau. Mỗi suất là 1 tách rau trộn hay trái cây xắt lát, hoặc nửa tách rau củ nấu chín. Những chế độ ăn chay đã thực sự có tác dụng bảo vệ và chắc chắn không làm phát sinh rủi ro gây bệnh ung thư.
Nguyễn Thanh Hải (Theo ABC.AU)
Ăn chay có ngừa được ung thư?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét