Quảng Cáo

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Náng hoa trắng chữa bong gân, sai khớp

nang trang nenNáng hoa trắng có rất nhiều tên gọi khác nhau như: lá náng, chuối nước, văn thù lan. Là loại cây thảo, thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính từ trên 10cm. Lá hình bản dài trên 1m; hoa màu trắng, cụm hoa trông như một tán, cuốn chung mập hơi dẹt, to. Quả gần hình cầu, đường kính 3 – 5 cm, chỉ có một ngăn và một hạt.


Theo Đông y, náng hoa trắng vị cay, tính mát, có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp, bong gân. Nhân dân thường dùng lá cây náng hơ nóng đắp và bóp vào chỗ bong gân,sai khớp, hoặc xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi…


Chữa bong gân, sai khớp, đau các khớp xương: dùng lá náng tươi giã nhỏ, thêm ít rượu, nướng nóng đắp vào chỗ đau rồi băng lại, làm như thế đến khi khỏi.


Mụn nhọt: dùng lá náng tươi đắp hoặc ép lấy nước uống đến khi khỏi.


Gây nôn, làm long đờm: Khi buồn nôn mà không nôn được, người ta thường dùng lá náng hoa trắng giã nát vắt lấy nước, pha vào ít đường; cứ vài phút uống từ 6 – 8g, bụng thấy dễ chịu là sẽ nôn được.


Bác sĩ Thúy An



Náng hoa trắng chữa bong gân, sai khớp

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Hạt giống su hào

Thông tin hạt giống


– khối lượng : 2g


– Độ sạch ≥ 99%


– Độ nẩy mầm : 85%


– Thời vụ : Thích hợp vụ mát


– Thời gian thu hoạch : 50 – 60 ngày sau khi trồng


– Khoảng cách trồng : cây cách cây 20 cm, hàng cách hàng 30cm


– Xuất xứ : Nhật Bản


– Công ty hạt giống : Cty TNHH MTV hạt giống Thành Nông



Hạt giống su hào

Hoa thiên lam tú

Thông tin hạt giống


– Khối lượng : 0,5 g


– Chiều cao cây : 45 – 50 cm


– Thời gian ra hoa : 65 – 70  ngày sau khi trồng


– Hoa nhiều , kết thành chùm, màu sắc sặc sỡ, sức sống mạnh, chăm sóc dễ, thích hợp trồng chậu hoặc bồn hoa trang trí


– Độ sạch ≥ 98%


– Độ nẩy mầm : ≥ 85%


– Xuất xứ : Hà Lan


– Công ty hạt giống : Cty TNHH hạt giống Thành Nông



Hoa thiên lam tú

Hạt giống khổ qua rừng

Thông tin hạt giống


– khối lượng : 1g


– Độ sạch ≥ 99%


– Độ nẩy mầm : 85%


– Công ty hạt giống : Cty TNHH MTV hạt giống Rạng Đông



Hạt giống khổ qua rừng

Sử dụng Trichoderma trong vườn gia đình

Trong tự nhiên có rất nhiều loại vi nám ký sinh gây bệnh hại trên cày trồng nhưng lại có một số loại vi nấm có lợi cho cây trồng chẳng hạn như Trichoderma vì chúng có thể diệt được những nấm bệnh hại cây như Fusarium gây héo vàng; Phytophthora, Pythium gây chết nhanh thối cây con; Sclerotium gây héo rũ do lở cổ rể…


khuan tyNấm Trichoderma có kích thước hiển vi nhưng dễ nhận biết do khuẩn ty phát triển rất nhanh thành những đốm màu xanh đậm. Đây là loại nấm hoại sinh phân giải celluloz trong đất hoặc trên gỗ, chúng có thể phân hủy gổ và xác bã thực vật như lá cây, vỏ trấu… thành chất hữu cơ cho cây dễ hấp thu, do đó rất pù hợp cho vườn rau và vườn phong Lan có chất trổng là xơ dừa, vỏ đậu phộng, trấu…Tricho- derma không những cạnh tranh dinh dưỡng với các nấm gây hại trong đất mà còn có khả năng ức chế nấm bệnh không phát triển được. Nhờ vào ưu điểm này, các sản phẩm từ Trichodermo sp. Như VI-ĐK Via ứng dụng trong phân bón hữu cơ và xử lý đất khi trồng trọt, hạn chế sử dụng hóa chất và không làm thay đổi hệ sinh thái môi trường một cách tích cực. Do nấm Trichoderma không thể ký sinh trên động vật, côn trùng hoặc cây xanh đang sống nên chúng không gây hại cho người, gia súc và cây đang trồng. Tuy nhiên có một điều lưu ý, nấm ăn hoặc nấm dược liệu có cơ chất trồng là mùn cưa, sợi celluloz… sẽ bị Trichoderma cạnh  tranh dinh dưỡng rất lớn, do đó  không dùng sản phẩm này trong  trại trồng nấm ăn hoặc nấm dược liệu. Trường hợp chất trồng nấm xuất hiện những mảng nấm xanh  do Trichoderma thì phải cô lập và   tiêu hủy ngay.


Trong việc trồng hoa Lan, chỉ   nên sử dụng Trichoderma xử lý chất trồng cho các loại Lan như Mokara, Cymbidium… Cách sử dụng Trichoderma là trộn trực tiếp vào chất trồng hoặc rắc một lớp mỏng lên bề mặt chất trồng trước khi trồng cây.


Phạm Minh Tâm – Cty CP thuốc sát trùng Việt Nam



Sử dụng Trichoderma trong vườn gia đình

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Cây đinh lăng làm thuốc

Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.


dinh lang nenĐinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L…) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.


Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất… Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.


Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.


Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.


Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.


Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ… tác dụng tăng lực yếu, không bổ.


BS. Vũ Nguyên Khiết




Cây đinh lăng làm thuốc

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Giấc mơ về nông nghiệp chính xác


Từng dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp để làm người nông dân thực sự và cũng đã từng thất bại nhiều lần để biết được làm nông nghiệp khó như thế nào với những người không chuyên, chúng tôi nhận ra rằng, công nghệ mới là cách tốt nhất giúp chúng tôi dùng sở trường của mình để thỏa đam mê trong nông nghiệp.





nn chinh xac nenNông nghiệp chính xác

Nông nghiệp, có lẽ đã từ lâu nằm đâu đó trong tiềm thức của chúng tôi, nên chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về cách làm nông nghiệp truyền thống, nơi người nông dân chủ yếu dựa vào thói quen và kinh nghiệm truyền miệng trong việc chăm sóc vụ mùa mà không thực sự nắm bắt đúng nhu cầu đa dạng và biến động liên tục của cây trồng, vật nuôi của họ theo từng giai đoạn sinh trưởng hay theo từng điều kiện môi trường khác nhau. Hệ quả của phương pháp truyền thống này là sự lãng phí đáng kể về mặt sử dụng tài nguyên nước, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn,… cho vụ mùa nhưng vẫn không mang lại năng suất như mong đợi, thậm chí, cũng không kiểm soát được kịp thời những rủi ro của vụ mùa. Việc này khiến người nông dân càng đầu tư lâu càng không thấy hiệu quả, trong khi đó những sản phẩm đưa ra thị trường lại chưa đạt được năng suất tốt nhất như lẽ ra phải có để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


Mày mò khắp Internet để học cách các nước tiên tiến giải quyết vấn đề này, chúng tôi mừng rỡ khi bắt gặp khái niệm Nông nghiệp chính xác (Precision Agriculture). Nông nghiệp chính xác đến với chúng tôi như một câu trả lời hơn cả mong đợi khi thấy rằng, mọi hành động ở trang trại – từ việc gieo hạt, tưới nước, chăm sóc,… của người nông dân – đều đến từ kết quả phân tích của quá trình giám sát liên tục và tỉ mỉ trên từng thông số của cây trồng, vật nuôi tương ứng với điều kiện hiện tại của trang trại. Một điều rất hay là toàn bộ việc giám sát, phân tích và ra quyết định này đều được thực hiện tức thời theo thời gian thực. Với nông nghiệp chính xác, mọi nhu cầu cho vụ mùa dường như được hiện lên rõ ràng và trở thành kim chỉ nam điều phối mọi hoạt động cho trang trại. Việc này khiến cho chi phí quản lý trang trại luôn nằm ở mức tối ưu, trong khi chỉ sử dụng tài nguyên vừa đủ cho nhu cầu của cây trồng, vật nuôi tại bất kỳ điều kiện nào. Với việc được đáp ứng theo đúng nhu cầu, không dư cũng không thiếu, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cây trồng, vật nuôi có điều kiện phát huy tối đa năng suất của mình.


Chúng tôi mê mẩn với những ứng dụng về nông nghiệp chính xác khi thấy sự tỉ mỉ đến cả những vấn đề rất cơ bản hay bị bỏ qua trong cách làm nông nghiệp truyền thống như việc tính toán chính xác đến từng hạt giống gieo xuống đồng hay từng giọt nước được tưới cho cây. Rõ ràng, đây là một đáp án hoàn hảo cho những gì chúng tôi đi tìm để bước đầu thực hiện cái gọi là nông nghiệp công nghệ cao cho người nông dân.


Cơ hội từ Internet of Things…


Tuy nhiên, rất sớm sau đó, chúng tôi nhận ra rằng, không thể áp dụng nông nghiệp chính xác tại Việt Nam khi mà ở các nước tiên tiến, nông nghiệp chính xác được vận hành trên nền tảng mà ở đó thông tin giám sát được cung cấp qua các vệ tinh và toàn bộ việc điều khiển tự động được thực hiện qua những cơ sở hạ tầng đã được cơ giới hóa ở mức độ cao. Điều này chỉ là một giấc mơ với điều kiện hiện có của Việt Nam và chưa lúc nào chúng tôi cảm thấy việc áp dụng nông nghiệp chính xác xa vời và vĩ mô như vậy.


Nhưng một khi đã thấy được mục tiêu, chúng tôi biết rằng, bằng cách này hay cách khác, chúng tôi sẽ phải thực hiện được mục tiêu của mình. Và rồi làn sóng của Internet of Things (IoT) đến, mở toang cơ hội cho những gì chúng tôi chờ đợi để làm nông nghiệp chính xác. Cảm giác đón đầu làn sóng IoT cũng mới mẻ và nhiều cảm xúc như cảm giác chúng tôi biết đến khái niệm Nông nghiệp chính xác. Ở thời điểm hiện tại, ngay cả với ngành công nghệ, IoT vẫn là một xu hướng mới và được biết đến nhiều qua ứng dụng nhà thông minh, thành phố thông minh, mạng lưới điện thông minh hay giao thông thông minh… Chưa dám gọi là Nông nghiệp thông minh nhưng chúng tôi tìm thấy ở IoT một tiềm năng rất lớn để làm Nông nghiệp chính xác, một công nghệ cho phép liên tục lắng nghe từng dữ liệu của trang trại qua các cảm biến không dây để từ đó xử lý, phân tích, ra quyết định và điều khiển ngược lại các thiết bị của trang trại ngay trên thiết bị di động của người nôn dân vào bất kỳ lúc nào tại bất cứ nơi đâu có kết nối Internet. Một trong những yếu tố chúng tôi nhận thấy có thể làm nông nghiệp chính xác với IoT tại Việt Nam là chi phí phù hợp và có thể làm từng bước một trên những trang trại từ nhỏ đến lớn. 


Nhận định rõ cơ hội của mình, chúng tôi thành lập MimosaTEK, một startup của những người làm công nghệ đam mê nông nghiệp, tập trung vào giải quyết bài toán sản xuất của nông nghiệp theo hướng Nông nghiệp chính xác với tầm nhìn không để ngành nông nghèo mãi và những người nông dân phải thực sự giàu với đúng công sức và giá trị sản phẩm mình tạo ra. Chúng tôi bắt đầu gần như lập tức từ những thiết bị phần cứng để kết nối các cảm biến với Internet, những module phân tích dữ liệu theo thời gian thực để đưa ra lời khuyên cho đến phần mềm cho người dùng đầu cuối trên các thiết bị đi động theo đúng mô hình chuẩn của IoT.    


… và những khó khăn


Tham vọng xây dựng cả nền tảng IoT cho nông nghiệp của chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì IoT mới ngay cả với ngành công nghệ. Nhưng sau hết, có lẽ khó khăn đáng kể nhất là kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp của chúng tôi đều là qua sách vở, trong nhóm không có thành viên là chuyên gia thực thụ trong ngành. Nhiều hình thức hợp tác đã được xây dựng với các chuyên gia nông nghiệp nhưng không đi đến đâu, một số kỹ sư nông nghiệp đã được mời về làm với chúng tôi nhưng rồi chỉ trụ được chưa đầy hai tháng ở giai đoạn thử việc vì họ không thực sự hiểu chúng tôi đang làm gì khi mà khoảng cách giữa nông nghiệp và công nghệ còn quá lớn trong nhận thức của họ. Chúng tôi may mắn gặp được các bạn thực tập sinh từ chương trình hợp tác với Israel để lấp vào khoảng trống này, những cái đầu mở với các nhận thức mới mẻ được học hỏi tại nước có ngành nông nghiệp phát triển nhất nhì thế giới giúp chúng tôi tiếp tục hành trình của mình một cách tự tin và suôn sẻ hơn.


Tuy nhiên, càng dấn thân sâu, chúng tôi càng thấy những hạn chế của thực tại. Khi xây dựng các module phân tích dữ liệu nông nghiệp, chúng tôi phát hiện ra rằng, khoa học cơ bản cho nông nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều việc cần được hoàn thiện. Những thông số đặc trưng cho cây trồng chúng tôi có thể tìm thấy trong các nghiên cứu của nước ngoài một cách công khai với quá trình nghiên cứu rất bài bản và tỉ mỉ trên đất của họ nhưng thực sự khó khăn cho các cây trồng của Việt Nam để có được các thông số này. Không có các thông số đặc trưng của từng loại cây trồng, những module phân tích dữ liệu của chúng tôi chỉ là những cỗ máy vô hồn. May mắn cho chúng tôi khi tiếp cận những tài liệu mở của FAO để tìm ra những nét tương đồng trong các kết quả nghiên cứu của họ cho các loại cây trồng trong khu vực, bao gồm Việt Nam. Những nguồn thông tin vô giá đó lại một lần nữa giúp chúng tôi tiến về phía trước.


Chúng tôi đã tập trung gần một năm xây dựng hệ thống tưới chính xác, nhằm đi tìm lời giải cho những thứ tưởng chừng rất đơn giản: khi nào cần tưới và tưới bao nhiêu nước mỗi lần để có thể đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cây trồng trên những hệ thống tưới đa dạng, từ tưới phun đến tưới nhỏ giọt. Kết quả của một năm lao động là hệ thống quản lý tưới chính xác cho cây trồng với khả năng giám sát nhu cầu nước hằng ngày của cây qua hệ thống cảm biến đặt tại trang trại kết hợp với các module phân tích dữ liệu theo thời gian thực để đưa ra lời khuyên về thời điểm và lượng nước cần tưới cho từng loại cây trong mỗi lần tưới. Với hệ thống quản lý tưới chính xác, mọi hành động từ việc theo dõi nhu cầu nước, nhận lời khuyên đến việc ra lệnh tưới cho trang trại được nằm gọn trên thiết bị di động của người nông dân.


Việc bắt đầu từ những thứ rất bản chất của nông nghiệp, như hệ thống tưới chính xác, là một phép thử trước khi chúng tôi đi xa hơn với mong muốn thay Nông nghiệp truyền thống bằng Nông nghiệp chính xác với muôn vàn lợi điểm mang lại. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, chúng tôi gặp nhiều thách thức trong việc đưa sản phẩm đến tay người nông dân khi mà tâm lý ngại thay đổi và an phận đã theo họ từ rất lâu với cách làm nông nghiệp truyền thống. Đây là một rào cản không hề nhỏ và chúng tôi xác định sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa cùng với sự giúp sức của cả cộng đồng để Nông nông nghiệp chính xác đến được với 70% dân số làm nông nghiệp. Với chúng tôi, giấc mơ Nông nghiệp chính xác cho toàn bộ người nông dân vẫn còn đâu đó trong tương lai, hy vọng là không quá xa và chúng tôi từng ngày vẫn đang tiến về phía trước với nhiều điều cần học hỏi trong nông nghiệp.



 Nguyễn Khắc Trí Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn TDS; Giám đốc Công nghệ tập đoàn DTS; CEO Viện Công nghệ Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonCTT); Sáng lập và CEO Mimosa Technology (Theo Tiasang)




Giấc mơ về nông nghiệp chính xác

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Đã trị được sâu đục củ khoai lang


Sau thời gian áp dụng trồng khoai lang theo kỹ thuật mới, phòng trị sâu đục củ đạt tới 90%, Chi cục Bảo vệ thực vật đang có kế hoạch chuyển giao kỹ thuật, triển khai mô hình sản xuất rộng rãi cho nông dân.



khoai lang nenĐề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” được triển khai từ tháng 5/2014 và kết thúc vào tháng 8/2015, với các mục tiêu xác định sâu hại đục củ khoai lang, xây dựng các quy trình quản lý và phòng trừ hiệu quả.


Gửi ấu trùng sang Nhật định danh


Sâu đục củ khoai lang được ghi nhận vào năm 2012, nhiều nhất tại huyện Bình Tân với diện tích gây hại thời điểm đó lên đến gần 5.000ha. Loài sâu này chỉ gây hại bên ngoài nhưng làm giảm đáng kể giá trị thương mại củ.


Đây là đối tượng gây hại mới, kiến thức loài sâu này ở ĐBSCL chưa được thiết lập. Để kịp thời ngăn chặn, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” với kinh phí thực hiện trên 500 triệu đồng.


Đề tài do Tiến sĩ Lê Văn Vàng- Khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ) và Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết- Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long đồng chủ nhiệm.


Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập ấu trùng từ ruộng khoai để nuôi. Mẫu trưởng thành được gửi đến Bộ môn Côn trùng học ứng dụng ĐH Tottori (Nhật Bản) thẩm định, nhằm xác định tên khoa học. Song song đó, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm tại huyện Bình Tân theo biện pháp thâm canh tổng hợp.


Từ những hạn chế khâu làm đất, xử lý giống của nông dân lâu nay do chạy theo mùa vụ, thị trường, nhóm nghiên cứu đã triển khai khắc phục.


Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, khâu làm đất, xử lý giống là hết sức quan trọng, bởi ấu trùng sâu này có xuất phát điểm từ đất chui lên gây hại. Vì vậy, “trước khi xuống giống bà con cần dọn sạch tàn dư thực vật từ vụ trước và cày ải phơi đất hoặc áp dụng cách cho ruộng ngập nước.


Sau khi thu hoạch nên cho nước ngập ruộng ít nhất 7 ngày để diệt trứng, nhộng và sâu non. Quá trình lên luống trồng cần kết hợp bón vôi, phân hữu cơ (500 kg/1.000m2) và nấm Trichoderma (1 kg/1.000m2)”- Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết lưu ý.


Ngoài ra, nhằm loại bỏ nguồn lưu tồn của sâu đục khoai lang và hạn chế sự gây hại của bệnh héo dây, nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo bà con cần xử lý hom giống bằng cách ngâm trong dung dịch nấm Trichoderma 0,5%. Đặc biệt, trồng sả ven ruộng khoai để xua đuổi dịch hại cũng là một trong những điểm mới mà nhiều nông dân tham gia mô hình đánh giá cao.


Sẽ chuyển giao rộng rãi


Những mô hình trình diễn đã mang lại nhiều kết quả khả quan, hạn chế đáng kể sâu đục củ. Áp dụng trồng khoai lang theo kỹ thuật mới liên tiếp nhiều vụ vừa qua, anh Lê Tấn Kiệt- nông dân xã Tân Hưng (Bình Tân)- cho biết, nếu áp dụng đúng các quy trình có thể phòng trị sâu đục củ lên đến hơn 90%. Theo anh, cái mới của mô hình là bắt buộc nông dân phải tuân thủ đầy đủ các quy trình từ chuẩn bị đất trồng, lên luống kết hợp bón phân hữu cơ và nấm Trichoderma…


Đặc biệt là sau khi thu hoạch phải ngâm đất ít nhất 7 ngày mới sản xuất vụ sau nhằm loại bỏ dịch hại còn tồn dư.


Đây là giải pháp kỹ thuật khá hay mà trước giờ nông dân trồng khoai thường ít chịu tuân thủ nên dịch bệnh có điều kiện bùng phát mạnh gần đây. Hiện 4 công của anh Kiệt cũng đã làm theo kỹ thuật mới. Những vụ khoai vừa qua, củ đạt khoai loại 1 rất cao nên tiêu thụ dễ dàng, giá cao.


Còn theo anh Võ Hiếu Hùng xã của anh hạn chế rõ rệt sâu đục củ. “Trước đây trồng khoai lang sau khi xuống giống gần như phải ra ruộng chăm sóc, phun thuốc tưới phân liên tục. Còn khi áp dụng quy trình mới phải tuân thủ kỹ thuật, chỉ phun, xịt vài lần, thời gian rảnh rỗi nhiều có thể làm được nhiều việc khác”- anh Hùng nói.


Trong cuộc hội thảo với chủ đề “Sâu đục củ khoai lang: tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý”, diễn ra tại Cần Thơ vào cuối tháng 8 vừa qua, nhóm nghiên cứu đã thu thập các ý kiến đóng góp lần cuối và hiện quy trình cũng đang được hoàn thiện trình các ngành chức năng đưa vào áp dụng thực tiễn.


Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết cho biết, dự kiến cuối tuần này sẽ đến các địa phương phổ biến kỹ thuật phòng trị cho cán bộ nông nghiệp và bà con trồng khoai. Đồng thời, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều mô hình mẫu khác tại các xã Thuận An (TX Bình Minh), Tân Bình (Bình Tân) để giúp nông dân kịp thời nắm bắt kỹ thuật, trồng đạt hiệu quả cao hơn.


Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết cho biết, nhóm cũng đang tiếp tục nghiên cứu tác dụng, hiệu quả kinh tế của việc đậy màng phủ trên vồng khoai trước khi trồng nhằm ngăn cản sự thâm nhập của sâu đục củ. Điều này, thực tế ghi nhận từ kết quả sản xuất đối với những ruộng đã sử dụng màng phủ cho thấy, sản lượng củ thiệt hại chỉ 7,2%, trong khi ruộng ngoài mô hình thiệt hại lên đến 11,3%.


 Nguồn : Báo Vĩnh long



Đã trị được sâu đục củ khoai lang

Quả bơ ít bị ảnh hưởng thuốc trừ sâu nhất

Bơ nằm trong danh sách trái cây ít bị ảnh hưởng thuốc trừ sâu nhất, nhiều kali hơn cả chuối,… còn điều gì chúng ta chưa biết về loại quả này.


Bơ vốn được coi là “thực phẩm vàng” cho những bé bắt đầu tập ăn dặm bởi hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào bên trong.


Bơ chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng axit béo omega 3 tốt cho não bộ cực kì cao và lượng chất xơ nhiều trong bơ giúp bé tiêu hóa, hấp thụ dễ dàng.


Bơ lại có hương vị thơm mềm, béo ngậy nên là món ăn khoái khẩu của các bé.


Đằng sau quả bơ mẹ hay cho con ăn dặm còn một số sự thật “ít biết” khác khiến nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng:


Nằm trong danh sách hoa quả ít bị phun thuốc sâu nhất


Lớp vỏ của quả bơ đủ dày để bảo vệ loại trái cây này khỏi việc bị sâu hại hay thẩm thấu lưu lượng thuốc trừ sâu.


bo nenKhi chọn mua bơ cho con, chọn những quả có lớp vỏ nguyên vẹn. Ngoài ra, dù không dùng tới vỏ bơ nhưng chúng ta  cũng nên rửa sạch bơ trước khi gọt vỏ.


Bơ sẽ nhanh chín hơn nếu được đặt cạnh táo hoặc chuối chín


Chuối hay táo chín sẽ sản sinh ra khí ethylene, một loại hooc-môn tự nhiên ở thực vật. Nếu  để những quả bơ còn xanh vào trong túi cùng một quả táo chín hoặc một quả chuối chín, khí ethylene kẹt trong túi sẽ giúp những quả bơ xanh chín nhanh.


Dùng bơ thay thế chất béo trong nấu ăn rất tốt


Bơ cực kì giàu chất béo, lại là chất béo không bão hòa, không gây ra cholesterol có hại cho tim mạch mà rất dễ tiêu hóa.


Chúng ta có thể sử dụng quả bơ để thay các chất làm tăng độ béo của những món súp, cháo cho con. Dùng quả bơ để thay thế bơ khi nướng bánh cũng giúp món bánh nướng giữ được độ mềm, xốp trong thời gian lâu hơn.


Là một trong số rất ít hoa quả giàu protein


Hoa quả chứa nhiều vitamin và chất xơ là chủ yếu nhưng bơ lại là loại quả chứa tới 18 loại amino axit cực kì quan trọng cho quá trình sản xuất protein trong cơ thể.


Protein trong bơ lại dễ tiêu hóa hơn protein trong thịt rất nhiều. Như vậy, ăn bơ cũng giúp bổ sung cho bé nguồn protein chất lượng để phát triển thể chất.


Bơ nhiều kali hơn cả chuối


Chuối vốn nổi tiếng vì chứa hàm lượng kali cực kì cao nhưng bơ còn xếp hạng trên cả chuối về mặt này. Trung bình một quả bơ chứa 975 miligam kali trong khi một quả chuối chỉ chứa tầm một nửa lượng kali đó, khoảng 487 miligam.


Dự đoán được độ xanh-chín nhờ cuống


Muốn biết một quả bơ là xanh hay chín, trước tiên, hãy cạy bỏ cuống quả bơ. Nếu bơ để lộ vệt có màu xanh sau khi bỏ cuống thì quả bơ đó xanh và chưa chín.


Nếu chỗ vệt đó có màu nâu sậm thì quả bơ đã chín quá, thậm chí nẫu. Nếu vệt cuống có màu hơi vàng chứng tỏ quả bơ vừa chín tới, rất ngon.


Theo Khỏe & Đẹp


 



Quả bơ ít bị ảnh hưởng thuốc trừ sâu nhất

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Trồng dưa, bí bò đất

Trồng các loại dưa, bí… bò đất trong vụ đông không phải làm giàn, Thời gian sinh trưởng ngắn…nên được nhiều nông dân lựa chọn.


Mô hình trồng dưa hấu vụ đông sớm theo cách lên luống có màng phủ... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/trong-dua-bi-bo-dat-post149488.html | NongNghiep.vn

Mô hình trồng dưa hấu vụ đông sớm theo cách lên luống có màng phủ… 


Song, thời tiết có nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cây vụ đông sớm. Người trồng cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao.


Dưa, bí là cây trồng ưa ấm nên cần phát triển ở vụ đông sớm mới cho năng suất, phẩm chất cao. Trong khi lúa mùa chưa được thu hoạch thì người trồng nên tranh thủ làm bầu cây con trong vườn ươm; thậm chí là thu hoạch lúa non 6-7 hàng tiến hành làm đất tối thiểu để trồng xen dưa, bí với lúa ở giai đoạn đầu.


Trồng dưa bí không làm giàn trong vụ đông sớm là một lợi thế vì nó đơn giản, giảm được nhiều chi phí đầu tư cho vật tư. Song việc làm đất lên luống không vì thế mà làm sơ sài. Tốt nhất bà con có thể áp dụng làm đất sơ bộ nơi gốc cây để trồng trước (nếu phải trồng xen lúa) rồi lên luống dưa bí hoàn thiện sau này (lên luống bổ sung). Nếu ruộng đã gặt lúa hoàn toàn thì tiến hành cày bừa đất làm luống hoàn chỉnh. Sao cho luống đất cần có độ cao 25 – 30 cm, bề rộng tùy theo cách trồng.


Nhiều mô hình trình diễn cho thấy, với cách làm luống cẩn thận thậm chí là dùng màng phủ nông nghiệp để phủ luống kết hợp với bón phân khoa học thì dưa, bí ở vụ đông sớm cho hiệu quả rất cao. Dưa, bí trồng bò đất nếu không được nương dây và chặn đốt thì khả năng hút dinh dưỡng không cao, thân cây chồng chéo lên nhau sẽ dễ nhiễm sâu, bệnh, ra hoa quả ít…


Để đảm bảo được vấn đề này tốt nhất nông dân nên bấm ngọn cho dưa, bí khi cây có 5 – 6 lá để mọc nhánh, giữ lại 2 nhánh chính trên thân và loại bỏ các nhánh mọc sau. Trên những đốt cây đã trưởng thành ra rễ bất định lấy nắm đất bột phủ đốt để cây hút được nhiều dinh dưỡng, không bị gãy khi gặp gió mưa và cố định dây tốt hơn. Đồng thời hướng ngọn sao cho các dây dưa, bí không chồng chéo lên nhau.


Nhiều nơi nông dân hay có thói quen hòa dinh dưỡng với nước rồi tưới định kì vào gốc cho dưa, bí khi bón thúc phân cho cây trồng này. Việc làm đó rất dễ gây bất lợi cho cây vì nấm và vi khuẩn sẽ phát sinh gây hại mạnh gốc rễ nhất là khi tưới đạm. Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc bón vùi vào đất nơi ngọn dưa bí đang hướng đến. Việc tưới rãnh để thúc cho dưa, bí tốt nhất nên bơm nước ở mức 1/2 dõng luống rồi tiến hành rắc phân NPK 16-16-8 hoặc 14-14-14 + TE (đã được ngậm nước) theo lượng thích hợp cho từng giai đoạn rồi khoắng tan phân để ngấm dần vào luống. Làm như vậy thân lá sẽ được cứng cáp và gốc rễ cây sẽ ít bị bệnh hơn.


* Chú ý:


+ Để hạn chế bệnh chết rũ cho dưa, bí thời kỳ mẫn cảm (giữa vụ), trong khi chăm sóc nông dân không nên để cây thừa đạm. Cần bón phân cân đối giữa đạm và kali. Tuyệt đối không nên tưới đạm urê riêng lẻ cho cây. Tốt nhất nên bổ sung thêm các loại phân bón trung, vi lượng để nâng cao sức đề kháng và tăng năng suất, phẩm chất cho các cây trồng này.


+ Có thể áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung để tăng khả năng đậu quả cho dưa, bí.


+ Trong suốt thời gian cây sinh trưởng, cần bổ sung một số lần các chế phẩm nấm đối kháng hay nấm cộng sinh vào vùng gốc rễ để giảm thiểu bệnh chết rũ và kích thích cây phát triển nhanh hơn.


+ Nên ưu tiên sử dụng các giống dưa, bí lai F1 để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng…


 Theo Trần Thị Liên. Báo nongnghiep



Trồng dưa, bí bò đất

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Công dụng và cách dùng quả dâu tằm

Theo Trung dược học bản thảo: Trái dâu tằm có công dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong, sáng tai, mắt, dài râu tóc, tăng lực, chữa táo bón kinh niên. Trong Bản thảo bị yếu viết: an thần, thính tai, sáng mắt, tiết nhiều nước miếng, trị khát, lợi thủy, tiêu thũng. Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: trái dâu giải được độc của rượu, lợi cho cả khí huyết. Bản thảo cầu chân nói trái dâu làm xanh tóc, đen râu… Tân tu bản thảo nói có thể chỉ dùng trái dâu cũng chữa được các chứng khát… (như đái tháo đường).


trái dâu tằm1. Công dụng và cách dùng quả dâu chín


Bổ can thận, ích tâm huyết, thính tai, sáng mắt, đen râu tóc, lợi xương khớp: rượu tang thậm (tang thậm tửu). Quả dâu chín 5kg. Gạo nếp 6kg. Men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml. Nếu cho vào rượu dâu thêm mật ong, rượu sẽ ngon bổ hơn.


- Dưỡng huyết: Quả dâu tươi chín 50g. Đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi đất cho nước vừa đủ sắc lấy nước hòa đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè. Nếu không có đường phèn có thể dùng đường hoa mơ hoặc đường trắng.


- Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, rượu 0,5 lít ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.


Quả dâu, sinh địa, mỗi thứ 30g. Đường trắng 15g. Giã nát sắc uống chia 10 lần.


- Chống lão hóa: Nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, táo bón, kém ăn, yếu sức, đoản hơi, tóc râu khô bạc, rụng, hay quên, lẫn. Nên sách cổ gọi quả dâu là quả trường thọ.


- Cháo quả dâu: Quả dâu chín 40g, gạo 50g. Đường phèn vừa đủ. Nấu cháo lỏng ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.


- Bánh mè quả dâu: Quả dâu 30g, vừng đen 60g, bột nếp 700g, hạt đay 10g, đường trắng 30g. Làm bánh hấp chín ăn.


- Mất ngủ cấp tính: Quả dâu tươi 60g (khô 30g) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối.


- Mất ngủ kinh niên: Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g, sắc uống ngày 1 thang.


- Các chứng bệnh sau đẻ (hậu sản do âm huyết kém, ho, sốt): dâu, long nhãn, đảng sâm, mỗi thứ 30g nghiền nát. Uống mỗi lần 2-3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.


- Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực: Quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần.


- Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150g, lá dâu 100g, vừng đen 100g, cô cao lỏng thêm 500g đường. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 15g (1 thìa con).


- Đau họng, đau do ung thư: Dùng quả dâu chín ăn khoảng 20g quả để bổ dưỡng. Ép nước súc miệng chữa các chứng đau ở miệng, họng.


- Phù thũng: Một nắm cành dâu băm nhỏ, đổ ngập nước đun còn một nửa bỏ bã, một lượng quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, thêm đường, ít rượu. Ngày uống 2 thìa canh, hòa nước cơm uống trước bữa ăn.


- Chảy nước mắt (nước mắt tự nhiên chảy ra): Quả dâu 20g. Cà chua một quả. Đem nghiền nát. Ăn hết một lần. Ngày 1-2 lần. Đồng thời lấy lá dâu già chưa rụng nấu lấy nước rửa mắt hằng ngày.


- Ăn không tiêu, trướng bụng, óc ách, tức thở: Quả dâu 10g, bạch truật 6g, sắc uống ngày 1 thang.


- Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh, chữa bế kinh do huyết ứ: Quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5-7 ngày.


- Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu, ngũ vị tử mỗi loại 10g sắc kỹ, uống ngày 1 lần.


- Bệnh mạch vành: Quả dâu 30g, câu kỷ tử 30g, gạo dính 15g. Nấu uống ngày 2 lần.


- Viêm đa khớp dạng thấp: Quả dâu tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml.


- Viêm khớp nói chung: Quả dâu 250g, cành dâu 150g, chùm gửi dâu 100g. Ngâm rượu uống.


- Đái tháo đường do can thận âm suy: Quả dâu 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Sắc uống ngày 1 thang.


Hoặc quả dâu tươi 1kg, gạo nếp 0,5kg, men rượu vừa đủ dùng. Giã nát dâu cho nếp vào nấu cùng thành cơm nếp, để nguội rắc men rượu, trộn đều cho lên men thành rượu cái. Ăn khai vị trước bữa cơm.


- Viêm gan mạn tính, ung thư gan: Quả dâu tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và mật ong nấu chín. Dùng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón.


- Tràng nhạc: Trái dâu chín 500g, thục địa 200g (thái nhỏ) cho vào túi vắt lấy nước cô thành cao dùng mỗi lần một thìa với nước đun sôi, để nguội. Ngày 3 lần.


2. Quả dâu dùng ngoài


- Tóc khô gãy rụng nhiều: Quả dâu chín đen giã nhuyễn, lấy cả nước và cái xoa xát lên đầu tóc.


- Bỏng, vết thương chảy máu: Quả dâu rửa sạch, ép lấy nước, bôi, rửa, đắp.


- Nấm, hắc lào: Quả dâu tươi 60g. Giã nát xát lên chỗ tổn thương.


3. Một số món ăn từ quả dâu


- Quả dâu, đậu đen, rau cần lượng bằng nhau ninh nhừ ăn nóng, chữa rụng tóc.


- Dâu hấp trứng: Mứt dâu 25g, trứng gà 2 quả, cùi đào 30g, mì chính, xì dầu, mỡ lợn. Tất cả đánh trộn đều hấp chín.


- Dâu xào thịt: Dâu tươi 200g, thịt thăn lợn 300g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Bột ướt, rượu, muối, mì chính, dầu lạc, gừng, hành, tỏi. Cách làm như sau: Dâu bỏ cuống, thịt thái miếng nhỏ, ướp muối, lòng trắng trứng đánh bột, tỏi băm, bắc chảo nóng, cho dầu, hành, tỏi cho thơm, cho các thứ vào xào. Khi thịt trắng thì cho dâu vào cùng mì chính, rượu, muối đảo chín.


Những tương kỵ khi dùng quả dâu


Chống chỉ định đối với các bệnh thuộc hàn chứng (vì quả dâu thuộc tính hàn) như sôi bụng, tiêu chảy. Theo sách xưa kỵ dùng dụng cụ kim loại.


BS. Phó Thuần Hương



Công dụng và cách dùng quả dâu tằm

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Cây mã đề chống viêm

Xa tiền thảo là cả cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền thảo vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu thẩm thấp…





ma deXa tiền thảo là cả cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền thảo vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu thẩm thấp; mát gan sáng mắt. Dùng trị chứng vàng da phù nề, bệnh sỏi đường tiết niệu (đái máu, đái đục, đái dắt buốt), tiêu chảy, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), ho do viêm họng, viêm khí phế quản. Cây mã đề có tác dụng giống hạt mã đề; ngoài ra còn có tác dụng dịu mát (thanh nhiệt), giải độc, trị tiểu tiện ra máu. Liều dùng: xa tiền thảo 20-63g. Nếu dùng tươi thì tăng liều.


Dùng cho các trường hợp tiểu dắt buốt, khó đi (viêm đường tiết niệu…): mã đề tươi một nắm rửa sạch ép lấy nước (khoảng nửa cốc) thêm chút đường trắng khuấy đều cho uống.


- Trị tiểu tiện nhỏ giọt và ra máu: cây mã đề 125g, cây nhọ nồi 125g. Sắc uống. Hoặc lá mã đề tươi 40g, ích mẫu thảo tươi 40g. Giã nát, ép lấy nước uống.


- Trị mụn nhọt sưng tấy: cây mã đề 63g, rửa sạch, giã nát, uống nước và bã đắp chỗ đau.


- Trị viêm gan mạn tính: mã đề 20g, nhân trần 40g, hạ khô thảo 20g, đại phúc bì 16g, đảng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.


- Phòng và điều trị sốt xuất huyết: mã đề thảo 20g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g. Giã nát vắt lấy nước cho uống hoặc sắc uống.


- Trị ho, tiêu đờm: cây mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g. Sắc uống.


- Cháo mã đề: mã đề tươi 30-60g, gạo tẻ 100g. Gạo vo sạch, mã đề rửa sạch, cùng đem nấu cháo, khi cháo được vớt bỏ bã, đập thêm hành tươi, bột gia vị vừa ăn. Món này tốt cho người bị phù nề, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu…


- Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, di tinh hoạt tinh, hoặc các trường hợp tỳ hư hạ hãm không dùng.


BS. Tiểu Lan






Cây mã đề chống viêm

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Giảm cân hiệu quả nhờ tinh chất cà phê

Tinh chất cà phê tươi chứa trong cà phê vừa có tác dụng kích thích hệ thần kinh thêm tỉnh táo, vừa tác động tích cực đến quá trình tiêu mỡ, giúp giảm cân hiệu quả, giữ gìn vóc dáng thon gọn.


1. Vì sao cà phê có tác dụng hỗ trợ giảm cân?


Cà phê được dùng để hỗ trợ giảm cân nhờ trong cà phê chứa chất cafein – một chất kích thích có khả năng giúp hệ thần kinh tỉnh táo, giúp bạn tập trung để làm việc hiệu quả hơn, đồng thời đây cũng là một trong những chất kích thích, hỗ trợ các acid béo chuyển hóa thành dạng năng lượng cho cơ thể hoạt động, tránh tình trạng cơ thể bị tích mỡ do chứa quá nhiều acid béo.


Các thành phần trong cà phê còn giúp cơ thể loại bỏ các chất độc trong cơ thể, thanh lọc cơ thể hiệu quả hơn, nhờ đó cơ thể dễ dàng giảm cân hơn so với bình thường.


cafe nen2. Uống cà phê đúng cách giúp giảm cân hiệu quả


Cà phê giúp đốt cháy mỡ, chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp thanh lọc cơ thể từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn. Nhưng muốn giảm cân bằng tinh chất cà phê hiệu quả cần phải biết sử dụng cà phê đúng cách, đúng liều lượng. Vì nếu sử dụng cà phê không đúng cách sẽ dẫn đến những hệ lụy đối với sức khỏe. Vậy uống cà phê như thế nào là đúng cách để giảm cân hiệu quả?

Cách uống cà phê đúng để giảm cân hiệu quả là uống cà phê không đường, một lượng nhỏ, sau bữa ăn khoảng 30 đến 60 phút. Trước khi tập thể dục giảm cân bạn nên uống một ít cà phê.

cafe 1 nenUống cà phê sau bữa cơm khoảng 30 đến 60 phút giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hạn chế tích mỡ bụng. Uống cà phê trước khi thể dục giảm cân giúp kích thích sự hưng phấn của hệ thần kinh, giúp bạn tập trung hơn trong quá trình tập luyện, đồng thời việc uống cà phê cũng giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể nhiều hơn trong quá trình luyện tập.


Nếu uống cà phê không đường không được bạn có thể uống cà phê cho thêm ít bơ đã tách béo dành cho người đang giảm cân.

Với 2 ly cà phê mỗi ngày kết hợp với thực đơn ăn uống khoa học, tập luyện thể dục giảm cân đều đặn bạn sẽ giảm cân nhanh và hiệu quả.

Tránh uống cà phê với cái bụng rỗng, hãy ăn nhẹ gì đó trước khi uống cà phê. Nên uống cà phê nóng sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng khó ngủ nên hạn chế việc dùng cà phê để giảm cân.


3. Chiết xuất tinh chất hạt cà phê tươi


Với sự phát triển vượt bậc của khoa học hiện đại hiện nay, các nhà khoa học đã tìm cách chiết xuất tinh chất hạt cà phê để tạo ra các sản phẩm hỗ trợ giảm cân. Đặc biệt các nhà khoa học Mỹ còn phối hợp tinh chất này với vỏ nang cellulose, vỏ gạo, silica để tăng cường hiệu quả hỗ trợ giảm cân từ thiên nhiên các các đối tường thừa cân, béo phì.

Bạn phải nhớ rằng không có loại thực phẩm nào là hoàn hảo và duy nhất cho quá trình giảm cân. Cần kết hợp một thực đơn hợp lý với những bài tập giảm cân kiên trì cũng như việc ngủ ngon giấc hay uống đủ nước mỗi ngày đều quan trọng. Nếu sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân cần tìm những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất bởi các nhà sản xuất uy tín và đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành.





Giảm cân hiệu quả nhờ tinh chất cà phê