Xa tiền thảo là cả cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền thảo vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu thẩm thấp…
Xa tiền thảo là cả cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền thảo vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu thẩm thấp; mát gan sáng mắt. Dùng trị chứng vàng da phù nề, bệnh sỏi đường tiết niệu (đái máu, đái đục, đái dắt buốt), tiêu chảy, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), ho do viêm họng, viêm khí phế quản. Cây mã đề có tác dụng giống hạt mã đề; ngoài ra còn có tác dụng dịu mát (thanh nhiệt), giải độc, trị tiểu tiện ra máu. Liều dùng: xa tiền thảo 20-63g. Nếu dùng tươi thì tăng liều.
Dùng cho các trường hợp tiểu dắt buốt, khó đi (viêm đường tiết niệu…): mã đề tươi một nắm rửa sạch ép lấy nước (khoảng nửa cốc) thêm chút đường trắng khuấy đều cho uống.
- Trị tiểu tiện nhỏ giọt và ra máu: cây mã đề 125g, cây nhọ nồi 125g. Sắc uống. Hoặc lá mã đề tươi 40g, ích mẫu thảo tươi 40g. Giã nát, ép lấy nước uống.
- Trị mụn nhọt sưng tấy: cây mã đề 63g, rửa sạch, giã nát, uống nước và bã đắp chỗ đau.
- Trị viêm gan mạn tính: mã đề 20g, nhân trần 40g, hạ khô thảo 20g, đại phúc bì 16g, đảng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Phòng và điều trị sốt xuất huyết: mã đề thảo 20g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g. Giã nát vắt lấy nước cho uống hoặc sắc uống.
- Trị ho, tiêu đờm: cây mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g. Sắc uống.
- Cháo mã đề: mã đề tươi 30-60g, gạo tẻ 100g. Gạo vo sạch, mã đề rửa sạch, cùng đem nấu cháo, khi cháo được vớt bỏ bã, đập thêm hành tươi, bột gia vị vừa ăn. Món này tốt cho người bị phù nề, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu…
- Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, di tinh hoạt tinh, hoặc các trường hợp tỳ hư hạ hãm không dùng.
BS. Tiểu Lan
Cây mã đề chống viêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét