Quảng Cáo

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu

Do vận tốc, lưu lượng nước và nhiệt độ mà nhiều con sông ở Mỹ, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Đức dù được hợp thành từ nhiều dòng chảy nhưng màu sắc vẫn không bị trộn lẫn.


1. Sông Rhone và sông Arve, Geneva, Thụy Sỹ


Sự hợp dòng của sông Rhone xanh ngắt phía bên trái và Arve nằm bên phải với dòng nước đục ngàu đầy phù sa tích tụ từ những dòng sông băng của thung lũng Chamonix.


2. Sông Gia Lăng và Dương Tử ở Trùng Khánh, Trung Quốc


Mạn trái thành phố Trùng Khánh là dòng sông Gia Lăng dài 119 km, mang nhiều phù sa nên nước màu nâu đỏ. Dòng sông xanh ngắt nằm bên mạn phải thành phố là sông Dương Tử. Nhờ việc hợp dòng với Gia Lăng, con sông Dương Tử có được lưu lượng nước mạnh hơn phục vụ cho đập Tam Hiệp cách xa cả nghìn dặm.


3. Sông Xanh và sông Colorado, Utah, Mỹ


Sông Xanh hình thành từ dãy núi Rocky của hạt Sublette, Wyoming. Sau khi uốn lượn quanh phía bắc Utah, nó đi vào phía đông Colorado rồi quay lại nam Utah và hợp dòng với sông Colorado tại công viên quốc gia Canyonlands. Dù những hẻm núi ở đây rất hẹp, nhưng khi hợp dòng, hai con sông này vẫn giữ nguyên được màu sắc nguyên bản của mình mà không bị hòa trộn.


4. Sông Ohio và Mississippi, Illinois, Mỹ


Sông Ohio được hình thành từ Pittsburgh, Pennylvania và sau khi chảy qua rất nhiều bang dọc phía tây nam, nó hợp với sông Mississippi tại ngã ba thuộc Cairo, Illinois. Hai sông này vẫn giữ nguyên màu sắc của mình dù đã hợp lưu và hình ảnh chia cắt màu xanh – nâu này kéo dài tới tận vịnh Mexico.


5. Sông Alaknanda và Bhagirathi, Devprayag, Ấn Độ


Sông Alaknanda là kết quả của việc hợp lưu giữa hai sông băng Satopanth và Bhagirath Kharak thuộc Uttarakhand. Sông Bhagirathi được tạo từ sông băng Gangotri và Khatling dưới dãy Himalaya hùng vĩ. Hai con sông trắng – xanh này hợp lưu tạo thành hai trong năm nhánh sông lớn tạo nên sông Hằng nhưng vẫn chưa từng hòa chung màu sắc.


6. Sông Ilz, Danube và sông Inn hợp lưu tại Passau, Đức


Thành phố Passau mang trong mình con sông ba màu bởi sự hợp lưu kỳ lạ của sông Ilz, sông Danube và sông Inn. Nếu con sông Ilz mang màu xanh ngắt đại dương khá nhỏ bé, thì sông Inn bắt nguồn từ Salzburg, lại có lưu lượng nước khổng lồ, nhưng khi chảy tới Passau, hợp lưu với một phần Danube và Ilz, cả con sông ba màu này được mang tên sông Danube.


7. Sông Drava và Danube, Osijek, Croatia


Con sông Danube khổng lồ kéo dài qua Croatia lại mang màu nâu phù sa và hợp lưu với dòng Drava xanh ngắt bắt nguồn từ dãy Alps thuộc Italy. Nhờ lượng phù sa dồi dào, một phần con sông Drava giáp với Danube cũng bị phai màu khi hòa trộn với phù sa. Tuy nhiên, hai con sông này vẫn mang hai màu sắc hoàn toàn khác biệt ở hai bờ.


8. Sông Moselle và Rhine, Koblenz, Đức


Mang trong mình con sông hợp lưu với hai màu tách biệt, thành phố Koblenz trong tiếng Đức cũng mang nghĩa “hợp lưu”. Rhine là con sông lớn thứ 12 tại châu Âu, bắt nguồn từ dãy Alps Thụy Sỹ và chảy qua nhiều nước châu Âu. Moselle phần sông mang màu xanh, bắt nguồn từ Pháp, chảy qua Luxembourg và hợp lưu với Rhine tại Koblenz.


9. Sông Rio Negro và Rio Solimoes, Manaus, Brazil


Rio Negro là con sông gần như mang màu đen khi hợp lưu với con sông màu bùn Rio Solimoes kéo dài tới 6 km mà không hề pha trộn màu sắc. Hiện tượng này được giải thích là do khác biệt về nhiệt độ, dòng chảy và lưu lượng sông. Trong đó, Negro chỉ chảy với tốc độ 2 km/h trong nhiệt độ 28 độ C và Solimoes chảy 6 km/h ở mức 22 độ C.


10. Sông Thompson và Frasee, Lytton, Canada


Sau khi chạy ngang British Columbia, sông Thompson xanh ngắt gần như kết thúc tại Lytton rồi hợp lưu với con sông dài nhất Canada và cực nhiều bùn – Fraser. Tuy hợp lưu với con sông bùn, Thompson không hề bị pha trộn chút nào mà vẫn giữ được vẻ xanh ngắt của mình.


Nguồn vnEpress



Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu

Giữ rau an toàn với phân bón

Phân bón là dinh dưỡng không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Song, cũng giống như các nhân tố đất, nước, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ ô nhiễm cho cây trồng, đặc biệt là trồng rau.


Đó là các nguy cơ ô nhiễm về sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) và hóa học (các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng nitơrat). Vì vậy, việc sử dụng phân bón hợp lý và an toàn cho cây trồng nói chung, cây rau an toàn nói riêng là một việc làm cấp thiết, rất hữu ích cho sức khỏe con người.


Trong sử dụng phân bón cho rau an toàn xin khuyến cáo nông dân một số vấn đề sau:


Chỉ được sử dụng phân bón và chất bổ sung đáp ứng được giới hạn cho phép về kim loại nặng, tạp chất thấp. Để làm được điều này, đòi hỏi nông dân phải mua phân bón có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng (phân bón có trong danh mục được phép sản xuất của các công ty có giấy phép kinh doanh nhà nước). Tuyệt đối không sử dụng phân bón không nhãn mác, nguồn gốc hoặc quá hạn sử dụng.


Không sử dụng các loại phân hữu cơ chưa qua xử lý để bón cho rau vì chúng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Đối với phân chuồng dùng để bón cho rau an toàn cần phải được xử lý ít nhất 6 tuần (thông qua ủ thông thường), đảo thường xuyên để bảo đảm đủ nhiệt, ẩm cho các chất hữu cơ có thời gian phân hủy.


Phân trùn quế- loại thích hợp cho trồng rau sach,an toàn Phân trùn quế- loại thích hợp cho trồng rau sach,an toàn – Ảnh minh họa


Với phân hữu cơ, nếu bón cho các cây rau có thời gian sinh trưởng dài (khoảng 60 ngày) thì cần bón lót cho cây 100% (vùi phân vào đất) nhằm giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc của các sản phẩm hữu cơ với phần ăn được của cây rau. Đồng thời, bảo đảm phân hữu cơ đem bón khi trồng rau phải hoai mục (phân hữu cơ phải tơi xốp và không ngửi thấy mùi thối).


Còn đối với phân vô cơ: Cần bón đủ liều lượng đối với mỗi loại phân, cho từng loại rau theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Tránh bón phân đạm quá mức sẽ gây tồn dư nitơrat trong rau.


Không sử dụng phân bón và chất bổ sung khi điều kiện chưa thích hợp.


Ví dụ, khi đất còn quá ướt hoặc trong những ngày mưa… để tránh phân bón gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Không bón phân hữu cơ vào những ngày có gió, nhất là ở những ruộng gần nơi trồng rau sắp sửa được thu hoạch.


Đặc biệt phải tuân thủ thời gian cách ly phân bón. Chỉ bón phân hữu cơ được xử lý triệt để và dừng bón trước thời điểm thu hoạch tối thiểu là 2 tuần. Đối với phân vô cơ, cần bón đủ liều lượng phân đạm theo quy trình kỹ thuật cho mỗi loại rau. Dừng bón phân đạm trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày. Làm được như vậy rau quả mới bảo đảm không còn tồn dư nitơrat và an toàn cho sức khỏe người dùng.


ThS Trần Thị Liên, Dân Việt



Giữ rau an toàn với phân bón

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Kiểng tạo hình hết thời ngon ăn

Không khí làm ăn mùa cuối năm tại các cơ sở sản xuất cây kiểng tạo hình, kiểng thú dọc quốc lộ 57 từ TP Bến Tre về Vĩnh Long, đoạn qua các xã Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) những ngày này khá ảm đạm, khác hẳn so với 2 – 3 năm trước. Các nghệ nhân kỳ cựu giải thích vắn tắt: Không dễ ăn!


Kiểng tao hình sa sút


Nghệ nhân Năm Công (Nguyễn Văn Công ở xã Hưng Khánh Trung B) người tiên phong và rất thành công trong nghệ thuật tạo hình cho cây kiểng ở huyện Chợ Lách với rất nhiều mẫu mã độc đáo. Nhưng nay, ông Năm Công buồn rầu đánh giá “nhu cầu các loại kiểng tạo hình đã giảm, giá cả cũng giảm tới 70%”.


kieng tao hinh sLý giải thực tế này, ông Năm Công bảo, nhu cầu giảm do hầu hết các quán càphê vườn, khu resort, điểm du lịch… chỉ đầu tư một lần, rồi thuê người chăm sóc, cắt tỉa cho đẹp. Điều khiến các nghệ nhân nghề kiểng băn khoăn nhất là giá cả sản phẩm kiểng hình ngày càng giảm. Trước kia, các công trình cần kiểng hình để trang trí thường mời gọi tiếp đón rất nồng hậu nghệ nhân để được tư vấn và thực hiện theo ý tưởng của họ. Gần đây, tài chính eo hẹp, chủ công trình thường mời nhiều cơ sở kiểng hình đăng ký nhận thầu phần cây kiểng ở cùng một công trình, tổ chức đấu giá để chọn thầu. Qua đấu thầu, giá công trình giảm thấp dù giá trị nghệ thuật không cao nhưng vẫn thường được chủ công trình chọn. Do vậy, để bảo vệ những tiêu chí nghệ thuật riêng của mình, những nghệ nhân có tay nghề cao buộc phải nhường “đất” cho lớp đàn em.


Ông Năm Công than phiền: “Hai năm nay, một bộ cây kiểng hình nhà tròn, nhà lục giác (sáu cột, chiều cao hơn 3m, diện tích khoảng 10m2) với kết cấu khung sắt định hình cho cây sanh (cây si Nhật) uốn lượn tạo thành cột, mái, đỉnh… có giá bán khoảng 10 – 12 triệu đồng, giảm chỉ còn khoảng 4 triệu đồng hoặc thấp hơn”.


Ông Ngô Tuấn Kiệt, nghệ nhân kiểng hình ở xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) than: “Doanh thu kiểng tạo hình của tui ba năm trở về trước phải trên 2 tỉ đồng mỗi năm, nhưng hai năm nay chỉ còn khoảng 500 – 700 triệu đồng/năm”.


“Nhiều tay thợ kiểng hình trẻ tuổi cũng mở cơ sở riêng, họ không thể cạnh tranh bằng đường nét nghệ thuật nên chỉ làm những sản phẩm kiểng đơn giản như: nhà kiểng, cổng chào… để bán với giá cực rẻ”, ông Năm Công bức xúc. Theo ông, với kiểu “phá giá” như vậy sẽ gây tai tiếng cho cả làng nghề về lâu dài, nhưng tai hại trước mắt là đã có 20% cơ sở kiểng hình ở xã Hưng Khánh Trung B phải chuyển nghề.


Lối mở cho kiểng tạo hình


Kiểng thú theo hình 12 con giáp là định hướng nghệ thuật mà nghệ nhân Năm Công nhắm tới, như là một mặt hàng độc quyền ở xứ sở hoa kiểng Chợ Lách. Ông bảo, tết Nguyên đán Giáp Ngọ, các đối tác đã đặt hàng 40 đôi kiểng hình con ngựa, chiều cao từ 2 – 2,5m, dài trung bình 2,5m với giá khoảng 3 – 6 triệu đồng/cặp tuỳ kích cỡ…


Ông Năm Công nói rằng: “Xưa các lão tiền bối chơi cây nghệ thuật theo phương châm lấy người che kiểng (cây bonsai các cỡ), nay người chơi kiểng theo phong cách dùng kiểng che người nên nhu cầu kiểng hình, kiểng thú ngày càng đòi hỏi kích thước lớn hơn và giá trị theo đó cũng tăng thêm”. Cả năm 2013, cơ sở Năm Công đã xuất cho khách đặt hàng ở Singapore sáu container kiểng thú các loại: kiểng hình rồng, chuồn chuồn… trong đó có cả những mẫu kiểng hình máy bay dài hơn 10m, đặc biệt trong đó có bộ cây kiểng thú hình con tinh tinh cao hơn 5m với đường kính bụng hơn 3m. Cuối năm nay, ngoài các mẫu kiểng hình ngựa đứng bốn chân (cao 2 – 2,5m), ngựa bay đón tết Giáp Ngọ, cơ sở Năm Công còn được đặt hàng một đôi rồng lượn có kích thước kỷ lục của cơ sở này (mỗi con cao 5m, dài 18m). Theo mô tả, đôi rồng khủng này sẽ được lắp đặt ngay trên bệ nổi ven sông Tiền của một khu du lịch tại cầu Rạch Miễu. Những nghệ nhân không có thế mạnh để tạo được những đường nét nghệ thuật cho kiểng thú như ông Ngô Tuấn Kiệt thì quay về với nghiệp sản xuất giống cây ăn trái, cây cảnh. Theo ông Kiệt, nếu so với nghệ thuật kiểng hình luôn đòi hỏi mẫu mã độc đáo, cạnh tranh giảm giá để giành giật khách hàng… thì cây giống đơn giản hơn nhiều, nhưng muốn thành công cũng phải thường xuyên có những giống cây mới, kể cả giống trong nước lẫn nhập ngoại.


Cây kiểng, cây nghệ thuật, cây giống là các thế mạnh vốn có của xứ Cái Mơn (Chợ Lách) từ bao đời nay, nhưng theo ông Bùi Thanh Liêm, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, vẫn chưa có những đột phá lớn trong đầu tư thay đổi giống, cải thiện chất lượng cây. Ngay cả giống cây si Nhật (cây sanh) loại cây nguyên liệu chính trong tạo hình các bộ kiểng hình, kiểng thú ở Chợ Lách hiện tại cũng chính là cây bonsai mini mà nghệ nhân Năm Công đã tình cờ bắt gặp và mua được tại một hội hoa xuân ở TP.HCM cách đây khoảng 20 năm. Có lẽ chính điều này đã khiến những khách hàng của cơ sở Năm Công đến từ Malaysia hàng năm chỉ đặt hàng ông thiết kế những mẫu kiểng hình bằng khung sắt. “Họ chỉ đặt hàng mua những mẫu khung sắt mình làm sẵn, phần cây xanh họ tự làm bằng những giống cây trên đất nước của họ”, ông Năm Công nói.


Bài và Ảnh: Ngọc Tùng-sgtt.vn



Kiểng tạo hình hết thời ngon ăn

Dùng thiên địch biến đổi gien có thể thay thế hóa chất nông nghiệp

Hàng nghìn con côn trùng biến đổi gien do các khoa học gia tại Anh phát triển sắp được triển khai đến nhiều cánh đồng của châu Âu, như một phương án thay thế các loại thuốc trừ sâu làm bằng hóa chất.


Công nghệ biến đổi cấu trúc di truyền của côn trùng là ý tưởng của các chuyên gia thuộc Công ty Oxitec tọa lạc tại thành phố Oxford (Anh), những người cho rằng côn trùng biến đổi gien tốt hơn cho môi trường so với việc phun thuốc trừ sâu trên hoa màu. Kế hoạch của họ là sẽ sử dụng một lượng lớn ruồi giấm sống bám cây ôliu (tên khoa học Bactrocera oleae) để tiêu diệt những đồng loại phá hoại mùa màng sống trong tự nhiên. Tiến sĩ Martha Koukodou, người dẫn đầu cuộc thử nghiệm, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi không chỉ nhắm tới kiểm soát loài ruồi giấm ôliu, mà còn tránh gây hại các loài vật khác”.


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


Qui trình thử nghiệm sẽ bao gồm thả đàn ruồi đực vào môi trường để chúng giao phối với ruồi cái hoang dã, tạo ra toàn là con cái và tự chết ngay từ giai đoạn ấu trùng. Về lý thuyết, cách làm này sẽ làm giảm đáng kể dân số ruồi giấm gây hại cây ôliu, giúp cây cho quả mà không cần phun hóa chất. Các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã chứng minh chủng ruồi mới đã loại đối thủ gây hại trong vòng chưa đầy 2 tháng. Các nhà khoa học cho biết thử nghiệm trong nhà kính cũng đã hoàn tất với kết quả tương tự.


Hiện Công ty Oxitec cùng với Công ty OpenNatur tại Tây Ban Nha đã xin phép chính quyền sở tại để tiến hành thử nghiệm loài sinh vật mà họ gọi là “kẻ hủy diệt” biến đổi gien trên một phần diện tích nông nghiệp. Nếu thành công, các cuộc thử nghiệm tiếp theo sẽ được thực hiện tại Hy Lạp và Ý, đồng thời, công ty cũng hy vọng có thể triển khai ruồi biến đổi gien trên các nông trại tại Anh. Oxitec cho biết công nghệ của họ nhận được sự ủng hộ của một số nông dân trồng ôliu, chẳng hạn như ông Paul di Calabiana Willan ở miền Bắc nước Ý, người nói rằng: “Sử dụng côn trùng biến đổi gien để tiêu diệt loài gây hại là một bước đi cần thiết hướng tới mục tiêu nói không với thuốc trừ sâu”.


Bên cạnh ruồi giấm ôliu, Oxitec cũng vừa biến đổi gien một chủng bướm diamondback mà ấu trùng của nó, gọi là sâu tơ, chuyên phá hoại cải bắp, bông cải xanh và những thực vật họ cải khác tại Anh. Sinh vật này sẽ tiêu diệt côn trùng hoang dã giống hệt cách của ruồi giấm ôliu.


Theo IASVN



Dùng thiên địch biến đổi gien có thể thay thế hóa chất nông nghiệp

Hoa phù dung chữa viêm khớp

Phù dung có tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae). Phù dung còn gọi là mộc liên, cự sương… là một loài thực vật cho hoa đẹp được trồng để làm cảnh.


Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15cm, mặt dưới nhiều lông hơn, năm thùy hình ba cạnh ngắn có bảy gân chính.


Hoa phù dung lớn, có hai loại: Hoa đơn (năm cánh), hoa kép (nhiều cánh), khi nở xòe to bằng cái chén, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Màu sắc của phù dung thay đổi từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí.


hoa phu dungLá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, hoa (thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô) và lá (thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô).


 Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ…


Hoa phù dung được dùng để chữa các chứng bệnh sau:


- Chữa sưng vú:


 Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.


 - Chữa kinh nguyệt ra nhiều:


Hoa phù dung (loại mới nở) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.


-Chữa bỏng:


Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.


- Chữa viêm khớp:


Dùng hoa phù dung và đậu đỏ (hạt nhỏ) mỗi thứ 15 g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau.


- Chữa chắp và lẹo mắt:


Dùng hoa phù dung tươi và bạc hà tươi, mỗi thứ 3 g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2-3 lần.


- Chữa mắt sưng đau do chấn thương:


Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.


- Chữa viêm kết mạc:


Lấy 9-30 g hoa phù dung sắc uống.


- Chữa cảm mạo:


Lấy 30 g hoa phù dung và 3 g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.


- Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn:


Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương.


- Chữa chấn thương:


Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.


- Chữa mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé:


Dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày.


D.S  Mỹ Nữ -nongnghiep.vn



Hoa phù dung chữa viêm khớp

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Các cách lựa chọn và xử lý rau quả an toàn

Bữa ăn hằng ngày của chúng ta không thể thiếu rau quả nhưng làm thế nào để chọn được rau sạch, loại bỏ được hóa chất bảo vệ thực vật và vi khuẩn gây bệnh ra khỏi rau quả?


Ngộ độc thực phẩm do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau quả bị nhiễm hóa chất độc hại như rau cải, bắp cải, dưa lê, dưa chuột, cà chua và gần đây là rau muống.Một số vùng còn dùng nước để tưới cho rau, để rửa rau không bảo đảm vệ sinh, bị nhiễm một số vi khuẩn đặc biệt là phẩy khuẩn tả đã gây bệnh tiêu chảy cấp cho người ăn rau sống và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.


1.Lợi ích của rau quả đối với sức khỏe  


Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng con người. Giá trị chính của rau quả là cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng, Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng con người. Giá trị chính của rau quả là cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng, các vitamin, chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau quả còn có loại đường tan trong nước và xenluloza.


Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau quả là chúng có khả năng gây thèm ăn và kích thích các tuyến tiêu hóa bài tiết dịch tiêu hóa. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loài rau có chứa tinh dầu như rau mùi, hành tỏi. Rau gia vị với đa dạng nhiều loại còn cung cấp kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Ngoài ra trong rau quả còn có các men ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hóa. Xenluloza của rau quả có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin – xenluloza. Phức chất này kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch ruột. Xenluloza của rau còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc ra khỏi cơ thể.
2Các cách lựa chọn và xử lý rau quả trước khi chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn trong sử dụng rau quả tươi chúng ta cần biết cách lựa chọn, xử lý, chế biến theo các bước sau:
  2. 1. Lựa chọn rau quả


Không nên mua các loại rau quả trái vụ vì khi trái vụ do thời tiết không thuận lợi nên sâu bọ phát triển nhiều, rau quả cằn cỗi, người trồng rau, quả phải sử dụng nhiều loại HCBVTV, thuốc kích thích tăng trưởng. Không nên chọn mua những mớ rau quá non, mỡ màng; các loại hoa quả to và bóng bảy so với bình thường vì với những loại rau quả này người trồng chúng phải dùng không ít HCBVTV, thuốc kích thích tăng trưởng. Nên chọn rau quả còn nguyên lành, không dập nát hoặc có vết nứt, thủng.


2.2. Cách rửa sạch rau quả


Muốn loại trừ tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, cách tốt nhất là rửa trôi: rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần. Bằng cách rửa 2 lần dưới vòi nước chảy và 2 lần trong chậu nhiều nước thì từ 40 – 90% tồn dư hóa chất độc hại trên rau cải đã mất đi. Đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ là tan nhiều trong nước. Vì vậy, bằng cách ngâm và rửa trôi, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ được tồn dư của chúng lên bề mặt lá rau. Đối với các loại đậu quả việc ngâm, rửa trôi trước khi nấu đạt hiệu quả khá cao. Đối với quả chín, động tác rửa trước khi bóc vỏ đơn giản nhưng có tác dụng tốt loại trừ độc tố tồn dư.


2.3. Dùng nước sạch để rửa rau quả


Nước dùng để rửa rau quả phải bảo đảm là nước sạch như nước máy đã xử lý, nước giếng qua hệ thống lọc…


2. 4. Khi xào nấu rau quả


Các độc tố từ thuốc bảo vệ thực vật  gốc lân hữu cơ dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao. Vì vậy khi xào nấu nên mở vung để chúng bay hơi là biện pháp hiệu quả.
2.5. Trước tình hình đang có dịch tiêu chảy cấp :Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống.


2.6. Cảnh giác khi thấy có hiện tượng nghi ngờ


Khi thấy có bất cứ hiện tượng bất thường nào đối với các thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng: có mùi vị lạ, màu sắc khác thường, thực phẩm mua cùng một chỗ mà đã có người ăn bị ngộ độc… mọi người cần dừng lại ngay, không ăn tiếp.



TS. Hoàng Kim Thanh (Viện Dinh dưỡng quốc gia)



Các cách lựa chọn và xử lý rau quả an toàn

Các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Canh tác dứa hiện nay của nông dân quá dầy về mật độ – khoảng cách trồng, cũng như việc xử lý cây giống – đất chưa được chú trọng, do đó đã tạo điều kiện cho rệp sáp gây hại nghiêm trọng và tỷ lệ dứa bị nhiễm bệnh đỏ đầu lá (wilt) gia tăng, thiệt hại càng lớn, ảnh hưởng nhiều đến năng suất.


 Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tiêu chuẩn và các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa.


1. Tiêu chuẩn chọn vườn lấy giống


trong dua nenLà khâu rất quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất của dứa.


- Chọn vườn đúng giống, chất lượng ngon, cây giống đồng đều, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh hoặc triệu chứng bị bệnh đỏ đầu lá (mập, xanh đậm, phiến lá dầy, rộng), trọng lượng 180 – 200 gam/chồi.


- Chồi (chồi nách, chồi cuống, chồi ngọn) có độ đồng đều cao, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh hoặc triệu chứng bị bệnh đỏ đầu lá. Nếu là chồi cuống đem giâm thì không để quá già, trọng lượng từ 180-200 gam/chồi.


- Quản lý bệnh héo đỏ đầu lá/héo rũ/bệnh wilt theo các nguyên tắc như sau:


+ Nếu ít hơn 3% cây có triệu chứng bệnh thì nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy.


+ Nếu hơn 3% cây có triệu chứng bệnh thì tiến hành phun thuốc phòng trừ rệp sáp.


+ Nếu hơn 10% cây có triệu chứng bệnh thì không sử dụng khu ruộng đó làm nguồn giống cho vụ kế tiếp.


2. Xử lý giống


Là biện pháp tiêu diệt mầm rệp sáp rất hữu hiệu, hạn chế sự phát sinh và phát triển, hạn chế/giảm nhiều chi phí quản lý rệp sáp trong canh tác.


- Chuẩn bị dung dịch Basudin 10H (10%) với dầu khoáng (5%) hoặc dung dịch nước rửa chén Mỹ Hảo (10%), ngâm cây giống trong dung dịch trên trong vòng 10-15 phút và sau đó để chổng ngược ít nhất 15 phút. Sau đó đem đi trồng.


3. Biện pháp xử lý đất canh tác dứa


- Làm đất cày xới, loại bỏ cỏ dại và tàn dư thực vật (đào hố, để cây khô và đốt; trong điều kiện phát triển trong tương lai, nên sử dụng máy nghiền tàn dư thực vật và sử dụng làm phân xanh để bón).


- Loại bỏ cỏ dại ở các mương giữa các liếp nhằm ngăn chặn sự di chuyển của kiến từ liếp này sang liếp kia.


- Xử lý đất, rải thuốc bảo vệ thực vật gốc lân như Basudin 10H (0,5-0,7kg/1.000m2) và 100kg vôi/1.000m2, tưới ướt nhẹ và dùng vải nhựa phủ lên liếp khoảng 2-3 ngày nhằm tiêu diệt nguồn rệp sáp còn tồn đọng trong vườn.


4. Chọn mật độ thích hợp để dễ quản lý chăm sóc và đạt năng suất cao


Khoảng cách trồng: 40 x 40 x 60cm (hàng cách hàng 40cm, trong cùng một hàng cây cách cây 40 cm, bố trí hàng ba và hàng ba này cách hàng ba kia là 60 cm), bảo đảm mật độ 6.000 con giống/1.000m2.


Ưu điểm:


+ Dễ chăm sóc như làm cỏ, bón phân hay xử lý ra hoa.


+ Dễ phát hiện và quản lý rệp sáp hay các đối tượng dịch hại khác.


+ Khoảng cách giữa các cây 40cm, phù hợp để cây sinh trưởng và độ đồng đều cao.


+ Lối đi phù hợp: tiết kiệm được diện tích đất.


+ Thế hệ dứa thứ 2: chồi to mập


Theo Hội Làm vườn Việt Nam



Các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Đừng bỏ qua những quả nho

Người ta nói nhiều về tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch của quả nho, nhưng ít ai biết, nho còn giúp điều trị táo bón, giảm chứng khó tiêu, và giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch…


Nho chiếm tới 70-80% là nước và một lượng nhỏ đường từ 15-30%. Nho có nhiều lợi ích sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.


qua nho1. Chữa bệnh hen suyễn


Nho có khả năng chữa khỏi bệnh hen suyễn vì nho có thể khắc phục hậu quả của cơn hen. Tại Ai Cập, người bị hen suyễn được khuyên ăn quả nho vì nó có tác dụng làm giảm hen suyễn.


2. Điều trị táo bón


Quả nho có chứa cellulose, axit hữu cơ và đường một thực phẩm nhuận tràng giúp điều trị táo bón. Do đó, nho có thể giải quyết được vấn đề táo bón mạn tính.


Cách hiệu quả nhất để loại bỏ chứng đau nửa đầu là bạn nên dùng nước ép quả nho chín vào mỗi buổi sáng sớm hàng ngày.


3. Ngăn ngừa các bệnh về tim


Quả nho đỏ ngăn ngừa cục máu đông bằng cách thúc đẩy mức độ nitric oxide trong máu. Nó cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm mức cholesterol LDL giúp tránh được những tắc nghẽn mạch máu. Đối với những trường hợp bệnh tim có thể thêm nho vào chế độ ăn để làm giảm các cơn đau và đánh trống ngực.


4. Làm giảm chứng khó tiêu


Ăn nho làm giảm kích ứng dạ dày cũng như chứng khó tiêu. Vì nó là một thức ăn nhẹ, nó cũng có thể giúp đỡ trong việc chữa rối loạn tiêu hóa.


5. Tránh mệt mỏi


Trong nho có chứa rất nhiều hàm lượng sắt, vì vậy uống nước ép nho sau một buổi tập luyện hoặc khi mệt mỏi sẽ giúp bạn tránh mệt mỏi.


6. Ngăn ngừa mất thị lực


Khi bạn già đi, tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng dần dần. Giai đoạn này được gọi là thoái hóa điểm vàng, là một mất mát liên quan đến tuổi của thị lực. Nhưng bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách ăn 3 khẩu phần nho hàng ngày vì nó sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng 36%.


7. Làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư


Axit caffeic và bioflavonoids có trong nho là hai chất dinh dưỡng chống ung thư. Nó giúp việc hấp thụ vitamin C mà duy trì các mô liên kết khỏe mạnh trong cơ thể. Bioflavonoids giảm sự phát triển của tế bào ung thư và cũng giúp tiêu diệt chúng trong.


8. Chống virus


Nho đi kèm với đặc tính kháng khuẩn nó hiệu quả trong cuộc chiến chống virus cũng như các khối u.


9. Làm chậm quá trình lão hóa


Các resveratrol trong nho có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lão hóa. Nó kích hoạt các enzym làm chậm quá trình lão hóa đó giúp tăng cường sự ổn định DNA và nâng cao tuổi thọ.


10.Tăng cường hệ miễn dịch


Cụ thể, các hợp chất stilbenoid này gồm resveratrol trong nho đỏ. Chúng phối hợp với vitamin D giúp làm tăng tính năng gien CAMP của con người, là một loại gien đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.


Theo Dân Việt 



Đừng bỏ qua những quả nho

4 lưu ý chế biến nấm đúng cách

Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không biết chế biến đúng cách sẽ làm mất chất dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc cho người ăn.


Theo các chuyên gia, nấm chứa các vitamin và gần 60 nguyên tố khoáng nên ăn nấm thường xuyên giúp cơ thể đề kháng bệnh tật, kháng ung thư và kháng virut, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu, chống phóng xạ, chống lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thế nhưng việc chế biến và dùng nấm ra sao cho có lợi nhất lại là điều ít người biết và quan tâm. Thông thường nhiều người thường vệ sinh nấm sai quy trình, sai cách, chính vì thế dẫn đến một số tác dụng phụ khi ăn nấm.


Dưới đây là những lưu ý trong chế biến và sử dụng nấm có lợi cho sức khỏe.


nam anNấm sống trong môi trường tuyệt đối sạch, thân nấm lại ở dạng xốp và sợi nên khi rửa nấm sẽ làm nước đọng lại khiến cho nấm không còn được ngọt. Vì vậy không nên rửa kỹ.


Tuy nhiên, một số loại nấm bắt buộc phải vệ sinh nếu trong quá trình vận chuyển để dây bẩn vào, nhưng nên rửa dưới vòi nước dạng hơi sương chứ không rửa trực tiếp nước vào thân nấm sẽ làm hỏng thịt nấm.


Khi sử dụng nấm tuyệt đối phải cắt bỏ chân (cắt gốc) vì chân nấm là nơi tiếp xúc với chất dinh dưỡng, phần bọc và nuôi cây giống là một số chất vô cơ mà chúng ta không nên sử dụng.


Cần ăn nấm được nấu chín hoàn toàn, tức là khoảng 5 – 10 phút sau khi đun sôi. Sau khi ăn nấm xong không nên dùng ngay đồ uống lạnh như trà đá hoặc cà phê đá, bởi vì nấm mang tính bổ âm nên uống ngay đồ lạnh sau đó thì dễ bị lạnh bụng.


theo Vnmedia



4 lưu ý chế biến nấm đúng cách

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Những lợi ích bất ngờ từ bắp ngô

Theo các chuyên gia sức khỏe, bắp ngô cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp con người đẩy lùi bệnh tật, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim…


bap s1. Nhiều khoáng chất giúp đẩy lùi bệnh tật


Hàm lượng khoáng chất phong phú trong bắp giúp tạo lá chắn cho cơ thể chống lại bệnh tật.


2. Ngừa thiếu máu


Thiếu máu là do thiếu vitamin B12, axít folic và chất sắt. Ăn bắp sẽ giúp bạn ngừa thiếu máu vì bắp chứa nhiều các chất trên, cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu.


3. Phòng chống ung thư


Hàm lượng chất chống oxy hóa trong bắp giúp đẩy lùi nhiều căn bệnh ung thư. Hợp chất phenolic là vũ khí chống chất sinh ung thư, và giúp chống bệnh ung thư vú và gan. Các chất chống ô xy hóa khác có thể tiêu diệt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác.


4. Bổ não


Vitamin B1 có nhiều trong ngô giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. Thiếu vitamin B1 sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24% lượng vitamin mà cơ thể cần mỗi ngày.


5. Tốt cho mắt


Bắp ngô cũng rất giàu beta-carotenoid và folate, đây là hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Beta-carotenoid trong bắp ngô khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Vitamin A rất cần thiết cho để có một đôi mắt sáng đẹp.


6. Kiểm soát tiểu đường


Bệnh nhân tiểu đường được khuyên đưa bắp vào chế độ dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn bắp ít có nguy cơ bị tiểu đường hơn so với người khác.


7. Đẹp da


Nhiều hãng được phẩm trên thế giới đã phát hiện ra lợi ích làm đẹp của ngô nên dùng nó để chiết xuất nhiều thành phần dinh dưỡng trong sản xuất dược phẩm. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là hãy ăn ngô thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp hơn. Nếu da bạn bị dị ứng, lấy hạt ngô non tươi giã ra và xoa lên chỗ bị dị ứng là vết ngứa sẽ dịu đi.


Nguyên Thảo-kienthuc.net.vn



Những lợi ích bất ngờ từ bắp ngô

Cây thuốc mới chữa đau dạ dày, đại tràng

Cách đây hơn 5 năm, có lần đến nhà anh bạn là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Nhơn, Hòa Vang, tôi thấy một cây lạ mọc um tùm bên giếng nước. Chủ nhà cho biết đây là “vị cứu tinh” chữa bệnh đau dạ dày (do uống nhiều rượu) trong những năm dạy học ở miền núi Tây Giang, nên “cây thuốc của đồng bào dân tộc đã theo thầy giáo về xuôi”. Chỉ cần rửa sạch và nhai sống vài ba lá tươi với một hạt muối là cắt cơn đau liền.


Cây Xăng-sê (Sanchezia speciosa). Ảnh: P.C.T Cây Xăng-sê (Sanchezia speciosa). Ảnh: P.C.T


Một lần khác, tại một buổi tiệc cuối năm, tôi gặp cậu em ruột của ông anh cột chèo với tôi, cho biết anh bị viêm loét dạ dày, bệnh viện xét nghiệm nhiều lần, xác định là do vi khuẩn Helicobacter Pylory, nhưng “uống thuốc mấy năm trời tốn hàng đống tiền” vẫn không khỏi, sau nhờ ông bố vợ đi buôn ở miền núi đem về một cây thuốc của đồng bào dân tộc (tôi được cho xem mẫu đúng là cây thuốc nói ở trên), chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch ăn với chút muối, dùng một thời gian, thế là khỏi hẳn. Kinh nghiệm này đã được một cán bộ ở Chi cục Thuế Hòa Vang có mặt trong buổi tiệc xác nhận là đúng và cho biết đã mách miệng nhiều người dùng, phần lớn đều khỏi bệnh.


Tôi đã gửi mẫu cây thuốc đó cho TS.Võ Văn Chi – tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam để định danh. Thầy Chi trả lời: “Vì cây chưa có hoa nên khó xác định chính xác. Nhưng căn cứ vào màu lá, gân trắng ở giữa và ở cả 2 bên, có thể là Sanchezia speciosa (tạm phiên âm là cây Xăng-sê) thuộc họ Ô rô – Acanthaceae. Hiện chưa có tài liệu về việc sử dụng các loài Sanchezia làm thuốc”.


Rất may, trong đợt đi tìm thuốc nam vào đầu năm 2011, khi đến Thoại Nam Phật đường ở Duy Xuyên, tôi gặp lại cây này trong vườn chùa đang trổ hoa. Một cô ở chùa cho biết nhờ cây này mà có người em đau dạ dày và đại tràng triền miên, chữa đông tây nam bắc đủ thứ không khỏi, nay đã đỡ hẳn mấy năm nay. Hỏi cách dùng, ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.


Tấm ảnh cây thuốc đang ra hoa đã thành “căn cước” để tôi kết luận chính xác là cây Sanchezia speciosa mà thầy Chi đã nghi ngờ. Và đúng như thầy Chi nói, chúng tôi tra cứu trên mạng tiếng Anh, tiếng Hoa đều thấy cây này trong danh mục cây cảnh, nhưng chưa thấy ở đâu nói đến làm thuốc.


Tình cờ khi đang viết dở bài này, một thạc sĩ ở Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, đến nhà tôi cho biết từng được một người mách và cho cây thuốc về trồng lấy lá ăn sống chữa hết chứng viêm đại tràng mạn tính. Tôi liền lấy ảnh cây Xăng-sê cho xem và được vị giảng viên vốn là bác sĩ ngoại khoa nhưng rất đam mê thuốc nam này xác định đúng cây thuốc đã dùng.


Thiết nghĩ, rất có thể cây Xăng-sê là cây thuốc mới chữa bệnh đường ruột khá hiệu quả, mong các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu kết luận về tính năng chữa bệnh của cây này để  bổ sung kho tàng tri thức về cây thuốc của loài người.


PHAN CÔNG TUẤN-baodanang.vn



Cây thuốc mới chữa đau dạ dày, đại tràng

5 hiểu lầm về nước chanh

Nước chanh không đơn thuần là một liệu pháp làm đẹp cho phụ nữ, mà nó còn có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người cũng có quan điểm sai về nước chanh.


Dưới đây là những hiểu lầm về thứ đồ uống thơm ngon này.


1. Pha nhiều chanh mới tốt


Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước. Khi pha kiểu này, nước chanh mới không có vị chua quá gắt, không cần thêm đường hay mật ong vẫn có thể uống được mà hàm lượng calo lại thấp. Chanh nhất định phải giữ nguyên cả vỏ, cắt thành lát mỏng, bởi vì phần vỏ có chứa flavonoid cao hơn so với phần thịt của quả chanh. Hơn nữa tinh dầu chanh cũng chủ yếu tập trung ở vỏ chanh, khi thái lát mỏng, thành phần hương thơm trong vỏ chanh dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại được các chất chống oxy hóa.


Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng. Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.


Tee2. Không dùng nước nóng để pha


Nhiều người cho rằng, không được pha nước chanh bằng nước nóng, vì sợ mất vitamin C. Thực tế là, nước pha chanh không thể quá lạnh, nếu không hương vị sẽ không bay được ra ngoài. Do tính axit của chanh khá mạnh, khả năng chịu nhiệt của vitamin C dưới điều kiện có tính axit khá tốt, nên không dễ bị mất đi. Nếu pha nước chanh với nhiệt độ nước 60 độ thì hoàn toàn không vấn đề gì.


Uống nước chanh ấm hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức.


3. Nước chanh có thể gây ra sỏi trong cơ thể


Theo một số người, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi, bởi vì canxi và axit citric chanh có thể tạo thành kết tủa, thậm chí còn gây ra sỏi trong cơ thể, ý nghĩ này thật sai lầm. Bởi vì calcium citrate đều hòa tan trong nước, theo thí nghiệm, độ hòa tan của calcium citrate là 0,02g/100g nước, tưởng chừng không cao, nhưng calcium citrate lại là nguyên liệu tốt để chế tạo ra những sản phẩm bổ sung canxi, do nó không cần axit dạ dày để giúp hấp thụ vào cơ thể.


Trên thực tế, axit citric sẽ không tạo sỏi như axit oxalic. Trái lại, các axit hữu cơ như axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt… Nghiên cứu còn chứng minh, axit citric cũng giúp phòng ngừa sỏi thận, thậm chí còn được dùng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.


4. Đau dạ dày không được uống nước chanh


Có người cho rằng, người nào đau dạ dày thì không thể uống nước chanh, bởi vì tính axit quá mạnh có thể kích thích dạ dày, axit dạ dày quá nhiều thì không tốt. Nhưng trên thực tế, ngâm một lát chanh trong một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không chua mấy, chưa đến mức gây loét dạ dày.


Ngoài ra, do axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất, nên người phương Tây thích rưới nước cốt chanh lên các món cá, thịt, trứng… để có thể giúp tiêu hóa. Đối với những người khó tiêu hóa, thêm một lát gừng trong nước chanh, uống khi dùng bữa sẽ giúp thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa.


5. Chanh có tính axit


Hiện giờ, khá nhiều người vẫn băn khoăn không biết chanh là thực phẩm tính axit hay thực phẩm tính kiềm. Rõ ràng uống nước chanh có vị chua, giá trị PH cũng là tính axit, tại sao vẫn gọi là thực phẩm tính kiềm? Đó là bởi vì mặc dù trong quả chanh có axit citric, nhưng axit citric có thể chuyển hóa trong cơ thể thành carbon dioxit và nước, sau đó carbon dioxide thải ra ngoài theo đường thở, nên tính axit cũng bị loại bỏ.


Còn các ion kali, canxi trong chanh lại được lưu lại trong cơ thể với hình thức của các cation kim loại, do đó được gọi là “thực phẩm tính kiềm”.


Theo Tri Thức Trẻ



5 hiểu lầm về nước chanh

Cách trồng hành lá cho năng suất cao

Hành lá là một trong những loại rau màu được trồng phổ biến ở ĐBSCL, trong đó có Vĩnh Long. Nếu như trước đây hành lá chỉ được trồng rải rác ở một vài nơi, thì nay nó đã được trồng ở nhiều địa phương trong khu vực, thậm chí có nơi còn phát triển thành vùng chuyên canh loại rau màu này, như ở Bình Tân – Vĩnh Long.


trong hanh la Hành lá có thể trồng quanh năm, thích hợp trên nhiều loại đất. Thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 60 ngày; năng suất bình quân trên 2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tốt.  Tuy nhiên, để việc canh tác hành lá đạt được hiệu quả như mong muốn bà con nông dân cần áp dụng qui trình sản xuất phù hợp.


 Hành lá là loại rau màu ngắn ngày, nên khâu làm đất càng phải được thực hiện thật kỹ. Đất trồng hành phải được lên liếp cao, mặt đất phải được làm tơi nhỏ và sạch cỏ dại. Nên bón vôi xử lý đất, tiêu diệt côn trùng, nấm bệnh và vi khuẩn tồn tại trong đất khoảng 3 ngày trước khi trồng hành.


 Sau khi dọn đất xong là có thể đưa cây giống xuống trồng ngay. Do hành  lá trồng bằng gốc, nên cần chọn cây già, gốc to, lá cứng, và không bị nhiễm sâu bệnh để trồng.  Tùy theo độ màu mỡ của đất, mùa vụ và giống hành, mà mật độ trồng cũng khác nhau. Song, số lượng cây giống trung bình cần cho 1000 m2  đất là khoảng 300kg. Trên mặt liếp, hành được trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 20 cm, mỗi hốc trồng khoảng 2 tép. Chỉ cấy gốc hành xuống với độ sâu vừa phải – khoảng 3 cm, để giúp cho cây hành phát triển nhanh và mau nở bụi .


 Việc cung cấp phân bón cho cây hành cũng phải đảm bảo vừa đủ và cân đối. Cụ thể là nên chia ra làm nhiều đợt, với liều lượng chung gồm Ure, Super lân và KCl khoảng 50kg/1000m2 . Nếu bón thừa phân, nhất là phân đạm thì cây hành sẽ non yếu, dễ đổ ngã và dễ bị sâu bệnh tấn công gây hại.


 Nên sử dụng thêm phân chuồng và tro kết hợp với phân lân để bón lót trước khi xuống giống hành. Khi cây hành trồng được 7 ngày thì bắt đầu bón đợt phân đầu tiên, và tiếp sau đó là bón phân thúc – có thể chia thành 2 đến 3 đợt với lượng NPK hợp lý để giúp cây hấp thu và sinh trưởng tốt. Có thể sử  dụng thêm các chế phẩm vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng, và làm giảm hiện tượng cháy đầu lá hành.


 Do cây hành lá có thân thảo, lá hình ống, mình nước và dễ bị úng gốc, vì vậy yêu cầu về chế độ nước tưới cũng phải thích hợp. Bà con chỉ nên cung cấp cho hành một lượng nước vừa đủ. Tránh để cho liếp trồng hành bị ngập nước kéo dài, hoặc quá khô, đều làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chúng, nhất là trong thời gian từ 7 đến 10 ngày đầu sau khi trồng. Ngoài ra bà con cũng cần chú trọng việc phòng trừ cỏ dại, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của cỏ đối với cây hành, nhất là ở giai đoạn cây còn nhỏ.


  Trong suốt thời gian sinh trưởng của cây hành lá có thể có đến trên một chục đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại, Vì vậy, bà con cần quan sát và sớm phát hiện, để có biện pháp phòng trị kịp thời .


 Về sâu hại, cần chú ý các đối tượng nguy hiểm như sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, sâu đục thân, dòi hại lá hành…Tuy mỗi loài có cách gây hại khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là ở giai đoạn sâu non chúng cắn phá rất dữ, sau đó đục lỗ chui vào bên trong ống lá hành và gây hại. Do đó cần phải phun thuốc phòng trừ sớm, không nên để sâu lớn và chui vào trong lá hành, sẽ làm cho việc phòng trị gặp nhiều khó khăn.


 Về bệnh hại, bà con cần lưu ý các đối tượng chính là bệnh thối nhũn, cháy đầu lá, thán thư và thối gốc…. Đây là các loại bệnh xuất hiện khá phổ biến và gây hại nặng cho cây hành, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hành. Các bệnh này thường gây hại khá sớm, từ lúc cây hành còn nhỏ cho đến khi thu hoạch. Đặc biệt nguy hiểm là bệnh thán thư và thối gốc. Chúng tấn công mạnh vào gốc hoặc lá của cây hành, làm cho các bộ phận này bị hư, nếu cây nhiễm bệnh nặng sẽ bị thối và chết, làm giảm năng suất, thậm chí còn có thể gây mất trắng nếu như không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.


 Gần đây còn có một loại bệnh mới xuất hiện trên hành lá, mà bà con thường gọi là bệnh” hành luột”, khiến bà con rất lo lắng. Bệnh này phát triển rất nhanh. Lúc đầu chỉ là những vết bệnh rất nhỏ, nhưng sau 1 – 2 ngày chúng lây lan làm vàng cả ruộng hành và gây chết cây hàng loạt, khiến năng suất giảm sút nhanh chóng.


 Để phòng trừ sâu bệnh hại trên hành lá bằng thuốc BVTV đạt hiệu quả cao, bà con cần chú ý phun thuốc khi hành vừa mới bị nhiễm bệnh, và lúc sâu hại còn nhỏ. Điều quan trọng là khi phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học không nên dùng một loại thuốc, mà phải luân phiên các loại thuốc với nhau, để tránh khả năng kháng thuốc của chúng.


 Tóm lại, để trồng hành lá đạt hiệu quả cao, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất. Trong đó phải chú ý đến việc vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị và xử lý đất trồng thật kỹ trước khi xuống giống; nên sử dụng giống hành có chất lượng tốt để trồng, và xử lý sâu bệnh hại kịp thời.  Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.


  Nguồn: Thvl.vn



Cách trồng hành lá cho năng suất cao

Ăn sống rau củ

Có một số loại rau củ nếu được ăn sống có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Đây còn là nguồn phong phú protein và khoáng chất, nên thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày.


rau qua 3Cải bó xôi: Ăn loại rau này, bạn không sợ thiếu vitamin K và chất sắt.


Củ dền: Rất tốt cho những người bị thiếu máu. Bạn có thể cắt vài lát củ dền và nhâm nhi.


Cà rốt: Không chỉ tốt cho mắt mà còn giữ cơ thể tràn đầy năng lượng. Nếu bạn cảm thấy lười chế biến, hãy nhai một miếng cà rốt sống.


Dưa leo: Hỗ trợ cho chế độ ăn uống giảm cân do dưa leo chứa nhiều nước, giúp bạn mau no bụng.


Củ cải: Một thực phẩm bạn có thể ăn sống, nhưng đừng ăn quá nhiều vì có thể gây đầy hơi.


Cà chua: Giúp loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và đẩy lùi các loại bệnh tật như ung thư.


Rau mầm: Thực phẩm này nên được ăn sống nếu bạn muốn giảm cân. Ăn rau mầm mỗi ngày còn giúp làm sáng da.


Cơm dừa: Các chuyên gia cho biết ăn cơm dừa sẽ giúp tiêu diệt vi trùng có hại trong cơ thể. Bạn cũng sẽ đẩy lùi được chứng viêm nhiễm dạ dày nếu ăn dừa.


Bắp: Muốn bớt đi lượng chất béo dư thừa, hãy tìm đến bắp (ngô). Bắp chứa nhiều protein tốt cho những ai đang ăn kiêng.


Hành tây: Ăn hành tây sống giúp đốt chất béo tích trữ trong cơ thể, qua đó giúp giảm cân nhanh.


Khoai lang: Ăn đều đặn sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể.


Cần tây: Bạn cũng nên ăn sống cần tây hằng ngày nếu bị viêm nhiễm dạ dày. Cần tây giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể.


Chanh: Ăn chanh giúp loại bỏ mỡ dư thừa. Ngậm một miếng chanh cũng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng.


Nhất Linh-thanhnien.com.vn



Ăn sống rau củ

Trà thảo dược dùng sao cho đúng?

Hiện nay hầu như ở siêu thị và chợ nào cũng bày bán rất nhiều loại trà thảo dược: trà nhân sâm tam thất, trà linh chi, trà trinh nữ hoàng cung, trà tam diệp… Nhiều loại còn được quảng cáo trị lành đủ thứ bệnh từ viêm gan, huyết áp, tim mạch, béo phì… đến cả ung thư! Do đánh trúng tâm lý “không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang”, các loại trà này được nhiều người chọn dùng hàng ngày như một giải pháp phòng bệnh rẻ tiền mà hiệu quả. Thật vậy không?


tra thao duocTrà dược liệu là một dạng thuốc đặc biệt


ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết trà dược liệu, hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ một loại chế phẩm dùng trà hoặc lấy trà làm chủ phối hợp với các vị thuốc khác. Còn hiểu theo nghĩa rộng, là chỉ một dạng thực – dược phẩm gồm một hay nhiều loại dược liệu hoặc thực phẩm được chế biến và sử dụng như trà uống hàng ngày nhưng kỳ thực không có chút lá trà nào trong thành phần. “Như vậy, trà dược liệu là một dạng thuốc thang đặc biệt sử dụng dưới dạng nước hãm (xung tễ) hoặc nước ngâm (bào tễ). Hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, người ta còn bào chế trà dược hoà tan bằng cách đưa dung dịch trà thuốc đã xử lý theo quy trình pha chế thích hợp vào máy sấy phun sương làm khô thành dạng bột để dễ sử dụng và bảo quản”, BS Hoàng nói. Cho đến nay, người ta công nhận trà có một số tác dụng như: giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hoá, giảm mỡ máu, chống béo phì, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hoá, kháng khuẩn tiêu viêm, chống oxy hoá, giảm đường máu, dự phòng các bệnh lý mạch máu não, dự phòng hình thành sỏi tiết niệu, sỏi đường mật… “Về công dụng của các dược liệu khác, tuỳ lựa chọn, bào chế, liều dùng, cách dùng mà tạo nên tác dụng riêng biệt và nét đặc trưng của từng loại trà dược”, BS Hoàng cho biết.


Theo PGS.TS.DS Nguyễn Phương Dung, trưởng khoa y học cổ truyền kiêm trưởng bộ môn bào chế đông dược, đại học Y dược TP.HCM, để phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng… với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày. “Với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng… thì không nên sử dụng thường xuyên. Đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của chúng”, DS Dung nói.


Dùng sao cho đúng?


BS Hoàng cho biết, có những loại trà dược phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì vậy để trà dược phát huy hiệu quả cao nhất, cần sử dụng điều độ, không thái quá hay lạm dụng, tránh uống thường xuyên một loại trà đặc có thể ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1… Khi dùng phải chú ý kết hợp hợp lý, tuỳ tính chất, thể chất và giai đoạn bệnh tật. Không nên uống trà dược ngay sau bữa ăn vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng… “Tốt nhất cần đi khám bệnh trước, trong và sau khi uống trà dược. Không nên chỉ đọc cách dùng sản phẩm mà không có chỉ định của thầy thuốc. Ngay cả những người có bệnh khi dùng trà dược cũng phải thật cẩn thận, dùng sai có thể bệnh nặng hơn. Với người không có bệnh, tuỳ tiện uống nhiều trà dược có thể bị ngộ độc dược chất”, BS Hoàng nói.


DS Dung lưu ý người bệnh đang dùng thuốc điều trị theo y lệnh bác sĩ, dù sử dụng bất kỳ loại trà thảo dược nào, cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trực tiếp điều trị để tránh các tương tác không mong muốn làm giảm hiệu lực điều trị. Riêng phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm thay cho các dạng trà. Nếu đang điều trị bằng thuốc Tây, thời điểm uống trà (trà thảo dược, trà xanh, trà ô long…) tốt nhất là sau khi dùng thuốc 1 – 2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết các loại trà) cản trở việc hấp thu thuốc. Theo đông y, không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói: uống khi quá no sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc; còn uống lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu. Cũng theo DS Dung, khi mua bất kỳ một loại trà nào, cần xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Nếu thảo dược được trồng không bảo đảm an toàn (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm…), hoặc quá trình sơ chế không đảm bảo vệ sinh, hướng dẫn sử dụng không đúng… sẽ tác hại đến sức khoẻ người dùng. DS Dung khuyên: “Tốt nhất là nên mua những loại trà có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Người bệnh không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn”.


Nguồn :  SGTT.vn



Trà thảo dược dùng sao cho đúng?

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Những điều cần tránh khi uống trà

Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.


tra 1 sNgoài ra, khi uống trà cũng cần chú ý:


- Không nên uống trà lạnh


Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.


- Không nên uống nước chè đặc thường xuyên


Uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá (làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống). Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitaminh B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.


- Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú mà uống nước chè đặc thì sữa cũng ít đi.



Theo báo Gia Đình và Xã Hội



Những điều cần tránh khi uống trà

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng sân vườn như thế nào ?

Với nhiều gia đình có khoảng sân vườn nhỏ, muốn trang trí nơi đây thành khoảng không gian ấm cúng, đẹp và hiện đại, để cả gia đình thư giãn sau một ngày làm việc. Vậy phải dùng hệ thống chiếu sáng sân vườn như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn ?


 he thong dien nen1.Theo Điện Lực Việt Nam khi lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sân vườn, cần lưu ý


- Đèn chiếu sáng sân vườn được lắp đặt với mục đích trang trí là chủ yếu nên loại đèn phù hợp nhất là đèn dọi, đèn pha, đèn năng lượng mặt trời…


- Chỉ số chống xâm nhập bụi và nước của các thiết bị (IP): Chỉ số này của các thiết bị càng cao thì khả năng chống xâm nhập từ môi trường của đèn càng tốt.


 + Nên chọn đèn có IP 65 cho khu vực ngoài trời.


+ Chọn đèn có IP 68 nếu lắp trong hồ bơi, bể nuôi cá.


- Công suất: Bóng đèn trong sân vườn cần có đủ công suất để chiếu sáng cho lối đi và các vật thể, nhưng không nên dùng bóng công suất quá lớn gây chói và làm giảm thẩm mĩ của ngôi nhà.


+ Chọn đèn công suất từ 100W – 120W với mục đích làm nổi bật chi tiết cây xanh, đá cảnh.

+ Chọn đèn công suất 40W nếu dùng cho chiếu sáng đường.

+ Chọn đèn led 9W – 12 W cho mục đích trang trí.


Ngoài chỉ số chống xâm nhập bụi và nước IP, cần quan tâm đến chỉ số cách điện và chịu va đập của thiết bị chiếu sáng.


- Dây điện, ống bảo vệ:


 + Chọn loại ống nhựa PVC mềm chống va đập, chống cháy, có thể uốn cong để luồn dây dẫn.


+ Chọn ống có tiết diện lớn để đường dây dẫn không bị ép quá chặt.

+ Chọn loại dây dẫn điện tác dụng chống thấm nước và côn trùng.


- Bộ biến áp: Lựa chọn bộ biến áp riêng cho hệ thống điện chiếu sáng sân vườn. Thông thường, công suất của bộ biến áp cần lớn hơn 1,5 lần công suất tổng của hệ thống để tránh quá tải.


2. Nguyên tắc lắp đặt điện chiếu sáng sân vườn


- Tham khảo trước vị trí đặt các hố ga, đường điện, nước của ngôi nhà để tránh va chạm khi lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng sân vườn.


- Bố trí sơ đồ các vị trí cần đặt bóng đèn, ổ điện, đường dây dẫn cụ thể trước khi xây dựng để thuận lợi cho việc lắp đặt thực tế cũng như sửa chữa khi có hỏng hóc.


- Phân chia hệ thống đèn thành hai loại riêng biệt. Đèn ở khu vực lối đi cần đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, còn ở khu vực cảnh quan là để tăng tính thẩm mĩ.


- Lắp thêm cầu dao cho thiết bị để ngắt điện hệ thống khi cần sửa chữa. Đặt cầu dao trong hộp cách điện, chống nước và có dây nối đất.


- Đặt bộ biến áp ở khu vực riêng và cao 1 m so với mặt đất để không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt của ngôi nhà.


- Liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị để nhận được sự tư vấn về bảo trì, thay mới khi có sự cố.


Ngoài ra, không nên tự lắp đặt nếu không có kinh nghiệm, kiến thức về kĩ thuật điện, không sử dụng các loại thiết bị có nguồn gốc và thông số kĩ thuật không rõ ràng, không lắp đặt quá nhiều bóng đèn trên một diện tích sân vườn nhỏ, không đặt bóng đèn trong khu vực có nhiều tán cây rậm rạp và ẩm ướt, không sử dụng hệ thống trong thời gian dài mà thiếu biện pháp bảo trì.


Nguồn: Điện lực Việt Nam




Lắp đặt hệ thống chiếu sáng sân vườn như thế nào ?

Trái Mướp mỹ phẩm thiên nhiên cho làn da

Trên các diễn đàn, nhiều chị em phụ nữ rỉ tai nhau về công dụng dưỡng trắng da của trái mướp. Thực tế, trái mướp có nhiều lợi ích sức khỏe bên cạnh công dụng của một loại mỹ phẩm thiên nhiên


Trái Mướp là một loại thực phẩm rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của cây mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.


Tuy nhiên, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.


1. Những bộ phận của cây mướp có thể dùng làm thuốc


muop-huong sTrái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..


- Lá mướp: có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn…


Hạt: có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó …


- Dây: có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.


Rễ: có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.


Xơ mướp: có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.


2. Dưới đây là công dụng tuyệt vời của trái mướp


Lợi sữa: Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.


Trị viêm xoang: Rễ và thân rễ hoặc dùng thân già gần gốc sắc uống, mỗi lần 8 – 12g. Sau khi dùng thuốc 1 – 2 lần, dịch mũi ra nhiều, hơi chóng mặt, sau đó tự lành.


Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.


Điều trị huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.


Chữa phù thũng: Lá mướp hương 15g phối hợp với cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.


Điều hòa kinh nguyệt: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.


Điều trị viêm đường tiết niệu: Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.


Điều trị ho, tức ngực: Xơ mướp 15g sao tồn tính, ngày 2g bột uống với đường kính.


Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.


Chữa hen: Xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày hai lần. Dùng 2 – 3 ngày.


Chữa đau nhức thần kinh: Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.


Trị mồ hôi chân: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.


3.Tác dụng làm đẹp da từ quả mướp


Giảm nếp nhăn:  Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần.


Làm trắng da: Lấy 1 quả mướp tươi (mướp hương càng tốt), chọn quả nhỏ, đặc ruột, ít hạt. Gọt vỏ, xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mặt. Để trong vòng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Dùng 1 – 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm và làm trắng da tự nhiên. Ngoài ra, nước ép trái mướp có thể đổ vào nước ấm để rửa mặt, cũng làm cho da trở nên sáng mịn màng, giảm nếp nhăn.


Chữa sạm da: Dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai để cả vỏ xay nát, lọc lấy nước cốt để trong tủ lạnh dùng trong ngày (2 – 3 lần) thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh, có công dụng trị chứng sạm da, giúp da mịn màng.


Theo Vnmedia  



Trái Mướp mỹ phẩm thiên nhiên cho làn da

Thuốc kích rau mầm mọc nhanh giấu thành phần

Trước thông tin thuốc kích thích rau mầm mọc nhanh thêm 2cm trong vòng 4-5 giờ, phóng viên đã có buổi khảo sát để có cái nhìn rõ hơn về thị trường này. 


1. Bán tinh vi 


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


Tại TPHCM, bà Phạm Thị Ngọc, chủ đại lý bán hạt rau giống, phân bón, đất trồng trên đường Nguyễn Oanh, Gò Vấp, đưa cho chúng tôi xem loại thuốc kích thích ra rễ, ngoài nhãn mác ghi “siêu ra rễ” dùng cho các loại cây cảnh, cây trồng. Bà Ngọc giới thiệu: “Dùng loại này phun cho hạt rau mầm thì chắc chắn cứ gieo là sống, rễ mọc rất nhanh. Nếu trồng rau mầm cho gia đình ăn thì không nên cho thuốc gì hết, còn trồng rau mầm để kinh doanh thì nên dùng thuốc này, chất lượng lắm! Chỉ với 6.000 – 8.000đ/g hạt rau mầm giá mua sỉ, thu hoạch được khoảng 1,3-1,5kg rau thành phẩm, giá dao động trong khoảng từ 40.000 – 60.000đ/kg”.


Ông Trần Trí Mạnh, một chủ nhà vườn khác ở huyện Hóc Môn “bật mí”: “Loại thuốc kích thích rau mầm, giá đỗ này được bán tinh vi. Nó có mặt ở một số đại lý bán phân bón, giống rau nhưng phải là khách mối hoặc qua sự giới thiệu quen biết tin tưởng mới mua được. Hiện có loại thuốc nhãn MO, dạng lỏng đóng chai, khi phun vào thì rau, trái lớn nhanh đến chóng mặt.


Với rau mầm thay vì 8 ngày thu hoạch thì chỉ 3 ngày là có thể xuất bán. Còn giá đỗ thì nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, với rau, quả khi phun thuốc này chỉ sau 2 ngày chưa bán được mà bảo quản ở nhiệt độ thường là bị đổ nhớt liền. Còn để trong tủ lạnh thời gian tươi có thể lâu hơn, nhưng biểu hiện dễ nhận thấy nhất là rau quả bị nhớt trước, sau đó mới hỏng


2. Nhà khoa học chưa biết chất gì!


Theo TS Đặng Vũ Thị Thanh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững, Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam, đến nay người trong nghề cũng chưa rõ chất gì để khuyến cáo người dân. Nhưng nhìn chung, với thuốc của Trung Quốc không rõ chất gì, nguồn gốc xuất xứ thì cần thận trọng.


Riêng với thuốc có khả năng giúp rau mầm mọc thêm 2cm trong vòng 4 – 5 giờ, vị chuyên gia này cũng cho hay: Rau mầm vốn dĩ mọc nhanh. Tùy từng loại rau, điều kiện ánh sáng, nhiệt độ thì vài ngày sẽ thu hoạch được. Nhưng để đạt được tốc độ trên thì rất khó. Thậm chí một ngày mọc được 2cm là đã nhanh. Vì thế, thuốc này phải kích thích khá mạnh. Thông thường, các thuốc kích thích cần khuyến cáo thời gian cách ly bởi dư lượng tồn dư.


“Với hàm lượng phun để cây lớn ào ào thì cần thận trọng. Bởi chưa rõ hàm lượng, tồn dư ở mức độ nào nên khó lường được tác hại. Đặc biệt, đối với rau mầm càng nguy cơ cao bởi người dân thường thu hoạch sớm, ăn sống… Trong khi đó, thuốc thế hệ mới có thể phân hủy sau 1 – 2 ngày, nhưng có loại phải đến một tuần sau. Rõ ràng, con người ăn rau này sẽ chịu ảnh hưởng nhất định”, TS Đặng Vũ Thị Thanh nhấn mạnh.


Ở góc độ khác, TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Khoa Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm TPHCM phân tích: Trên thị trường còn có nhiều loại thuốc kích thích rễ, đọt, tăng trưởng cho cây trồng nhưng công dụng của chúng là dùng cho những loại cây cảnh, cây giống, cây trồng ăn quả chiết cành cần nảy rễ nhanh.


Thế nhưng, lợi dụng điều này, người ta lại sử dụng cho thực phẩm là các loại rau xanh ngắn ngày như kích rễ cho rau mầm hay giá đỗ thì rất độc hại. Bởi đây là những thực phẩm ăn sống, thời gian sinh trưởng ngắn, sau vài ngày là có thể ăn, nên thời gian phân hủy hóa chất theo quy định không đúng. Do đó, với những thực phẩm là rau ăn thì tuyệt đối không được dùng. Thực tế trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật dùng cho rau, củ, quả cũng không có loại thuốc kích thích siêu nhanh nào dành cho rau mầm, giá đỗ.


Với rau mầm hay giá đỗ bị sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng thì mã ngoài nhìn vẫn cứng cáp, mập, nhưng nó mất nước nhanh trong điều kiện khô, hoặc nhiệt độ thay đổi. Khi nhúng hay ngâm trong nước nó chóng teo tóp.


Hiền Hương-kienthuc.net.vn



Thuốc kích rau mầm mọc nhanh giấu thành phần

Ứng dụng công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi

Theo đánh giá của các nhà khoa học về năng lượng nguyên tử, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp là một hướng đi mới hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.


 Ưu điểm của công nghệ này trong nông nghiệp là tạo ra những giống mới có phẩm chất tốt, sản lượng cao. Đồng thời công nghệ này cũng giúp người nông dân bảo quản tốt hơn sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.


 Năm 2007, Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm nghiên cứu giống cây ăn quả Đông Nam Bộ và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai bắt tay vào thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đại diện, đặc trưng và đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật trên thế giới.


Tạo giống bưởi mới không hạt


Bưởi đường lá cam Tân Triều. (Ảnh: Sỹ Tuyên/Vietnam+) Bưởi đường lá cam Tân Triều. (Ảnh: Sỹ Tuyên/Vietnam+)


Sau hơn 5 năm nghiên cứu và triển khai đề tài sản xuất giống bưởi đường lá cam Tân Triều, Đồng Nai bằng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân, nhằm tạo ra giống mới không hạt, đã thu được những kết quả khả quan.


 Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, cho biết để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ côban 60.


 Sau khi chiếu xạ, 1.000 cành này được ghép với 1.000 cây bưởi mẹ từ vùng bưởi Tân Triều, Đồng Nai sau đó chọn ra giống ưu việt, ít hạt nhất. Từ 1.000 cây này, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được ba giống có quả không hạt gồm: ĐLC240, ĐLC434 và ĐLC436.


 Thạc sỹ Lê Văn Thức, cán bộ Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, người trực tiếp tham gia đề tài cho biết, dòng bưởi đường lá cam Tân Triều là một loại trái cây đã có thương hiệu.


 Do đó, mục tiêu của tỉnh Đồng Nai cũng như nhóm nghiên cứu là tạo ra một giống bưởi mới của dòng bưởi đường lá cam Tân Triều, để tạo tính ổn định và cho chất lượng tốt nhất đáp ứng những hàng rào kỹ thuật khắt khe của quốc tế để nhằm đưa trái cây này không những tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu.


 Thạc sỹ Thức cho biết, theo tiêu chuẩn quốc tế, trong một quả bưởi có dưới năm hạt là đã đạt tiêu chuẩn không hạt. Và ba giống bưởi trên đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật mà quốc tế quy định. Hiện những giống bưởi trên đã cho được quả từ một mùa đến hai mùa mỗi năm.


 Nhóm nghiên cứu hiện đang phối hợp với người dân vùng bưởi Tân Triều, Đồng Nai triển khai trồng 30ha và đã cho thu hoạch.


 Bưởi Tân Triều là thương hiệu trái cây đầu tiên của tỉnh Đồng Nai được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận từ cuối năm 2006.


 Trước đó, người dân Tân Triều chỉ phát triển vùng bưởi ở quy mô nhỏ, theo hình thức hộ gia đình với diện tích khoảng 200ha. Tuy nhiên, đến nay nơi đây đã phát triển thành vùng bưởi tập trung gần 900ha thuộc địa bàn 8 xã ven sông Đồng Nai của huyện Vĩnh Cửu.


 Vào tháng 5/2011, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đã trao chứng nhận GlobalGap và VietGap cho người trồng bưởi Tân Triều. Trong đó có 5 hộ canh tác với diện tích 6,7ha đạt chứng nhận GlobalGap và 11 hộ với 3,1ha đạt VietGap.


 Theo đánh giá, việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào quá trình sản xuất nông nghiệp là một loại hình mới, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng năng lượng nguyên tử sẽ là chìa khoá để ngành sản xuất nông nghiệp trong nước có thể vươn xa không những trong khâu đột biến gen, tạo giống mới mà còn cải tạo trong khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch để có thể đáp ứng các hàng rào kỹ thuật để đưa sản phẩm nông nghiệp trong nước xuất khẩu ra nước ngoài.


 Tiến sỹ Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, cho biết thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp và đã thu được những kết quả khả quan.


 Hiện địa phương này cũng đang triển khai xây dựng một trung tâm chiếu xạ đặt trong Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ.


 Khi đưa vào sử dụng, Trung tâm chiếu xạ trên sẽ đảm nhiệm vai trò chiếu xạ, nhằm giúp người nông dân bảo quản sau thu hoạch và loại bỏ được những mầm bệnh trên sản phẩm nông nghiệp.


 Theo đánh giá của các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thành công bước đầu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao thông qua việc hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ thời gian qua đã mang lại kết quả khả quan, đây sẽ là hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.


 Theo Vietnam+



Ứng dụng công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Kinh nghiệm bón phân cho dưa lưới

Dưa lưới thuộc họ bầu bí và là loại cây thích trồng trong mùa hè. Dưa yêu cầu ngày nắng dài và đất có dinh dưỡng tốt nhất là được bón nhiều phân hữu cơ. Dưa có thể chịu nhiệt độ từ 16 – 28 độ C, nhưng thiếu nắng, âm u kéo dài thì tỷ lệ đậu quả thấp, phẩm chất giảm.


dua luoiSau khi đậu quả không nên tưới quá ẩm và thoát nước tốt. Dưa lưới kháng bệnh héo rũ, bệnh chạy dây và bệnh mốc sương khá. Nhưng do có mùi thơm và vị ngọt, dưa vân lưới khá hấp dẫn với sâu hại.


Là giống ưu thế lai F1 nên hạt giống rất đắt, cần phải chuẩn bị vườn ươm, gieo trong bầu đất, chăm sóc cẩn thận khi cây con có 2 – 3 lá đem ra trồng trên luống đã được chuẩn bị sẵn. Có thể trồng bò trên luống hay trồng giàn để tăng mật độ cây và tăng sản lượng. Nên dùng màng phủ nylon khoét lỗ đặt bầu trồng cây con


Dưa lưới áp dụng cơ giới hóa, dùng màng phủ nylon, khoét lỗ bón phân cho cây.

Các nước công nghệ cao thường khuyến cáo các loại phân chuyên dùng là hỗn hợp ít đạm, nhiều lân và kali cao. Ví dụ phân N-P-K là 5-10-15 hoặc 10-15-20 nhằm giúp cây phát triển khỏe, ra nhiều hoa và trái có chất lượng. Đồng thời bón lót phân hữu cơ và bón thúc cả phân tổng hợp và hữu cơ khi cây bắt đầu leo/bò. Khuyến cáo các loại phân hữu cơ chế biến từ rong biển hoặc nhũ tương cá rất tốt cho dưa. Sản xuất công nghệ cao áp dụng bón phân theo nguồn nước (Fertigation) là cung cấp phân bón thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, dẫn phân bón đến trực tiếp vùng rễ hoạt động có thể tối đa hiệu quả sử dụng phân bón.


Bón lót


Trước khi đặt cây mỗi ha 10 tấn phân hữu cơ + 100kg urê + 250kg super lân + 50kg KCl. Sau đó phủ màng nylon, đục lỗ và đặt cây, đặt mặt bầu ngang bằng với mặt luống.


Bón thúc


Sau trồng 3 – 4 ngày hòa phân tưới: 10g urea + ngâm ít phân lân hoặc DAP pha loãng/10 lít nước, tưới nhiều lần cho dưa. Khi dưa có 4 – 5 lá chuẩn bị leo hoặc bò, vén màng phủ bón rải cách xa gốc 20cm, mỗi gốc từ 5 – 10g urê + 5 – 10g NPK 16-16-8, lấp đất phủ màng lại. Tiến hành cắm giàn và buộc ngọn dưa cho leo. Sau khi định quả khoảng 10 ngày bón nuôi quả bằng NPK dùng loại phân có tỷ lệ lân và kali cao. Mỗi gốc bón khoảng 10g, đào rãnh cách gốc 20cm hoặc khoét lỗ rồi lấp đất, phủ màng lại và tưới nước cho cây. Lúc này cũng có thể bón bổ sung phân hữu cơ giúp cho tăng năng suất và chất lượng quả.


Theo TS Nguyễn Công Thành



Kinh nghiệm bón phân cho dưa lưới

Bài học từ cây lá ngón

Từ lâu nhiều người đã biết cây lá ngón độc chết người. Ở Pác Nặm (Bắc Kạn) 10 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm có đến 10 người tự tử bằng lá ngón, phần nhiều là người Mông. Lá ngón được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (độc dược bảng A), còn được gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn …


la ngon sTại các huyện vùng núi cao phía Tây Nghệ An dễ dàng tìm thấy cây lá ngón mọc xen với những bụi cây khác trên sườn núi ở khắp mọi nơi, trên những ngả đường đến trường của các em nhỏ, mọc xen kẽ trên nương rẫy, thậm chí sát vách nhà.


 Cách quản lý loài cây độc ấy chưa có gì mới nên nó tiếp tục là mối nguy hiểm đe dọa tính mạng trẻ em vùng cao, kể cả những người lớn khi gặp bất trắc muốn thoát đời. Đầu năm ngoái ở bản Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, hai em nhỏ chơi trong rừng, rủ nhau tìm lá chua để ăn, đã ăn nhầm phải lá ngón, khiến một bé tử vong, một bị ngộ độc nặng. Trước đó 3 đứa trẻ đều lên 8 ở bản Đông Giới, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn vào chơi trong trường học bị bảo vệ dọa mách bố mẹ đã vì sợ mà hái lá ngón ăn, hai cháu chết ngay lập tức, gây bao nỗi xót xa.


 Chưa có thống kê đầy đủ số người, cố tình hoặc vô ý chết vì cây lá ngón nhưng thực tế cho thấy các địa phương không thể xem nhẹ việc tuyên truyền về tác hại nguy hiểm của cây độc này. Mới đây chính quyền xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn tích cực vận động người dân chặt phá, tiêu hủy cây lá ngón. Mọi người cũng được học cách giải độc kịp thời cho người ăn lá ngón mà kinh nghiệm dân gian là ngâm người trong nước lạnh, chặt cây chuối áp vào cho người mát, và bằng mọi cách giúp nạn nhân nôn ra càng sớm càng tốt. Sau đó đưa đến trạm y tế gần nhất để y, bác sĩ rửa ruột. Những bài học này cần nhân rộng ở tất cả vùng rừng núi có nhiều cây lá ngón.


 Nhưng đâu chỉ miền núi mới báo động loài cây độc đe dọa tính mạng con người. Tại các thành phố hiện nay nhiều loại axit độc hạị, nguy hiểm vẫn bị thả nổi việc quản lý. Nhà nước đã quy định buôn bán hóa chất như acid sunfuric phải khai báo nhưng hóa chất độc này bán tràn lan. Chính việc mua bán tự do dẫn đến biết bao ca bỏng thương tâm vì axít, do những kẻ thủ ác gây nên, phải điều trị rất tốn kém, di chứng không tính xiết.


 Quản lý axit, cây lá ngón và các chất độc hại cần phải chặt chẽ hơn. Cùng với việc tuyên truyền thì chế tài xử phạt cần cụ thể, để không còn nhiều cái chết thương tâm mà người ta chỉ biết… kêu trời!


 


Kim Vân-daidoanket.vn



Bài học từ cây lá ngón

Thảo dược cho mùa lạnh

Sử dụng thảo dược để phòng bệnh đường hô hấp là điều cần được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe. Ít người biết rằng chính chất tinh dầu hiện diện trong cây cỏ mang lại lợi ích cho chúng ta trong việc phòng các bệnh đường hô hấp là bệnh có tỷ lệ tăng cao vào những ngày giao mùa hơi se lạnh.


Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tinh dầu có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giúp khí huyết lưu thông, một số trường hợp nó làm cho hưng phấn, thư thái tinh thần, sảng khoái nhờ mùi thơm, thường dùng để chữa nhức đầu, sổ mũi, ho, cảm lạnh, hắt hơi, cảm cúm, sát trùng, kháng khuẩn, khi xoa tinh dầu sẽ làm kích thích hệ mạch máu ngoại biên chống đau nhức, tan máu bầm. Tinh dầu còn trị được các bệnh tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đau bụng, tiêu chảy.

Cách đơn giản nhất là dùng dạng hãm với nước sôi hoặc trà. Các thảo dược hay dùng:


khuynhdip-1 s1. Bạc hà (Mentha arvensis)


Lá bạc hà có chứa nhiều Mentol, có vị cay, tính mát, tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu các cơn đau hầu họng, dịu cơn ho, sát trùng, Có thể dùng lá tươi hoặc khô (5-10g), hãm nước sôi, hoặc rượu bạc hà (gồm 50g lá, 50g tinh dầu, rượu 1 lít) mỗi lần uống 5-10 giọt pha trong nước ấm, ngày uống 2-3 lần, chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, đau bụng, tiêu chảy. Nước xông bạc hà phối hợp chung với các dược liệu khác như tràm, hương nhu, ngũ trảo, lá sả…rất hiệu quả với cảm cúm, sổ mũi, viêm đường hô hấp.


2. Bạch đàn (Eucalyptus globulus), còn gọi là cây Khuynh diệp


Theo y học cổ truyền, lá bạch đàn có tác dụng hạ nhiệt, diệt vi khuẩn, diệt ký sinh trùng, long đờm, khi dùng lá sắc nước uống hoặc hãm nước sôi với liều 3-4 lá trong 1 ly nước, ngày uống 3-5 lần, sẽ chữa được các bệnh thuộc đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn, cảm cúm, ho, hen suyễn.


3. Gừng (Zingiber officinale)


tra gungMùi thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm. Nếu bạn bị cảm, với các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hãy thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chanh và mật ong. Chắc chắn bệnh cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn bởi sự kết hợp của 3 loại thuốc dân gian vừa có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể.


Cách dùng: – gừng tươi (sinh khương) giã lấy nước uống, ngày 6-10g, – rượu gừng 10%, ngày uống 2-5ml, – xirô gừng (phối hợp quả chanh, củ sả mỗi thứ 10g, muối 5g và đường đủ cho 100ml, ngâm trong 3 ngày, lọc vào lọ kín, uống chữa ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 muỗng canh.

Tần dầy lá, còn gọi là Húng chanh, rau tần, rau thơm lông (Coleus amboinicus), dùng lá, cây được trồng làm gia vị và dùng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, rau tần có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn. Dùng tươi (5-10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả…nhai sống với tí muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi, hoặc chưng với tắc, vỏ quýt, gừng, đường phèn, chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. Đem nấu chung với các loại lá khác làm thuốc xông chữa cảm, ngạt mũi, đau họng, sốt cao.


4. Tràm (Mellaleuca leucadendron)


Nhân dân hay dùng để uống thay nước trà nên còn được gọi tên là chè đồng hay chè cay. Theo y học cổ truyền, lá Tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20g trong 1 lít, chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đờm, ăn uống không tiêu.


5. Sả (Cymbopogon citratus)


8 loai rau 1Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.

Cam thảo, vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính. Từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh. Trà cam thảo có thể dùng riêng không cần kết hợp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho, tiêu đờm.

Chú ý:

+ Vì tinh dầu là chất dễ bay hơi nên khi sắc các dược thảo có tinh dầu cần sắc nhanh và uống lúc thuốc còn ấm để tăng tác dụng của thuốc.

+ Một vài tinh dầu có tác dụng gây tê tại chỗ (mentol) có thể gây ức chế hô hấp và làm ngưng thở nên cần chú ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ, vì vậy để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu nguyên chất, người ta bào chế dưới dạng viên nang mềm để tiện lợi cho người dùng.



DS Lê Kim Phụng-t4ghcm.org.vn



Thảo dược cho mùa lạnh