Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh ung thư.
Củ cải trắng có thể chế biến thành nhiều món ăn như thái mỏng muối dưa, luộc ăn với nước, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi, ngâm nước mắm thành món dưa ngâm, ăn quanh năm, phơi khô dự trữ để làm dưa góp. Lá cây củ cải được dùng để luộc, muối dưa.
Củ cải có nhiều tác dụng chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu rắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hoá (béo phì, đái tháo đường…), bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao). Ngoài ra, củ cải còn có công dụng giải độc khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.
Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: Nước 93,5g; protein 0,06g; chất béo 0,1g; đường 5,3g (chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ như glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg; photpho 21mg; sắt 0,6mg; mangan 0,41mg; bromine 7mg… các vitamin nhóm B như B1 0,02mg; B2 0,03mg; niacin 0,3mg; vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.
Ngoài các công dụng chữa bệnh như đã nêu trên, gần đây, củ cải được dùng nhiều để hỗ trợ điều trị ung thư. Cụ thể như: Với chứng ung thư phổi khiến ho ra máu, dùng nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy, uống ngày 1 thang. Với bệnh ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa, dùng củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)-kienthuc.net.vn
Củ cải hỗ trợ điều trị ung thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét