Quảng Cáo

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Các loại rau có tác dụng giải độc cho cơ thể

Để giúp tăng cường thể lực không nhất thiết phải sử dụng “thuốc bổ”, đôi lúc “thuốc thải độc” lại rất cần thiết để giúp cho cơ quan nội tạng được hoạt động tốt, đó là các loại rau xanh, rau  gia vị mà chúng ta dùng hàng ngày.


Giải độc khi thời tiết thay đổi


khi chuyển từ nhiệt độ nóng sang lạnh đột ngột, cơ thể không thích nghi được nên dễ bị viêm đường hô hấp do vi khuẩn hay siêu vi khuẩn như: Viêm mũi – họng, Viêm khí – phế quản, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên…


Để phòng ngừa cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng ngực – cổ và hai bàn chân, hạn chế thức ăn nước uống vừa đem ra từ tủ lạnh. Trong bữa ăn nên sử dụng một số loại cây rau xanh và gia vị làm thuốc: ít lát Gừng, vài tép Tỏi, củ Sả, hạt Tiêu…


8 loai rau 1Giải độc khi ăn uống không điều độ


Uống nhiều rượu bia và ăn nhiều chất thịt đỏ như bò, dê, thịt heo, trừu, ngũ tạng, hải sản, mỡ động vật, bánh mứt…dễ gây tăng cân và hệ luỵ là một số bệnh “ăn theo” dễ phát sinh hoặc các bệnh đang mắc phải như: tăng huyết áp, đái tháo đường, thống phong (Gout), vữa xơ động mạch, rối loạn tiêu hóa. Nên cần lưu ý những lời khuyên sau:


- Theo dõi đường trong máu, huyết áp, cân nặng…khi phát hiện các chỉ số cân nặng, huyết áp, đường huyết bất thường cần điều chỉnh chế độ ăn, điều chỉnh liều thuốc sử dụng hằng ngày hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.


- Tập thể dục đều đặn ít nhất 20 – 30 phút ngày: tập thở sâu, xoa bóp, đi bộ, chạy bộ trên thảm lăn…


- Uống đủ nước trong ngày, trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước hay có thể tự chế biến một số loại nước uống chế biến từ các loại rau xanh có chức năng thanh lọc cơ thể như:


+  Nước xay rau má (Centella asiatica, họ Apiaceae) 50 – 100g lá tươi: có tác dụng lợi tiểu, tăng chức năng lợi mật, đặc biệt khi dị ứng với hải sản, thịt bò…


nuoc ep can tau+  Nước ép Cần tây (Apium graveolens, họ Hoa tán) 50 – 100g cây tươi: tác dụng chống viêm, hạ huyết áp, giảm đau trong bệnh khớp (cả bệnh gout), rối loạn tiêu hóa.


+ Cây Đinh lăng lá nhỏ (Polycias fructicosa, họ Araliaceae): tác dụng giảm đau trong bệnh lý khớp, giải dị ứng, chống ho, thanh lọc cơ thể, liều 30 – 50 lá hoặc rễ nấu nước uống hoặc phối hợp với một số cây thuốc khác để tăng hiệu lực.


+ Rau Thìa là (Anethum graveolens, họ Hoa tán) liều 20- 30g nấu nước uống hoặc ăn sống, tác dụng: chữa rối loạn tiêu hoá, giảm ho, chống viêm.


+ Nghệ vàng (Curcuma longa, họ Gừng), liều dùng 2 – 4g  dạng bột hoặc viên. Tác dụng: lợi mật mật, bảo vệ tế bào gan, dùng tốt trong trường hợp vàng da, sỏi mật, viêm gan, viêm dạ dày.


+ Nghệ đen (Curcuma zedoaria), liều 5 – 9 g dạng bột hoặc viên, tác dụng chống co thắt cơ trơn (giảm đau dạ dày, ruột, tử cung), chống viêm, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.


cây chó đẻ+ Cây chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu thân xanh, Phyllanthus urinaria L., họEuphorbiaceae): tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, lợi tiểu, hạ nhiệt, điều kinh. Dùng tốt trong trường hợp viêm gan do virus hay rượu bia, mụn nhọt …


+ Cây Nhân trần (Adenosma glutinosum L. họ hoa mõm sói):  tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, hạ áp, lợi tiểu. Sử dụng tốt cho người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, nước tiểu đậm màu…liều dùng 20 – 30 g ngày nấu nước uống.


+ Cây Hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bractearum, họ: Ô rô) tác dụng ổn định hoạt động đường tiêu hóa, đau bụng do viêm loét dạ dày, tiêu sống phân, tiêu ra máu. Liều 20-40g nấu nước uống hoặc ăn sống như rau.


+ Cây Hoàn ngọc trắng (Pseudertherum palatiferum, họ Ô rô, Acantaceae): tác dụng kích thích tiêu hóa, chống chứng đầy bụng, chậm tiêu hóa, tiêu bón, cảm giác nóng, ợ nóng. Lá dùng nấu nước uống hoặc ăn sống mỗi ngày 10 đến 20 lá.


+ Các chế phẩm bào chế sẵn được rất nhiều công ty sản xuất, riêng tại Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM có các dạng trà thuốc giải độc được sử dụng trong nhiều chục năm qua như: Trà Tiêu độc Bồ công anh, Trà Nhuận gan, nước uống Toa căn bản…


Trong kho tàng thuốc Y học cổ truyền có rất nhiều loại rau xanh ăn hàng ngày vừa có vai trò của thức phẩm vừa có tác dụng trị bệnh, đặc biệt giúp “thanh lọc cơ thể”, tránh lưu giữ lâu ngày các chất cần thải ra khỏi cơ thể, nếu tồn đọng sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh sẵn có. Tuy nhiên, cũng cần tuân thủ lối sống hợp lý như không thức quá khuya, hạn chế rượu bia, thuốc lá, quên tập thể dục… dù có liệu pháp “giải độc” mạnh đến đâu cũng khó có hiệu quả như mong muốn khi mỗi ngày chúng đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc hại.


BS.Trần Văn Năm-Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM-t4ghcm.org.vn



Các loại rau có tác dụng giải độc cho cơ thể

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét