Quảng Cáo

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Nhìn sâu bướm ngụy trang!

Hình thù dễ nhầm lẫn với rắn, ốc sên hay các loài thực vật có thể giúp sâu bướm ngụy trang và tự vệ.


Sâu bướm Hemeroplanes triptolemus là ấu trùng của loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae, thường được tìm thấy ở nhiều khu vực của Nam Mỹ, châu Phi và Trung Á. Ở dạng ấu trùng, Hemeroplanes có thể phát triển và mở rộng các phần cơ thể, đặc biệt là phần thân trước, khiến chúng có hình dáng như một con rắn nhỏ.[/caption]

Ấu trùng của loài bướm Papilio troilus có cặp mắt lớn, khiến chúng có hình thù như một kẻ săn mồi cơ hội và đáng sợ.


Phần bụng của con sâu bướm này có kích thước lớn, màu xanh lá và chồng lên phần đầu thật của nó. Đặc điểm này dễ gây nhầm lẫn sâu bướm với một quả dâu chưa chín, giúp chúng tránh được nguy cơ bị chim tấn công


Khi bị quấy rầy, phần thân của ấu trùng của loài bướm đêm Cerura vinula sẽ phồng lên, làm lộ phần đầu lớn có màu đỏ và đôi mắt giả màu đen. Hai tua nhỏ ở phía sau kéo dài qua lưng, các tiểu quản được đẩy ra từ đầu mút, mang theo một thứ mùi mạnh và khó chịu. Nếu hành động này không đủ để hăm dọa kẻ thù, sâu bướm thậm chí có thể phun cả axit.


Để đối phó với thời tiết lạnh, sâu bướm Gynaephora groenlandica sẽ tiết ra một loại protein có thể giúp tế bào không bị đóng băng hoàn toàn. Cơ thể được bao phủ bởi lớp lông dày cũng có thể giúp chúng hạn chế mất nhiệt


Sâu bướm Hyalophora cecropia với cái núm nhọn nhiều màu sắc.


Sâu bướm Acharia stimulea có hai màu đặc trưng là xanh lá và nâu. Các gai nhọn chứa chất độc kích thích là lợi thế giúp chúng trốn thoát kẻ thù. Khi tiếp xúc với lông hoặc gai trên thân sâu bướm, phần da trên cơ thể người sẽ bị sưng, có cảm giác đau và thậm chí là buồn nôn.


Các đốm màu và lông tua tủa khiến sâu bướm Orgyia leucostigma dễ bị nhầm lẫn với nhiều loài thực vật.


Sâu bướm Papilio cresphontes có đặc trưng là hai chiếc sừng nhỏ màu đỏ, mở rộng ra phía trước và có mùi thơm.


Thật thú vị với đặc tính ngụy trang của các loài sinh vật!


Theo vnExpress/Telegraph


 


 


 


 


 


 


 


 


 



Nhìn sâu bướm ngụy trang!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Trái Sa pô chê đa dưỡng chất

Sa pô chê là trái cây quen thuộc, nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng làm thuốc của loại quả này.


Theo phân tích của các nhà khoa học, trong 100 g quả sa pô chê chín có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau: calo 83 mg, đạm 0.44 g, chất béo 1.10 g, chất xơ 1.40 g, canxi 21 mg, sắt 0.80 mg, phốt pho 12 mg, potassium 193 mg, sodium 12 mg, beta carotene (A) 60 IU, riboflavin (B2) 0.020 mg, niacin (B3) 0.200 mg, pantothenic acid (B5) 0.252 mg, pyridoxine (B6) 0.037 mg, ascorbic acid (C) 14.7 mg.


Với những dưỡng chất dồi dào như vậy, quả sa pô chê có thể mang lại một số lợi ích sau:


sapoche• Cung cấp năng lượng tự nhiên vì sa pô chê chứa nhiều đường fructose và sucrose rất tốt cho sức khỏe.


• Tuy dân gian cho rằng trái sa pô chê có thể gây táo bón, thế nhưng, theo nghiên cứu, loại quả này là nguồn phong phú chất xơ, giúp trị táo bón. Chất xơ trong quả sa pô chê còn có tác dụng bảo vệ màng nhầy của ruột khỏi các chất độc hại gây ung thư.


• Nhờ có đặc tính chống sưng viêm nên ăn quả sa pô chê có thể giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột và viêm dạ dày.


• Quả sa pô chê chín chứa nhiều khoáng chất như sắt, kali, đồng và vitamin A, vitamin C cùng nhiều chất khác như niacin và folate…có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời còn giúp tóc và làn da khỏe mạnh.


• Quả sa pô chê còn chứa tannin, một loại hợp chất poly phenolic có tác dụng kháng khuẩn, chống vi trùng rất tốt.


• Vỏ cây và quả sa pô chê xanh sắc nước uống có thể dùng trị tiêu chảy, kiết lị và bệnh phổi.


• Hạt sa pô chê có thể được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. Bạn chỉ cần lấy 6 hạt sa pô chê đem nghiền thành bột, pha nước chín uống . Bên cạnh đó, hạt sa pô chê giã nát đắp vào vết thương có thể trị vết cắn do côn trùng đốt. Nước sắc hạt sa pô chê còn được dùng làm thuốc gây giảm đau và giúp thoát mồ hôi.


• Ngoài ra, quả sa pô chê có thể kết hợp với một số loại trái cây khác tạo thành nước sinh tố giải khát thơm ngon và bổ dưỡng. Bạn có thể kết hợp sa pô chê với sữa tươi, đường và đá bào xay nhuyễn là có được món thức uống hấp dẫn.


Theo ĐÌNH HUỆ/PNO



Trái Sa pô chê đa dưỡng chất

El Nino và năng suất các cây lương thực chính

Một nghiên cứu mới kết luận, hiện tượng thời tiết El Nino có thể có tác động mạnh mẽ tới năng suất của một số cây lương thực chính.


Cây lương thực - Ảnh minh họa Cây lương thực – Ảnh minh họa


Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện tượng thời tiết El Nino gây ra những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, có thể làm giảm năng suất ngô tới hơn 4%.


El Nino gây ra bởi những thay đổi về nhiệt độ bề mặt nước biển ở phía đông Thái Bình Dương.


Nhóm nghiên cứu cho biết, số liệu có thể giúp Chính phủ các nước quản lý nguồn cung lương thực. Kết quả cho thấy, El Nino sẽ cải thiện năng suất đậu tương trung bình toàn cầu từ 2,1 – 5,4%, nhưng sẽ thay đổi năng suất ngô, lúa gạo và lúa mỳ giảm từ 0,8 – 4,3%. Năng suất trung bình thế giới của bốn cây trồng trong những năm La Nina xuống dưới mức bình thường, giảm từ 0 – 4,5%.


Sự nóng lên định kỳ (El Nino) và mát mẻ (La Nina) của nhiệt độ bề mặt nước biển ở phía đông Thái Bình Dương là chu kỳ trong hiện tượng tự nhiên El Nino – Dao động phương Nam (ENSO).


Những chu kỳ hạn gây ra thay đổi vị trí của dòng tia, làm thay đổi nhiệt độ và kiểu mưa ở nhiều khu vực trên toàn thế giới. Những thay đổi này gây ra các kiểu thời tiết khắc nghiệt, như hạn hán hay mưa bất thường, ở những khu vực bị ảnh hưởng. Điều này tác động tiêu cực đến năng suất cây trồng, thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và lượng mưa.


Giáo sư Andy Challinor từ trường Đại học Leeds ở Anh giải thích: “Nghiên cứu mới này cho thấy, chúng tôi có thể dự đoán năm nào sẽ là năm mùa màng thất bát”.


Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, độ tin cậy cao của việc dự báo ENSO thể hiện cơ hội liên kết với số liệu năng suất cây trồng toàn cầu. Đổi lại, điều này sẽ mang lại lợi ích cho việc giám sát sản xuất lương thực và hệ thống cảnh báo sớm mất mùa.


Nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ tác động của ENSO đối với năng suất của bốn cây lương thực thiết yếu là ngô, lúa gạo, lúa mỳ và đậu tương. Các cây trồng này chiếm gần 60% lượng ca-lo thực phẩm trên thế giới.


Các nhà khoa học đề xuất, dự báo có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực bằng cách điều chỉnh thời gian gieo trồng, lựa chọn cây trồng, cũng như điều chỉnh các đầu vào khác như các chất xử lý hóa học và tưới tiêu.


Đầu năm nay, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) dự báo nóng lên ở Thái Bình Dương nhiệt đới, với phần lớn mô hình đều chỉ ra rằng một hiện tượng El Nino có thể phát triển vào khoảng giữa năm nay. Tuần trước, số liệu từ vệ tinh Nasa thu thập được cũng cho thấy, tình hình thời tiết ở phía đông Thái Bình Dương vào đầu tháng 5/2014 tương tự như những gì đã trải qua trong tháng 5/1997, năm xảy ra đợt El Nino mạnh nhất trong thế kỷ 20, làm chết ước tính 2.100 người và gây thiệt hại 33 tỷ USD tài sản.


 


Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam



El Nino và năng suất các cây lương thực chính

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Bài thuốc từ cây lộc vừng

Cây Lộc vừng hay còn gọi là cây chiếc, cây lộc vừng. Tên khoa học Barringtonia acutangula L., (Barringtonia spicata), thuộc họ Lecythidaceae. Trong vùng Đông Nam Á, cây lộc vừng mọc nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.


loc vung nen nenCây lộc vừng trong quan niệm phong thủy


Trong cây cảnh, lộc vừng được xếp vào tứ quý “sanh, sung, tùng, lộc”. Một số nhà phong thủy học cũng xếp lộc vừng vào một trong ba loài cây ứng với tam đa sinh vật cảnh “phúc, lộc, thọ” (phúc là cây sung, lộc là cây lộc vừng, thọ là cây vạn tuế). Hiện cây đang được những người chơi cây cảnh trong nhà và các văn phòng công sở rất ưa chuộng vì ý nghĩa nó trong phong thủy. Theo ông cha xưa thì “lộc” ứng với tài lộc, “vừng” giống “mè” ứng với nhỏ nhưng nhiều và sung túc, hoa màu đỏ tượng trưng cho hỷ sự (chuyện vui trong nhà).


Cây Lộc vừng trong y học


Trong lá, trái và hạt lộc vừng có chứa nhiều saponin gồm barringtosid A, B, C (thuộc nhóm olean hàm lượng rất cao), acid trihydroxy triterpene monocarboxylic, acid acutangulic, tangulic, acid béo, acutagenol A, acutagenol B, triterpenoid sapogenols, barringtogenols, B, C, D, E, stigmasterol… Trong vỏ cây còn chứa các chất như 3,3’-dimethoxy ellagic acid, dihydromyticetin…. Thành phần dinh dưỡng khác gồm tinh bột, protid, cellulose và chất béo.


 Chất chiết của hạt lộc vừng hoa đỏ được nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy có tác dụng chống ung thư. Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo bởi TS. Samanta SK. Nhattacharya. Mandal C. Pal BC (công bố trên tạp chí Journal of Asian Natural Products Research năm 2010). Lộc vừng có khả năng chống vi khuẩn Helicobacter pylori, là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét và ung thư dạ dày…


Những chất được ly trích từ cây lộc vừng có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Lộc vừng còn có khả năng kháng trùng, kháng khuẩn và kháng nấm. Chiết xuất từ tinh dầu thô cho tác động tốt với cả vi khuẩn gram âm và gram dương (đối chiếu với kanamycin và fluconazol). Dịch chiết ethanol của lộc vừng còn tác dụng tốt trên một số vi trùng gây nhiễm trùng đường tiểu.


Lộc vừng cũng có tác động trên ký sinh trùng đường ruột và sốt rét (thử nghiệm dương tính trên chuột được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Sri Lanka đối chứng với Cinchonin).


Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây lộc vừng đều có thể dùng làm thuốc như: nước ép lá lộc vừng tác dụng trong bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ. Rễ lộc vừng dùng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho, hạ đường huyết. Trái lộc vừng kích thích tuyến sữa, trừ giun sán, tăng tiết mật… Trái ngâm rượu ngậm chữa đau răng, đau nướu. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Hạt còn được dùng để chữa chứng tinh dịch ít, bệnh lậu và giang mai. Vỏ lộc vừng có tác dụng giải nhiệt, chữa sốt rét.


Đọt và lá cây lộc vừng được nhiều người ưa chuộng và thường dùng làm rau ăn ở một số nước vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở vài vùng Nam bộ nước ta xem lộc vừng như một loại rau đặc sản để ăn sống và nấu canh chua. Để làm thuốc nên dùng đúng liều lượng 8 – 12 g/ngày.


Dù cây lộc vừng có nhiều tác dụng tốt trong y học nhưng tốt nhất khi sử dụng cần nên tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe; không nên lạm dụng vì những tác dụng phụ có thể xảy ra trên cơ địa của từng người. Nên hạn chế ăn rau luộc từ lộc vừng, mặc dù hiện nay có nhiều người ca tụng loại rau này và xem nó là một trong những món ăn thời thượng trong các nhà hàng với tên gọi “rau rừng”.


Bài thuốc từ cây lộc vừng


Chữa trĩ từ lá lộc vừng: một nhánh lá cây lộc vừng tươi, khoảng 20 g lá bánh tẻ (không non quá, không già quá) rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi để nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã gói vào miếng gạc đắp vào hậu môn. Thuốc có tác dụng chống viêm, co mạch, cầm máu. Một đợt 7 – 10 ngày.


Chữa đau bụng, tiêu chảy có sốt: cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, xắt phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8 – 16 g vỏ sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.


Chữa đau răng: trái lộc vừng còn xanh, nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm vài phút nhổ nước chữa đau răng…


 


 


DS. Lê Kim Phụng (Trường đại học y dược TP.HCM)-khoahocphothong.com.vn



Bài thuốc từ cây lộc vừng

11 bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá

lá rau diếp cáChia sẻ trên tờ VnMedia, PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.


11 Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng diếp cá


1. Hỗ trợ điều trị sỏi thận

20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang. Mỗi liệu trình trị liệu 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, 2 tháng một liệu trình, mỗi một liệu trình cách nhau 7 ngày.


2. Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ)


12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 – 5 ngày.


3. Chữa táo bón


10g diếp cá đã sao khô, hãm với nước sôi khoảng 10  phút, uống thay trà hàng ngày. 10 ngày một liệu trình. Lưu ý: Trong thời gian điều trị không được sử dụng các loại thuốc khác.


4. Trị chứng đái buốt, đái dắt


20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày


5. Chữa sốt nóng trẻ em


20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.


6. Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh


35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước,rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3-5 ngày.


7. Trị bệnh trĩ


Hàng ngày ăn rau diếp cá, dùng diếp cá nấu nước để xông, đắp tại chỗ.


8. Viêm đường tiết niệu


Rau dấp cá 30g, xa tiền thảo 20g, rau má 30g, râu ngô 24g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.


9. Trĩ bị sưng đau, chảy máu


Lá dấp cá và lá hòe mỗi thứ 40g. Giã nhỏ hai thứ đắp tại chỗ băng lại. Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ. Đồng thời dùng bài thuốc uống trong gồm: rau dấp cá tươi 30g, cỏ mực 20g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.


10. Ho kéo dài do phế nhiệt


Rau dấp cá 30g, tang diệp 24g, lá đinh lăng 24g, lá xương sông 24g, rau má 30g, xa tiền thảo 24g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.


11. Áp-xe vú, sưng đau, người phát sốt


Rau dấp cá 30g, lá đinh lăng 30g, quả ké (sao) 12g, hoa hòe (sao) 16g, ngân hoa 12g, kinh giới 12g, hoàng kỳ 12g, mộc thông 12g, chỉ xác 10g, bồ công anh 20g, cam thảo 16g. Sắc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Đồng thời cho dùng bài thuốc đắp ngoài như sau: rau dấp cá 50g, lá mã đề 40g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại./.


 Nguồn : LIỄU PHẠM -giaoduc.net.vn



11 bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Cách trồng cải bó xôi


Cải bó xôi được trồng nhiều ờ Đà Lạt, thuộc loại rau cao cấp, được dùng nhiều trong món salad (rau trộn chung với cà chua, hành tím, dầu, dấm), hay để nấu canh với tôm, tép, thịt bò,… Cải bó xôi có thể phát triển quanh năm nếu được chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ.


cai bo xoiTheo y học, cải bó xôi là thuốc đắc dụng, vị ngọt, nhẫn pha chát, tính mát, được các bác sĩ Đông y sử dụng trị các chứng về tiêu hóa, tuần hoàn, lão hóa tế bào, mất calci. Mặt khác, vì cải bó xôi giàu chất khoáng, nhiều nhất là kali và canxi nên đơn thuốc không dành cho cao bệnh nhân đau gan mạn, tạng khớp, sỏi niệu đạo. Viêm nhiễm đường ruột.



1. Chuẩn bị hạt giống


Lượng hạt giống cần gieo là 1,8 kg đến 2 kg/1.000m2. Ngâm hạt giống 12 đến 14 giờ trong nước ấm 40°c, đặc biệt cho hạt giống vào dung dịch nước và phân bón qua lá với tỷ lệ 1/200 để ngâm (40 cc pha với 8 lít nước sạch), mục đích là phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt. Sau đó vớt ra để ráo, cho vào túi có khă năng thoát nước tốt để ủ từ 15 đến 20 giờ, khi hạt đã nứt nanh thì lấy ra gieo.


2. Đất trồng


Đất trồng phải được cày tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt.


3 . Phân bón


- Bón lót: Sử dụng 100 kg phân hữu cơ tổng hợp HUMI cho 1.000m2. Rải đều phân lên mặt luống, lấy cuốc trộn đều và trộn sâu vào lòng luống, san phẳng và gieo hạt giống lên.


- Bón thúc


Lần 1 (10 đến 15 ngày sau gieo): Bón 100 kg phân phân hữu cơ tổng hợp HUMIX cho 1.000m2.


Lần 2 (25 đến 30 ngày sau gieo): Bón 40 kg phân hữu cơ tổng hợp HUMIX cho 1.000m2


Lần 3 (40 ngày sau gieo): Bón 30 kg phân hữu cơ tổng hợp HUMIX cho 1.000m2.


Cách bón: Bón vào khoảng cách giữa các cây (tránh bón dính trên lá) kết họp làm cỏ vun gốc và tưới giữ ẩm.


Phân bón qua lá HUMIX CD: Pha với nước sạch tỷ lệ 1/100 (l lít phân pha với 100 lít nước sạch) tưới đều quanh gốc cây rau hoặc pha 1/200 (40 ml/8 lít nước) phun lên cây rau. Định kỳ 7- 10 ngày một lần.


Chú ý: Ngừng bón hoặc tưới phân và phun thuốc BVTV ít nhất một tuần trước khi thu hoạch để bảo đảm an toàn cho nguời sử dụng.


Kỹ thuật trong rau sạch – NXB Hồng Đức



Cách trồng cải bó xôi

Các phương pháp chế biến thuốc nam tại nhà

Dùng thuốc nam, nhất là những loại cây cỏ, nhiều thứ không giống nhau, nếu không biết rõ thì không nên dùng tùy tiện. Tránh tư tưởng coi rẻ,coi thường cây cỏ, không theo đúng quy định về liều lượng, về cách chế biến cũng như về bảo quản.


thuoc nam nenPhải biết cách chế biến thuốc. Sau đây là một vài cách chế biến đơn giản nhưng rất cần thiết trong gia đình.


1. Sao (rang)


Cho vị thuốc vào nồi hoặc chảo đất, chảo gang, đun nóng và đảo đều. cách này hay dùng nhất, có khi sao vàng, có khi sao đen. Khi sao phải giữ cho lửa đều. Theo Đông Y, khi sao như vậy, thuốc tăng mùi thơm sẽ dễ vào tỳ vị hơn hoặc là một số vị thuốc là hạt khi sao giòn dễ vỡ, lúc sắc thuốc dễ ngấm hơn. Những vị thuốc sao cháy thường với mục đích làm cho vị thuốc tăng thêm tính chất thẩm thấu, nhưng sao cháy cần phải tồn tính, nghĩa là tuy cháy đen, nhưng không được thành tro. Nếu thành tro, tính chất của thuốc sẽ hết.


2. Tẩm (trích)


Cách này cũng hay dùng. Tẩm là trích vào vị thuốc thấm một chất gì khác, rồi mới đem sao hay nướng. Trích mật là vị thuốc tẩm mật rồi mới đem sao lên cho vàng. Trích khương là tẩm vị thuốc vào nước gừng rồi mới đem sao. Người ta còn trích rượu, trích giấm, trích mỡ hoặc trích muối v.v….


3.  Ngâm (phiêu)


Cách này cũng như rửa, nhưng thường kéo dài để vị thuốc hết mùi tanh, vị mặn.


4. Chưng – Đồ


Chưng hay đồ là đun cách thủy, hoặc để vị thuốc vào một cái chõ, dưới để nước mà đun cho đến khi chín.


5.  Tôi


 Tôi là nung đỏ vị thuốc rồi nhún ngay vào nước lã hay nước sắc vị thuốc khác. Làm như vậy nhiều lần.


6. Sắc (tiễn):


Sắc là cho thuốc vào nước, nấu kỹ và cô đặc. Chất thuốc tan vào nước, lấy nước, bỏ bã đi


7. Cất:


Cất là đun lấy hơi bốc lên, để ngưng đọng lại thành nước như cách cất rượu.


8.  Nung (đoàn):


Cho vị thuốc trực tiếp vào lửa hồng hoặc cho vào một chảo đất, chảo gang để nung. Cách này thường dùng với các vị thuốc như vỏ sò, vỏ hà, vỏ hến v.v.


9. Vùi (lùi):


Bọc vị thuốc vào giấy ẩm hay bột hồ ẩm rồi vùi tất cả vào tro nóng hay lửa nhẹ cho đến khi giấy hoặc bột hồ khô và cháy đen, giốnh như ta lùi bánh chưng. Cách này, bột hồ hay giấy ẩm hút bớt một phần chất dầu của vị thuốc. Sau khi để nguội , bóc lớp giấy hay bột hồ đi mà dùng vị thuốc ở trong.


Ngoài ra cũng nên biết trọng lượng giữa cân lạng ta và kilôgam để vận dụng khi gặp những đo8n thuốc cổ truyền thường kê theo cân lạng ta:


  • Một yến ta bằng 10 cân ta bằng 6,048kg

  • Một cân ta = 16 lạng ta = 0,6048kg

  • Một lạng ta = 10 đồng cân hay 10 tiền = 37,77 gam.

  • Một đồng cân hay một tiền = 10 phân = 3,77 gam.

  • Một phân ta = 10 ly = 0,377 gam.

  • Một ly ta = 10 lai = 0,0377 gam.

  • Một lai ta = 0,00377 gam.

BS Lê Minh-Lê Ba- Thuốc nam dùng trong gia đình



Các phương pháp chế biến thuốc nam tại nhà

Vị thuốc từ cây cúc tần


Cúc tần còn gọi là  cây từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros  anlok, pras  anlok (Cămpuchia).


Tên khoa học  Pluchea indica (L.) Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae


1. Mô tả cây




Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy, lúc đầu có phủ lông, sau nhẵn. Lá gần hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, có răng cưa ở mép, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm.


Cây cúc tần Cây cúc tần


2. Thu hái và chế biến




Cây mọc hoang dại và đuợc trồng ở hầu hết các tỉnh nước ta, đồng bằng cũng như bờ biển. Thường trồng làm hàng rào cây xanh, vừa lấy lá làm thuốc.


Thường thu hái lá non và lá bánh tẻ. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Người ta đào cả rễ, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.


3. Công dụng và cách dùng cây cúc tần


Nhân dân dùng lá và cành non cây  cúc tần  làm thuốc chữa cảm sốt, sốt, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc xông. Có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa lỵ.


Người ta còn giã nát lá và cành non, thêm ít rượu xào cho nóng đắp lên ở nơi đau ở hai bên thận chữa đau, mỏi lưng.


Có thể dùng rễ với cùng một công dụng. Ngày uống 8 đến 16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.


Nguồn : Cây thuốc & vị thuốc Việt Nam – GSTS Đỗ Tất Lợi


 



 


Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

9 điều cần chú ý khi thiết kế sân vườn

Một sân vườn đẹp theo phong thủy là một nơi thanh bình, yên tĩnh và sinh thái trong lành. Có như vậy mới thu hút được tiền và cải thiện sức khỏe. Người Trung Quốc cho rằng vị trí khu vườn, nội thất sân vườn, cây xanh, vật liệu và đồ trang trí sân vườn, nên được thiết kế dựa trên mô hình của âm và dương và dòng chảy của năng lượng, để tạo ra hiệu ứng tích cực.


 san vuon nen1. Theo phong thủy, sân sau và vườn cần được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực từ môi trường. Tốt nhất, nên có một hàng rào bao quanh, làm giảm tiếng ồn, ngăn gió mạnh và ô nhiễm không khí.


2. Thiết kế cảnh quan sân vườn cần đảm bảo tạo ra một cảm giác an toàn và thoải mái. Bạn có thể làm tường đá, hoăc hàng rào được tạo nên từ những bụi cây. Cây xanh và hoa được trang trí làm cho khu vườn thêm hấp dẫn.


3. Thiết kế sân vườn tạo không gian mở mở cho phép năng lương lưu chuyển dễ dàng, đặc biệt là khu vực phía trước của cửa ra vào.


4. Không trồng cây lớn gần cửa trước và gần nhà. Cây lớn bẫy năng lượng xấu, sẽ mang năng lượng này vào nhà. Bạn nên trồng những cây nhỏ và cây bụi, chúng mang lại vẻ đep tự nhiên và nhẹ nhàng cho khu vườn. Sân vườn trang trí đơn giản, thoáng mở sẽ tốt về mặt phong thủy.


5. Một nguyên tắc thiết kế sân vườn nữa là “núi phía sau và nước ở phía trước”. Theo phong thủy, nước thu hút năng lượng, mang tiền vào nhà của bạn, do vậy nước là một biểu tượng của sự giàu có. Một hồ bơi hay ao cá, một đài phun nước, thác nước với đá và cây là rất phù hợp cho sân vườn phía trước.


6. Ba yếu tố quan trong nhất khi thiết kế cảnh quan là: nước, đá và cây xanh. Sân vườn được làm và trang trí từ vật liệu đá như tường rào, đá lát, tiểu cảnh, …là cách đơn giản để có một khu vườn đẹp theo phong cách phương Đông.  Tường rào bằng đá giúp ngăn những năng lượng tiêu cực và giúp bảo vệ ngôi nhà.


7. Phong thủy cây xanh đòi hỏi cần có sự chú ý đặc biệt. Các loại cây và hoa không những sẽ bổ sung thêm màu sắc và hương thơm cho sân vườn nhà bạn mà còn cân bằng dòng chảy năng lượng. Vì vậy, mỗi khu vực của vườn hay sân nên có nhiều màu sắc, được tạo ra từ các loai cây và hoa yêu thích của bạn. Ví dụ, có thể xen kẽ các loại hoa trắng làm điểm nhấn cho khu vườn đơn sắc màu xanh.


8. Tỷ lệ rất quan trọng trong thiết kế vườn. Cây rất cao có thể phá hủy sự cân bằng và hài hòa trong khu vườn của bạn. Trồng cây và cây bụi với một khác biệt nhỏ về chiều cao có thể tạo ra sự thú vị và dễ chịu khi thưởng ngoạn.


9. Những âm thanh của nước róc rách và tiếng chuông gió nhẹ nhàng giúp thư giãn và dễ chịu. Vì vậy, đừng quên trang trí cho sân vườn bằng những chiếc chuông gió bằng tre,  và tiểu cảnh nước trong sân vườn.


Theo Xem phong thuy-motthegioi.vn



9 điều cần chú ý khi thiết kế sân vườn

Mía cần kali, cẩn trọng đạm

Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.


cay mia nen Chuẩn bị đất: Cày sâu 20 – 30cm, cày 2 lần vuông góc nhau, sau mỗi lần cày là 1 lần bừa để cho đất nhỏ. ĐBSCL đất trồng mía là đất phù sa bồi tụ, độ phì nhiêu khá cao nhưng bị ảnh hưởng chua phèn và do đất thấp nên phải lên liếp cao 40 – 50cm, rộng 6 – 7m, chiều dài theo ruộng.


Chú ý không đưa tầng sinh phèn, đất có màu vàng lên mặt ruộng vì có nhiều ion sắt, nhôm, lưu huỳnh… gây độc hại cho mía. Đất mới khai hoang lên liếp không trồng mía ngay mà phải rửa phèn ít nhất qua một mùa mưa. Cũng có thể trồng cây họ đậu 1 – 2 vụ rồi trồng mía là tốt nhất. Mặt liếp cuốc hoặc cày sâu 15 – 20cm, làm tơi xốp và san phẳng, giữa liếp cao hơn hai bên để dễ thoát nước. Trước khi trồng rạch hàng thẳng, sâu 15 – 20cm, hàng cách nhau 0,8 – 1m, rồi đặt hom trồng.


Bốn tháng đầu khi mới trồng mía tơ hoặc để mía gốc giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phộng, nành hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía. Ngoài ra cũng nên trồng luân canh 6 vụ trồng mía có 1 vụ trồng lúa, màu hoặc họ đậu,… để cải tạo, bồi dưỡng lại đất và diệt sâu bệnh.


 Bón phân : Khi bón phân, chú ý phân kali rất quan trọng, cần cho việc tích lũy đường. Kali cần cho cả mía tơ và mía gốc vì nó giữ vai trò kích hoạt hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác, cây phát triển đạt năng suất, chống đổ ngã, sâu bệnh và các bất lợi… Nếu bón quá nhiều đạm, không cân đối kali, cây mía sẽ xanh tốt, năng suất thân cao, nhưng có giá trị thu nhập thấp vì ít chữ đường, ảnh hưởng trong chế biến công nghiệp đường.


Lượng phân bón/ha: Phân urê: 250 – 300kg, super lân: 250 – 300kg, KCl: 200 – 240kg, phân chuồng: 10 – 15 tấn.


Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, 1/3 lân, 1/3 đạm và ½ kali. Bón thúc lần 1 khi mía kết thúc nảy mầm (có 4 – 5 lá) 1/3 lượng đạm. Bón thúc lần 2 khi mía kết thúc đẻ nhánh (9 – 10 lá) 1/3 lượng đạm và ½ lượng kali còn lại. Bón vá áo khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50 – 100kg urê/ha. Áp dụng máy bón phân khi có điều kiện. Lưu ý, nếu đất chua, pH = 4 – 4,5, nên bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối trước.


Theo bannhanong/Dân Việt



Mía cần kali, cẩn trọng đạm

Mô hình trồng ớt ngọt và xà lách trên giá thể trong nhà kính

Nhiều hộ nông dân ở các vùng rau Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, đã và đang áp dụng quy trình trồng ớt ngọt và xà lách trên giá thể trong nhà kính để tăng năng suất, tăng giá trị trên từng đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. 


Theo khảo sát của Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng về số hộ sử dụng giá thể để trồng xà lách ở Đà Lạt là 12%, trồng ớt ngọt ở Đức Trọng là 38%, nhưng phần lớn chỉ sản xuất “thăm dò” một vài vụ rồi chuyển sang cây trồng khác. Với phương pháp trồng trên đất trong nhà mái che, năng suất xà lách Đà Lạt đạt 2,09 tấn/ha trong mùa nắng và 1,94 tấn/ha trong mùa mưa; năng suất ớt ngọt đạt trung bình 3,24 tấn/0,1ha. Tại Đức Trọng, rau xà lách trồng ngoài trời, năng suất trong mùa nắng đạt 28,2 tấn/ha, cao gấp 2,6 lần so với mùa mưa, tập trung chủ yếu tại các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, thị trấn Liên Nghĩa. Từ năm 2011 đã có khoảng gần 10 hộ nông dân ở xã Tân Hội sử dụng giá thể để trồng ớt ngọt với khoảng 1,5ha, bước đầu đạt năng suất trung bình 6,08 tấn/0,1ha, cao gấp 2,5 lần so với cách trồng thông thường trên đất.


Sản xuất ớt ngọt trên giá thể tăng năng suất hơn 35% so với sản xuất trên đất Sản xuất ớt ngọt trên giá thể tăng năng suất hơn 35% so với sản xuất trên đất


Qua điều tra 100 hộ trồng xà lách ở Đức Trọng, Đà Lạt, đa số sử dụng lượng phân đạm và lân để bón với liều lượng khá cao. Trong khi đó, tỷ lệ dinh dưỡng từ lượng phân kali còn thấp, không cân đối, đã góp phần làm cho môi trường đất dần bị mặn hóa, chai cứng, xà lách thu hoạch dễ bị dập nát… Tương tự với cây ớt ngọt, nông dân thường bón các loại phân này với tỷ lệ “thừa dinh dưỡng”, dẫn đến trái bị “chín ép” nhiều, chất lượng không cao. Ngoài ra,  tại Đà Lạt, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng thuốc sinh học hoặc kết hợp giữa thuốc sinh học và hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại đạt 54% trên rau xà lách và 72% trên cây ớt ngọt. Tỷ lệ này đạt tuần tự tại Đức Trọng là 44% và 84%. Bằng phương pháp tưới phun tự động, nông dân ở Đà Lạt và Đức Trọng đều đã sử dụng nguồn nước suối, nước giếng khoan để tưới cho rau xà lách; riêng phương pháp tưới nhỏ giọt cho ớt ngọt vẫn chưa nhiều. Tại Đơn Dương, cây ớt ngọt chủ yếu được trồng trên đất ngoài trời, nên thường xảy ra dịch bệnh nhiều, năng suất thấp và thiếu ổn định.


Để nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng rau xà lách và ớt ngọt, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp đã triển khai 8 mô hình điểm trồng trên giá thể trong nhà có mái che tại Đà Lạt, Đức Trọng và Đơn Dương. Kết quả với cây ớt ngọt sau 45 ngày trồng trên giá thể, đã khắc phục bệnh héo xanh vi khuẩn thường gặp khi trồng trên đất. Đây là “căn bệnh” mà để khống chế mức độ gây hại trước đó, nông dân mất rất nhiều công sức và thời gian để xử lý đất bằng biện pháp luân canh với các cây trồng khác từ 2-3 năm. So với trồng trên đất thông thường, thu hoạch trái ớt ngọt trên giá thể với kích thước cân đối, màu sắc sáng bóng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đạt năng suất thương phẩm trung bình 8,53tấn/1.000m2, cao hơn 35,23%; tương tự với cây xà lách trồng trên giá thể, trong vòng 20 ngày chăm sóc, đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 1,5 lần, năng suất tăng từ 17,34% đến 22,85%. Chất lượng sản phẩm ớt ngọt và xà lách trồng trên giá thể đều được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.


Từ thành công của mô hình ớt ngọt và xà lách trên giá thể (phối trộn từ các nguyên liệu xơ dừa, tro, trấu…), Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng đã tổ chức 5 cuộc hội thảo đầu bờ và 5 lớp tập huấn với 400 nông dân cùng 30 khuyến nông viên của Đà Lạt, Đức Trọng và Đơn Dương tham gia. Qua đó cho thấy, việc chuyển đổi trồng ớt ngọt và xà lách theo kinh nghiệm cũ sang trồng theo quy trình VietGAP trên giá thể trong nhà có mái che để ngăn chặn sâu bệnh hại, chủ động mùa vụ… là nhu cầu thiết thực đối với người nông dân ở các vùng rau này, góp phần phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh Lâm Đồng đạt mục tiêu 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.


 


Nguồn : Báo Lâm Đồng



Mô hình trồng ớt ngọt và xà lách trên giá thể trong nhà kính

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Cẩn thận khi ăn nhiều cà pháo

Cà pháo nói riêng và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Cà pháo được du nhập về Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 19, trong thời kỳ Pháp thuộc. Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.


ca phao(FILEminimizer)Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.


1. Cà pháo bổ dưỡng như thế nào?


Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.


100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 221g kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà đúng là có nhiều sợi lông nhỏ nên có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín.


2 . Cẩn thận khi ăn cà pháo sống


Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Cà pháo còn có một lượng sitosterol, tuy không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất đọc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.


Trong cuộc sống, quả cả thường được dùng để nấu, muối, luộc, xào, chiên…Quả cà cắt miếng ăn sống như rau, chấm mắm tôm hay mắm ruốc. Quả cà giòn tan, nhai sồn sột kèm với mắm mặn rất khoái khẩu nhưng cần cẩn thận, ăn nhiều có thể bị nhức mỏi do solanin độc. Trong “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” có ghi rằng: không nên ăn nhiều cà pháo sống.


Bs. Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho biết, một loại thực phẩm chứa độc thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người dân Việt là cà pháo.


“Ông bà ta đã nhắc nhở “một quả cà bằng ba thang thuốc” vì trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc là solanin (glyco-alkaloids). Loài cà nào có vị đắng nhiều, lượng chất độc càng cao”, Bs. Thủy nói.


Trong cà tươi, hàm lượng chất này cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi dễ bị ngộ độc. Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà còn không đáng kể.


3 . Những ai không ăn được cà pháo sống và cà pháo muối


Đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng. Điều cần nhớ là cà trong câu này bao gồm cả cà pháo, cà tím, cà bát.


Theo Hải Thượng Lãn Ông, sữa do khí huyết tạo thành, sản phụ không nên ăn nhiều muối vì muối sẽ làm cho không có sữa, lại sinh ho, khó chữa. Ở người phụ nữ sau khi sinh, khí huyết còn suy yếu không nên ăn các thức ăn có chứa chất độc như cà pháo, cà bát, cà dái dê, măng, khoai mì,…Như vậy, phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.


Theo Đông y, cà pháo sống có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.


Nguồn :  phunutoday.vn



Cẩn thận khi ăn nhiều cà pháo

Vị thuốc từ cây đại bi


Cây đại bi còn gọi là băng phiến, mai hoa băng phiến, mai phiến, long não hương, mai hoa não, ngải nạp hương, ngải phiến,từ bi xanh. Tên khoa học Blumea balsamifera (L.) DC. (Conyza balsamifera L. Baccharis salvia Lour.) Thuộc họ Cúc Asteraceae.


1. Mô tả cây


Cây đại bi là một cây nhỡ, cao từ l,5m đến 2,5m. Thân có nhiều rãnh chạy dọc, có nhiều lông, trên ngọn có mang nhiều cành. Lá hình trứng hai đầu nhọn nhưng hơi tù, có thể dài tới 12cm, trung bình dài 15cm và rộng 5cm, mặt trên có lông, mép lá gần như nguyên hay xẻ thành răng cưa. Vò lá ta sẽ thấy mùi thơm dễ chịu của băng phiến.


 2. Thu hái và chế  biến


Trước đây cũng như hiện nay, nhân dân ta thường chỉ biết dùng lá làm thuốc, còn việc cất lấy băng phiến đại bi mà dùng thì không biết. Việc khai thác này lại do những người Trung Quốc bán thuốc rong  tiến hành, những người này thường mang theo với gánh thuốc một bộ nồi cất lưu động, vừa đi vừa bán thuốc, họ vừa xem nơi nào có nhiều cây đại bi thì dừng lại, cất lấy băng phiến đại bi, thường cất được chừng vài kg, thì tập trung đem bán tại các thành phố hoặc xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc để từ đó lại trở về Việt nam với tên băng phiến hay mai hoa băng phiến. Một số người Việt nam có làm nhưng không phổ biến.


Cất mai hoa băng phiến cần chú ý tiến hành vào mùa thu đông là thời kỳ cây đại bi có nhiều băng phiến. Các tháng khác, cây có nhiều tinh dầu hơn băng phiến. Búp và lá non có nhiều băng phiến hơn các lá khác.


Nồi cất thủ công gồm một nồi đáy thường (có thể dùng nồi thổi cơm), một cái chõ, trên để thau hay chảo làm lạnh. Cho lá và cành băm nhỏ vào nồi, thêm nước vào cho ngập lá, trát kín chõ và thau, sau đó đun sôi nhẹ, giữ cho lửa nhỏ trong vòng 3-4 giờ, mai hoa băng phiến thăng hoa lên sẽ bám vào đáy thau, cạo lấy, ép cho hết dầu và tinh chế. Muốn tinh chế mai hoa băng phiến, trộn băng phiến thô với than củi, vôi, bột theo tỷ lệ 100 phần băng phiến thô, thêm 5 phần than củi, 3 phần vôi bột, cho hỗn hợp này vào một nồi gang nhỏ, trên nồi gang đặt một chiếc chõ, đậy vung trát kín. Đun nhẹ, băng phiến sẽ thăng hoa lên, bám vào thành chõ, cạo lấy là được. Tỷ lệ băng phiến thu được thường từ 0,3 đế 0,5%.


3 . Công dụng và liều dùng cây đại bi


   Lá đại bi chủ yếu được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cảm cúm, làm cho ra mồ hồi, chữa ho, trừ đờm, đầy bụng không tiêu, đau bụng. Hay dùng nhất dưới dạng thuốc xông chữa bị cảm, mồ hôi bí không ra được: Một nắm lá đại bi khô, một nắm lá bưởi, một nắm lá chanh, một nắm lá sả, tất cả cho vào nồi nước đun sôi.



Nước sắc lá đại bi uống để chữa đầy bụng,  ăn uống không tiêu, ho. Ngày uống 20-30g lá tươi.


Đơn thuốc có băng phiến


Chữa viêm cổ họng mãn tính, viêm amiđan (kinh nghiệm cổ truyền):Băng phiến lg, khô phàn (phèn chua phi khô) 2,5g, hoàng bá đốt thành than 2g, đăng tâm thảo đốt thành than 3g, tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng chừng 3-4g thổi vào cổ họng.


Nguồn : Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam- GSTS Đỗ Tất Lợi


 



Vị thuốc từ cây đại bi

Cây mù tạc có thể hạn chế sự hủy diệt của vũ khí hóa học

Những kiểm nghiệm cho thấy cây mù tạc trồng trong đất bị ô nhiễm bởi chất độc thần kinh VX, hấp thụ chất độc này qua rễ cây và giữ lại trong ít nhất là 45 ngày.


Cây mù tạc trắng - một cây gia vị trong đời sống con người hàng thế kỷ nay, sẽ sớm được sử dụng với một công dụng hoàn toàn khác trong cuộc chiến chống lại vũ khí hóa học. Thông tin đặc biệt này được các nhà khoa học Anh công bố ngày 21/5.


Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Proceedings of the Royal Society A, những kiểm nghiệm của nhóm nghiên cứu cho thấy cây mù tạc, có tên khoa học Sinapis alba, trồng trong đất bị ô nhiễm bởi chất độc thần kinh VX, hấp thụ chất độc này qua rễ cây và giữ lại một lượng nhỏ độc tố trong ít nhất là 45 ngày.


mu tac(FILEminimizer)Loại cây này hoạt động như một “viên nang thời gian”, có thể cung cấp dấu hiệu phân tử của VX hiện diện trước đó. Cây mù tạt cũng có thể hấp thụ những hợp chất họ hàng của VX là Sarin.


Các nhà khoa học đã thử nghiệm gieo những hạt giống mù tạc trắng vào đất bị ô nhiễm với nồng độ 250 microgam VX, thấp hơn nhiều so với mức khiến người thường gặp nguy hiểm trong một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.


Sau đó, nhóm nghiên cứu thu hoạch những cây mù tạc này ở những thời điểm khác nhau, nghiền thành bột và xét nghiệm chất chiết xuất.


Kết quả cho thấy những cây mù tạc này giữ lại hợp chất khí độc thần kinh “lâu hơn đất trồng”.


Phát hiện này cho thấy khả năng sử dụng cây mù tạc trong khử ô nhiễm đất trồng sau chiến tranh hóa học.


Phương pháp trên chứng minh rằng chỉ phân tích đất không thì không thể tìm thấy VX bởi lấy mẫu đất trồng là một công việc khó khăn, và khí độc thần kinh sẽ tan đi theo thời gian.


Một giải pháp để khắc phục đất bị ô nhiễm có thể là cấy hạt giống cây mù tạc vào đất. Như vậy, những thế hệ cây trồng sau “sẽ phá hủy lượng chất độc thần kinh cho đến khi nó hoàn toàn bị cạn kiệt”.


Loại cây này phát triển tốt tại Trung Đông, phát triển mạnh trong khí hậu khô, chịu được sâu bọ và thời tiết nóng, ngoài ra có thể trồng tại nhiều khu vực khác


Theo Vietnam +



Cây mù tạc có thể hạn chế sự hủy diệt của vũ khí hóa học

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Vị thuốc từ hạt muồng ngủ

Hạt muồng hay còn gọi là hạt muồng ngủ, theo tên thuốc Đông y là thảo quyết minh, hay quyết minh tử. Thảo quyết minh được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến một số chức năng của tạng can (gan). Theo YHCT, can khai khiếu ra mắt, can chủ về sơ tiết (mật). Do vậy mà vị thuốc này được Đông y trị các chứng về mắt như đau mắt, mờ mắt… táo bón do thiếu dịch mật.


muong nguCây Muồng ngủ (Cassia tora L.), họ Đậu (Fabaceae), mọc hoang ở  nhiều địa phương trong nước ta. Quả  muồng ngủ thường chín vào cuối mùa thu, người ta thu hái lấy quả, phơi khô giòn, đập lấy hạt, trước khi dùng phải qua sao chế, nếu đem hạt sắc ngay để uống thì sẽ cho mùi rất nồng và buồn nôn, không thể nào uống nổi.


1. Cách sao chế hạt muồng


Với hạt muồng có thể tiến hành một số cách sao chế đơn giản, như sau:


Hạt muồng sao vàng: Dùng một dụng cụ để sao, như chảo gang, nồi nhôm… đun cho nóng già, cho hạt muồng vào, đảo đều cho đến khi toàn bộ phía ngoài của hạt có một lớp dầu bóng láng, tiếp tục sao,  một lát sau, lớp dầu đó khô đi và bắt đầu đến giai đoạn hạt nổ cho tiếng kêu lép bép. Khi hạt nổ hết là coi như đã kết thúc dạng sao vàng.


Hạt muồng sao cháy: Sao vàng hạt muồng, sau khi hạt đã nổ hết, tiếp tục sao thêm, chú ý cần đảo đều tay. Một lát sau, từ lớp hạt muồng đang sao bốc lên một lớp khói dầy đặc, mầu vàng da cam (thăng hoa của các thành phần anthranoid có trong hạt muồng), tiếp tục sao và đảo đều tay cho đến khi lớp khói tan dần, trong chảo xuất hiện một làn khói đen nhẹ mùi hơi cháy của hạt muồng.


2. Tác dụng chữa bệnh của hạt muồng


Táo bón: Đại tiện khó, nhất là về mùa hè nóng nực, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên cao, cơ thể mất nhiều mô hôi, tân dịch hao tổn… Ở những người trẻ tuổi, nên dùng hạt muồng sao vàng, liều 16 – 20g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi phân nhuận. Với người cao tuổi hoặc phụ nữ sau sinh, trẻ em nhỏ tuổi, bị táo, trĩ, hoặc chứng táo mạn tính, do công việc phải ngồi lâu gây táo bón: dùng hạt muồng sao cháy, liều 10 – 16g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày. Trẻ nhỏ tùy tuổi mà giảm liều, mới sinh mà táo bón, dùng 1 – 2g cho thêm nước sôi hoặc sữa mẹ, hấp trên mặt nồi cơm khi cạn, gạn lấy nước để nguội, có thể thêm chút mật ong hay đường phèn cho dễ uống. Uống nhiều ngày cho tới khi hết táo bón.


Tăng huyết áp: Hạt muồng sao cháy 12g, hòe hoa (sao vàng) 10g, cúc hoa 4g, cỏ ngọt 6g, dùng dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày. Một liệu trình 3 – 4 tuần, sau nhắc lại.


Mất ngủ, khó ngủ, tinh thần  bồn chồn, bất an: Hạt muồng sao cháy 12g, hãm uống hàng ngày, hoặc hạt muồng sao cháy 12g,  táo nhân sao đen (hắc táo nhân) 10g, dưới dạng hãm, uống hằng ngày vào buổi chiều và trước khi đi ngủ.


Đau mắt đỏ, mờ mắt: Hạt muồng sao cháy 12g, cúc hoa vàng 6g, hoàng liên 8g, cốc tinh thảo 8g, cam thảo 8g, sắc uống ngày một thang. Một liệu trình 2 – 3 tuần lễ, sau nhắc lại.


Ngoài ra cần chú ý tránh nhầm lẫn với một số loại hạt của một số cây cùng họ với muồng ngủ như:


Hạt cây điền thanh có kích thước gần bằng hạt muồng ngủ, ngoài hạt cũng nhẵn bóng như hạt muồng, song màu của hạt lại hơi xám xanh và hai đầu hạt không bị vát.


Hạt cây lục lạc lá tròn (Crotalaria mucronata Desv.) cùng họ đậu (Fabaceae) với muồng ngủ, cây cũng mọc hoang ngay ở những nơi mà muồng ngủ mọc được, do đó có thể rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy vậy hạt lục lạc nhỏ hơn, lại có hình thận và có mầu nâu nhạt hay vàng da cam.


GS.TS. Phạm Xuân Sinh



Vị thuốc từ hạt muồng ngủ

Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá

Phân bón lá là các hợp chất dinh dưõng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường: Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và da dạng, phân sản xuất trong nước có các loại như: HVP. HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…



 Lưu ý khi sử dụng phán bón lá


Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loãng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì; nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa quả và làm giảm hiệu lực phân.


Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưỏng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.


Kỹ thuật bón phân cho cây ăn quả- Thu Huyền – Nhà XB Hồng Đức



 



Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá

Trồng rau làm vườn sinh thái

Trồng rau trong đô thị hiện nay trở thành thói quen và niềm vui của người dân thành phố, việc trồng rau tại nhà không chỉ mang ý nghĩa dinh dưỡng hàng ngày mà còn là đề tài tranh luận về món ăn bài thuốc của từng loại rau được trồng.


1. Trồng rau sưu tập cây rau vị thuốc


rau gia vị rau gia vị


Trồng rau ăn lá hay rau gia vị đã quá quen thuộc đối với những người có kinh nghiệm trồng rau, cần phải sưu tầm thêm các loại rau có vị thuốc vừa chế biến thức ăn vừa giúp cải thiện sức khỏe gia đình.


Cây rau vị thuốc phổ biến hiện nay có thể liệt kê như  cây ngải cứu có thể ăn như rau lẩu hay chiên với trứng giúp phòng cơn đau đầu kinh niên, trồng cây đinh lăng lá nhuyễn bổ sung vào rau lá ăn sống để tăng thêm đề kháng cơ thể, vài cây trà xanh  để có thể nấu thành vài bình trà xanh thanh nhiệt, trồng thêm vài dây sâm hay lá giang ….đó là chưa kể những cây như hương thảo, cây chanh, cây tắc….


Còn rất nhiều cây rau vị thuốc chưa được khám phá hết.


2.Trồng rau làm vườn sinh thái


Trồng rau làm vườn tại nhà còn hướng tới mục tiêu đưa khu sân thượng hay góc vườn trở thành một vườn sinh thái, vừa thực hành trồng trọt làm vườn thư giãn những ngày cuối tuần, rồi mỗi ngày tưới cây để thấy cuộc sống xanh hơn, gần với  thiên nhiên hơn để tinh thần thêm thoải mái.


Khu vườn sinh thái bao gồm vườn rau ăn lá, giăng vạt lưới bầu bờ tường để trồng dây rau leo và một số cây ăn quả trồng chậu với chiều cao tương đối để thấy khu vườn sinh động và đáp ứng nhiều mục tiêu thực dưỡng hàng ngày.


Nơi nắng nhiều thì bố trí các khay trồng rau ăn lá, rau gia vị rau thơm cùng cây ăn trái dễ trồng trong chậu như chanh, tắc, ổi,cóc, khế, sơ ri, thần kỳ…Nếu nhà nào có vài góc đất tự nhiên thì có thể trồng thêm vài cây to như mít, xoài, bưởi,…


Nơi dưới bóng râm mát thì trồng rau quế vị, cây hương thảo, cây ớt, cây trà xanh, rau mầm, đinh lăng, rau bồ ngót, gừng nghệ…


Nếu khéo bố trí cây rau tùy vào đặc tính yêu cầu ánh nắng của cây rau và công sức chăm sóc tưới nước  hàng ngày, cây rau sẽ phát triển tốt hơn.


Mời các Bạn hãy bỏ ít thời gian thực hành trồng rau làm vườn tại nhà sẽ cảm nhận hết niềm vui trong công việc này nhé.


Trongraulamvuon.com



Trồng rau làm vườn sinh thái

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Cây phản ứng lại với muối giống con người phản ứng với đau đớn

Những mùa đông băng giá và những mùa hè khô cằn đang tạo ra đất bị mặn. Tại một số khu vực, khô cằn gia tăng làm tập trung muối trong đất một cách tự nhiên, trong khi tại một số khu vực khác, nước biển tăng đã làm nước ngầm bị nhiễm mặn.


Một nghiên cứu mới đã phát hiện thấy, các loài thực vật đang tạo ra một ngọn sóng canxi để có thể sống sót trong đất ngày càng mặn hơn, đất nhiễm mặn đã trở thành một vấn đề trên toàn cầu.


Loài người đã làm tăng độ mặn của đất đai khi sử dụng đất và nước làm thay đổi mực nước ngầm, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm thay đổi lượng mưa và các mô hình nhiệt độ không khí. Trong khi có vẻ như khác thường, nhưng thậm chí cả hoạt động thủy lợi cũng làm tăng độ mặn của đất. Tất cả các loại nước tưới vào đất đều có chứa ít nhiều muối. Khi các cây trồng không thể hấp thụ muối, sự bay hơi sẽ làm mất nước và cây trồng không thể sử dụng muối còn sót lại, do vậy muối sẽ tích lũy trong đất theo thời gian.


Những chiếc rễ cây không phải sinh ra để di chuyển được


Trong những mùa đông băng giá, muối được ném ra mặt đất với số lượng ngày càng tăng để chống đóng băng và tuyết. Qua hơn 50 năm việc sử dụng muối trên các con đường và các lối đi đã tăng lên đáng kể: Trong năm 1960, có khoảng 3 triệu tấn muối được rải ra trên khắp các đường phố ở Bắc Mỹ; ngày nay, con số này là 20 triệu tấn.


Đến mùa xuân, nước mưa chảy tràn kéo theo muối từ các đường phố chảy vào các khu vực đất xung quanh và vào nước ngầm. Các tác động tích lũy của việc sử dụng muối đối với đường phố và các lối đi là đáng kể. Tại một số lưu vực sông nước ngọt, các nhà khoa học đã quan sát thấy nồng độ muối tăng 100% và 250%. Và nồng độ vẫn tiếp tục tăng hàng năm.


Điều này gây ra một nấn đề quan trọng khi muối, nói chung, là độc cho thực vật – như nhiều học sinh trung học sẽ có kết luận chứng minh trong các thí nghiệm tại lớp học, và“làm mặn đất” là một thủ đoạn đã được quân đội chiến thắng dùng để trừng phạt kẻ thù của họ, và làm việc tái định cư trên vùng đất đã bị rắc muối trở nên khó khăn hơn.


Cắm rễ ở một chỗ, các loại thực vật không thể tránh khỏi những ảnh hưởng độc hại của muối, vì vậy, độ mặn tăng cao là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng với cả các loại cây trồng cũng như sự an toàn của toàn bộ hệ sinh thái.


Nghiên cứu gần đây của Won-Gyu Choi và các đồng nghiệp của ông trong phòng thí nghiệm của Simon Gilroy tại trường đại học Wisconsin, đã phát hiện thấy canxi đóng vai trò là nguyên tố quan trọng trong phản ứng ban đầu của cây cối với muối. Khi thực vật thấy muối, chúng đáp trả bằng việc tạo ra một “làn sóng canxi”, là một sự tập trung nồng độ cao các ion canxi xuất phát từ điểm phát hiện muối, lan rộng trong toàn bộ cây. Sóng này được tạo ra bởi việc giải phóng canxi mà các cây trồng cất trữ trong các tế bào của chúng.


Các tác giả của nghiên cứu này đã sử dụng một hệ thống mới lạ để quan sát những thay đổi của canxi trong các tế bào thực vật, bằng cách làm các thực vật có thể tạo ra một loại protein phát huỳnh quang theo nồng độ canxi.


Khi họ cho rễ cây tiếp xúc với nhiều kích thích gồm có giá lạnh, va chạm hoặc stress, thực vật thường đáp trả với nồng độ canxi tăng tại điểm xảy ra. Khi các rễ cảm thấy muối, nồng độ canxi tại điểm tiếp xúc tăng, tiếp đó tại các tế bào lân cận xảy ra một làn sóng canxi tiếp tục di chuyển giữa 2 tế bào trên mỗi giây xuyên suốt cả thân cây. Làn sóng canxi di chuyển từ các rễ theo mọi hướng tới các đầu mút của cành và lá nằm phía trên mặt đất trong vòng 2 phút.


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


Khi các cành cây nhận được tín hiệu, chúng sẽ điều chỉnh hoạt động hiện tại đang diễn ra. Sự thật là, chúng tăng những gì được mô tả giống như một phản ứng tự vệ. Sau khi nhận được thông báo nhờ làn sóng canxi, mô thực vật sẽ định hình lại các chức năng tế bào của chúng – sản xuất các phân tử mới giúp thực vật chiến đấu với muối, bằng cách điều chỉnh cân bằng nước trong cây, và tạo ra rào cản chống sự xâm lấn của muối của các mô thực vật. Các tác giả đã khẳng định được chính làn sóng canxi đã tạo ra phản ứng này bằng cách sử dụng hóa chất ức chế đường truyền của canxi.


Won-Gyu Choi và các đồng nghiệp đã phỏng đoán rằng canxi được giải phóng từ một khoang trong tế bào, lưu trữ cho mục đích này. Điều này yêu cầu hoạt động của các protein đặc biệt, các protein này tạo thành một lỗ chân lông (protein lỗ – pore protein), lỗ này mở ra để giải phóng canxi từ khoang nói trên.


Kiểm tra nơi mà các pore protein này không thực hiện chức năng, các nhà khoa học đã phát hiện thấy sóng canxi không còn lan đi trong cây một cách chính xác. Thiếu đi khả năng tạo ra truyền dẫn sóng canxi nói trên, các nhà khoa học phát hiện thấy thực vật đã không thể trang bị được sức kháng cự chống lại muối. Khi có mặt muối, các thực vật này cũng thể hiện sự tăng trưởng kém hơn với các cây bình thường.


Won-Gyu Choi và các đồng nghiệp đã phát hiện một cơ chế quan trọng được thực vật sử dụng để đối phó với đất nhiễm mặn. Làn sóng canxi mà thực vật tạo ra trong rễ của chúng nhằm thông báo cho phần còn lại của cây rằng thời kỳ mặn đang ở phía trước, điều này đúng như hệ thống thần kinh của chúng ta.


Ở con người, canxi cũng được sử dụng làm tín hiệu lan truyền từ một tế bào thần kinh tới các tế bào khác khi chúng ta trải qua stress, ví dụ như khi trải qua đau đớn. Khi bạn có muối trong một vết thương, các tín hiệu não bạn nhận được cũng từ một sóng canxi truyền tới, giống như các tế bào thần kinh kích hoạt gây tác động nên tế bào thần kinh khác trong một phản ứng dây chuyền mang thông tin từ các thần kinh ngoại biên đến não trong thời gian chưa đầy một giây.


Tương tự như thế, thực vật đang sử dụng một hệ thống tương tự để truyền tải thông tin về tình trạng ức chế do muối gây ra, nhưng thay vì tín hiệu này được truyền đến một não bộ tập trung, thực vật thông báo cho tất cả các tế bào trên toàn cơ thể của chúng.


Hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta có thể sử dụng thông tin này để giúp thực vật giảm bớt các stress gây ra bởi các loại đất bị nhiễm mặn và đối mặt tốt hơn với môi trường nhiễm mặn – chừng nào chúng ta còn định ăn thực vật, hoặc các động vật còn được nuôi bởi thực vật, chúng ta sẽ cần phải giúp thực vật bằng tất cả khả năng có thể.


Phạm Thị Bích Thu (Livescience)-khoahoc.com.vn



Cây phản ứng lại với muối giống con người phản ứng với đau đớn

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Quế và bệnh tiểu đường

Theo kết quả nghiên cứu của TS. Richard A. Anderson thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng Beltsville, Maryland (Mỹ), trong 60 bệnh nhân tiểu đường (TĐ) type 2 thuộc nghiên cứu, một số người được dùng 1, 3 hoặc 6 g quế mỗi ngày, số khác dùng giả dược ở các mức tương đương, liên tục trong 40 ngày. Kết quả cho thấy, tất cả những người dùng quế đều có lượng glucose trong máu, các chất béo và cholesterol giảm tới 30%, trong khi những người dùng giả dược không thuyên giảm.


que 2Từ xa xưa, quế là vị thuốc không thể thiếu được trong các toa thuốc để điều trị viêm nhiễm, cảm cúm và rối loạn đường tiêu hóa. Quế có nguồn gốc từ các nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Bangladesh.


Ngày nay, theo một số chuyên gia, quế có hoạt động chống oxy hóa cực kỳ cao, tinh dầu của nó có chất chống khuẩn và chống nấm mạnh mẽ. Quế cũng là nguồn cung cấp chất xơ, mangan, sắt và calci tuyệt vời.


Đối với bệnh lý tiền TĐ và TĐ type 2, quế giúp lượng đường huyết không tăng sau bữa ăn vì quế có công dụng như insulin, nó làm tăng khả năng tiêu thụ đường ở trong các tế bào và nó góp phần điều phối đường huyết từ trong gan. Ngoài ra, nó còn làm trì hoãn thời điểm khởi phát bệnh ở những người có nguy cơ cao.


Quế còn có nhiều tác dụng khác như điều chỉnh cân bằng và hấp thu các chất trong đường tiêu hóa, cân bằng chuyển hóa mỡ, loại bỏ mỡ có hại, ngăn chặn béo phì, từ đó góp phần giảm nguy cơ đối với bệnh lý TĐ. Quế còn giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm stress do đó cũng góp phần giảm nguy cơ TĐ.


Tuy nhiên, trong quế cũng chứa một số chất có thể biến thành độc tố nếu ở hàm lượng cao, vì thế người dùng cần thận trọng dưới 6 g (khoảng 1 muỗng cà phê lưng) mỗi ngày là an toàn. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng khẳng định rằng một vài chất trong quế có thể giúp các tế bào chất béo nhận dạng và phản ứng tốt với insulin. Trong các thí nghiệm động vật, loại thảo mộc cay này làm tăng chuyển hóa glucose lên gấp 20 lần.


Quế là loại thuốc quý cho các bệnh nhân TĐ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, không thể sử dụng được quế. Do vậy, trước khi sử dụng quế để chữa trị các chứng bệnh cũng như bệnh TĐ, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ có sử dụng được hay không, và sử dụng với liều lượng bao nhiêu.


Tóm lại, quế là dược liệu quý giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý TĐ, hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu, béo phì, phòng chống các bệnh lý tim mạch, bệnh lý khớp và tiêu hóa.


Chúng ta có thể uống 1 muỗng cà phê bột quế pha với 2 muỗng cà phê mật ong với nước ấm mỗi sáng hoặc có thể sử dụng quế bằng cách pha nước giống như pha trà. Quế sau khi được gọt thành miếng mỏng cho vào chén hoặc ấm, đổ nước sôi. Bỏ nước đầu, sử dụng từ nước thứ hai. Để nước ngấm và nguội mới uống. Một lượt vỏ quế có thể pha 2 – 3 lần, loại tốt có thể pha 5 – 6 lần sẽ rất tốt cho sức khỏe.


Có sức khỏe là có tất cả, chúng ta nên cùng nhau thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.


BS. TRƯƠNG HIẾU NGHĨA (Phòng khám đa khoa Eurovie)



Quế và bệnh tiểu đường

Vị thuốc từ cây qua lâu


Cây qua lâu còn gọi là hạt thảo ca, qua lâu, quát lâu nhân ,Tên khoa học Trỉchosanthes sp, Thuộc họ Bí Cucurbitaceae.


 qua lau nenQua lâu nhân,  là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxirn, Trichosanthes multiloba Miq. v.v…đều thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.



Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu hay thao ca còn cho các vị thuốc khác sau đây:



 - Qua lâu bì : Pericarpiuni Trichosanthis  là vỏ quả phơi hay sấy khô


- Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (Radix Trichosanthis) là rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu



1. Mô tả cây



Cây qua lâu hay thao ca (tên cây ở tỉnh Cao Bằng) là một loại dây leo. Lá mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thuỳ trông như lá cây bí ngô. Hoa đơn tính, màu trắng


2. Thu hái và chế biến


Mùa thu hoạch hạt (qua lâu nhân) từ tháng 6 đến tháng 9. Vỏ quả phơi khô cho vị thuốc gọi là qua lâu bì.


Muốn có thiên hoa phấn, sau khi thu hoạch hạt ít lâu (vào mùa thu hay mùa xuân) nguời ta đào rễ. rửa sạch đất cát, cạo bỏ vỏ ngoài cất thành từng đoạn ngắn, bổ dọc, phơi khô, rồi xông diêm sinh để bảo quản. Rễ thu hoạch vào mùa thu là tốt nhất.



Những nơi người ta trổng để chế thiên hoa phấn, thì khi cây ra hoa, người ta ngắt bỏ hết hoa không cho cây kết quả, do đó rễ mập hơn và nhiều bột hơn.


3. Công dụng và liều dùng


Qua lâu nhân, qua lâu bì và thiên hoa phấn đều còn là những vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân.


thiên hoa phấn thiên hoa phấn


Theo tài liệu cổ qua lâu vị ngọt tính hàn, thiên hoa phấn vị ngọt, chua, tính hàn, vào 3 kinh phế vị và đại tràng. Qua lâu có tác dụng thanh nhiệt hoá đờm, nhuận phế, trị ho, lợi yết hầu, nhuận tràng. Qua lâu nhân nhuận táo, hoạt trường .Thiên hoa phấn sinh tân, chỉ khát, giáng hỏa nhuận táo, bài nùng tiêu thũng. Qua lâu dùng chữa phế nhiệt sinh ho, yết hầu sưng đau, đại tiện táo kết. Qua lâu nhân chữa táo bón. Thiên hoa phấn chữa tiêu khát, sưng vú, trĩ lòi dom.


Qua lâu bì được dùng chữa ho, thổ huyết, sốt nóng, khát nước. Còn dùng chữa thuỷ thũng, hoàng đản.


Qua lâu nhân chữa đại tiện táo kết, thổ huyết, chữa ho.


Thiên hoa phấn chữa sốt nóng, hoàng đản (người vàng), miệng khô, hơi ngắn.


Liều dùng hằng ngày: thiên hoa phấn 8-16g. Qua lâu nhân 12-16g dưới dạng thuốc sắc.


Đơn thuốc kinh nghiệm có thiên hoa phấn


- Người đen sạm: Thiên hoa phấn 16g, giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước uống. Uống luôn trong vài ngày.


- Trẻ con bị vàng người: Thiên hoa phấn 10g, giã nhỏ, cho thêm nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước uống. Có thể thêm ít mật ong vào cho dễ uống hơn.


- Đơn thuốc chữa phụ nữ sinh con sữa không xuống: Thiên hoa phấn thiêu tồn tính, tán nhỏ. Ngày uống 16 đến 20g.


- Chữa viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì l0g, bạch cương tàm l0g, cam thảo l0g, gừng tươi 4g, nước 500ml. sắc còn 150ml. Chia 2 lần uống trong ngày.


Nguồn : cây thuốc và vị thuốc VN- GSTS Đỗ Tất Lợi



Vị thuốc từ cây qua lâu

Hạt giống cải nhíp

- Khối lượng : 10g


- Độ sạch :  ≥ 98%


- Tỉ lệ nẩy mầm :  ≥ 70%


- Thời vụ trồng : Trồng được quanh năm


- Thời gian thu hoạch : 30-35  ngày sau khi gieo.


- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.



Hạt giống cải nhíp

Hạt giống đậu bắp trang nông


Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 50g


- Thờivụ trồng : Quanh năm


- Thời gian bắt đầu thu hoạch : 50 ngày sau khi gieo


- Khoảng cách trồng : Hàng cách hàng 100cm, cây cách cây trên hàng 50 – 60 cm


- Lượng giống gieo trồng /1.000m2 : 250g – 300g



Hạt giống đậu bắp trang nông

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Khái niệm về các loại phân bón hữu cơ

Là hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn. phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…


Phân động vật thường được trộn với rơm rạ khô để làm phân bón. Phân động vật thường được trộn với rơm rạ khô để làm phân bón.


1. Phân chuồng


Đặc điểm: Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng hóa học.


* Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp:


+Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60 – 70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1 – 2% lân super, sau đó trét bùn che phủ cho kín, hằng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30 – 40 ngày, ủ xong là sử dụng được.


+Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt: Đống phân ủ rộng khoảng 2 – 3m, cao 1,5 – 2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5 – 6 tháng.



+ Ủ nóng trước nguội sau: ủ nóng 5 – 6 ngày, khi nhiệt độ 50 – 60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.


2. Phân rác


- Đặc điểm: Là phân hữu cơ được chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ… ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).


- Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20 – 30cm xếp thành lớp, cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày, đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc


3. Phân xanh


- Đặc điểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu như điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…


- Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.


4. Phân vi sinh


- Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuât bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ. hoặc hút đạm tự nhiên để bổ sung cho đất và cây.


Các loại phân trên thị trường:


-  Phân vi sinh cố định đạm:


+ Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…


+ Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…


-  Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loai phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.


-  Phân vi sinh phân giải chất xơ: Chứa các chủng vi sinh tăng cường phân giải xác, bã thực vật..


    Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.


Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1 – 6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.


5. Phân sinh học hữu cơ


-    Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…


Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: Cây ăn quả, lúa, mía..


Kỹ thuật bón phân cho cây ăn quả -Thanh Huyền – Nhà XB Hồng Đức




Khái niệm về các loại phân bón hữu cơ

Thức uống thanh nhiệt cho tiết trời nắng nóng - P4

Vào mùa hè nắng nóng, chúng ta cần lưu ý sử dụng một số thức uống có tác dụng thanh nhiệt, bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể như sau:


giai nhiet17. Nước ép cà rốt


Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ. Cho cà rốt, sữa bò và một ít mật ong vào máy xay nhuyễn chia 2 lần uống lúc đói bụng (có thế lược bỏ bã).


Hoặc dùng: Cà rốt 100g, táo tây 1 trái, hai thứ gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn, thêm vào 1 muỗng canh nước cốt chanh và ít đường hoặc mật ong.


Món này dùng ngay, ướp lạnh hoặc thêm đá lạnh đều được. Ngoài tác dụng giải nhiệt, chống nóng, kích thích tiêu hóa, món ăn này còn giúp cải thiện thị lực; thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi.


18. Nước khổ qua, mật ong


Khổ qua (mướp đắng) 1 trái, mật ong 2 muỗng canh.


Cách làm: khổ qua rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ, ép hoặc xay lấy nước, thêm mật ong vào khuấy đều là được.


Món này có tác dụng an thần, giải nhiệt độc, hạ


hỏa, rất thích hợp cho trẻ em trong mùa hè, giúp trẻ phòng ngừa mụn nhọt, rôm sảy và các loại nhiễm trùng ngoài da, chữa trị được trường hợp trẻ luôn bực bội khó chịu, khó ngủ, biếng ăn, táo bón, tiếu gắt.


19 . Nước bí đao, gừng


Bí đao 50-100g, gừng tươi vài lát, đường vừa đủ.


Cách làm: Bí đao rửa sạch, xắt miếng nhổ, cho bí đao, gừng tươi, nước 500ml vào nồi nấu nhỏ lửa còn khoảng 150ml. Đem xuống thêm đường vào khuấy đều là được.


Món này có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu, chống thử nhiệt nên rất thích hợp những lúc thời tiết oi bức khó chịu.


Vào mùa nắng nóng, nên dùng thêm một số thức ăn có tác dụng thanh nhiệt, giái khát, tiêu độc, phòng ngừa trúng nắng (thứ nhiệt) như: bí đao, củ đậu (sắc nước), mướp đắng, rau muống, rau đắng, rau nhút, rau sam, mồng tơi, cải cúc (tần ô), củ sen, bông súng, dừa, thanh long, khế, đưa hấu, lê, táo, sương sâm, sương sáo, chè thạch (rau câu), mủ trôm, hạt é, hạt lười ươi, actisô, lô hội (nha đam, long tu), trái dâu tằm, trái dâu núi (thanh mai), sữa đậu nành…


Ngoài các món ăn trên, vào mùa hè nên ăn thêm các loại chè đậu xanh, đậu ván, sắn dây… đều rất có lợi cho sức khỏe.


Lương y Đinh Công Bảy- Y học & Sức khỏe



Thức uống thanh nhiệt cho tiết trời nắng nóng - P4

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Thức uống thanh nhiệt cho tiết trời nắng nóng – P3


Vào mùa hè nắng nóng, chúng ta cần lưu ý sử dụng một số thức uống có tác dụng thanh nhiệt, bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể như sau:


giai nhiet13. Nước cà rốt táo tây


Cà rốt 1 củ, táo tây 1/2 trái, rau cần tây 30g, nước chanh vắt. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt nhỏ, táo tây, rau cần tây rửa sạch cắt nhỏ, cho nước chanh vào trộn đều, xay nhuyễn.


Dùng uống giải khát. Thức uống này còn thích hợp với người bị tăng huyết áp.


14.Trà sắn dây, lá sen


Sắn dây 30g rửa sạch, xắt mỏng (hoặc cho hoa sắn dây 10g rửa sạch), lá sen 1/2 cái rửa sạch, xắt sợi.


Hai thứ nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 2-3



15. Nước chanh dây


Chanh dây được dùng chế nước giải khát theo cách sau: Rửa sạch quả, bổ đôi rồi nạo lấy hết nạc bên trong, cho vào rá sạch, chà nhẹ rồi ép lọc lấy dịch quả. Thêm nước lọc hoặc nước sôi để nguội cùng với 1 ít đường hoặc mật ong (lượng tùy ý thích), khuấy đều để uống.


Có thể làm nước sinh tố kết hợp chanh dây cùng với 1 số trái cây khác như: mãng cầu xiêm, cam, táo tây, nho, lê, sầu riêng, thơm (dứa)… để tăng tác dụng bổ dưỡng; giải nhiệt, giải khát, an thần; lợi tiểu, nhuận trường, tăng cường các chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ hệ tim mạch; phòng ngừa các bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp; tiểu đường, ung thư…


16.Nước sinh tố chuối, cà chua


Chú ý chỉ lột vỏ và cắt chuối ngay trước khi ăn hay chế biến để tránh bị nhũn và ngả màu.


Nguyên liệu: Chuối cắt mỏng 500g, cà chua xắt nhỏ 300g; nước cốt cam 2 muỗng canh, nước cốt chanh 1 muỗng canh; đá bào 1/2 chén.


Cách làm: Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn. Đổ ra ly uống liền.


Theo Đông y; chuối vị ngọt, tính mát, không độc, có khả năng dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch; có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tinh túy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan vàng da,sưng tấy,v.v…


Lương y Đinh Công Bảy – Y học & Sức khỏe



Thức uống thanh nhiệt cho tiết trời nắng nóng – P3

Cách lên men tỏi đen để chữa bệnh

Một số nghiên cứu khoa học quy mô lớn gần đây phát hiện thêm nhiều công dụng của tỏi như ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa truỵ tim mạch, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.


toi den 1Nhược điểm cố hữu của loại củ này là mùi khó chịu do các hợp chất sulfur gây ra. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học Nhật Bản, Hàn Quốc, đã tìm ra phương pháp lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo ra tỏi đen mà vẫn bảo đảm thành phần dược tính của nó. Tỏi đen sau khi lên men vừa không còn mùi khó chịu, vừa làm tăng tác dụng chống ôxy hoá của tỏi lên rất nhiều lần.


Ông Nguyễn Leo Long, nhà nghiên cứu và lên men tỏi đen thành công tại Việt Nam, cho biết, ở miền Trung Việt Nam có nhiều loại tỏi hiếm như tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang… Chúng được giới Đông y xếp loại là thảo dược quý, đặc biệt các loại tỏi này sau khi lên men sẽ mang lại giá trị dược lý gấp 10 lần so với lúc còn tươi. Hiện nay có 2 cách lên men tỏi phổ biến như sau:


1. Lên men tại nhà


Bước 1: Chọn tỏi tươi


Để lên men được tỏi đen chất lượng cao thì khâu lựa chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Tốt nhất nên chọn những củ to và tròn, không bị xây xát, các phần bên trong cũng phải đảm bảo chất lượng.


Bước 2: Bảo quản


Sau khi đã chọn được tỏi tươi tốt, để làm cho tỏi không bị thối rữa và mọc mầm, bạn cần bảo quản tỏi sớm nhất có thể. Hãy đặt tỏi ở nơi lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 0 đến -1 độ C, độ ẩm không khí 70%.


Bước 3: Rửa và làm sạch tỏi


Sau khi rửa sạch tỏi bằng nước sạch, phải để cho tỏi thật khô sao cho không còn giọt nước nào đọng lại trên bề mặt củ. Hãy đặt tỏi trong môi trường khô thoáng từ 4 tới 6 tiếng trước khi lên men.


Bước 4: Lên men


- Đầu tiên hãy chọn một chiếc nồi điện có thể điều chỉnh đun ở nhiệt độ thấp từ 55 đến 65 độc C. Cần đảm bảo chiếc nồi này không có thiết bị đếm thời gian tự ngắt.


- Mua một lượng tỏi tươi vừa đủ, không bóc bỏ, cho vào một chiếc hộp thủy tinh hoặc nhựa chịu nhiệt. Lưu ý: Cần chọn hộp với kích cỡ vừa để đảm bảo khi đặt vào nồi điện vẫn có một khe hở nhỏ giữa hộp và thành nồi.


- Cho một chiếc nhiệt kế vào trong hộp chứa tỏi rồi quấn kín hộp bằng một màng nhôm mỏng. Cần đảm bảo một đầu nhiệt kế thò ra ngoài để có thể quan sát được chỉ số nhiệt độ. Tốt nhất, hãy chọn chiếc nồi điện có vung bằng kính để dễ dàng nhìn thấy chỉ số nhiệt độ trong nồi mà không cần mở vung nhấc đầu nhiệt kế ra xem.


- Cuối cùng, đặt hộp đựng tỏi vào nồi điện, cắm điện và bật chế độ nấu ở nhiệt độ khoảng 55 độ C. Để như thế trong vòng 40 ngày, tỏi tươi sẽ tự lên men thành tỏi đen. Tỏi đen thành phẩm có thể bóc vỏ ăn ngay, mỗi ngày từ 1 đến 3 củ có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh.


Tỏi tươi lên men 40 ngày sẽ cho ra tỏi đen với thành phần dược lý cao gấp 10 lần. Ảnh: Tỏi đen Leo's. Tỏi tươi lên men 40 ngày sẽ cho ra tỏi đen với thành phần dược lý cao gấp 10 lần. Ảnh: Tỏi đen Leo’s.


2. Lên men quy mô lớn


Việc lên men tỏi tại nhà rất công phu, trong khi đó không phải ai cũng thực hiện đầy đủ các bước và đảm bảo đúng điều kiện về nhiệt độ, thời gian như quy định. Do đó nếu cần lên men với số lượng lớn (từ 10 kg tỏi trở lên), bạn nên sử dụng máy lên men với quy trình đã được lập trình sẵn sẽ đảm bảo về chất lượng tỏi thành phẩm, đồng thời hạn chế rủi ro.


Các bước thực hiện:


- Lựa chọn và làm sạch tỏi tươi như các bước trên.


- Cho tỏi tươi vào máy lên men.


Đầu tiên, cài đặt máy lên men ở nhiệt độ 0-50 độ C, độ ẩm 60-80%, cho máy vận hành trong thời gian từ 8–10 tiếng.


- Tiếp theo, cài đặt máy lên men ở nhiệt độ 50-70 độ C, độ ẩm 65-90%, từ 20 đến 30 tiếng, lúc này tỏi tươi sẽ lên men từ từ để tạo thành tỏi đen.


-  Sau đó cài đặt máy lên men ở nhiệt độ 75–80 độ C, độ ẩm 75–95% trong thời gian hơn 200 giờ. Lúc này tỏi đen đã được tạo thành, không còn mùi hăng nữa.


- Cuối cùng, sấy khô tỏi đen ở nhiệt độ 80–900C, sau đó đóng gói.


Điều khiến nhiều người thắc mắc là tại sao tỏi sau khi lên men tự nhiên (không dùng hóa chất) lại chuyển thành màu đen, mùi vị của nó thay đổi gần như 100%. Ông Leo Long giải thích rằng trong thành phần tỏi có chứa đường và axit amin, sau khi trải qua quá trình lên men sẽ tạo ra melanoidin, một chất có màu sẫm đen.


Trong quá trình lên men sẽ xảy ra phản ứng chuyển hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh như methionin, cystein, methanethiol thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh tan được trong nước như s-allyl-s-cysteine, alliin, isoalliin, methionin, cycloalliin, các dẫn chất của cysteine, dẫn chất tetrahydro-β-carboline. Đây là những hợp chất quan trọng làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được. Quy trình lên men tự nhiên cũng làm cho hàm lượng carbohydrate tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), nhờ đó tỏi đen có vị ngọt của trái cây.


Tỏi tươi sau khi chuyển hoá thành tỏi đen có tên gọi là black garlic hay fermented garlic. “Sản phẩm này có màu đen, hầu như không còn mùi vị khó chịu mà vị ngọt giống như các loại trái cây, chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài là có thể ăn được. Tỏi đen có thể bảo quản trong thời gian dài”, ông Leo Long cho biết.


Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của Tetrahydro-β-carboline có tác dụng loại bỏ gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hoá lipid. Dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. S-allyl-l-cysteine làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường là những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.


Hiện nay trên thế giới, tỏi đen được sử dụng khá phổ biến không chỉ làm thức ăn mà còn làm thuốc chống ôxy hoá, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hoà đường huyết. Nước uống giải khát tỏi đen, cao tỏi đen, viên nang tỏi giúp làm giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, cải thiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, cải thiện chức năng hệ tiêu hoá và đường ruột, phòng chống ung thư, tim mạch, tiểu đường.


Nguồn : vnExpress



Cách lên men tỏi đen để chữa bệnh