Cũng như các loại cây trồng khác, thanh long chịu sự tấn công rất lớn của dịch hại. Khác với sâu bệnh tấn công trên thân cành mà nông dân dễ dàng phát hiện và kịp thời phòng trừ, dịch hại dưới rễ là vấn đề nan giải khiến bấy lâu nay bà con trồng thanh long hết sức bối rối. Tuyến trùng nằm trong rễ là đối tượng hết sức nguy hiểm, chẳng những gây hại rễ mà còn mở đường cho một số loài nấm tấn công rễ làm giảm năng suất thanh long.
Theo các nhà khoa học, tuyến trùng là động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn, kích thước rất nhỏ mắt thường không xem được mà chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi. Trên thanh long, chúng tấn công trực tiếp vào rễ gây sung rễ, thối rễ làm rễ mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Vườn thanh long bị tuyến trùng tấn công nặng sẽ ngả màu vàng teo tóp không còn khả năng nảy chồi, ra hoa đậu quả.
Nhiều vườn thanh long ở Bình Thuận bị tuyến trùng tấn công, tùy theo điều kiện canh tác, thổ nhưỡng và cách phòng trừ dịch hại mà mức độ gây hại khác nhau. Mặc dù việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn nhưng đến thời điểm này nhiều bà con trồng thanh long đã tìm được cho mình giải pháp ưng ý nhất.
Ông Đỗ Minh Đồng, trưởng nhóm thanh long VietGAP, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận chia sẻ: “Cách đây 2 năm, tôi phát hiện cành cây bắt đầu ngừng phát triển, không đâm chồi, rễ sưng thối, nghe nhiều người tôi dùng đủ loại thuốc, phun có, rải gốc có, nhưng chẳng có kết quả gì”.
Sau khi tham quan mô hình quản lý tuyến trùng trên thanh long bằng giải pháp tưới Tervigo 020SC của Công ty Syngenta thấy hiệu quả tốt, tôi về áp dụng liền cho vườn nhà. Thật lạ, chỉ vài tuần sau khi xử lý bằng Tervigo thấy rễ trắng ra nhiều mà không bị sưng hay thối gì nữa. Tiếp tục sử dụng lần hai cách lần thứ nhất 1 tháng thì thấy vườn đã bắt đầu đâm nhiều chồi.
Đã gần 1 năm sau khi xử lý bằng Tervigo thì lượng chồi đã ổn định, có thể chong điện cho vụ nghịch sắp đến. Ông cũng chia sẻ thêm: “Nhiều vườn nông dân bên cạnh cũng gặp tình trạng tương tự nên họ rất ngạc nhiên khi thấy vườn nhà tôi đã phát triển trở lại. Sau khi được chia sẻ giải pháp này, họ đã áp dụng thành công”.
Anh Nguyễn Văn Giang, người từng muốn phá bỏ vườn thanh long hơn 200 trụ, 3 năm tuổi không phát triển được ở thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận nhưng khi gặp chúng tôi, anh hào hứng tâm sự: “Sau khi được tư vấn, tôi sử dụng 2 lần Tervigo cộng với Ridomil Gold cách nhau 1 tháng. Đến giờ tôi rất yên tâm vì rễ đã dày đặc, cành đã xanh và đâm chồi trở lại”.
Anh nói thêm: “Để bà con mình áp dụng dễ dàng, giảm công và chi phí thì tôi cắt xéo cần phun 45-60o vọt thẳng qua lớp rơm mà không cần bới rơm ra. Theo đúng hướng dẫn, chỉ cần 100ml Tervigo + 100g Ridomil Gold + 50 lít nước là đủ phun hoặc tưới gốc cho 25-30 trụ thanh long”.
Nhiều bà con cũng tâm đắc khi nói về giải pháp Tervigo 020SC & Ridomild Gol 68WG của Syngenta: “Sản phẩm này không có mùi hôi như một số sản phẩm rải gốc khác và đem lại kết quả nhanh chóng bất ngờ: chỉ sau 2 tuần xử lý đã thấy bộ rễ trắng xuất hiện không có nốt sần như trước nữa, trái phát triển và nhiều hơn những trụ không xử lý bằng thuốc”.
Ông Nguyễn Hữu Thanh, Giám đốc kỹ thuật Công ty Syngenta chia sẻ: “Tervigo 020SC là sản phẩm đặc trị tuyến trùng trên thanh long, tiêu, cà phê và một số cây trồng khác. Thuốc Tervigo 020SC ở dạng dung dịch với công nghệ tiên tiến của Syngenta khi tưới vào vùng rễ, là nơi mà mật số tuyến trùng tập trung cao, thuốc sẽ được duy trì bám quanh vùng rễ trong khoảng thời gian 30 ngày để phát huy hiệu quả quản lý tốt tuyến trùng.
Bên cạnh đó, các vết nơi mà vùng rễ bị tuyến trùng tấn công cũng là “cửa ngõ” để nấm bệnh xâm nhập vào, vì vậy để đạt hiệu quả tốt nhất bà con nên dùng thêm Ridomild Gold 68WG để giúp diệt nấm gây hại rễ đảm bảo bộ rễ phát triển tốt hơn”.
Theo Viện KHKTNN Miền Nam-nongnghiep.vn
Kinh nghiệm xử lý tuyến trùng của nông dân Bình Thuận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét