Khi cần phải lựa chọn một loại trái cây nào đó cho người thân đang bị bệnh sử dụng, nhiều người đã băn khoăn: không biết loại trái cây nào là thích hợp nhất đối với người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết cách sử dụng các loại trái cây và cách kiêng kỵ cúa chúng.
Các loại thực phẩm được khuyến cáo phải kiêng kỵ hoặc được khuyên nên sử dụng cho một người bệnh là điều đã được y học cổ truyền đề cập từ bao đời nay.
Không phải chỉ thuốc men hoặc các phương pháp trị liệu khác là có thể giải quyết được bệnh tật, mà vấn đề ăn uống và sinh hoạt cũng được coi là những yếu tố phụ trợ cần thiết để mau chóng trả lại sức khỏe cho người bệnh.
Theo y học cổ truyền, nếu bệnh tật được quan niệm theo học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc, thì thực phẩm và dược liệu cũng được quan niệm theo các học thuyết đó.
Hầu hết các loại trái cây ăn được đều có tác dụng trị liệu một số chứng bệnh, do tính chất âm hoặc dương của chúng.
Dựa theo thuyết âm dương, người ta phân loại trái cây thành hai nhóm sau:
1. Nhóm âm tính: Gồm các loại trái cây có khí lạnh, mát, vị chua, đắng, mặn, tính trầm giáng, dùng trong các trường hợp dương bệnh.
2. Nhóm dương tính: Gồm các ỉoại trái cây có khí nóng, ấm, vị cay, ngọt (hoặc nhạt), tính thăng phù, dùng trong các trường hợp âm bệnh.
Trên cơ sở tính chất âm dương nêu trên, trái cây được phân loại cụ thể hơn theo tứ khí, ngũ vị, tính thăng giáng phù trầm cúa chúng:
3.Tứ khí là bốn loại khí chất: hàn (lạnh), lương (mát), ôn (ấm), nhiệt (nóng). Trong đó hàn, lương thuộc âm; ôn, nhiệt thuộc dương.
4. Ngũ vị: là năm vị được nhận biết bằng vị giác, gồm có :
-Vị cay (tân) : có tác dụng làm cho tán ra và chạy đi. Thường được dùng để cho ra mồ hôi trong bệnh cảm mạo hoặc làm giảm đau, chống co thắt, hoạt huyết, tiêu ứ. Vị cay vào tạng Phế, thuộc hành Kim
+ Vị ngọt (cam): có tác dụng bổ dưỡng. Thường dùng trong các bệnh hư suy hoặc để làm hòa hoãn các cơn đau, vị ngọt vào tạng Tỳ, thuộc hành Thố.
+ Vị đắng (khổ): có tác dụng thanh nhiệt (hoặc tả hỏa), trừ thấp, chỉ tả. Thường dùng trong các bệnh nhiễm trùng (do thấp nhiệt), kiết lỵ, tiêu chảy, đàm nhớt. Vị đắng vào tạng Tâm, thuộc hành Hỏa.
+ Vị chua (toan): có tác dụng thu liễm, cố sáp (chống tiết xuất, làm cho khô ráo), làm giám đau. Thường dùng đế chữa chứng ra nhiều mồ hôi, di tinh, tiêu chảy, đau cổ họng, đau bụng. Vị chua vào tạng Can, thuộc hành Mộc.
+ Vị mặn (hàm): có tác dụng làm mềm các chất cứng (nhuyễn kiên), dẫn khí đi xuống. Thường dùng chữa táo bón, hết hạch hoặc làm tẩy xố, trừ giun. Vị mặn vào tạng Thận, thuộc hành Thủy.
Ngoại ra còn có vị nhạt (đạm), có tác dụng làm mát nhẹ, lợi tiểu, an thần.
Trong ngũ vị thì cay ngọt, nhạt thuộc dương; chua, đắng, mặn thuộc âm.
5. Bốn tính năng: thăng (đi lên), phù (nổi, hướng ra ngoài), giáng (đi xuống), trầm (chìm, hướng vào trong) là những xu hướng tác động của mỗi loại trái cây khi đi vào cơ thể. Trongđó thăng phù thuộc dương,giáng,trầm thuộc âm
Như vậy, việc sử dụng trái cây thích hợp với người bệnh là điều cần quan tâm để tăng cường tác dụng trị liệu và hạn chế các yếu tố bất lợi. Trong sách Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có nêu ra một số trái cây nên dùng hoặc nên kiêng kỵ khi có bệnh như sau: “Hễ đang lâm bệnh, nhất thiết phải kiêng uống rượu, phòng dục, và nên tiết chế ăn uống, đó là đường lối chính của việc chữa bệnh.
Bệnh sốt chưa lui chớ nên ăn cơm. Bệnh sốt mới khỏi mà ăn thịt hoặc ăn nhiều quả nhãn, mít, đào, dưa hấu… thì bệnh tái phát. Bệnh có chứng sợ rét thì kiêng uống thức lạnh. Bệnh nóng rét thì kiêng ăn các loại quả có vị chua chát như quả nhót, mận, xoài…
Các bệnh ngoài da và bệnh trĩ đều nên kiêng các thứ cay thơm, động hỏa như gừng, hành; các chất khô nóng như ớt, hồ tiêu…
Khi dưỡng bệnh, cần kiêng ăn các thứ khí trệ như quả cà, quá bầu, dưa chuột, khoai sọ, củ ấu…”
Lương y Đinh Công Bảy- Y học và sức khỏe
Sử dụng trái cây theo từng tạng người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét