Quảng Cáo

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Vị thuốc chữa bệnh từ cây bơ

Bơ là loài cây của miền nhiệt đới châu Mỹ, cũng được trồng ở các xứ nhiệt đới khác, bắt đầu nhập trồng ở nước ta từ thế kỷ 20, có nhiều nhất ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.. Trong 100g thịt trái bơ chín có 60g nước, 2,08g protid, 20,10g lipid, 7,4g gluxit, tro 1,26g, các chất khoáng: Ca 12mg, P 26, Fe 0,6mg, vitamin A 205mg, B1 0,05mg, C 20mg, các aminaxit: cystin, tryptophan, ngoài ra còn có nhiều chất kháng khuẩn. Chính vì vậy mà trong sách Guiness ghi bơ là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra trong lá và vỏ cây chứa nhiều chất dầu dễ bay hơi ( methyl – chavicol, alpha pinen) flavonoid, lanin…


trai boQuả bơ là một loại thức ăn bổ dưỡng, rất dễ tiêu hóa. Hàng ngày dùng quả chín để ăn tươi trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như trộn với nước chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn. Quả bơ bổ dưỡng, phòng bệnh  làm cân bằng hệ thần kinh và kích thích tiình dục. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng độ axit của nước tiểu, làm hạ cholesterol trong máu. Bơ cung cấp ít chất đường hơn loại quả khác nên rất thích hợp với những người bị đái tháo đường. Ăn quả bơ chín bồi dưỡng người ốm dậy, người làm việc quá sức trong lao động trí óc căng thẳng chân tay. Quả bơ hãm uống để trừ ngộ độc do ăn uống


- Lá, vỏ, cành non cây bơ trị tiêu chảy, lị, trừ ngộ độc thức ăn, giảm ho: Lấy 20-40g lá hoặc vỏ cành bơ sắc với 750ml, 300lm nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Lưu ý: Bài thuốc này có tác dụng kích thích kinh nguyệt và có thể gây sảy thai nên phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên dùng.


qua bo 2- Vỏ trái bơ có tác dụng chống giun sán.


- Dầu chiết từ hạt bơ có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ da tươi tắn, làm mềm dịu các loại da khô, sần sùi, bong vẩy, ngoài ra còn dùng làm dầu xoa mát xa vùng đầu, kích thích da đầu, giúp tóc mau mọc.


- Bài thuốc giúp ổn định thần kinh: Quả bơ 200g, hoa nhài 50g, mật ong 30g, thịt quả bơ hấp chín, sấy khô, hoa nhài phơi khô, cả hai thứ tán thành bột mịn, trộn mật ong viên thành từng viên khoảng bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội.


- Bài thuốc chữa đau dạ dày: Quả bơ 300g, nghệ vàng 150g, mật ong 50ml. Lấy thịt quả bơ hấp chín, sấy khô, nghệ vàng phơi khô, tán thành bột mịn, dùng mật ong luyện thành viên khoảng bằng hạt ngô, phơi khô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội.


BS. Phó Thuần Hương-suckhoedoisong.vn



Vị thuốc chữa bệnh từ cây bơ

Thêm một lợi ích của ớt chuông

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Annals of Neurology cho thấy: ăn nhiều ớt chuông có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.


ot chuongParkinson hiện là căn bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều triệu người ở Mỹ, vốn là một rối loạn vận động thường rất khó chẩn đoán và ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian.


Nguyên nhân thực sự vẫn chưa rõ, nhưng bệnh này thường phát triển khi các tế bào thần kinh có trách nhiệm sản xuất dopamine, một loại hormone giúp điều chỉnh sự chuyển động trong cơ thể, gặp sự cố và chết. Các triệu chứng bao gồm run, di chuyển chậm, cứng cơ bắp, và mất ổn định. Bệnh này còn đáng sợ ở chỗ hiện nay vẫn chưa có phương thuốc chữa trị dứt điểm.


Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington, Seattle đã yêu cầu 490 người tham gia mới được chẩn đoán mắc bệnh và 644 người tham gia khác không bị bệnh chia sẻ thói quen ăn uống và sử dụng thuốc lá của họ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, những người tiêu thụ càng nhiều những thực phẩm như ớt chuông, cà chua, nước ép cà chua và khoai tây thì nguy cơ mắc bệnh Parkinson càng thấp. Ớt chuông dường như cho thấy hiệu quả đặc biệt nhất, khi mà ăn từ 2-4 lần/ tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển căn bệnh này tới 30%.


Nhưng tại sao lại tập trung vào những loại thực vật này? Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng chất nicotine trong thuốc lá – có nguồn gốc từ cùng một họ thực vật với ớt chuông – có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên hút thuốc lá lại gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác. May mắn thay, loại nicotine ăn được dường như vẫn có hiệu quả ngăn chặn bệnh mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.


Một chú ý khác là, trong nghiên cứu trên, nguy cơ giảm đi kèm việc sử dụng những thực phẩm này chủ yếu xảy ra ở những người nam giới và phụ nữ chưa từng hút thuốc hoặc chỉ hút trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là một tín hiệu đáng mừng với các bệnh nhân Parkinson và những người đang có nguy cơ mắc bệnh.


Theo Tri thức trẻ



Thêm một lợi ích của ớt chuông

Những sự kết hợp của thưc phẩm và thuốc có hại cho sức khỏe

Dưới đây là những sự kết hợp nguy hiểm giữa thuốc và thực phẩm nên bạn cần tránh


1. Chanh và thuốc  ho


thuc pham 1 nenChanh, bưởi và cam có thể phá vỡ một loại enzyme phân hủy statin và một số loại  thuốc khác, bao gồm thuốc ho dextromethorphan. Thuốc sau đó sẽ tích tụ trong máu bệnh nhân nên nguy cơ bị ảnh hưởng tác dụng phụ tăng lên, Mary Ellen Gullickson – dược sĩ ở Phòng khám Marshfield, tiểu bang Wisconsin, Mỹ – cho biết. Với dextromethorphan, tác dụng phụ sẽ là ảo giác và buồn ngủ còn với nhóm statin, bạn có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng.


2. Các sản phẩm sữa và thuốc kháng sinh


thuc pham nenMột số kháng sinh, bao gồm Cipro tác dụng với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong các thực phẩm làm từ sữa. “Điều này ngăn cản sự hấp thu của kháng sinh làm giảm khả năng chống nhiễm trùng”, Tiến sĩ Gullickson nói. Vì vậy, bệnh nhân tránh dùng sữa, pho mát, sữa chua 2 giờ trước và sau khi uống thuốc. Ngoài ra, sữa cũng có những tác dụng không mong muốn tương tự đối với vitamin và khoáng chất.


3. Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm


thuc pham 3 nenHãy kiểm tra kỹ nhãn hiệu loại thuốc chống trầm cảm của bạn trước khi dùng. Nếu thuốc bạn đang dùng thuộc loại thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs ) – dưới các nhãn hiệu Marplan, Nardil, Emsam hoặc Parnate…, khi kết hợp với những thực phẩm giàu axit amin tyramine có thể khiến huyết áp thay đổi đột ngột, đe dọa tính mạng. Danh sách này không chỉ có thịt xông khói mà còn xúc xích, rượu vang, dưa cải, pho mát để lâu năm, nước tương, bia hơi….


4. Chocolate và Ritalin


thuc pham 4 nenBên cạnh caffeine, chocolate cũng chứa một chất kích thích gọi là theobromine, Tom Wheeler – chuyên gia về thuốc lại Trung tâm Y tế Chicago (Mỹ) – cho biết. Vì vậy, kết hợp nhiều chất kích thích như chocolate và thuốc chống tâm thần Ritalin vào cơ thể người có thể dẫn đến những hành vi bất thường, co giật.


5. Nước ép táo và thuốc chống dị ứng


thuc pham 5 nenHãy tránh nước ép táo, cam, bưởi trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc Allegra (fexofenadine) khi sốt mùa hè, chuyên gia Gullickson khuyên. Các loại nước này chứa một axit amin vận chuyển thuốc từ ruột vào máu. Kết quả, việc hấp thụ Allegra giảm tới 70%, giảm tác dụng chảy mũi và ngăn hắt hơi, Tiến sĩ Tom Wheeler nói.


6. Quế và thuốc chống đông máu warfarin


thuc pham 6 nenQuế chứa hàm lượng cao chất có tên coumarin có thể khiến máu loãng, nếu dùng nhiều có khả năng gây tổn thương gan, bác sĩ Eric Newman từ Trung tâm Y tế TP Mercy ở TP Baltimore (Mỹ), nói. Vì vậy, không nên dùng quế trong thời gian dùng thuốc chống đông máu.


7. Rượu và acetaminophen (Paracetamol)


thuc pham 7 nenRượu sẽ làm tăng tác dụng của các men chuyển chất thuốc thành chất chuyển hóa Acetylbenzoguinoneimin, gây độc hại cho gan, thận. Nói chung, không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong vòng 6 tiếng trước và sau khi uống rượu.


Theo Sức khỏe & Đời sống



Những sự kết hợp của thưc phẩm và thuốc có hại cho sức khỏe

Lợi ích của ca cao đối với sức khỏe

Cao cao với thành phần dinh dưỡng bao gồm protein, các acid béo, cellulose, vitamin B9, sắt, kẽm và nhiều khoáng chất khác giúp cho ca cao trở thành thức uống dinh dưỡng được ưa chuộng không chỉ của người khỏe mạnh mà còn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp và đặc biệt là những người làm việc căng thẳng hoặc lao động chân tay cần lấy lại năng lượng và nâng cao khả năng tập trung một cách nhanh chóng…


Trái ca cao Trái ca cao


Đối với người bị bệnh tim


Theo Tiến sĩ Norman Hollenberg, Trường đại học y  khoa Harvard (Mỹ)  trong ca cao có chất phenol có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì nó bào mòn các mảng bám thành mạch máu, hạn chế nguy cơ tăng hàm lượng cholesterol. Ngoài ra, trong bột ca cao còn có flavonoid chống oxy hóa và hạn tối đa xơ cứng mạch máu, mỡ máu và các rủi ro khác cho hệ tim mạch.


Hàm lượng flavonoid có trong 100g bột ca cao cao gấp 4 lần trong 100ml nước chiết xuất từ lá chè xanh.


Đối với người bệnh tiểu đường


Chất flavanoid có trong ca cao tự nhiên có tác dụng khôi phục khả năng làm việc của các mạch máu. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức trên 10 bệnh nhân tiểu đường. Những bệnh nhân này được cho uống liên tục 3 ly ca cao mỗi ngày trong vòng 30 ngày. Kết quả cho thấy mạch máu được nở rộng thêm từ 3,3% lên 4,1% so với mức ở một người bình thường là 5%. Điều đó cho thấy, ca cao không gây hại đến những bệnh nhân này mà còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.


Đối với người cao huyết áp


Với khả năng cải thiện khả năng làm việc của mạch máu như đã phân tích ở trên, một ly ca  cao mỗi ngày có thể thay thế statin là những chất ức chế sinh tổng hợp cholesterol, làm giảm cholesterol trong tế bào gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL (Lipoprotein tỷ trọng thấp) và qua đó làm tăng vận chuyển LDL từ máu. Kết quả cuối cùng là làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương. Giữ thói quen ăn một lượng vừa đủ chocolate mỗi ngày có thể giảm đến 50% nguy cơ tử vong.


Giảm mệt mỏi cho người hay vận động


Lượng vitamin và khoáng chất đáng kể có trong ca cao giúp cơ thể điều tiết nhanh sau khi vận động. Đồng thời, bơ trong ca cao có tác dụng như một loại tá dược làm tăng tính đàn hồi, dẻo dai của cơ. Bên cạnh đó, với 12,9% protein, ca cao giúp hình thành cũng như tăng kháng thể một cách đáng kể cho cơ thể.


Cải thiện trí não


Sử dụng ca cao mỗi ngày có tác dụng cải thiện tình trạng sụt giảm nhận thức nhẹ, một thể bệnh có thể tiến triển thành chứng mất trí nhớ hoặc bệnh Alzheimer ở những người già. Ngoài ra, với một tỷ lệ nhỏ caffeine (ít hơn so với trong cà phê) trong ca cao sẽ giúp tỉnh táo, kích thích cơ thể và tác động hiệu quả đến tâm lý, giảm bớt căng thẳng, nâng cao khả năng tập trung, cải thiện trí não nhanh chóng.


Ca cao giúp giảm cân cho người béo phì


Với công dụng tăng cường sự trao đổi chất và cho phép cơ thể đốt cháy một lượng lớn calories. Chất theobromine trong ca cao tạo cho cơ thể có cảm giác no, ngăn chặn cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tốt cho khẩu phần ăn của người béo phì nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.


Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú


Trong ca cao chứa vitamin B9 hay còn gọi là acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của thai nhi hạn chế tối đa bị các dị tật bẩm sinh như nứt cột sống, ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ảnh hưởng đến não, cột sống hoặc tủy sống.


NGÂN TRẦN-khoahocphothong.com.vn



Lợi ích của ca cao đối với sức khỏe

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Vị thuốc chữa bệnh của cây thị

Cây thị có tên khoa học là diospyros decandra lour thuộc họ Thị Ebenaceae rất gần gũi với chúng ta, cây thị được trồng rải rác trong các vườn gia đình, nhất là ở đình chùa, miếu để lấy quả. Theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết các bộ phận của cây thị đều có vị thuốc được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.


qua thi nenQuả thị đã được nghiên cứu dược lý trên giun đất bằng cách dùng 20g bột thịt quả thị phơi khô, tán nhỏ, chiết với 200ml nước, lấy liều vừa phải làm giun bị tê liệt, liều cao làm chết giun và liều càng cao, giun chết càng nhanh. Có giả thiết cho rằng tác dụng này do tamin glucosidic, dẫn chất pyrocatechic phlobaphen. Trên cơ sở đó, người ta thấy trẻ nhỏ ăn nhiều thịt quả thị chín vào sáng sớm lúc đói có ra giun, chủ yếu là giun kim, mặc dù quả thị chín ít được ăn tươi vì không ngon, lại sít răng làm răng cáu bẩn…


1. Mô tả cây thị


Thị là một cây gỗ, cao tới 5-6m. lá mọc so la, phiền lá hình thuôn, dài 5-8cm, rộng 2-4cm, dài, cuống dài 6-9mm, có phủ lông. hoa đa tính, họp thành xim, màu trắng. đài hợp ở gốc 4 răng, nhị 8-14. nhuỵ có 2 vòi. quả tròn hơi dẹp, đường kính 3-5cm, có 6-8 ngăn, khi chín màu vàng, mang đài tồn tại. hạt cứng, dẹt, dài 3cm, phôi sừng. mùi thơm hay khó chịu tuỳ theo người thích hay không thích.


Cây thị Được trồng khắp nơi ở Việt Nam, chủ yếu lấy quả ăn. quả hái về vào các tháng 8-9. ngoài ra người ta còn dùng lá tươi hay phơi khô làm thuốc. không cần có chế biến .


Quả thị: Có hai dạng đó là dạng quả hình cầu, đít tròn, thường được gọi là thị muộn và dạng quả nhỏ hơn hơi dẹt, đít bằng, có tên là thị sáp hay thị lục sáp. Quả thị có mùi thơm mát khi vừa chín tới, trong vỏ quả chứa một ít tinh dầu mùi gần giống mùi ester valerianic. Hương thơm này có tác dụng trấn tĩnh, giảm căng thẳng thần kinh, thư giãn. Đến khi quả đã chín rục, mềm nhũn và chuyển sang màu vàng sẫm thì mùi thơm giảm nhiều.


Vỏ quả chứa một ít tinh dầu gần giống mùi ête amyl valerianic. Thịt quả thị: theo kết quả phân tích của Peirier (1932) có 86,2% nước; 0,16% chất béo; 0,67% chất protit; 12% gluxit; 0,33% tanin; o,47% xenluloza; 0,50% tro.


2.Vị thuốc chữa bệnh của cây thị


Lá thị: Được dùng rất phổ biến để trị chứng táo bón, bụng anh ách căng đầy hoặc dùng lá thị tươi giã đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, hòa với rượu  rịt vào chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy) …


Vỏ thị: Nhân dân thường lấy vỏ bằng cách khía quả thị thành 6 – 8 mảnh, bóc ra dán lên tường vách hoặc cột nhà cho khô, khi dùng mới gỡ xuống.


Hạt thị: Theo tài liệu nước ngoài, hạt thị ngâm nước trà, uống có tác dụng kích thích sinh trưởng, chống lão hóa, làm thuốc dưỡng da, làm cho da hết nhăn, trở nên căng phồng, hồng hào. Về sau, hạt thị trở thành vị thuốc “cung đình” để giữ sắc đẹp (theo sử sách đời nhà Đường, Trung Quốc).


Rễ thị: Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, lột vỏ và chỉ lấy lớp vỏ trắng ở mặt trong, phơi hoặc sấy khô cất dùng dần.


3. Những bài thuốc vị thuốc chữa bệnh của cây thị


* Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ thị chừng 30 – 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.


* Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.


* Chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy): Lấy lá thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2 – 3 lần.


* Làm mụn nhọt chóng vỡ mủ: Lấy lá thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1 – 2 lần.


* Chữa bỏng lửa: Lấy lá thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.


* Chữa sâu quãng, lở loét: Lấy lá thị khô đốt thành than, rắc chữa sâu quãng, lở loét hoặc sắc lấy nước đặc rửa vết thương.


* Chữa dị ứng: Lấy lá thị 100g phối hợp với rễ cây ráy 50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.


* Chữa phù thũng: Lấy lá thị, lá đu đủ, lá lộc mại và lá trầu không, mỗi thứ 50g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, kết hợp lấy lá tươi của 4 thứ với lượng như trên, giã nhỏ, gói bằng lá chuối đã dùi nhiều lỗ thủng, nướng chín, rồi rịt vào rốn, băng lại.


* Chữa giời leo (herpes): Lấy vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên những vết phồng rộp chữa “giời leo” (một loại bệnh ngoài da).


B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI-nongnghiep.vn



Vị thuốc chữa bệnh của cây thị

Củ sen điều chỉnh huyết áp

Trong y học cổ truyền, củ sen vẫn được dùng như một loại thuốc để chữa các rắc rối liên quan đến hệ hô hấp.


cu sen sCác kết quả nghiên cứu khoa học cũng đã khẳng định giá trị dinh dưỡng và lợi ích của củ sen đối với sức khỏe.


Cải thiện chức năng miễn dịch


Củ sen chứa rất nhiều khoáng chất như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Trong đó, đồng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của nhiều loại enzyme, bao gồm cả superoxide dismutase và cytochrome c-oxidase là những loại enzyme có chức năng sản xuất ra các enzyme khác. Trong khi đó, sắt lại thường xuyên hỗ trợ cho sự tái tạo và phát triển các tế bào máu đỏ.


Hỗ trợ tiêu hóa


Không có lựa chọn nào lý tưởng hơn củ sen trong việc bổ sung chất xơ thực phẩm tự nhiên, nhằm làm chậm quá trình tiêu hóa các hợp chất carbohydrate. Khả năng hỗ trợ tiêu hóa của loại rau củ này sẽ giúp làm giảm mức choesterol trong mạch máu, đồng thời còn hạn chế nguy cơ tăng cân hoặc táo bón.


Tác động đến tâm trạng


Có rất nhiều vitamin trong củ sen như thiamin, axít pantothenic, riboflavin, niacin và foliate. Trong đó, vitamin B6 (Pyridoxine) tổng hợp ra các chất có khả năng tác động đến tâm trạng. Lượng vitamin B6 dồi dào sẽ giúp kiểm soát các chứng đau đầu, căng thẳng và suy sụp thần kinh. Ngoài ra, chúng còn có vai trò trong việc phòng ngừa những bệnh về tim.


Điều chỉnh huyết áp


Một trong những lợi ích đặc trưng của củ sen là khả năng cân bằng lượng kali và natri trong cơ thể. Natri mang đến vị thanh ngọt, còn kali lại ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều natri. Chúng giúp kiểm soát mức huyết áp cũng như nhịp tim.


Chữa táo bón hay tiêu chảy


Để làm dịu dạ dày khi chúng đang gặp trục trặc với các vấn đề về đường tiêu hóa, bạn có thể uống nước ép củ sen. Chúng giúp làm giảm những khó chịu ở ruột và chữa tiêu chảy khá hiệu quả.


Chữa thiếu máu trong kỳ “nguyệt san”


Nước ép từ củ sen hoặc món súp củ sen là lựa chọn tuyệt vời cho những phụ nữ đang bị thiếu máu do bị mất nhiều máu khi hành kinh. Để bù đắp lại lượng máu đã mất, bạn nên uống nước ép hoặc ăn súp củ sen trong 3 ngày sau khi kỳ “nguyệt san” kết thúc.


Bổ sung năng lượng


Trong củ sen chứa rất nhiều năng lượng như carbohydrate (tinh bột). Y học cổ truyền của các nước phương Đông cho rằng ăn củ và hạt sen là cách để bổ sung năng lượng, tăng cường sinh lực cho cơ thể.


Bảo vệ tim


Củ sen cung cấp các vitamin B-complex như vitamin B6, niacin, axít pantothenic, foliate, riboflavin và thiamin. Chúng góp phần bảo vệ tim, ngăn ngừa nguy cơ bị đau tim bằng cách kiểm soát sự tấn công của homocysteine trong máu.


Phòng bệnh cho ruột


Ăn củ sen là một trong những cách đơn giản nhất để ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến ruột, kiểm soát tình trạng sưng phồng do ruột bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa nước ép củ sen với nước ép gừng để uống hàng ngày nhằm giữ gìn sức khỏe cho ruột.


Kiểm soát nhiệt độ


Ăn củ sen hay uống nước cam đều là những cách làm hạ sốt. Món súp củ sen nóng được cho là có tác dụng trị cảm lạnh. Chính vì vậy, nếu muốn hạ bớt nhiệt độ cơ thể, bạn nên ăn món súp hầm từ củ sen và cà rốt.


Cầm máu


Trong y học cổ truyền, nước ép từ củ sen được dùng để ngăn chặn tình trạng xuất huyết ở thực quản, ruột, dạ dày, ruột kết và mũi.


Bài tiết chất nhầy


Nhờ có hàm lượng vitamin C cao, củ sen giúp phân hủy lượng chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và loại thải chúng ra bên ngoài, đặc biệt là lượng dịch nhầy và đờm dãi có trong phổi.


Chính vì vậy, củ sen vẫn được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và lao phổi. Để tăng thêm hiệu quả, hãy hòa nước ép củ sen với nước ép cà rốt. Đây là loại đồ uống giàu dinh dưỡng và thơm ngon.


BS. NGUYỄN PHƯƠNG-nongnghiep.vn



Củ sen điều chỉnh huyết áp

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Đậu xanh thanh nhiệt giải độc

Đông y cho rằng đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.


Thời tiết oi bức những ngày hè khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, thậm chí rơi vào tình trạng sốc nhiệt dẫn đến đổ bệnh. Ngoài việc trốn nóng trong phòng điều hòa hay các hồ bơi thì một vài cách chế biến đậu xanh không chỉ giúp bạn thanh  nhiệt hiệu quả trong mùa hè này mà còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả.


dau xanh1. Những bài thuốc chữa bệnh từ đậu xanh


- Cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng có tác dụng giải độc cơ thể, giúp trừ khử và ngừa say nắng, giảm khát, phòng trị chứng cao mỡ máu.


- Chè đậu xanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, thích hợp dùng cho trẻ chán ăn do mùa nắng, ảnh hưởng chức năng phế vị.


- Sắc vỏ đậu xanh thật đặc uống trị trúng nắng rất công hiệu.


- Người đi đường trúng gió, ngất xỉu đột ngột; đi đường bụng đói ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc hay sản phẩm quá hạn: 20 g đậu xanh sống cho vào 30 ml nước sôi, 5 phút sau vớt đậu ra, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống.


- Nam nữ thân nhiệt nóng do thời khí bị cảm sốt vàng da vì phù thủng, cách chữa trị hữu hiệu, nhanh, ít tốn kém: Sử dụng 50 g đậu xanh (còn vỏ) rang chín, 20 g hoa cúc vàng (khô), 3 g muối trắng, 35 g đường cát nấu chung với 500 ml nước còn 200 ml, cho thêm vào 50 g lá dâu tằm ăn còn non, 20 g nụ hoa nhài (mua ở hiệu thuốc đông y). Nấu cô đặc (còn 10-20 ml nước). Ăn 3 lần/ngày, liên tục 7 ngày sẽ có kết quả.


- Người cao tuổi, béo phì ăn khó tiêu, huyết áp thường tăng đột biến, khí huyết uất tồn gây suy nhược cơ thể, thiếu probiotics tăng cường sinh lực, sử dụng đơn thuốc sau:


Mua 2 kg giá đậu xanh(làm từ đậu xanh nguyên vỏ, nếu chế biến càng thuận lợi, giá đậu nành hoặc đậu khác không hiệu quả cao. Nhờ trong giá có nhiều nước, giàu sinh tố A, E, C, B1, B6, B12, khoáng chất sắt, đồng, glucid, phốt-pho, đặc biệt có nhiều enzyme khác nhau).


2. Những bài thuốc từ giá đậu xanh


300 g giá, 5 ml nước cốt chanh tươi, đường, tiêu hạt đen, 3 tép tỏi giã nát, 3 g gừng thái lát mỏng, bột nêm, 5 g cà chua vừa chín đỏ, 5 g lạc (đậu phộng) rang giã vừa nát. Tất cả trộn chung thành món cocktail nộm giá. Để 10 phút sau thì ăn. Dùng 2 ngày, vào bữa trưa và tối.


- Phụ nữ từ tuổi 40 trở lên, da dễ mất chất elastine và collagene, bị biến sắc tố, nám sẫm, kém mịn, hồng tươi: Mỗi ngày ăn 250 g giá đậu xanh trộn với 10 ml giấm nuôi (giá có lượng vitamin C lớn).


- Thiếu nữ dậy thì da mặt khô, nổi nhiều mụn cám do thiếu nước, ăn nhiều chất béo, đầy bụng đi ngoài khó, dễ táo bón: Nên sử dụng mỗi ngày 250 g giá đậu xanh rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào 15 ml nước cốt mướp đắng tươi bỏ hạt (tức khổ qua tươi đã qua giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt). Trộn đều 2 thứ để có được dược chất mang hoạt tính omega 3 và 6 (trong ngành mỹ phẩm thường sử dụng). Chia làm 2 phần, 1 phần ăn và phần còn lại giữ trong tủ lạnh, cách giờ ngủ 60 phút, làm mặt nạ, để khoảng 20-25 phút (lột bỏ mặt nạ không rửa lại nước), mỗi tối 1 lần, liên tục 2 tuần da bớt khô, nẻ, hết mụn và các vết sần sùi, xóa nếp nhăn.


Lưu ý cần kiêng kỵ: Ăn thịt chó với đậu xanh bụng sẽ trướng to.


Theo Người lao động



Đậu xanh thanh nhiệt giải độc

Phòng trừ rầy nhảy trên cây sầu riêng không cần thuốc hóa học

Rầy nhảy có tên khoa học Allocaridara maleyensis, thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera, gây hại chủ yếu trên cây Sầu riêng. Trứng được đẻ thành ổ trong mô lá non còn xếp lại, ấu trùng màu vàng trên mình có phủ một lớp sáp trắng và ở cuối bụng có những sợi sáp trắng như bông rất dài. Trưởng thành màu nâu lợt, không có phủ sáp trên mình, cánh trong suốt, ít khi bay chỉ nhảy khi bị động. Cả ấu trùng và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút lá non tạo nên những vết màu vàng sau đó lá bị khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu trái của cây. Ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá.


Rầy nhảy gây hại trên cây sầu riêng Rầy nhảy gây hại trên cây sầu riêng


Để phòng trừ Rầy nhảy đạt hiệu quả, ngoài việc chăm sóc cho cây ra đọt non đồng loạt kết hợp với lúc tưới phun nước lên tán lá non vừa mở, nhà vườn ở ấp Trung Hiệp xã Hưng Khánh Trung B còn thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời xử lý bằng rễ cây thuốc cá. Với 1 kg rễ cây thuốc cá pha cho 300 lít nước và mỗi cơi đọt chỉ cần phun 2 lần thì xem như đã bảo vệ đọt còn nguyên vẹn. Trong khi đó nếu sử dụng thuốc hóa học thì mỗi cơi đọt nhà vườn phải phun đến 3 lần mới đạt hiệu quả, vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường đồng thời cũng dễ tạo sự bộc phát tính kháng thuốc.


 Một điều quan trọng hơn nữa là khi phun rễ cây thuốc cá không hề ảnh hưởng đến Kiến vàng trong vườn, chứng tỏ phòng trừ Rầy nhảy bằng cách này ngoài an toàn cho người sử dụng còn bảo vệ được môi trường và côn trùng có ích mà không cần phải dùng đến thuốc hóa học./.


Trạm Bảo Vệ Thực Vật – Chợ Lách



Phòng trừ rầy nhảy trên cây sầu riêng không cần thuốc hóa học

Để trồng rau tại nhà đạt hiệu quả như mong muốn

Hiện nay trồng rau tại nhà đã trở thành kỹ năng của những người dân đôi thị, trồng rau tại nhà vừa là thú vui thư giãn tinh thần lại vừa tạo sản phẫm rau sạch cho bữa cơm gia đình.Nhưng suốt mấy tuần bỏ công tưới nước, chăm chút cho từng cây rau mà cây mọc chậm chạp không như mong đợi thì thật là buồn phải không các Bạn.


Trongraulamvuon xin chia sẻ vài kinh nghiệm trồng rau mong các Bạn tham khảo rút kinh nghiệm.


Ảnh Internet Ảnh Internet


1.Việc tưới nước cho rau trồng chưa phù hợp


Ông bà ta từng nói “ nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống” vì thế việc tưới nước đối với cây hay rau trồng rất quan trọng.Rau trồng cần nước hàng ngày đảm bảo độ ẩm để cây rau không bị héo, tuy nhiên nếu tưới quá nhiều cũng làm cho rau trồng dễ bị héo úng.


Trước tiên phải kiểm tra nước thoát tốt không, tưới nước cho rau vào buổi sáng bằng vòi sen cho hạt nước nhẹ, hay tưới nước qua lớp rổ nhựa cho nước rải đều trên chậu rau. Buổi chiều tưới nhẹ để giúp rau tươi mát.


Nếu Bạn bận công tác quên tưới  một ngày cây rau sẽ bị héo thì phải tưới lại 3-4 ngày sau cây rau mới hồi phục, cây rau sẽ bị chậm lớn.


Trường hợp mưa to kéo dài ngày mà không có biện pháp che chắn cũng gây ứng nước hay nước mưa rơi nhiều làm dập lá rau, cây rau cũng dễ bị thối hư.


2.Trồng rau tại nhà thường bị thiếu phân bón cần thiết cho cây rau


Chọn đất hay giá thể trồng rau ban đầu rất quan trọng, thường mỗi nhà hay tận dụng đất có sẵn trong chậu để trồng rau, vì thế đất trồng rau hay bị thiếu dinh dưỡng, do cây rau đòi hỏi phải bón thêm phân sau mỗi đợt cắt thu hoạch, nên chỉ cắt ăn lần đầu sau đó cây rau suy yếu dần, lá bị vàng.


Vì thế Bạn nên mua dự trử sẳn một ít giá thể trồng rau hay phân hữu cơ hoai mục, phân trùn quế và vài lọ phân NPK, vài ký vôi, nấm trichoderma …. để sẳn sàng bón bổ sung cho rau trồng sau mỗi đợt thu hoạch sẽ giúp cây rau tiếp tục ra lá mới xanh tốt hơn.


Các Bạn nhớ lưu ý bón phân vừa đủ và theo hướng dẫn trồng rau sạch an toàn để rau thơm ngon.


3. Chọn vị trí đặt chậu rau trồng không đủ ánh nắng


Đa số cây rau đều cần ánh nắng hoàn toàn đầy đủ, nhất là rau ăn lá rau ăn quả như rau cải, rau muống, rau thơm, ớt, dưa….nếu trồng rau mà bị thiếu ánh nắng thì cây ít đâm thêm nhánh, cây rau có hiện tượng cao vọt, thân ốm, lá thiếu màu xanh.


Chỉ có vài loại rau có thể trồng dưới bóng cây như lá lốt, quế vị, rau má, lá dứa, rau om…nhưng lại cần đất trồng luôn ẩm ướt.


Mặt khác, độ cao tối thiểu của đáy khay  (chậu ) trồng rau phải từ 15-20 cm để bộ rễ rau có thể phát triễn lâu dài, nếu trồng chậu hay khay cạn đáy thì cây mau hết dinh dưỡng, mau bị còi cọc chậm lớn.


Để trồng rau tại nhà đạt hiệu quả tốt, cây rau vừa sống khỏe và mỗi lần thu hoạch đủ chế biến cho gia đình thì đòi hỏi phải có diện tích trồng khá khá, có thể khoan vội trồng nhiều loại rau ăn lá cùng một lúc, nên trồng luân phiên vài loại với số khay chậu từ 4-6 để thu hoạch được nhiều.Riêng những loài rau có thời gian sinh trưởng lâu như rau húng quế, rau om, ngò gai, rau muống, hành lá, sả, bạc hà…thì trồng vài chậu vừa đủ và bón phân thường xuyên cho cây luôn tốt.


Kính chúc các Bạn thành công trong việc tự trồng và thu hoạch rau sạch cho gia đình thân yêu của mình.


Trongraulamvuon



Để trồng rau tại nhà đạt hiệu quả như mong muốn

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

4 loại cây dễ trồng có tác dụng đuổi muỗi

Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.


Cây sả


cay saCây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường.


Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn.


Cây rau  húng 


rau hung nenCũng được coi là một loại thảo dược vừa có lợi cho sức khỏe con người vừa giúp phòng chống và xua đuổi muỗi. Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn.


Cây hương thảo


IMG_0917 sTừ lâu cây hương thảo cũng được coi là một loại thảo dược hấp dẫn và đầy công hiệu với sức khỏe. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi.


Tuy cây hương thảo ưa sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, nhưng khi mùa đông đến, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình.


Cúc vạn thọ


Cách chọn mua Mai - CúcCúc vạn thọ cũng được coi là một trong những loại cây “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại cho con người. Chúng cũng là một loại cây giúp phòng chống và xua đuổi muỗi cũng như các côn trùng khác có thể tấn công rau quả hoặc loài rệp vừng.


Vì thế, bạn có thể trồng cúc vạn thọ với đủ các loại màu sắc khoe hương vừa giúp sân vườn bạn rạng rỡ vừa phòng chống muỗi.


Lưu ý: Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn cũng có thể sử dụng ngay một số loại tinh dầu có trong chúng để thoa lên trên vết muỗi cắn nhằm thoát khỏi tình trạng bị sưng và ngứa ngáy.


Theo Dân trí



4 loại cây dễ trồng có tác dụng đuổi muỗi

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ bợ

Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo… là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy.


 co 4 la 2Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc… Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn vị thuốc, bài thuốc từ cỏ bợ.


Bài 1:


Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan…


Bài 2:


Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 – 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém …


Bài 3:


Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích dụng cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mày đay, rôm sảy…


Bài 4:


Cỏ bợ  50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích dụng cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát… Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.


Bài 5:


Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng  nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại…


Bài 6:


Cỏ bợ 200-300g, rau bợ rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể…


Bài thuốc từ cỏ bợ cho người bị bệnh tiểu đường


Cỏ bợ 30g, thiên hoa phấn 10g, hoài sơn 50g. Cỏ bợ và thiên hoa phấn sắc kỹ lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, lợi vị, kích thích tuyến tuỵ tiết insulin, ức chế hấp thu đường của tế bào, đồng thời làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường. Thích dụng cho những người rối loạn chuyển hoá đường, tiểu đường, ăn uống kém…


Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau bợ có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng rau bợ.


Theo suckhoedoisong.vn



Những bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ bợ

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

12 loại trái cây tốt từ vỏ tới ruột

Trái cây luôn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn biết cách tận dụng, vỏ của một số trái cây cũng có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp.


1. Quả nho


qua nhoChất resveratrol trong quả nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt… là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.


2. Quả bơ


Bơ có tác dụng trong việc phòng ngừa ung thư thận, ung thư vú, ung thư vú… Ngoài ra ăn bơ còn giảm cholesterol, giúp sáng mắt. Không chỉ vậy, vỏ bơ rất có lợi cho da. Áp mặt trong vỏ bơ lên mặt, xoa nhẹ cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn.


3. Quả quýt


vo quytVitamin C có nhiều trong quả quýt giúp phòng chống stress, giúp vết thương mau lành, khiến da lâu già. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo. Ngoài ra, vỏ quýt  còn có tác dụng khử mùi tanh khi ăn cá, hải sản…


4. Dưa hấu


Dưa hấu chứa nhiều vitamin nhóm B vốn là những loại vitamin có chức năng tạo năng lượng cho cơ thể. Vỏ dưa hấu có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp rất tốt. Có thể làm món nộm, nấu canh.


5. Quả cam


Chất limonoid trong cam rất có ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Ăn cam thường xuyên sẽ giảm tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày….  Bên cạnh đó, vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Với chị em, vỏ cam còn có tác dụng làm da sáng hơn.


6. Quả táo


Táo không chỉ giúp tiêu mỡ, giảm béo, ăn táo nhiều còn có ích trong việc trị chứng táo bón, giảm đau đầu, chống nhiễm khuẩn. Vỏ táo chứa nhiều vitamin giúp tăng cường tuần hoàn máu lên da đầu, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc.


 7. Dưa leo


dua chuot 1Dưa leo giúp giải khát, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giải tỏa căng thẳng, trị nhức đầu hay chướng bụng…Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.


8. Dưa lê


Vì có chứa nhiều kali, dưa lê giúp điều hòa huyết áp tốt và có thể giúp ngăn ngừa được triệu chứng đột quỵ. Những người muốn giảm cân nên bổ sung dưa lê vào thực đơn ăn kiêng của mình. Ngoài ra, vỏ dưa lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng.


9. Quả chanh


qua-chanhNước trong quả chanh có chứa nhiều muối, axít xitric có thể phòng trị bệnh thận kết sỏi, đồng thời làm giảm sự kết sỏi thận mãn. Chanh cũng được sử dụng như là một loại nước uống (nước chanh) rất có lợi cho việc điều trị tiêu chảy. Vỏ chanh phơi khô và nghiền thành bột, sử dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, dưỡng ẩm da.


10. Dưa vàng


Dưa vàng nó có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng rất tốt, thích hợp với những người thiếu máu, sức yếu do ốm dậy… Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.


11. Cà chua


mat na ca chuaCà chua có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đầu và cổ. Chế độ ăn nhiều cà chua có khả năng giúp chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh… Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư.


12. Quả chuối


Lượng vitamin B cao trong quả này giúp giữ bình tĩnh rất tốt. Bên cạnh đó, chất sắt trong chuối giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin. Trong chuối có nhiều kali giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt. Vỏ chuối còn có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch da. Dùng mặt trong của vỏ chuối, rắc lên một ít đường nâu, xoa khắp người để tẩy tế bào chết.


Theo Phunutoday



12 loại trái cây tốt từ vỏ tới ruột

Sản xuất rau màu trong mùa lạnh

Các loại rau màu thường rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ không khí trong mùa lạnh nên khi độ ẩm không khí cao thì năng suất thường không cao. Đáng chú ý hơn là khi độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, sản xuất rau trong mùa lạnh nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao.


 trong rau nenTrong cách chọn và làm đất, cần chọn nơi đất cao, bố trí hệ thống kênh mương đầy đủ và hợp lý để thoát nước tốt, không để rau màu bị ngập úng. Nếu ở những nơi đất thấp thì cần lên liếp cao, không nên làm đất quá nhuyễn vì nước ngập nhiều dễ làm cho đất bị lèn gây ra thiếu ô xy, cây sẽ bị nghẹt rễ dẫn đến kém sinh trưởng.


Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng các loại rau màu sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết và tạo môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. Sau khi làm đất, lên liếp, bón phân lót thì trải màng phủ, lấy đất ém chặt mép bạt, đục lỗ và cấy cây theo khoảng cách của từng loại rau màu.


Chọn mua giống tốt, khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng. Nông dân nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch. Có thể bón thêm vôi bột với liều lượng 100 – 150 kg vôi cho 1 công nhằm giúp giảm phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng can xi cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp trên rau màu như: thối rễ, thối trái, nứt trái…


Sau khi lên liếp thì bón vôi rồi tháo nước vào cho ngập hết liếp trồng từ 1 – 2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới bón lót và làm đất. Bón lót với liều lượng mỗi sào: phân NPK 16-16-8 với lượng 20 -25 kg; phân chuồng hoai từ 1000 – 1500kg. Ngoài ra, có thể bón thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh, tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm sẽ đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn nên giá bán sẽ cao hơn.


Đặc biệt chú ý đến việc bón tăng hay giảm lượng phân đạm cần thiết tùy theo nhiệt độ, ẩm độ và sự phát triển của cây theo từng giai đoạn. Không nên bón nhiều đạm rau sẽ bị rợp tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Rau là cây trồng cạn nên không chịu được ngập úng do đó cần điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.


Cần phải làm sạch cỏ để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng, đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu. Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã.


Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh. Đối với một số loại rau màu như cà chua, , dưa leo, khổ qua, đậu cần phải làm giàn chắc chắn hơn để tránh đổ ngã nhằm giúp cho cây phát triển, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn.


Do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu nên nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng, trừ tập trung, đúng lúc và phải đặc biệt chú ý thời gian cách ly đúng theo qui định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.


Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để sản xuất đạt năng suất cao và cho hiệu quả cao hơn.


Theo  PT- nongnghiep.vinhlong.gov.vn



Sản xuất rau màu trong mùa lạnh

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Tạo loài mới không cần lai hữu tính

cây trồng - Ảnh minh họa cây trồng – Ảnh minh họa


Lần đầu tiên, các nghiên cứu của nhóm Ralph Bock tại Viện Sinh lý phân tử thực vật Max Planck cho thấy ghép hai loài và chọn chuyển gen ngang có thể là một phương pháp thú vị cho các nhà lai tạo để tạo ra loài cây mới có năng suất cao hơn và mang nhiều tính trạng tốt hơn.Ralp Bock cho biết, các nghiên cứu trước đây của nhóm đã có thể chứng minh rằng, trái với tín điều được chấp nhận rộng rãi, có sự chuyển ngang của những yếu tố di truyền lục lạp ở vùng tiếp xúc giữa các cây được ghép. Nghiên cứu lần này là để xác định sự chuyển giao thông tin di truyền giữa các nhân tế bào.


Các nhà nghiên cứu đã đưa các gen kháng hai loại thuốc kháng sinh khác nhau vào hệ di truyền nhân tế bào của 2 loài thuốc lá vốn không thể giao phối với nhau là Nicotiana tabacum và Nicotiana glauca. Sau đó, Nicotiana glauca được ghép với Nicotiana tabacum hoặc ngược lại. Sau khi sự dung hợp đã hoàn tất, các nhà khoa học cắt lớp mô tại vùng tiếp xúc và nuôi cấy trên môi trường phát triển có chứa cả 2 loại thuốc kháng sinh ban đầu, như vậy chỉ có những tế bào chứa cả hai gen kháng thuốc hay mang AND của cả hai loài mới có thể sống còn. Đáng ngạc nghiên là họ đã nhận được những cây mới có chứa các gen kháng cả 2 loại thuốc này hay nói cách khác là chúng kết hợp được đặc điểm của 2 loài tổ tiên.


Để xác định khả năng kháng kép này là do việc chuyển những gen đơn lẻ hay do truyền toàn bộ vật liệu di truyền, các nhà nghiên cứu đã đếm số nhiễm sắc thể trong nhân của những cây này. Kết quả là cây con có 72 nhiễm sắc thể, nghĩa là tổng của 24 nhiễm sắc thể của loài glauca và 48 nhiễm sắc thể của tabacum. Như vậy, những cây con được tạo ra từ mối ghép đã chứa thông tin của cả hai loài, các nhà khoa học đã tạo được cây đa bội mà không cần đến sinh sản hữu tính.


Điều đáng ngạc nghiên là khi trồng trong nhà kính những cây mới này tăng trưởng mạnh hơn cả bố mẹ. Lợi thế vượt trội của cây đa bội khác loài cũng đúng cho trường hợp các cây được ghép trong tự nhiên và những giống cây trồng đa bội khác loài do lai tạo. Những cây mới được tạo ra đã có thể sinh sản hữu tính và con cháu của chúng cũng vậy nên người ta có thể xem chúng như là một loài mới.


Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam



Tạo loài mới không cần lai hữu tính

Tác hại của việc ăn trái cây giàu Vitamin C sau khi ăn hải sản

Ăn trái cây giàu vitamin C ngay sau khi ăn hải sản có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.


Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.


Đặc biệt, những món ăn chế biến từhải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.


1. Những loại quả giàu vitamin C bạn nên tuyệt đối nên tránh ăn cùng hải sản


Trái cây giàu vitamin C Trái cây giàu vitamin C


Ổi: Có 228 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram ổi.


Kiwi: Có 90 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram kiwi.


Dâu tây: Có 60 gram của Vitamin C trong mỗi 100 gram dâu tây.


Cam: Có 50 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram cam.


Quả mâm xôi: Có 30 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram quả mâm xôi.


Cà chua: Có 10 gram Vitamin C trong mỗi 100 gram cà chua.


Biểu hiện của ngộ độc hải sản


Biểu hiện phổ biến của dị ứng hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người có thể gặp tình trạng sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở. Trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Đây cũng là dạng biểu hiện phổ biến của ngộ độc thực phẩm.


Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.


Cách chữa ngộ độc hải sản


hai san nenKhi người thân có biểu hiện bị dị ứng hải sản, cách tốt nhất là kích thích gây nôn để loại phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện thực hiện cấp cứu. Với các trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn có thể tham khảo một vài phương thức sau:


Mật ong


Mật ong được sử dụng thông dụng nhất mỗi khi bị dị ứng hải sản. Nếu bị dị ứng sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống một ly nước ấm kết hợp với muỗng canh mật ong. Trong mật ong chứa một số loại vitamin có thể giảm bớt ngứa.


Gừng


Nên dùng một tách trà gừng nóng nếu bị dị ứng hải sản. Gừng giúp giảm đỏ ngứa trên da của bạn.


Theo Phunutoday


 



Tác hại của việc ăn trái cây giàu Vitamin C sau khi ăn hải sản

Hạt giống mướp hương siêu ăn đọt,ăn bông


Thông tin về hạt giống


-   Khối lượng : 20g


-    Độ sạch ≥ 99%


-   Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


-    Thời gian cho đọt cho bông : 35 – 40 ngày sau khi gieo


-    Trồng được quanh năm.


-  Trồng giàn : Hàng đôi 4m x 0,8m. Hàng đơn 2 – 2,5m x 0,8m


- Lượng giống gieo trồng trên 1.000m2: 150 – 170 gram.


- Thời gian thu hoạch: 80-90 ngày sau gieo



Hạt giống mướp hương siêu ăn đọt,ăn bông

Hạt giống bí đỏ trái dài


Thông tin về hạt giống


-    Khối lượng : 20g


-    Độ sạch ≥ 98%


-   Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 80%


- Trồng được quanh năm.


-  Khoảng cách trồng: trồng hàng đôi, hàng cách hàng 5m. cây cách cây 40-45cm.


- Lượng giống gieo trồng trên 1.000m2: 600-800gram.


- Thời gian thu hoạch: 80-90 ngày sau gieo.



Hạt giống bí đỏ trái dài

Hạt giống dưa lưới Ananas


Thông tin về hạt giống


-  Khối lượng : 5g


-  Độ sạch ≥ 99%


-  Tỉ lệ nẩy mẩm ≥ 85%


-  Phát triển mạnh, thích hợp với khí hậu Việt Nam.


-  Kháng bệnh mốc sương (DMR, PMR) tốt


-  Giống sớm, sai trái, thu hoạch sau khi ra hoa từ 45- 50 ngày .


-  Trái tròn, vỏ xanh, lưới mịn, trái nặng trung bình khoảng 1 kg, cơm dày rắt thơm và ngọt.


 





Hạt giống dưa lưới Ananas

Hạt giống củ cải PN 600


Thông tin về hạt giống


- Khối  lượng : 100g


- Độ sạch ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


- Cây sinh trưởng, phát triển nhanh, kháng bệnh tốt


- Giống thu hoạch sớm, cổ củ nhỏ, củ to chắc, dài 19-21 cm, đường kính 4-4,5 cm, da trơn láng, tỷ lệ củ loại 1 rất cao.


- Thu hoạch: 40 – 45 ngay sau gieo.



Hạt giống củ cải PN 600

Hạt giống tần ô Phú Nông

Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 20g

- Độ sạch ≥98%

- Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%

- Trồng quanh năm, cây cao 25 – 30 cm, cây sinh trưởng khỏe và nhiều nhánh. Phẩm chất ngon, thơm và không vị nhẫn.

- Thu


hoạch 30- 35 ngày sau trồng.



Hạt giống tần ô Phú Nông

Hạt giống đậu cove hạt đen dạng leo

Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 50g


- Độ sạch ≥98%


- Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


- Giống phát triển mạnh,dễ trồng thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới.


- Trái thẳng dài 16-18cm, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, năng suất cao, kháng bệnh héo rũ và đốm lá.


- Thời gian thu hoạch :  50-55 ngày sau gieo.



Hạt giống đậu cove hạt đen dạng leo

Hạt giống cải bẹ xanh mỡ Phú Nông NO.1


Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 50g


- Độ sạch ≥98%


- Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


- Sinh trưởng mạnh, cây lớn đẹp, lá màu xanh mướt, dày, bẹ đẹp, màu xanh vừa, trồng quanh năm.


- Thu hoạch: 30 – 35 ngày sau khi gieo.



Hạt giống cải bẹ xanh mỡ Phú Nông NO.1

Hạt giống Cải ngọt cọng xanh


Thông tin về sản phẩm


- Khối lượng : 50g


- Độ sạch ≥97%


- Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 80%


-  Thời gian thu hoạch: 30-45 ngày sau khi gieo.


-  Thời vụ trồng: Trồng được quanh năm.


-  Khoảng cách trồng: Sạ theo líp,cấy. Hàng cách hàng 20 – 25 cm, cây cách cây trên hàng 20cm


-  Lượng giống gieo trồng/1000m2: cấy 70-80gr; Sạ 300-400gr.



Hạt giống Cải ngọt cọng xanh

Hạt giống ớt chỉ thiên F1 PK-7


Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 1g


- Độ sạch ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


- Sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, cây lớn, tán rộng.


- Trái dài 5-6 cm, đường kính 0,8-1 cm, trọng lượng trái 4- 4,2g, da láng, trái cứng, thịt dày, chín đỏ đẹp, rất cay. Năng suất rất cao


- Thu hoạch: 70-75 ngày sau trồng



Hạt giống ớt chỉ thiên F1 PK-7

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Hạt giống cà tím PN 65


Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 1g


- Độ sạch ≥ 99%


- Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


- Trồng quanh năm, chịu nhiệt cao.


- Trái dài 20-25cm, nặng 200-250g, vỏ nâu tím, cơm xanh lai, ăn rất ngon.


- Thu hoạch: 70-75 ngày sau trồng. Thu hoạch kéo dài, cho năng suất cao.




Hạt giống cà tím PN 65

Hạt giống đậu đũa hạt đen trái xanh


Thông tin về hạt giống


- Khối lượng : 20g


- Độ sạch ≥98%


- Tỉ lệ nẩy mầm≥ 85%


-Trồng được quanh năm. Sạ theo líp.


- Lượng giống 1,3-1,5kg/1.000m2.


- Mật độ trồng: Trồng hàng đôi líp rộng 1,4m, làm giàn hàng/hàng 0,8m, cây/cây 0,3m, mỗi lỗ gieo 2 hạt.


- Thu hoạch 50-55 ngày sau gieo.



Hạt giống đậu đũa hạt đen trái xanh

Hạt giống Cải bẹ mào gà TN 41


Thông tin về hạt giống


-      Khối lượng : 50g


-      Độ sạch ≥ 98%


-      Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


-     Thời vụ trồng: Quanh năm, vụ chính Đông Xuân ( miền Nam ).


-       Thời gian thu hoạch: Cấy: 30 – 36 ngày sau khi gieo. Sạ thẳng 30 ngày sau khi gieo.


-       Khoảng cách trồng: Cấy hàng cách hàng 20 – 25 cm, cây  cách cây trên hàng 15 – 20 cm.


-      Lượng giống gieo trồng/ 1.000 m2: Gieo thẳng (sạ ) 300 – 500 g, cấy 50 – 70 g


 



Hạt giống Cải bẹ mào gà TN 41

Hạt giống đậu bắp cao sản OKRA


Thông tin hạt giống


-      Khối lượng : 50g


-      Độ sạch ≥ 99%


-      Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 85%


-      Sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, cho trái sớm. Trái dài 18-20cm, đường kinh 1.4-1.6 cm, màu xanh nhạt, ăn ngon ngọt, ít xơ. Trọng lượng trái nặng 18-22 g.



-      Thời gian bắt đầu thu hoạch: 45-50 ngày sau khi gieo.





Hạt giống đậu bắp cao sản OKRA

Hạt giống Đậu Cove đen Chánh Phong

Thông tin về hạt giống


-         Khối lượng : 50g


-         Độ sạch ≥99%,


-         Tỉ lệ nẩy mầm ≥ 80%


-      Trồng được quanh năm, cây phát triển rất mạnh. Dễ trồng, dễ đậu trái.Trái màu xanh nhạt, dài 18-20cm, ngon, ngọt, bảo quản lâu.


-       Thu hoạch 40-45 ngày sau khi gieo.



Hạt giống Đậu Cove đen Chánh Phong

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây tường vi hoa đỏ

Cây tường vi thường thu hút sự quan tâm của mọi người bởi những chùm hoa bền, tươi tắn ấn tượng, cây tường vi có nhiều giống ra hoa khác nhau như tường vi hoa trắng, hoa hồng nhạt, hoa tím và đặt biệt là cây tường vi cho hoa màu đỏ cho nhiều chùm hoa to sặc sỡ.


Tường vi hoa hồng[/caption]

Tường vi hoa trắng


Tường vi hoa tím


Cây tường vi hoa đỏ thường được các nước trồng phổ biến trang trí sân vườn hoặc trồng dạng cây bụi nhỡ trên công viên do cây có đặc tính chịu hạn tốt và cho hoa đẹp.


Tường vi hoa đỏ


1. Cách trồng cây tường vi hoa đỏ


Cây thuộc  thân gỗ tiểu mộc chịu nắng có thể mọc thành bụi, sống lâu năm và thích hợp trồng nơi đất tự nhiên có nhiều mùn và thoát nước tốt, có thể trồng cây tường hoa đỏ trong chậu với giá thể nhưng phải bón phân định kỳ hàng tháng để cây sinh trưởng tốt.


Cây tường vi hoa đỏ thường hay mọc thêm các nhánh từ chồi gốc hay nhánh thân khỏe mạnh để tạo thành bụi, chiều cao cây tường vi hoa đỏ trồng trên đất tự nhiên có thể cao hơn  3 mét, nên cần phải cắt tỉa chồi gốc để giữ khung cành chính và khống chế tạo tán cho cây có bộ tán lá đẹp theo ý muốn.


Tường vi trồng trong chậu


Trường hợp cây trồng chậu phải chọn  chậu có kích thước từ 45 – 60 cm và cắt nhánh chồi gốc, nhánh vượt nhánh suy yếu và không cho cây vươn quá cao, nếu thấy rễ cây mọc ra ngoài, chậu hết dinh dưỡng thì thay chậu lớn hơn.


2. Cách chăm sóc cây tường vi hoa đỏ


 -  Tưới nước


Tường vi trồng trong chậu, bón đầy đủ phân lá sẽ bóng mượt,xanh thẫm


Cây trồng chậu thì bón phân một tháng làm hai đợt gồm một đợt hữu cơ như phân bò ủ hoai mục, phân trùn quế, Dynamic Lifter, bánh dầu…và một đợt NPK luân phiên như trên.


Nếu bón phân định kỳ đầy đủ cây tường vi hoa đỏ sẽ cho nhánh lá bóng xanh thẩm tràn đầy sức sống.


3 .Phòng trừ sâu bệnh trên cây tường vi hoa đỏ


Phát hoa tường vi đỏ


Cây tường vi hoa đỏ thường bị các loại rệp muội hay rệp bông hút chích nơi dưới lá kèm theo nấm đen bọ hóng khiến cho lá cây trở nên xấu xí và rụng đi, cần dùng các loại thuốc luân phiên phòng trừ rầy rệp như Bassa 0,1-0,15%, Karate 2,5 EC, Ofatoc 400 EC….kết hợp thuốc trừ nấm như Kasumin, Valythamicin, Carbenzim, Anvil…và phân bón lá như Vitamin B1, Ba lá xanh 16.16.8, K-humat…( có thể pha chung ba loại trừ rệp, trừ nấm và phân bón lá trong một bình theo liều lượng khuyến cáo nhà sản xuất)


Chú ý phun phòng luân phiên định kỳ hàng tháng, kết hợp các loại thuốc trên để tránh lờn thuốc, phun khi thời tiết chuyển mùa hay mưa kéo dài để cây luôn khỏe mạnh.


4. Để cây tường vi đỏ ra hoa


Nụ hoa dần lớn lên…


Mùa hoa tự nhiên cây tường hoa đỏ là tháng 4-6 và hoa kéo dài khoảng 2 tháng rải rác trên tất cả đầu cành của cây tạo thành từng chùm to đỏ tươi.


…và khoe sắc đỏ


Để giúp cây đủ sức ra hoa cần bón phân định kỳ đầy đủ trong năm, và thời gian cắt tỉa cành chính phải đảm bào thời gian trong hay trước tháng 9-10 âm lịch, Vì cắt sau thời gian này thì những cánh mới còn non,  không đủ sức ra hoa nữa.


Trường hợp cắt tỉa chồi gốc thì cứ tiến hành bình thường hàng tháng để cây tập trung dinh dưỡng lên nuôi thân nhánh chính.


Trongraulamvuon.com



Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây tường vi hoa đỏ

Cách trồng cây nha đam thu hái lá

Nước nha đam nấu đường phèn lá dứa hiện đang trở thành nước giải nhiệt mùa nắng nóng hiệu quả và phổ biến, để có thể thu hái lá nha đam thường xuyên cần lưu ý cách trồng sau.


cây nha đam cây nha đam Mỹ giống


1. Chọn giống và chọn chậu trồng cây nha đam


Ở miền Tây Nam Bộ thường trồng cây nha đam Việt Nam với lá bẹ to có thể cho một lá đạt gần một ký nếu được chăm sóc tốt. Nha đam Việt Nam có nhựa màu vàng sau khi cắt và phần keo trong có vị giòn hơn.Người miền quê thường nấu chè đậu xanh nha đam để thanh lọc cơ thể.


Ở Thành phố Hồ Chí Minh hay vùng Đông Nam Bộ thì thường trồng giống cây nha đam Mỹ, phía sau lá nha đam  có lớp phấn trắng, nhựa cây có màu đỏ, năng suất lá nhiều gấp hai lần nha đam VN nên được trồng nhiều để thu hái lá, thường hai bẹ nha đam Mỹ được hơn một ký.


Cây nha đam có thể trồng đất tự nhiên hay được trồng trong những chiếc lu vàng  có đường kính miệng lu khoảng 35-40 cm, cao 40-45 cm. Nếu trồng đất thì công tác chăm sóc ít chủ động và lá nha đam sẽ nhỏ hơn trồng chậu.


2. Cách trồng cây nha đam trong chậu lu


Chọn giá thể trồng cây nha đam từ hỗn hợp trấu sống-xơ dừa- phân bò hoai mục –tro trấu theo tỷ lệ 1-0.5-2-0.3 và được ủ với nấm trichoderma ( 2ký nấm vi sinh trộn 100ký giá thể hỗn hợp) trong thời gian 20-30 ngày mới dùng.


Cho giá thể sau khi ủ vào chậu lu khoảng 2/3 chậu, trồng cây giống nha đam cao 15-20 cm vào một bên chậu để định hướng thân cây sẽ dựa vào thành chậu sau này.Dùng tay nén chặt gốc cây và tưới nước đủ ẩm, đặt chậu nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng buổi sáng. Tưới nước hàng ngày, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều giúp mát cây.


Sau một năm  khi cây nha đam phát triển tốt, gốc bắt đầu cao nhô ra khỏi miệng chậu lu, Lúc này mới tiến hành thu lá bán ra thị trường.


3. Cách bón phân chăm sóc giúp lá nha đam mau lớn bẹ


Cây nha đam đặc biệt thích hợp với phân bò hoai mục, hàng năm cần trộn giá thể như phần 2 và bồi gốc nhiều đợt để bộ rễ cây ổn định ( một năm bồi gốc 3-4 đợt)


Hàng tháng bón thêm một muỗng cà phê phân urê ( rải xung quanh gốc) vào mỗi chậu cây nha đam sẽ giúp lá nha đam tươi bóng nở nang và nặng ký.


Việc tưới nước cần duy trì tốt không để cây thiếu nước sẽ làm làm lá cây nha đam thu hoạch bị đắng mất ngon.


Cây nha đam trồng chậu ít bị sâu bệnh tấn công, nếu phát hiện sâu ăn lá hay  đốm đen lá thì lập tức cắt bỏ lá hư và dẹp bỏ chậu lu để tranh lây lan sâu bệnh.


 4. Cách cắt thu hoạch lá nha đam


Sau một năm thì bắt đầu thu hoạch cắt lá, cứ hai tuần thì cắt hai lá mọc đối diện nhau( dùng dao lưỡi mõng bén cắt nhẹ phần tiếp giáp giữa lá và gốc, tránh cắt phạm vào phần thân cây), để thu hoạch với số lượng nhiều thì phải trồng hàng trăm chậu mới có thể cắt lá luân phiên hàng ngày.


Nếu nóng vội thu hái lá sớm cây nha đam sẽ chậm lớn và lá cây sau này khó ra bẹ to nặng.


Sau thời gian thu hoach 3-4 năm thì cậu nha đam bắt đầu suy yếu, lá nhỏ dần và thân mọc cao hơn mặt chậu, có thể dùng dao bén để hạ phần gốc và tiếp tục trồng lại để hạ thấp chiều cao cây tránh ngã đổ, nhưng  tốt nhất là phải có kế hoạch chuẩn bị cây con sẵn sàng, trồng lại lứa cây nha đam mới để tiếp tục thu hoạch lâu dài.


Trongraulamvuon.com



Cách trồng cây nha đam thu hái lá

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Rau lang bổ dưỡng như thế nào?

Rau lang là món ăn dân dã không chỉ xuất hiện trong các bữa cơm gia đình ở miền quê, mà còn trở thành “đặc sản” ở hầu hết các nhà hàng sang trọng ngày nay. Loại rau này rất dễ trồng, dễ chế biến lại rất tốt cho sức khỏe.


Ảnh: flickr.com Ảnh: flickr.com


Các nhà khoa học khuyến khích chúng ta nên bổ sung rau lang vào thực đơn ăn uống hàng ngày vì những lý do sau đây.


• Lá khoai lang chứa nhiều chất lutein và zeaxanthin (xanthophylls) rất có lợi cho mắt, đặc biệt là trong việc phòng chống bệnh AMD (thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác) và bệnh đục thủy tinh thể.


Lutein và zeaxanthin là các dưỡng chất phân bố rộng rãi trong các mô tế bào thần kinh mắt và khu vực điểm vàng của võng mạc. Chúng có khả năng lọc ánh sáng xanh gây hại cho mắt, đồng thời còn có khả năng chống ôxy hóa mạnh mẽ, nên có thể ngăn chặn quá trình ôxy hoá ở các cơ thần kinh mắt – yếu tố gây bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác.


• Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho biết chất xanthophylls trong rau lang cũng có đặc tính chống đột biến gen và tế bào gây bệnh ung thư. Vì vậy, ăn rau lang thường xuyên sẽ có thể phòng ngừa căn bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.


• Hơn nữa, ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy chất lutein và zeaxanthin trong rau lang còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ.


Theo đó, một số kết quả nghiên cứu hiển thị trên các mô hình của thành động mạch cho thấy, lutein đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.


Món rau lang luộc Món rau lang luộc


• Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc vì chúng có đặc tính giảm đường huyết rất tốt.


Đọt rau lang có chứa một chất gần giống insulin mà ở lá già không có chất này.Vì thế, các bệnh nhân tiểu đường có thể dùng đọt lá rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.


• Không chỉ thế, rau lang còn chứa nhiều chất xơ, kali và beta carotene giúp nhuận tràng. Nhưng lưu ý, để nhuận tràng (chữa táo bón) thì nên ăn rau lang tươi luộc chín, không nên dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.


• Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn rau lang luộc trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng) để giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể.


Nguồn : Phunuonline/Theo foodtech.uonbi.ac.ke



Rau lang bổ dưỡng như thế nào?

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Điềm báo gì khi hoa nở?

Có nhiều loài cây phải rất lâu mới ra hoa một lần. Và khi hoa nở, trong dân gian vẫn thường lưu truyền quan niệm về điềm lành, điềm dữ mà loài hoa đó đem đến. Hoa báo điềm gì không? Tại sao hoa nở? 


Hoa tre lồ ô - Ảnh: Hào Quang Hoa tre lồ ô – Ảnh: Hào Quang


Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Hoa đến thì, tức là cây đến độ sinh sản, đủ các điều kiện để ra hoa, thì hoa nở.


Ý nghĩa của hoa đối với cái cây như vậy. Nhưng con người mặc nhiên gán thêm những cái ý nghĩa khác mà tự bản thân hoa chưa chắc đã muốn nhận lấy. Như hoa mang điềm may mắn hay xui rủi, các sắc màu hoa có ý nghĩa khác nhau, loài hoa quý phái, loài hoa bé mọn,…

Dù chúng ta biết đến hay không, thì một bông hoa trong rừng sâu vẫn nở để làm trọn vẹn cái chức năng của nó.


Nhiều người quan niệm, khi hoa dạ quỳnh, hoa sen đá,… ra bông, tức là đem điềm lành đến cho gia chủ. Và ngược lại, người ta cũng cho rằng khi hoa tre, hoa trúc ra bông thì báo hiệu có tà khí, ma quỷ đến vùng đất ấy.



Hoa Tre lồ ô, danh pháp Babusa procera, là một loài thuộc họ Hòa thảo. Chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu – Đồng Nai - Ảnh Hào Quang Hoa Tre lồ ô, danh pháp Babusa procera, là một loài thuộc họ Hòa thảo. Chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu – Đồng Nai – Ảnh Hào Quang


Hoa tre, hoa trúc có tội gì đâu? Chẳng qua vì những thứ cây này là cây một lá mầm, đời cây một lần ra hoa rồi chết đi, và thường ra hoa khi khí hậu có một số điều kiện đột ngột nào đó.


Do dự cảm được trước thời tiết khắc nghiệt, nên cây một lá mầm như tre, trúc,… vội vã ra hoa, rồi chết đi. Đó là một phương thức để sinh tồn và truyền đạt nòi giống.

Thế nhưng nhiều người không hiểu rõ bản chất vấn đề mà quan niệm bởi hoa tre, hoa trúc nở nên tiết trời mới khắc nghiệt. Quan niệm như thế thật tội nghiệp cho bông hoa!


Theo Tuệ An – Báo điện tử Một thế giới


Điềm báo gì khi hoa nở?

Sẽ nguy hiểm khi dùng long não không đúng

Cây Long não có tên khoa học là Cinnamomum camphora (L.) Presl. Long não được trồng khắp nơi ở nước ta. dùng long não phải cẩn thận nếu không muốn nguy hiểm.


long naoLong não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, ête, clofoc).


Tác dụng dược lý


Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Uống trong, long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; liều cao gây buồn nôn, nôn.


Tác dụng đối với tim mạch: long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim.


Tác dụng dược động học: long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với glucoronic và bài tiết ra nước tiểu (Trung Dược học).


Liều dùng: uống trong: 0,1 – 0,2g thuốc tán hoặc rượu. Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.


Tuy nhiên, cần lưu ý về độc tính của thuốc. Ví dụ dùng liều uống 0,5 – 1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7 – 15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược học).


Kiêng kỵ như có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược học). Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược học thiết yếu ).


Ngoài ra, long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như xạ hương, nó có thể giúp sức được cho quế, phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản thảo Diễn nghĩa bổ di). Cần phân biệt: “Không nhầm long não bột với chất lấy ở cây đại bi (Blumea balsamifera) màu trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược liệu Việt Nam).


Vài cách trị bệnh từ long não


- Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: chương não, một dược, minh nhũ hương. Tán bột, uống 0,01g với nước trà (Chương não tán – Trương Sơn Lôi phương).


- Trị lở loét do nằm lâu: long não, não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm hoàng liên tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (sổ tay Lâm sàng Trung Dược).


- Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: long não, minh phàn đều 2g, mang tiêu 20g, hòa với nước sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (sổ tay Lâm sàng Trung Dược).


- Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét: long não 3g, đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (sổ tay Lâm sàng Trung Dược).


- Trị răng sâu đau: long não, chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (sổ tay Lâm sàng Trung Dược).


- Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa: long não, hoa tiêu, mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với vaselin, bôi (sổ tay Lâm sàng Trung Dược).


- Trị giun kim: long não 1g, hắc bạch sửu 3g, binh lang 6g. Tán bột. Trước khi đi ngủ, lấy 100ml nước sôi, hòa thuốc, đợi nước ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3 – 5 lượt. Kết quả tốt (Tào – Mỹ – Hoa – Thượng Hải Trung Y Dược).


- Trị đau khớp do bong gân: dầu long não, dầu tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (sổ tay Lâm sàng Trung Dược).


BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI



Sẽ nguy hiểm khi dùng long não không đúng

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi cho trẻ em

Tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên lưỡi của trẻ nhỏ. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu. Nguyên nhân chính là do một loại vi nấm (thường là Candida albicans) gây ra.


rau bồ ngótĐể phòng và điều trị tưa lưỡi cho trẻ, hàng ngày sáng và tối nên dùng miếng gạc nhỏ sạch hoặc khăn bông nhỏ mềm sạch thấm nước muối sinh lý để vệ sinh miệng cho bé thật nhẹ nhàng, không cố gắng chà xát để cạo đi những đốm trắng có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé. Vệ sinh núm vú và luộc thật kỹ bình đựng sữa trước và sau khi bé bú. Ngoài ra, có thể dùng một số bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi như sau:


Bài 1: Lá rau ngót tươi 5 – 10g. Cách dùng: Lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc cọ sát lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng và khéo léo. Một ngày làm như vậy 2 – 3 lần. Thường chỉ 2 ngày sau là trẻ bú được.


mat ong nenBài 2: Mật ong 1ml, nước lá nhọ nồi (cỏ mực) 10ml. Cách dùng: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc, bôi vào lưỡi lợi và vòm miệng cho trẻ. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần.


Bài 3: Lá rau ngót 15g, hàn the 1g. Cách dùng: Rửa sạch lá rau ngót, giã nát, vắt lấy nước, hòa hàn the vào, đem hấp cơm. Khi cơm chín, lấy thuốc ra dùng bông sạch, thấm bôi vào chỗ có đóng váng trắng. Mỗi ngày làm 2 lần.


Bài 4: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy cho thành than. Trộn với một ít mật ong rồi bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 – 3 lần/ngày.


cỏ mực cỏ mực


Bài 5: Cỏ mực (toàn cây tươi trừ rễ) 8g, lá hẹ tươi 4g. Giã vắt lấy nước cốt hoà với mật ong chấm lên chỗ đau, 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ.


Chú ý: Nên dùng mật ong loại tốt đã được kiểm định chất lượng. Nếu dùng các bài thuốc trên sau 2 – 3 ngày trẻ vẫn khó chịu, khó bú và quấy khóc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.


Bác sĩ Thu Vân



Bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi cho trẻ em