Trong y học cổ truyền, củ sen vẫn được dùng như một loại thuốc để chữa các rắc rối liên quan đến hệ hô hấp.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cũng đã khẳng định giá trị dinh dưỡng và lợi ích của củ sen đối với sức khỏe.
Cải thiện chức năng miễn dịch
Củ sen chứa rất nhiều khoáng chất như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Trong đó, đồng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của nhiều loại enzyme, bao gồm cả superoxide dismutase và cytochrome c-oxidase là những loại enzyme có chức năng sản xuất ra các enzyme khác. Trong khi đó, sắt lại thường xuyên hỗ trợ cho sự tái tạo và phát triển các tế bào máu đỏ.
Hỗ trợ tiêu hóa
Không có lựa chọn nào lý tưởng hơn củ sen trong việc bổ sung chất xơ thực phẩm tự nhiên, nhằm làm chậm quá trình tiêu hóa các hợp chất carbohydrate. Khả năng hỗ trợ tiêu hóa của loại rau củ này sẽ giúp làm giảm mức choesterol trong mạch máu, đồng thời còn hạn chế nguy cơ tăng cân hoặc táo bón.
Tác động đến tâm trạng
Có rất nhiều vitamin trong củ sen như thiamin, axít pantothenic, riboflavin, niacin và foliate. Trong đó, vitamin B6 (Pyridoxine) tổng hợp ra các chất có khả năng tác động đến tâm trạng. Lượng vitamin B6 dồi dào sẽ giúp kiểm soát các chứng đau đầu, căng thẳng và suy sụp thần kinh. Ngoài ra, chúng còn có vai trò trong việc phòng ngừa những bệnh về tim.
Điều chỉnh huyết áp
Một trong những lợi ích đặc trưng của củ sen là khả năng cân bằng lượng kali và natri trong cơ thể. Natri mang đến vị thanh ngọt, còn kali lại ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều natri. Chúng giúp kiểm soát mức huyết áp cũng như nhịp tim.
Chữa táo bón hay tiêu chảy
Để làm dịu dạ dày khi chúng đang gặp trục trặc với các vấn đề về đường tiêu hóa, bạn có thể uống nước ép củ sen. Chúng giúp làm giảm những khó chịu ở ruột và chữa tiêu chảy khá hiệu quả.
Chữa thiếu máu trong kỳ “nguyệt san”
Nước ép từ củ sen hoặc món súp củ sen là lựa chọn tuyệt vời cho những phụ nữ đang bị thiếu máu do bị mất nhiều máu khi hành kinh. Để bù đắp lại lượng máu đã mất, bạn nên uống nước ép hoặc ăn súp củ sen trong 3 ngày sau khi kỳ “nguyệt san” kết thúc.
Bổ sung năng lượng
Trong củ sen chứa rất nhiều năng lượng như carbohydrate (tinh bột). Y học cổ truyền của các nước phương Đông cho rằng ăn củ và hạt sen là cách để bổ sung năng lượng, tăng cường sinh lực cho cơ thể.
Bảo vệ tim
Củ sen cung cấp các vitamin B-complex như vitamin B6, niacin, axít pantothenic, foliate, riboflavin và thiamin. Chúng góp phần bảo vệ tim, ngăn ngừa nguy cơ bị đau tim bằng cách kiểm soát sự tấn công của homocysteine trong máu.
Phòng bệnh cho ruột
Ăn củ sen là một trong những cách đơn giản nhất để ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến ruột, kiểm soát tình trạng sưng phồng do ruột bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa nước ép củ sen với nước ép gừng để uống hàng ngày nhằm giữ gìn sức khỏe cho ruột.
Kiểm soát nhiệt độ
Ăn củ sen hay uống nước cam đều là những cách làm hạ sốt. Món súp củ sen nóng được cho là có tác dụng trị cảm lạnh. Chính vì vậy, nếu muốn hạ bớt nhiệt độ cơ thể, bạn nên ăn món súp hầm từ củ sen và cà rốt.
Cầm máu
Trong y học cổ truyền, nước ép từ củ sen được dùng để ngăn chặn tình trạng xuất huyết ở thực quản, ruột, dạ dày, ruột kết và mũi.
Bài tiết chất nhầy
Nhờ có hàm lượng vitamin C cao, củ sen giúp phân hủy lượng chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và loại thải chúng ra bên ngoài, đặc biệt là lượng dịch nhầy và đờm dãi có trong phổi.
Chính vì vậy, củ sen vẫn được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và lao phổi. Để tăng thêm hiệu quả, hãy hòa nước ép củ sen với nước ép cà rốt. Đây là loại đồ uống giàu dinh dưỡng và thơm ngon.
BS. NGUYỄN PHƯƠNG-nongnghiep.vn
Củ sen điều chỉnh huyết áp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét