Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì nhiều dưỡng chất và dễ chế biến . Cà chua dễ cho năng suất cao, do đó thường được trồng rộng rãi .Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo xanh, virus,… khó phòng trị. Sau đây là 5 bệnh thường gặp trên cây cà chua.
1. Bệnh héo xanh
Bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà chua, nhưng thường hại nhiều ở giai đoạn ra hoa kết quả đến khi quả già. Nếu bị nhiễm ờ giai đoạn cây con thường làm cho toàn bộ lá héo rũ rất nhanh, cây gục xuống và chết. Nếu cây đã lớn mới bị nhiễm bệnh thì lá ở phần ngọn héo rũ trước, có thể héo một cành hay một nhánh nhỏ, sau đó các lá phía dưới tiếp tục héo và cụp xuống, cuối cùng dẫn đến toàn bộ cây bị héo rũ, gẫy gục, và chết.
Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, ẩm ướt, trên những chân ruộng hay ở những vùng mà bà con thường trồng các loại cây thuộc họ Cà như cà chua, cà pháo, cả tím… họ đậu đỗ như đậu que, đậu cô ve… tần ô (cải cúc)… vì những loại cây này cũng là kí chủ của bệnh.
Để hạn chế tác hại của bệnh cần áp dụng nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp Đó là:
- Sử dụng giống khỏe không nhiễm bệnh, chống chịu bệnh tốt.
- Lên liếp cao để tránh đọng nước khi có mưa hoặc sau khi tưới.
- Không nên trồng dày để ruộng cà chua thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong rộng.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và ka li. Tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu
- Thường xuyên kiểm tra ruộng cà chua để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhổ thì bỏ vôi bột vào chổ vừa nhổ để khử trùng đất.
- Có thể dùng thuuốc Stamer 20 WP để phun xịt khi cây chớm bị bệnh.
- Sau khi thu hoạch, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây cà chua ở vụ trước, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ dại trên ruộng đem tiêu hủy.
- Nếu đã áp dựng nhiều biện pháp trên mà bệnh vẫn không giảm, chứng tỏ đất ruộng đã tích lũy khá nhiều nguồn bệnh, nên luân canh một vài vụ với cây lúa nước hoặc những câv rau trồng nước, cây bắp, mía, bông, bắp cải.
2. Bệnh sương mai ( hay bệnh héo muộn)
Bệnh sương mai trên cà chua là do Phytophthora infestans gây ra. Bệnh gây hại trên thân, lá và quả trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. vết bệnh lúc đầu có màu xanh đậm như úng nước, sau đó vết bệnh có màu nâu đen, vết bệnh lớn dần. Nếu trời ẩm trên bề mặt vết bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ làm thối nhũn. Nếu thời tiết khô, vết bệnh cũng khô ròn dễ vỡ.
Trên quả cà chua bệnh thường gây hại ở vùng cuống, và thường làm quả dễ rụng.
Biện pháp phòng trị bệnh:
- Chọn mùa vụ trồng không thích hợp cho bệnh phát
triển.
- Không trồng cây quá dày và cần thường xuyên tỉa bỏ lá héo để tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng.
- Không trồng liên tục nhiều vụ hoặc nhiều năm trên cùng một ruộng.
- Khi bệnh xuất hiện thì phun một trong các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Curzate 72 WP, Ridomil 72 WP, Aliette 80 WP,với nồng độ 0,1 – 0,4%, và phun 7 – 10 ngày/lần.
3. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum phomoides gây ra. Bệnh thường gây hại trên quả đang hoặc đã chín, đôi khi ở trên quả già khi có mưa nhiều hoặc độ ẩm không khí cao. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, hoặc ruộng tưới nhiều nước.
Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5-0,2, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.
Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên.
Biện pháp phòng trừ
- Thu gom và tiêu huỷ các quả bị bệnh.
- Chọn giống ít nhiễm bệnh, hoặc tránh cây cho quả vào lúc mưa nhiều.
- Trồng thưa và làm giàn chống đỡ tạo sự thoáng khí cho cây.
- Khi bệnh gây hại cho cây thì phun trị bệnh bằng một trong các loại thuốc Ridomil 72 WP, Copper B 75 wp, Benlate 50 WP, Daconil 75 WP, Mancozeb MZ 72 wp. Curzate M8 72 WP, Antracol 70 WP… 0,2 – 0,4%.
4. Bệnh đốm vi khuẩn
Bệnh đốm vi khuẩn, do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. vesicatoria gây ra. Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.
Lúc đầu vết bệnh có màu đen nhạt, nhũn nước, hơi lõm xuống. Sau đó lan dần ra có dạng góc cạnh, nhiều vết liên kết lại tạo thành mảng đen to. Bệnh cũng gây hại trên thân và lá. Vết bệnh trên thân và cuống của quả giống trên quả. Vết bệnh trên lá lúc đầu giống với vết bệnh trên quả, nhưng sau đó vết bệnh chuyển sang màu vàng hoặc đen. Tâm vết bệnh dần dần khô và rách đi.
Biện pháp phòng trị bệnh
- Vệ sinh ruộng nhằm tạo điều kiện thoáng khí cho ruộng
- Lên liếp cao để thoát nước tốt trong mùa mưa. Không nên tưới nước vào lúc chiều mát khi cây bị bệnh.
- Bón phân cân đối và đầy đủ, hạn chế bón phân đạm và tăng lượng phân kali khi cây bị bệnh.
- Trồng đúng khoảng cách, làm giàn đỡ cho cà chua không bị ngã xuống đất.
- Phun thuốc khi cà bị bệnh bằng một trong những loại thuốc sau: Kasuran 50 wp (New Kasuran 16,6 WP), Kasumin 2L, Starner 20 wp với liều lượng 20 – 30g(cc)/8 lít phun 10 ngày/lần.
5. Bệnh đốm quả
Bệnh đốm quả do nấm Stemphylium sp. gây ra, gây hại cho tất cả các giống cà chua, nhưng nậng nhẩtvẫn là nhóm giống quả dài, vỏ mỏng.
Vết bệnh đầu tiên có màu nâu, tròn, lõm xuống, bên trong vết bệnh có màu xám trắng, viền màu nâu. Ở vết bệnh cũ toàn bộ vết bệnh có màu đen. Nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn và thối cả quả.
Biện pháp phòng trị bênh
- Tránh trồng những giống cà có vỏ mỏng trong mùa mưa. Trồng với khoảng cách hợp lý, làm giàn đỡ cây để tạo điều kiện thông thoáng dưới tán cà.
-Phun một trong các loại thuốc sau : Copper B 75 WP, Benlate 50WP, Derosal 60 WP, Score 250 EC với liều lượng 10 -20cc/10 lít, phun 7 – 10 ngày/lần
Dịch cây trồng – NXB Hồng Đức
Các bệnh thường gặp trên cây cà chua
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét