Quảng Cáo

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Phòng trừ rầy nhảy trên cây sầu riêng không cần thuốc hóa học

Rầy nhảy có tên khoa học Allocaridara maleyensis, thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera, gây hại chủ yếu trên cây Sầu riêng. Trứng được đẻ thành ổ trong mô lá non còn xếp lại, ấu trùng màu vàng trên mình có phủ một lớp sáp trắng và ở cuối bụng có những sợi sáp trắng như bông rất dài. Trưởng thành màu nâu lợt, không có phủ sáp trên mình, cánh trong suốt, ít khi bay chỉ nhảy khi bị động. Cả ấu trùng và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút lá non tạo nên những vết màu vàng sau đó lá bị khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu trái của cây. Ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá.


Rầy nhảy gây hại trên cây sầu riêng Rầy nhảy gây hại trên cây sầu riêng


Để phòng trừ Rầy nhảy đạt hiệu quả, ngoài việc chăm sóc cho cây ra đọt non đồng loạt kết hợp với lúc tưới phun nước lên tán lá non vừa mở, nhà vườn ở ấp Trung Hiệp xã Hưng Khánh Trung B còn thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời xử lý bằng rễ cây thuốc cá. Với 1 kg rễ cây thuốc cá pha cho 300 lít nước và mỗi cơi đọt chỉ cần phun 2 lần thì xem như đã bảo vệ đọt còn nguyên vẹn. Trong khi đó nếu sử dụng thuốc hóa học thì mỗi cơi đọt nhà vườn phải phun đến 3 lần mới đạt hiệu quả, vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường đồng thời cũng dễ tạo sự bộc phát tính kháng thuốc.


 Một điều quan trọng hơn nữa là khi phun rễ cây thuốc cá không hề ảnh hưởng đến Kiến vàng trong vườn, chứng tỏ phòng trừ Rầy nhảy bằng cách này ngoài an toàn cho người sử dụng còn bảo vệ được môi trường và côn trùng có ích mà không cần phải dùng đến thuốc hóa học./.


Trạm Bảo Vệ Thực Vật – Chợ Lách



Phòng trừ rầy nhảy trên cây sầu riêng không cần thuốc hóa học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét