Quảng Cáo

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Các biện pháp hạn chế hiện tượng rụng trái non trên cây quýt

Rung trái non là hượng tương thường xảy ra trên cây ăn trái, ngay cả khi bà con xử lý tốt việc ra hoa, hiện tượng rụng trái non vẫn có thể xảy ra.


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại. Để khắc phục nguyên nhân này, ngay sau khi thu hoạch, nông dân phải bón phân đầy đủ để cây phục hồi lại sức phát triển thân, lá, đủ khả năng nuôi được nhiều trái về sau. Vào thời gian này, nên bón thêm phân hữu cơ, chú ý bón thêm đạm và lân. Có thể dùng phân DAP hoặc hỗn hợp urê với phân lân.


Đến giai đoạn trái hình thành, cây cần nhiều đạm và kali, có thể bón hỗn hợp phân urê và kali clorua theo tỉ lệ 1:1 hoặc các phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao, bổ sung canxi BO giúp kéo dài hạt phấn trên cây. Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có trái nên phun phân bón lá có hàm lượng đạm và kali cao. Giai đoạn cây chuẩn bị rụng sinh lý nên bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (Tân Đậu Quả, Atonik, GA3). Những chất này kích thích và duy trì sự tăng trưởng của tế bào, giúp hoàn chỉnh sự hình thành tầng rời, góp phần hạn chế rụng trái non.


Về nguyên nhân thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến việc rụng trái non,Trường hợp này buộc người nông dân phải tỉa cành, tạo tán cho cây sau khi thu hoạch, kết hợp với việc giữ nước cân đối dưới ao, mương trong vườn, giữ cỏ dưới những tán cây giúp tản nhiệt.


Trong giai đoạn từ khi cây quýt có trái non đến thu hoạch thường bị ảnh hưởng bởi các đối tượng dịch hại như: sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh loét và bệnh thối rễ chết cây, bệnh vàng lá gân xanh (greening)…. vì thế, để quản lý tốt các đối tượng dịch hại và hạn chế được việc rụng trái non trên cây quýt, việc dùng thuốc phòng trừ sâu cho cây cần chú ý sử dụng các loại thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và môi trường, nên sử dụng theo các nhóm chất Abamectin, Emamectin… Về thuốc trừ bệnh, nông dân nên sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm sinh học tổng hợp chủ yếu hiện nay là: Tricilazone, hexanazone, stretocine… Điều quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh gây hại là nông dân nên áp dụng tổng hợp các biện pháp IPM. Trong đó, việc cần thiết là phải sử dụng giống tốt và chăm sóc cho cây sinh trưởng khỏe mạnh làm nền tảng, kết hợp phát hiện, phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh phát sinh với các loại thuốc đặc trị thích hợp.


 Nguồn : Đồng tháp online



Các biện pháp hạn chế hiện tượng rụng trái non trên cây quýt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét