Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Ở miền Nam, mâm ngũ quả thường thấy các loại mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm… đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”, kiêng kỵ những trái cây mang ý nghĩa xui rủi như chuối (chúi nhủi), lê (lê lết), cam (cam chịu)…
Nếu như mâm ngũ quả ngày Tết thường được xắp xếp một cách đơn giản, dễ nhìn, thì vào những dịp lễ hội hoặc hỷ sự, người ta thường kết trái cây theo hình các con thú mang ý nghĩa may mắn như Long, Lân, Qui , Phụng. Dịp Tết thì thêm hình ông Phúc, Lộc , Thọ….
Nghệ thuật kết trái cây không biết có từ bao giờ, là nghề lưu truyền trong dân gian theo kiểu cha truyền con nối, phổ biến khu vực phía nam. Các nghệ nhân, bằng trí tưởng tượng phong phú và đôi bàn tay khéo léo, hình ảnh các con thú, đôi khi là một tiểu cảnh trái cây được hoàn thành một cách rất công phu và bắt mắt. Vật liệu để làm tác phẩm như các bạn thấy đấy, rất đa dạng làm nên một tổng thể màu sắc và phù hợp cho từng chi tiết của vật mà nghệ nhân muốn thể hiện.
Có dịp, các bạn hãy vào tham quan Hội hoa Xuân 2014 để cảm nhận thêm nét sống động của các tác phẩm này.
Trongraulamvuon
Mâm ngũ quả ngày Tết và nghệ thuật kết cây trái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét