Quảng Cáo

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Rực sắc mai vàng trên nẻo đường xuân

Dù biết rằng Bình Định có vùng An Nhơn chuyên canh Mai vàng nổi tiếng trong cả nước; vậy mà đầu năm mới ghé vào Bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, tôi vẫn cảm thấy bất ngờ trước hai cây Mai vàng cao to đang đơm bông rực rỡ. Có lẽ trong tôi câu chuyện về vị vua “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ trong ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) sau khi đại phá 20 vạn quân Thanh xâm lược đã có ngay một hành động rất… ga lăng là chọn một cành Đào tươi thắm nhất ở đất Thăng Long để sai quân phi ngựa thần tốc mang về Phú Xuân tặng cho công chúa Ngọc Hân… “ăn Tết” muộn. Thực hư không biết thế nào, nhưng chuyện này quá ư… romantic; nên qua đó tôi cứ đinh ninh là bên cạnh tượng đài của vị Hoàng đế lỗi lạc, hào hoa này phải là những cành Đào đỏ thắm.Thế mà không phải vậy. Trái lại đầu Xuân lạc bước đến Phú Xuân và cả một vùng Huế, Thừa Thiên bây giờ rất dễ dàng bắt gặp nhiều gốc Mai vàng thuộc vào hàng “đại lão” trổ bông vàng rực cả một khoảng sân vườn.


IMG_9747 sTôi có một thói quen là vào những ngày giáp Tết, dù bận rộn vẫn tranh thủ đi la cà xem các chợ hoa và thế nào cũng dzọt qua Thủ Đức, ngắm nhìn rừng Mai vàng đủ cỡ, đủ loại bày bán dọc theo đường quốc lộ cũ từ chợ Thủ Đức trải dài đến nhà ga Bình Triệu. Mai đem ra bày bán ở đây phần lớn là hàng chợ cùng Mai vườn nhà ‘của những hộ nhỏ lẻ; còn những cây Mai chiến, hàng tuyển thì đã được “đóng’gói” vận chuyển ra miền Bắc trước ngày rằm tháng chạp, hoặc đang được o bế trong vườn chờ”thi đấu”tại các hội hoa Xuân. Nhiều chục năm nay, làng Mai Thủ Đức vẫn được xem là địa bàn chuyên canh loại hoa Tết đặc trưng của vùng đất phương Nam này với quy mô lớn nhất nước; tuy rằng phải chòng chọi trước sự phát triển “siêu tốc” về cơ sở hạ tầng trong việc đô thị hóa, đặc biệt là nạn triều cường gây úng ngập ngày một trầm trọng hơn. Những tác động này đã làm cho làng Mai Thủ Đức đang có bước chuyển dịch sang một phần vùng đất quận 12. Cái hay của việc nhìn ngắm Mai vàng ở chợ Mai này với quỵ mô lớn nhất nước; tuy rằng phải chống chọi trước sự phát triển “siêu tốc” về cơ sở hạ tầng trong việc đô thị hóa, đặc biệt là nạn triều cường gây úng ngập ngày một trầm trọng hơn. Những tác động này đã làm cho làng Mai Thủ Đức đang có bước chuyển dịch sang một phần vùng đất quận 12. Cái hay của việc nhìn ngắm Mai vàng ở chợ Mai Thủ Đức không biết chán là do trong vài ngàn cây được bày bán ở đây, mỗi cây mỗi vẻ, không cây nào giống cây nào. Nên cũng là Mai vàng Thủ Đức, năm trước đã xem rồi, năm nay xem nữa cũng còn muốn xem.


Trong những chợ hoa Tết mà tôi đã từng dạo qua, có lẽ Phan Thiết là nơi tôi có ấn tượng nhất. Chợ hoa rực rỡ muôn màu, duyên dáng giữa trung tâm thành phố và trải dài bên bờ bắc sông Cà Ty, trong đó nổi bật là đoạn bày bán Mai vàng với những “cụ Mai” cao to đến 3, 4 mét. Bình Thuận có làng Mai “đặc sản” Phú Hội với loại Mai vàng có mùi thơm và thân cây thẳng cứng khác hẳn Mai Bình Định. Chiều cuối năm dạo chợ hoa bên bờ sông Cà Ty lộng gió nồng nàn mùi hoa Mai có một cảm giác lâng lâng khó . Hình như chỉ có ở Bình Thuận tôi mới cảm nhận được mùi thơm của loài Mai vàng kết tụ nhiều nắng gió này.


IMG_9751 sĐến cái Tết lần thứ 39 đất nước thống nhất mà trong hoài niệm của một số dân làm đường sắt “cựu trào” ở Long Khánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) vẫn không thể nào quên về cánh rừng Mai nở vàng rực khắp một cung đường Trảng Táo, Gia Huynh… mỗi độ Xuân về. Nay thì đến vùng này khó tìm ra được một gốc Mai. Miệt vườn Long Thành – Nhơn Trạch nổi tiếng về cây ăn trái, nhưng nhà vườn nào cũng dành khoảng đất trước sân nhà trồng dăm cây Mai vàng. Có những nhà vườn như ông Tư Nô, Bảy Tiến, Năm Chuẩn… ở Phú Hội có đến cả chục cây Mai cổ thụ, Tết nào cũng cắt cành thui gốc mang lên Biên Hòa tặng cho bè bạn, người thân. Mai ở miệt vườn Phú Hội, Long Tân, Tam An, An Phước…cùng Mai ở Gò Me, miêu Ba Lang (thành phố Biên Hòa) từng có thời kỳ hình thành cả một chợ bán Mai cành ở Biên Hòa trong 3 ngày 28, 29 và 30 Tết hàng năm. Chợ Mai cành ở Biên Hòa là một nét văn hóa hay hay, nơi gặp gỡ cuối năm của những người yêu thích sự mộc mạc của loài hoa Tết có nhiều dáng vẻ ưa nhìn; nhưng đáng tiếc chợ Mai cành này đả “bãi thị” từ 3 năm qua. Có lẽ do nguồn Mai đã cạn kiệt, số người đem Mai cành đi bán nay cũng đã quá già. Bên cạnh đó việc chơi Mai ngày Tết ở Biên Hòa – Đồng Nai cũng như Tp.HCM và các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực như: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu trong mấy năm gần đây đã có sự thay đổi lớn. Không kể đại gia, nhiều gia đình bậc trung cũng đều thích sắm chậu Mai bề thế và thật vừa ý để chưng chơi trong 3 ngày Tết, sau đó đem gởi chăm sóc, cuối năm lại mang về. Cách này tiện lợi, không mất công chăm sóc và xã hội lại có thêm nghề dịch vụ chăm sóc Mai. Nên không lạ, ngày Tết, nhà của các gia đình khá giả nào ở các đô thị này cũng đều rực rỡ sắc vàng hoa Mai, đôi khi là những chậu Mai vàng rất “khủng” mà ngày thường không nhìn thấy bóng dáng chúng đâu. Nhưng thường Mai kiểu này thì kín đáo và mang tính…”nội bộ”quá.


IMG_9730 sMuốn nhìn Mai vàng khoe sắc (trong các hội hoa Xuân) thì cách hay nhất là về miền Tây Nam bộ. Đầu xuân, nếu lên vùng cao Tây Bắc, người ta choáng ngợp trước những triền đồi, thung lũng có sắc màu hồng, đỏ chói chang của hoa Đào; thì về miệt Tây Nam, nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… không thể không ngất ngây trước những khoảng trời rực rỡ Mai vàng, ở những nơi này chỉ cần đi trên đường là có thể bắt gặp những cội Mai già lặng lẽ đơm hoa trước sân vườn nhà, bên bờ rào xiêu vẹo. Đi sâu vào những xóm nhỏ càng thấy nhiều Mai hơn và có nhiều cây cao lớn, trổ bông đẹp đến khó ngờ, nhất là những cây Mai cổ thụ ẩn nhẫn nép mình bên gốc Dừa xiêm hoặc ké né đứng bên đụn rơm vàng. Có lẽ phải thưởng Mai ngay trên nơi chốn quê mùa, bình dị mà chúng hằng an nhiên tự tại mới thấy được cái thần thái của loài hoa Tết đất phương Nam này.


IMG_9752 sLâu nay ai cũng cho rằng Mai vàng là “đặc sản” Nam bộ, chỉ có từ Huế vào đến Cà Mau. Thế nhưng gần đây một số nhà nghiên cứu về Hà Nội cho rằng Mai vàng đã từng có thời được trồng tập trung thành trại tại một thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân vào thê kỷ 14. Trại trồng Mai vàng là làng Hoàng Mai (nay là phường Hoàng Mai của quận Thanh Trì, Hà Nội). Không có tài liệu lịch sử nào nói vì sao sau đó loại Mai vàng trồng trên đất Thăng Long bị tuyệt chủng, chỉ biết rằng Hà Nội trồng được Mai trắng (không được cành khỏe nu mập, cánh to, màu tươi tắn bộc bạch như Mai vàng, mà có dáng vẻ kín đáo, ấp ủ, rụt rè) và đã để lại địa dánh Bạch Mai giữa lòng thủ đô. Đặc biệt hơn, khoảng mấy năm gần đây dân mê hoa còn khám phá ra cả rừng Mai vàng cổ thụ nở hoa vàng rực giữa khói mây đại ngàn Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) suốt từ trước Tết đến hết tháng Giêng hàng năm. Mai vàng Yên Tử đang được các nhà khoa học tiến hành nhân giống để đưa ra đại trà ở miền Bắc. Vậy là từ non thiêng Yên Tử đến tận mũi Cà Mau, mùa xuân về đều rực rỡ Mai vàng


Bùi Thuận – Tapchihoacanh



Rực sắc mai vàng trên nẻo đường xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét