Quảng Cáo

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Truyền thuyết về một cây gọi là thủy liễu

Thủy Liễu, tên một loài cây hình như hơi xa lạ với người nông dân Nam Bộ, mặc dầu đó là một loài cây quen thuộc, mọc ven bờ sông, kinh rạch hay vùng trũng thấp bùn lầy, phù sa mới. Cây thân gỗ, to, bông trắng, trái màu xanh tròn tròn, chát chát chua chua. Có rễ phụ (cạc bần) vươn lên khỏi mặt nước, dùng để thở và sử dụng bộ lọc để đào thải muối. Đó là cây Bần -Sonneratia caseolaris, có cành nhánh rất giòn và dễ gãy.


ban sThủy Liễu, cái tên rất đẹp, hình dung đến tên một cô gái mỹ miều, có dáng lưng thon, có dòng tóc dài ngập ngừng, bay bay lả lơi theo gió. Nhưng cây Thủy Liễu gắn liền với truyền thuyết xa xưa: Dạo đó – khoảng tháng 3 năm 1782 – Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn – Nguyễn Huệ đánh tan tác ở Thất Kỳ Giang, bị truy đuổi ráo riết, chạy lạc vào cù lao Đất, vùng cửa sông HàmLuông (Bến Tre), vào nhà bác nông dân tronq làng xin bữa cơm đỡ dạ.

Ngặt nỗi đêm khuya, trời mưa gió, tìm đâu ra món ngon cho vị Chúa thất trận no lòng. Bèn sai bầy trẻ nấu nồi cơm nóng, lục vét hủ mắm sặt, mắm lóc, rồi ra mé rạch hái vội mấy quả Bần vừa chín tới, thêm vài trái ớt xanh…
ban 1Thế rồi, 20 năm sau, Chúa đăng quang Hoàng đế, được thỏa sức trả thù những kẻ gây cho mình nhiều nỗi đớn đau nhục nhã, nhưng lòng Vua vẫn chưa thật thanh thản, ôi sơn hào hải vị không thiếu món chi, nhưng Vua không làm sao quên được bữa cơm mắm sống quả bần đêm mưa năm nào! Rồi chợt nghĩ rằng: “Ta đây chính hiệu quân vương, làm vua một nước, mà Vua ăn trái Bần thì nhẹ thể quá!, bèn truyền từ nay về sau gọi cây Bần bằng cái tên thật đẹp – Thủy Liễu – nhưng dân gian thì vẫn dùng cái tên quen thuộc – Cây Bần. Miền Nam nhiều nơi còn dùng làm địa danh như cầu Rạch Bần (trước đây nằm cuối đường Huỳnh Quang Tiên quận Nhì, nay là đường Hồ Hảo Hớn quận I), như Hố Bần nằm phía tây nam Sài Gòn, trong cuộc tổng tấn công Sài Gòn – Gia Định Tết Mậu Thân 1968, bộ chỉ huy chiến dịch đóng tại đây. Ở Long An, trên sông Vàm cỏ có ngã ba Bần Quỳ và ngôi miếu Ông Bần Quỳ (truyền thuyết cho rằng các cội Bần nơi đây đồng loạt quỳ xuống chịu tang Quan Kinh Lược Phan Thanh Giản, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược để mất 3 tỉnh miền Tây cho Pháp lang sa, đã uống thuốc độc tử tiết vào ngày 04 tháng 8 năm 1867). Ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu… cũng còn có địa dánh Cây Bần.

Cây Bần gắn liền với người nông dân Nam Bộ từ khi về đây khai hoang mở đất. Món ăn quen thuộc gồm mắm sống, thịt ba rọi, rau rừng (đọt chiếc, lá lụa,

đọt sộp, lá cơm nguội…), chuối chát, ớt xanh… cùng với trái Bần vừa chín, gợi nhớ một thời khẩn hoang mở cõi. Đẳng cấp hơn, bà con có món canh chua Bần chín với cá Dứa, cá Ngát, tuyệt vời!. Hình như bây giờ Sài Gòn chỉ còn nhà hàng Hữu Nghị (Xả Gió) ở miệt quận 8 trong thực đơn có món mắm sống Bần ổi, thịt luộc mà thôi.

Cây Bần ngoài những món ăn gợi nhớ một thời xa xưa, lại rất hữu dụng trong việc giữ đất phù sa bồi lắng, gìn giữ môi trường cho nhiều loài sinh sống như cua, ốc, cá ngát, cá dứa, thòi lòi, bống sao… Cùng với Vẹt, Đước, Mắm… tạo nên cảnh quan môi trường không thể thiếu, lá phổi xanh trong rừng nước lợ pha chè. Đây cũng là ngôi nhà xanh cho đàn linh trưởng sinh sống, chí chóe leo trèo:



Tủi thân con khỉ ân bần

Chuyền cây, hái trái lọt ùm xuống sông


Chín ngàn – Tapchihoacanh



Truyền thuyết về một cây gọi là thủy liễu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét