PGS.TS Lê Văn Thiện, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội khẳng định, người dân vẫn có thể chơi hoa bình thường. Chỉ có điều, chơi hoa thời… thuốc trừ sâu nên bỏ một số thói quen như ngửi, ăn, làm kem dưỡng da…
PGS.TS Lê Văn Thiện lý giải, theo nguyên tắc, hoa nở theo lứa, người trồng hoa phải hái dù mới phun thuốc trừ sâu vào ngày đó nên sự tồn đọng thuốc trên hoa là điều khó tránh khỏi.
Với cơ chất clo có trong nhiều loại thuốc sử dụng để phun cho hoa được ghi nhận tại các làng hoa có độ độc cao, thời gian bán phân hủy trong môi trường rất lâu. Chỉ cần ngấm phải hàm lượng thấp, qua thời gian tiếp xúc nhiều lần, nó sẽ tích lũy dần là đã có thể gây độc.
Đây là tác động dài lâu đối với những người tiếp xúc thường xuyên nên rất khó xác định chính xác nguyên nhân mặc dù nguy cơ mắc các bệnh mãn tính rất cao. Đặc biệt hơn, hàm lượng này lại được tích lũy lâu dài trong cơ thể người, rất khó đào thải ra môi trường vì thế càng lâu ngày càng gây độc.
Ngược lại, có loại thuốc BVTV độc tính cao nhưng lại phân giải nhanh như nhóm lân hữu cơ, nitơ hữu cơ… Người dân chỉ cần ngửi hoặc tiếp xúc trực tiếp đã có thể cảm nhận được mùi, hoặc có dị ứng. Tức khi tiếp xúc có thể thấy ngay hậu quả nhưng chúng lại phân hủy nhanh nên chỉ cần đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch là có thể tránh được những tác hại không cần thiết đối với cơ thể.
Ngoài ra, cũng dựa vào các nguyên tắc khoa học, người dân nên hạn chế cắm nhiều hoa trong phòng ngủ, phòng kín. Bởi không chỉ nguy cơ ngộ độc thuốc trừ sâu mà còn ảnh hưởng bởi hương và phấn hoa, nhất là người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng. Nên bỏ thói quen như ăn cánh hoa, làm mứt hoa hay giã nhỏ lấy nước để làm kem dưỡng da…
Đối với mứt hoa cũng nên xem xét nguồn gốc sản xuất hoa nguyên liệu. Chỉ nên ăn mứt hoa khi có địa chỉ sản xuất, cam kết sử dụng hoa an toàn, không chứa thuốc BVTV.
Theo Khoa học & Đời sống
Ngửi hoa - thói quen nên bỏ thời thuốc trừ sâu tràn lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét