Quảng Cáo

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Ké đầu ngựa xóa nám tàn nhang

Sách thuốc Đông y xếp ké đầu ngựa vào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu”, nghĩa là loại thuốc ấm, có tác dụng loại trừ một số khuyết tật như vết nám, tàn nhang để trả lại cho làn da màu sắc ban đầu.


Cây ké có nhiều loại, như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền…, nhưng được sử dụng làm thuốc phổ biến vẫn là ké đầu ngựa, còn tên khác là Thương nhĩ tử, Xương nhĩ, Thương nhĩ, Phắc ma, Mác nháng (Tày). Tên khoa học: Xanthium strumarium L. (tên đồng nghĩa Xanthium japonicum Widder), họ Cúc (Asteraceae).


ke dau ngua nenLà loại cây mọc hoang khắp mọi miền ở nước ta, có thân thảo, sống hàng năm, cao 50 – 80cm, ít phân cành. Thân hình trụ, cứng, có khía, mầu lục, đôi khi điểm những chấm mầu nâu tím, có lông cứng. Lá mọc so le, hình tim- tam giác, dài 4 – 10cm, rộng 4 – 12cm, chia 3 – 5 thùy, mép khía răng không đều, có lông ngắn và cứng ở cả hai mặt, gân chính 3, cuống lá dài 10cm, có lông cứng.


Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, mầu lục nhạt, gồm hai loại đầu, cùng gốc; những đầu ở phía trên nhỏ mang hoa lưỡng tính, những đầu khác mang hoa cái; lá bắc xếp thành hai hàng, có lông; hoa lưỡng tính hình ống, không có mào lông, tràng có 5 thùy, nhị 5; hoa cái không có tràng và mào lông. Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai móc; dài 12 – 15mm, rộng 7mm; mùa hoa quả tháng 5 – 8.


Bộ phận dùng làm thuốc là quả già phơi khô (Fructus Xanthii strumarii). Thu hoạch vào mùa thu, khi quả già chín, lúc trời khô ráo, hái lấy quả, loại bỏ tạp chất và cuống lá, phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 – 45oC cho đến khô.


Đông y cho rằng, ké đầu ngựa có vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc. Có tác dụng tán phong, trừ thấp, thông khiếu (các giác quan), chỉ thống (giảm đau). Dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong hàn, đau nhức, chân tay co giật, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da…


Sách thuốc Đông y xếp ké đầu ngựa vào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu”, nghĩa là loại thuốc ấm, có tác dụng giải cảm lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần “biểu” (mặt ngoài) của cơ thể, có nghĩa là loại trừ một số khuyết tật như vết nám, tàn nhang để trả lại cho làn da màu sắc ban đầu.


Dưới đây là cách trị các vết nám, tàn nhang trên da từ ké đầu ngựa


* Làm mờ tàn nhang trên da mặt: Dùng lá ké non, rửa sạch, hong cho ráo hết nước, thêm chút muối ăn, giã thật nhuyễn. Hàng ngày xát nhẹ lên da mặt 2 – 3 lần; sau khi xát khoảng 10 phút thì rửa sạch. Kiên trì làm như vậy, các nốt tàn nhang sẽ mờ dần.


* Làm mờ những vết xạm đen trên da: Dùng lá ké, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột thật mịn; sau mỗi bữa cơm hòa 3g với nước cơm hoặc nước cháo uống.


Kiêng kỵ: Theo Đông y, người âm huyết hư tổn (phần âm suy yếu, thiếu máu) kỵ dùng ké đầu ngựa. Trong sách cổ nói dùng ké phải kiêng thịt lợn và thịt ngựa, nếu ăn thịt lợn khi dùng ké đầu ngựa thì khắp mình sẽ nổi quầng đỏ. Tuy nhiên điều này còn chưa được kiểm chứng đầy đủ.


Song trong trường hợp “Âm huyết hư tổn” cũng dẫn tới hiện tượng da bị xạm đen. Trường hợp này nếu dùng ké đầu ngựa sẽ khiến cho âm huyết càng hư tổn nặng (vì vậy tất nhiên ảnh hưởng tới chức năng sinh sản) và sẽ làm cho da càng xấu hơn.


 Do đó với những trường hợp da xạm đen do âm huyết hư tổn, để khắc phục cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết. Vậy có thể áp dụng hai phương thuốc tương đối đơn giản sau đây đều có công hiệu kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), bồi bổ khí huyết (bổ huyết), giúp da tươi nhuận và mịn màng.


- Phương 1: Dùng hoàng kỳ 500g, đương quy 500g, tất cả tán thô, trộn đều. Mỗi ngày dùng 10 – 15g bột thuốc, hãm nước sôi như pha trà, uống dần trong ngày.


- Phương 2: Dùng đương quy 500g, long nhãn 500g, ngâm với 2 lít rượu trắng ít nhất trong một tháng; mỗi bữa ăn uống 1 chén con (20 – 30ml).


BS HOÀNG XUÂN ĐẠI-nongnghiep.vn



Ké đầu ngựa xóa nám tàn nhang

Một số mẹo vặt từ gia vị

Gia vị và rau thơm là những nguyên liệu không thể thiếu khi nấu nướng, giúp cho món ăn được thơm ngon và đặc sắc hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể dùng gia vị và rau thơm vào những công việc khác ngoài nấu nướng.


gia viLàm thơm quần áo


Thay vì sử dụng nước xả vải để làm thơm mát quần áo, bạn có thể dùng các loại rau làm gia vị và hoa để thay thế. Nghiền nát các loại rau, hoa thơm như hoa oải hương, hồng, cam và chanh vào trong 1-2 lít nước, lượt bỏ xác lấy nước làm nước xả vải. Hương thơm của các loại gia vị và hoa này sẽ giúp quần áo thơm mát tự nhiên. Hoặc có thể hòa tan vài giọt tinh dầu vào nước để làm nước xả vải.


Thuốc khử trùng


Hương thảo, xô thơm, xạ hương và chanh là những loại rau thơm có đặc tính khử trùng mạnh mẽ. Do đó, bạn có thể dùng chúng kết hợp với nước tẩy rửa để làm sạch bàn ghế, tủ bếp và nhà cửa.


Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chà xát lá hương thảo cắt nhỏ, chanh và muối lên thớt gỗ để ngăn sự phát triển của vi khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, việc kết hợp hoa cúc, bạc hà, cây hương thảo, xạ hương và bột baking soda cũng là cách để khử mùi hôi trong phòng tắm và bồn rửa trong nhà bếp.


Làm thơm mát nhà cửa


Thay vì dùng các loại nước xịt phòng có chứa hóa chất, bạn có thể làm thơm mát ngôi nhà của mình bằng các loại gia vị và rau thơm quen thuộc. Chọn một trong những nguyên liệu bạn yêu thích như đinh hương, hồi quế và vani cho vào nồi, đun sôi nhỏ lửa trên bếp để hương thơm lan tỏa khắp phòng. Hoặc bạn cũng có thể thoa tinh dầu hoa oải hương, xô thơm, cam, chanh, bạc hà… lên bóng đèn rồi bật công tắc điện. Khi đèn cháy sáng, hương thơm sẽ lan tỏa khắp nơi.


Bảo quản đồ nội thất bằng gỗ


Pha nước chanh với giấm theo tỷ lệ bằng nhau để làm dung dịch đánh bóng đồ gỗ một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn kết hợp một ít bột quế, đinh hương với một lượng nhỏ xà phòng cũng có thể làm sạch bóng và thơm đồ gỗ ngay lập tức.


Đuổi côn trùng


Các loại côn trùng và bọ gậy thường sinh sôi nảy nở ở nơi ẩm thấp như bếp, nhà tắm, phòng giặt. Hãy treo một túi nhỏ đựng các loại gia vị và rau thơm như lá xô thơm, nguyệt quế trong phòng tắm, phía dưới máy giặt, hoặc những nơi có nhiều độ ẩm trong nhà. Mùi thơm của các loại gia vị này sẽ làm côn trùng tránh xa.


Khử mùi chai lọ


Đối với các loại chai lọ đã qua sử dụng và bạn muốn tái sử dụng chúng, hãy cho một muỗng cà phê mù tạt khô hòa với 1 lít nước, đổ vào chai, lọ ngâm qua đêm. Cách làm này sẽ giúp khử mùi hôi khó chịu trong chai lọ cũ. Bạn cũng có thể áp dụng với các loại chai lọ đựng tỏi ngâm, tương cà chua hoặc bất kỳ loại chai lọ từng đựng thực phẩm nặng mùi khác.


Chống ẩm mốc quần áo


Bạn có thể bảo vệ quần áo chống ẩm mốc và các loại côn trùng xâm nhập tủ quần áo bằng cách đặt vào tủ những gói đinh hương nhỏ.


Làm dung dịch dưỡng tóc


Hãy dùng 1 muỗng cà phê lá xô thơm nghiền nhỏ hoặc 1 nhánh hương thảo trộn cùng 1 muỗng bột quế và 1/2 muỗng cà phê đinh hương nghiền. Đổ 1 chén nước sôi vào hỗn hộp trên, trộn đều trong 30 phút, lượt bỏ cặn, chỉ lấy phần nước trong. Sau khi gội đầu xong, thoa nước này như dầu xả thì bạn sẽ có mái tóc óng mượt.


Trị vết cắt nhỏ trên da


Nếu chẳng may bị đứt tay khi đang làm bếp, bạn có thể dùng đường phèn hoặc quế mài nhuyễn thoa vào vết cắt sẽ giúp cầm máu rất tốt.


Khử mùi hôi chân


Không chỉ được dùng làm gia vị cho các món ăn tây, lá xô thơm còn giúp khử mùi hôi chân hiệu quả. Trước khi mang giày, bạn chỉ cần bỏ vào trong giày vài lá xô thơm, cuối ngày thì vứt lá này thay bằng lá mới đến khi hết hôi chân.


Đuổi kiến trong nhà bếp


Cho lá nguyệt quế, xô thơm, quế hoặc nụ đinh hường vào hũ đường sẽ xua đuổi được kiến ngay lập tức. Mẹo này có thể áp dụng trong tủ đựng đồ khô vì mùi hương của lá nguyệt quế, xô thơm, quế hoặc đinh hường khá dễ chịu đồng thời khiến kiến phải tránh xa.


Theo PNO



Một số mẹo vặt từ gia vị

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Một thoáng bình yên

Quê hương Việt Nam đẹp quá, Cảm giác yên bình trong một ngày tháng 4!














Ảnh nguồn : Gocchiase360.com



Một thoáng bình yên

Học cách giảm cân của người Nhật

Phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả của người Nhật đang được chị em ưa chuộng và rỉ tai nhau áp dụng. Bạn đã học hỏi được gì từ bí kíp giảm cân của đất nước mặt trời mọc?


1. Ăn chuối


Theo người Nhật, mỗi buổi sáng chỉ cần ăn một vài quả chuối và uống nước ấm là vừa đủ no lại có tác dụng giảm cân. Biện pháp này phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhất là những người trẻ đang có nhu cầu giảm cân nhanh.


Chuối có tác dụng đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tạo ra lớp màng bảo vệ ruột, giảm thiểu tình trạng độc tốt tích tụ và ngấm lại trong cơ thể. Ngoài ra, chuối còn có tác dụng nhuận tràng nên sẽ kích thích tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa và sử dụng hết nên sẽ hạn chế sự tích tụ thành mỡ thừa. Uống nước ấm cũng giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, nên kết hợp nước ấm và ăn chuối.


2. Uống nước ấm


nuoc amTheo các nhà khoa học Nhật Bản thì thay vì uống nước lạnh, mát hàng ngày, bạn hãy uống nước ấm khoảng 42-50 độ C trong các buổi sáng, trưa, tối.


Nước ấm có tác dụng tăng chức năng của dạ dày, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm tăng nhiệt độ cơ thể khoảng 1 độ C do đó có thể giúp tăng cường hiệu quả của việc đốt cháy mỡ thừa tốt hơn. Bạn nên uống nước vào các buổi sáng, trưa, tối sau mỗi bừa ăn để việc tăng chức năng dạ dày và đốt cháy mỡ thừa của cơ thể được thực hiện hiệu quả hơn.


3. Giảm cân nhờ mật ong và nước ấm


Nếu bạn không muốn ăn nhiều vì sợ rằng càng ăn càng tăng cân nhưng lại lo bị đói thì hãy học giảm cân theo cách dùng mật ong và nước ấm thay cho các bữa ăn. Mật ong sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể đồng thời khiến cho dịch vị tiết ra ở dạ dày nên sẽ giảm cảm giác thèm ăn.


Mặc dù mật ong cũng chứa các chất béo nhưng là chất béo no nên nếu dùng đúng cách sẽ không làm bạn tăng cân. Bạn có thể dùng mật ong với nước ấm trong một bữa ăn nào đó trong ngày. Khi mới áp dụng, một số chị em sẽ cảm thấy đói nhưng sau một thời gian, bạn sẽ quen với việc này và cảm thấy thoải mái hơn.


4. Ăn nhiều rau


rau qua 3Người Nhật thường có thói quen ăn nhiều rau trong một bữa ăn mà rau thường chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng tốt trong việc giúp tiêu hóa, bài tiết tốt, giảm thiếu chất béo trong cơ thể.


Hơn nữa, chính vì bữa ăn của người Nhật gồm nhiều rau nên thường chứa ít calo nhưng lại đa dạng về khẩu vị nên không gây nhàm chán. Người Nhật thường ăn nhiều các loại rau như cà chua, rong biển, đạu nành, cà tím, củ cải…


5. Giảm cân với nước… có ga


Đây là một chiêu thức lạ trong cách giảm cân mới tại Nhật. Thường người béo do hay có cảm giác đói, hoặc ham muốn ăn nhiều, khiến vô thức nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng. Công dụng chính của nước có ga là bổ sung lượng nước, đồng thời làm tăng cảm giác no nê cho cơ thể, khống chế cơn thèm ăn, giúp cơ thể nạp lượng nhiệt vừa phải, nhờ đó mang lại công hiệu giảm cân.


6. Giảm cân bằng… giấm


Ở Nhật cũng dấy lên làn sóng ăn giấm giảm cân. Theo nghiên cứu, ăn giấm không chỉ giúp tiêu trừ hiện tượng táo bón, điều chỉnh môi trường axit và kiềm trong cơ thể, mà còn có hiệu quả giảm cân rõ rệt.


Tất nhiên, theo các chuyên gia hiệu quả của giấm hoá học và giấm tự nhiên hoàn toàn khác nhau. Loại giấm lên men tự nhiên nhìn bên ngoài có chất kết tủa, màu cũng sẫm hơn, sau khi lắc bọt sẽ từ từ biến mất, còn với giấm hoá học bọt sẽ biến mất ngay sau khi lắc đều. Bởi vậy, nếu bạn thực sự muốn thử phương pháp này, nên chọn giấm tự nhiên để giảm cân.


7. Dầu ăn giúp… bài thải mỡ làm  giảm cân


Ăn các loại sản phẩm có chứa dầu ôliu, và các loại dầu cá có chứa omega 3…để giảm cân đang là cơn sốt của các chị em ở Nhật.


Thực nghiệm đã chứng minh, các loại dầu chứa hàm lượng GLA cao như dầu hạt hoa hồng, dầu hạt cây đay… có thể giúp tiêu hao lượng mỡ thừa bị tích lại trong các cơ, chuyển hoá axit béo thành năng lượng, tăng cường tỉ lệ đốt cháy calo của cơ thể. Kết hợp lượng vận động phù hợp với việc tăng cường nạp vào cơ thể các loại dầu trên sẽ giúp cơ thể trở nên gọn gàng, khoẻ khoắn.


8. Khẩu phần ăn nhỏ 


Mặc dù các món ăn trong bữa ăn của người Nhật thường rất phong phú, đa dạng nhưng họ lại chỉ chuẩn bị với số lượng nhỏ và được bày trí trong các bát đĩa nhỏ. Điều này có tác dụng tạo ra sự thích thú khi ngắm nhìn bàn ăn nhiều món và họ nghĩ rằng mình đã ăn rất nhiều nhưng thực tế lượng thức ăn họ đã ăn lại rất ít. Vì vậy, người Nhật thường không bị rơi vào tình trạng nạp quá nhiều calo vào cơ thể.


Theo phunutoday.vn



Học cách giảm cân của người Nhật

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Vị thuốc từ cây so đũa

Theo “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cây so đũa còn gọi là dank kaa, angkea dey chh.nol (Campuchia), phak dok khe (Lào-Viênchian), fayotier (Pháp).


          Tên khoa học; Sesbania grandiflora Pers


          Thuộc họ: Cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae).


cây so đũa con cây so đũa con


1. Mô tả cây


Cây gỗ cao từ 8-10m, mọc rất nhanh. Lá kép lông chim chẵn, dài 15-30cm, lá chét rất nhiều, tới 30 đôi, hình bầu dục, thuôn dài 25mm, rộng 8-10mm thường các là ở giữa dày hơn các lá chét ở ngọn. Hoa to trắng hay hồng, xếp thành chùm ở nách, thông. Quả dài 30-35cm thẳng, thót lại ở gốc và ở đỉnh, thu hẹp và dẹt ở khoảng cách giữa các hạt, nhưng không chia thành đốt. hạt rất nhiều, hình bầu dục, dẹt, màu nâu.


2. Phân bố, thu hái và chế biến


 So đũa được trồng nhiều ở miền Nam nước ta chủ yếu để làm cảnh vì có hoa đẹp, đôi khi được trồng làm cây chủ cho cây hồ tiêu leo. Còn thấy trồng ở Lào, Campuchia và nhiều nước nhiệt đới châu Á khác.


 Người ta dùng vỏ, cây, lá và hoa làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô, thường dùng tươi. Không có chế biến gì đặc biệt.


3. Thành phàn hóa học


   Trong vỏ cây so đũa có chất gôm nhựa. Khi còn tươi gôm nhựa có màu hồng đỏ, nhưng để một thời gian thì xẫm lại. Gôm nhựa này một phần tan trong nước, một phần tan trong cồn. Hai chất màu là agathin, màu đỏ và xanthoagathin màu vàng. Ngoài ra còn basorin, một chất nhựa tanin.


 Lá, hoa và quả non chứa nhiều chất đường, đặc biệt hoa so đũa chứa hàm lượng vitamin C cao (0,1%), vitamin B, muối canxi và sắt, các axit amin.


4. Công dụng và liều dùn


Vỏ so đũa được dùng làm một thuốc bổ đắng giúp ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa. Còn được dùng chữa lỵ, ỉa chảy và viêm ruột. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. mỗi ngày uống từ 5-10g vỏ.


so dua 3 Hoa và lá non giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi chữa cảm cúm. Hiện nay nhân dân một số dùng ở miền Nam mới dùng hoa so đũa nấu canh tôm, nhưng tại nhiều nước ngoài người ta còn dùng lá non ăn như rau dưới dạng trộn dấm, xào nấu,


Đơn thuốc có vị so đũa


Rượu bổ đắng khai vị: vỏ cây so đũa 100g, rượu 40o 1 lít. Ngâm vỏ so dũa thái mỏng với rượu từ 15 ngày đến 1 tháng. Ngày uống từ 15-30ml rượu này làm thuốc bổ đắng khai vị (kinh nghiệm nhân dân).


Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi



Vị thuốc từ cây so đũa

Sử dụng phân bón hiệu quả trên đất phèn

Để sử dụng phân bón hiệu quả thì cần phải chú ý bón phân đáp ứng theo nhu cầu của cây.


Đó là nội dung diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên đất phèn vùng ĐBSCL” do Trung tâm KNQG phối hợp với Sở NN-PTNT Hậu Giang tổ chức tại TP Vị Thanh ngày 24/4. Tham dự diễn đàn có các nhà quản lý, nhà khoa học đến từ các viện, trường và 250 nông dân ĐBSCL.


Đến với diễn đàn, nông dân được nghe các nhà khoa học báo cáo kết quả các đề tài nghiên cứu về cách xử lý phèn, mặn trong canh tác nông nghiệp, cách sử dụng phân bón hiệu quả cho các loại cây trồng khác nhau.


Trong báo cáo đề dẫn, TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG cho biết, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của VN nhưng diện tích đất đai phù sa ngọt màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chỉ khoảng 1,2 triệu ha, còn lại gần 2,5 triệu ha đất bị nhiễm phèn, mặn; riêng diện tích đất bị nhiễm phèn là 1,6 triệu ha (chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên).


Phần lớn đất phèn ở ĐBSCL tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau và Tây sông Hậu. Trong đất phèn có một số độc tố với hàm lượng rất cao làm kìm hãm sự phát triển của cây trồng, dẫn đến năng suất thấp và không ổn định. Chính vì vậy, việc cải tạo đất phèn và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên đất phèn là nhu cầu cấp bách nhằm cải thiện điều kiện SX, nâng cao thu nhập cho người dân.


Trong tham luận của mình, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón & môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) cho biết, “thủ phạm” gây ra đất phèn là do độc tố nhôm (Al) và sắt (Fe) xuất hiện với hàm lượng là nồng độ khá cao. Nếu mặt đất phèn mà có nước màu vàng, nổi váng màu đỏ là do sắt gây ra (nông dân gọi là phèn nóng); còn nước trong xanh, đất quanh bờ màu xám là do nhôm gây ra (phèn lạnh).


Nhiễm phèn làm cho môi trường đất bị chua và 2 độc tố nhôm, sắt làm hạn chế sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, cần phải cải tạo đất phèn trước khi đưa vào SX và phải chú ý một số biện pháp kỹ thuật đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên đất phèn. Vì phân bón quyết định đến 40% năng suất cây trồng.


Lên liếp trồng khoai - Ảnh minh họa Lên liếp trồng khoai – Ảnh minh họa


Trước hết là thiết kế đồng ruộng và kỹ thuật làm đất. Nếu canh tác lúa nước thì có kênh, mương và đánh rãnh trên ruộng để xả phèn. Nếu canh tác cây trồng cạn thì lên liếp để hạ phèn. Sử dụng giống và nhóm cây trồng thích ứng với đất phèn. Đối với lúa nên chọn các giống kháng phèn hoặc chống chịu phèn, còn cây trồng cạn thích hợp canh tác trên đết phèn là mía, khoai mỡ, chuối, bắp, mè và một số cây lâm nghiệm như tràm, bạch đàn…

Chọn kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm hạn chế phèn như “ém phèn, né lũ”, sạ ngầm, điều tiết nước ruộng hợp lý; xây dựng quy trình bón phân hợp lý, hiệu quả. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên đất phèn thì trước khi bắt tay vào mùa canh tác mới thì phải chú trọng sử dụng sử dụng các chất cải thiện độ pH và làm giảm các độc tố trong đất. Các chất được dùng phổ biến hiện nay là vôi, Dolomite, Secpentin, phosphorite, Biochar (than hoạt tính), các chế phẩm sinh học, bón lót phân hữu cơ…


Còn TS Chu Văn Hách (Viện Lúa ĐBSCL) thì cho rằng, thực tế ở ĐBSCL hiện nay vẫn còn nhiều nông dân đầu tư phân bón kém hiệu quả, nguyên nhân do còn nặng về kinh nghiệm truyền thống, không thấy được yếu tố hạn chế trong đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, cụ thể là đất bị chua do độ pH thấp.


Để sử dụng phân bón hiệu quả thì cần phải chú ý bón phân đáp ứng theo nhu cầu của cây. Chẳng hạn trong canh tác lúa mà bón phân đợt đầu quá trễ (lên đến 12 – 15 ngày sau sạ) làm cho bộ rễ kém phát triển hoặc dứt phân đợt 3 quá sớm (34 – 35 ngày sau sạ) làm cho lá lúa bị vàng sớm ở giai đoạn sau trỗ do thiếu dinh dưỡng. Bón phân không cân đối giữa các nguyên tố đa lượng N, P, K hoặc là bón ở lượng cao cho cả 3 đợt dưới dạng hỗn hợp NPK nên gây lãng phí.


“Để có một vụ mùa hiệu quả trên đất phèn thì cần thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp và đồng bộ nhằm giảm thiểu yếu tố do ngộ độc phèn gây ra như sử dụng giống chịu phèn, giải pháp thủy lợi (dùng nước rẽ phèn), bón phân theo nguyên tắc 6 đúng (đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp, đúng mùa vụ, đúng loại đất), bón lót vôi và lân từ đầu vụ, Biochar (than sinh học)… hạn chế sử dụng các loại phân có chứa chất gây chua”, TS Chu Văn Hách khuyến cáo.


Tại diễn đàn, nông dân đã đặt gần 50 câu hỏi cho các nhà quản lý, nhà khoa học giải đáp. “Sử dụng phân bón trên đất phèn sắt và phèn nhôm có gì khác nhau?”, ông Trần Văn Dũng, nông dân huyện Vị Thủy, Hậu Giang đặt câu hỏi.


Vấn đề này được PGS,TS. Mai Thành Phụng, Trung tâm KNQG giải đáp, cả đất bị phèn sắt và phèn nhôm đều cần được xử lý (rửa phèn) trước thì bón phân mới hiệu quả. Đất phèn rất nghèo lân nên cần bón lót các loại lân nung chảy trước khi xuống giống. Nhưng ngược lại, đất phèn giàu chất hữu cơ nên không cần bón thêm phân hữu cơ.



Nguồn :nongnghiep.vn



Sử dụng phân bón hiệu quả trên đất phèn

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Tác dụng của hạt tiêu đen

Ngoài việc tạo thêm hương vị cho các món ăn, hạt tiêu đen còn chứa nhiều dưỡng chất như piperine, vitamin C, vitamin K , kali, chất xơ, sắt và mangan, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như trị bệnh bạch biến, hỗ trợ tiêu hóa…


tieu den sDưới đây là công dụng đặc biệt đối với sức khỏe của hạt tiêu đen mà có thể bạn chưa biết:


1. Hỗ trợ tiêu hóa


Chất piperine chứa trong tiêu đen có tác dụng kích thích tăng tiết axít clohydric trong dạ dày, góp phần hoạt động hệ tiêu hóa thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tiêu đen còn có công dụng chống viêm, sưng và tạo khí, gây đầy hơi trong đường ruột. Ngoài ra, khi ăn tiêu đen còn giúp gia tăng quá trình bài tiết mồ hôi, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.


2. Trị bệnh bạch biến


Trong trường hợp bạn bị bạch biến hay leukoderma, do cơ thể thiếu hụt chất tạo sắc tố da milamin, làn da của bạn có xu hướng phát triển những mảng da màu trắng sáng. Việc sử dụng các loại dầu Ayurvedic hoặc thuốc mỡ có chứa chất chiết xuất từ hạt tiêu đen bôi ngoài da, có tác dụng giúp cơ thể tăng sản xuất melamin, giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này.


3. Giàu vitamin C


Với hàm lượng cao vitamin C, hạt tiêu đen giúp điều trị ho, cảm lạnh, viêm xoang và nghẹt mũi. Bên cạnh đó, tiêu đen còn là chất có đặc tính chống vi khuẩn, giúp điều trị táo bón và tiêu chảy. Hoặc trong trường hợp bị đau răng, bạn có thể sử dụng bột tiêu đen chấm vào vùng răng bị đau, sẽ giảm đau lập tức.


Ngoài ra, tiêu đen còn có tác dụng chữa vết côn trùng cắn và khi sử dụng các loại dầu chứa chất chiết xuất từ hạt tiêu đen xoa bóp còn giúp giảm đau khớp.


4. Chất chống oxy hóa tuyệt vời


Tiêu đen chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh như ung thư, đặc biệt là ung thư da.


5. Tiêu hủy chất béo


Tiêu đen có công dụng tiêu hủy chất béo, giúp hỗ trợ tốt cho những người béo phì giảm cân nhanh hơn trong quá trình ăn kiêng. Ngoài ra, tiêu đen còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng bài tiết mồ hôi và lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, tiêu đen còn có tác dụng làm sạch mạch máu nên cũng rất tốt cho tim.


6. Giảm trầm cảm


Chất piperine chứa trong tiêu đen được chứng minh tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, giúp chống trầm cảm và cải thiện chức năng nhận thức của não bộ.


Lưu ý: Tiêu đen còn có đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm. Bên cạnh đó, tiêu đen còn giúp hỗ trợ cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu.


Để tận dụng triệt để các lợi ích của hạt tiêu đen, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng chúng ở dạng hạt, thay vì tiêu bột. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều tiêu đen, vì nó có có thể gây kích thích đường ruột và kích thích đường hô hấp, gây nhảy mũi.


Theo Nguyễn Niệm/PNO


 



Tác dụng của hạt tiêu đen

Vị thuốc rau tần ô

Những người đau đầu kinh niên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu đắp rau tần ô hơ nóng và uống nước từ rau này. Loại rau này cũng chữa ho rốt tốt. Rau tần ô giàu dinh dưỡng, ngoài lipit, protit, gluxit còn có vitamin в, с và vitamin A. Theo Đông у, rau tần ô có vị ngọt nhạt, hơi the, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc, có tác dụng tán phong nhiệt, trừ đờm, giúp tiêu hóa tốt, chữa ho và chữa chứng đau mắt.


rau tan o sDưới đây là một số bài thuốc cụ thể từ rau tần ô


1. Chữa ho ở trẻ em


Lá tần ô 20g xắt nhỏ, một ít mật ong rồi đem hấp cách thủy, lấy nước để uống trong ngày.


2. Chữa ho dai dẳng ở người lớn


Lấy 150g tần ô đem nấu canh vói 200g phổi heo, nêm nếm gia vị. Dùng liền ba đến bốn ngày cho một liệu trình.


3. Trị đau đầu kinh niên


Lấy một ít tần ô đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá tần ô hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).


4. Giải cảm


Cảm có đau họng, ho và sốt thì lấy 100g tần ô tươi cho vào một cái tô lớn, cho cháo chín đang sôi lên trên, để từ năm đến mười phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.


5. Chữa thổ huyết


Lấy tần ô 200g rửa sạch, cắt đoạn ngắn giã nhỏ, thêm ít nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước cốt uống ngày ba lần.


6. Chữa tỳ vị hàn


Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g tần ô nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị.


7. Giúp đầu óc tỉnh táo, chống mệt mỏi, biếng ăn


Lấy 200g tần ô tươi, rửa sạch, nhúng sơ qua nước sôi để ăn.


8. Giúp ôn ấm cơ thể


Lấy 1/2 kg tần ô, một đầu cá mè to, một ít gừng tươi, một ít rượu, và gia vị. Đầu cá mè rửa sạch, chiên vàng thơm, cho gừng vào đảo đều rồi tưới rượu lên và lượng nước vừa đủ hầm chín. Cho tần ô vào nấu đến sôi,nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng ôn trung, tán hàn, chữa ho đờm, nhức đầu, chóng mặt buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, hay lạnh…


9. Bổ tỳ, trị hoa mắt


Lấy 200g tần ô, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem chiên vàng, cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho tần ô vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, trị hoa mắt chóng mặt.


Lương y Đinh Côg Bảy – Y học và Sức khỏe



Vị thuốc rau tần ô

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Công dụng chữa bệnh từ trái chùm ruột

Mặc dù không được nhiều người chú ý bởi không hấp dẫn vị giác, nhưng trái chùm ruột là trái cây có thể khống chế rất tốt một số bệnh thông thường như bệnh gan, phổi…


Theo các chuyên gia y tế, quả chùm ruột chứa 0,73 – 0,90% protide, 0,6 – 0,76% lipide, 5,89 – 7,29% glucide, lượng vitamin C đạt tới 40mg % và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng rất tốt trong việc lọc máu, kích thích sự thèm ăn, trị viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, viêm tiết niệu và tiêu chảy.


chum ruot nenKhông chỉ vậy, một số kết quả nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả trị bệnh của chùm ruột như sau:


1. Trị bệnh gan


Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Chinese Integrative Medicine (Trung Quốc) cho biết, chất chống ôxy hóa dồi dào trong quả chùm ruột có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh gan.


2. Trị xơ nang phổi


Một công bố khác được xuất bản trong tạp chí Molecular Pharmacology (Mỹ) cho thấy, tinh chất từ nước ép chùm ruột cũng hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh xơ nang phổi.
3. Điều trị chứng huyết áp cao


Không chỉ thế, một bài báo đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology (châu Âu) khẳng định, chiết xuất từ lá chùm ruột cũng có tác dụng hạ huyết áp rất mạnh.


4. Chống viêm, giảm đau


Trong khi đó, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine (châu Á) chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá chùm ruột còn có khả năng chống viêm, giảm đau và chống ôxy hóa mạnh mẽ.


5. Trị tiêu chảy


Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature and Science cho rằng, các dưỡng chất trong lá chùm ruột cũng có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn E.coli (gây tiêu chảy) và khuẩn tụ cầu rất tốt.


6.Đẹp da


Trái chùm ruột chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho làn da. Da bạn sẽ tươi sáng, mịn màng hơn khi uống 1 ly nước ép chùm ruột mỗi ngày.


Bạn có thể dùng chùm ruột dưới dạng nguyên trái, ngâm nước đường, ép lấy nước, làm mứt, giã nát lá chùm ruột uống. Với những công dụng đặc biệt này, bạn nên “kết” món ăn vặt giá rẻ lại rất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe này.


Lưu ý: Tuy trái và lá chùm ruột rất tốt cho sức khỏe, còn vỏ và rể lại chứa nhiều độc tố, gây hại cho sức khỏe.


Nguồn : PNO



Công dụng chữa bệnh từ trái chùm ruột

Vẻ đẹp của các loài nấm lạ

Hình dạng, màu sắc, mùi của  các loại nấm lạ  rất ấn tượng, thế nhưng đa số chúng đều là nấm độc!


Gyromitra esculenta còn được gọi là nấm não hay nấm khăn xếp. Chúng được coi là món ăn phổ biến ở Scandinavia, Đông Âu và khu vực Great Lakes ở Bắc Mỹ, nhưng chỉ khi được chế biến đúng cách. Người ăn nấm não sống có nguy cơ tử vong.


Nấm Entoloma hochstetteri có kích thước nhỏ, màu xanh dương, thường được nhìn thấy ở New Zealand và Ấn Độ. Màu xanh đặc trưng được hình thành từ ba sắc tố azulene. Loài nấm này chưa được xác định là có thể ăn được hay không. Hình ảnh nấm xanh có trên tem và mặt sau của tờ tiền của New Zealand.


Nấm lõ chó bạch tuộc (Clathrus archeri) là loài nấm kỳ lạ có nguồn gốc từ Australia và Tasmania. Nấm có màu hồng đỏ, hình thù như con bạch tuộc với khoảng 4-7 xúc tu to dài. Không chỉ có hình thù kỳ dị, chúng còn phát ra mùi thịt thối..


Nấm trứng được tìm thấy ở châu Phi, châu Âu, Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Loài nấm này có kích thước tương đối nhỏ với đường kính chỉ 2,5 cm, được bao quanh trong các gai nhỏ. Nấm có thể ăn được khi chúng còn non, có màu trắng và chắc. Một số thí nghiệm cho thấy loài nấu này có thể ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây bệnh.


Tên tiếng Pháp của loài nấm này là Phallus de Chien và Satyre des chiens. Đây là loài nấm phổ biến ở châu Âu, châu Á và phía đông của Bắc Mỹ. Chúng được tìm thấy vào cuối mùa hè, đầu mùa thu trên các đám lá rụng và mẩu gỗ nhỏ. Đây là loài nấm không ăn được.


Nấm Trametes versicolor là loài có màu sắc sặc sỡ và dễ dàng được phát hiện. Màu sắc và hình dạng của chúng còn được liên tưởng đến hình ảnh đuôi gà tây, do đó mà chúng còn được gọi là nấm đuôi gà tây. Màu sắc của nấm có thể phụ thuộc vào địa điểm và độ tuổi của nấm. Đây được coi là một loại thuốc có thể hỗ trợ chống ung thư.


Những giọt chất lỏng dính và có màu đỏ chảy ra từ loài nấm này khiến người ta liên tưởng đến những giọt máu. Nhờ vào đặc điểm này, chúng được đặt tên là nấm răng chảy máu (Hydnellum peckii). Loài nấm này còn được gọi là nấm “răng quỷ” hoặc một cái tên đánh lừa thị giác khác là nấm “kem và dâu. Chúng được tìm thấy trong các rừng mưa ở Bắc Mỹ và châu Âu.


Nấm lồng đỏ (Clathrus ruber) là loài nấm có hình dáng kỳ dị như những sinh vật lạ trong bộ phim người ngoài hành tinh, hoặc giống một con quái vật xốp mọc ra từ những những khối nấm trắng có hình giống quả trứng. Loài nấm này có thể ăn được, nhưng mùi vị kinh khủng của chúng khiến không ai muốn nếm thử.


Loài nấm này có hình thù độc đáo như chiếc khăn che mặt của phụ nữ. Chúng sống ở các khu vực phía nam của châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Australia. Phần nắp bên trên có chất nhờn chứa bào tử màu nâu xanh để thu hút côn trùng và giúp chúng phân tán bào từ. Nấm có thể ăn được, đôi khi được sử dụng trong chế biến món ăn ở Trung Quốc.


Nấm phát quang sinh học (Mycena chlorophos) sống ở môi trường cận nhiệt đới của châu Á, Australia và Brazil. Phần mũ và thân cây phát ra ánh sáng màu xanh lá cây trong bóng tối. Nấm phát ánh sáng xanh rõ nhất khi được một ngày tuổi và nhiệt độ xung quanh khoảng 27 độ C. Sau ngày đầu tiên mũ nấm mở, ánh sáng sẽ mờ dần cho đến khi không thể được quan sát bằng mắt thường.


Laccaria amethystina là loài nấm có màu tím, sống ở các khu rừng thuộc Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Nấm có màu tím khi còn non và màu tím sáng bị mất dần trong quá trình phát triển, khiến chúng khó được nhận dạng hơn. Mặc dù loài nấm này có thể ăn được nhưng nó không phải là lựa chọn sáng suốt bởi các chất ô nhiễm trong đất như asen có thể tích tụ trong nấm.


Loài nấm kỳ lạ này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như nấm bờm sư tử, nấm răng đầu gấu, nấm hedgehog… Nấm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và mọc trên các cây gỗ cứng. Mặc dù có hình thù khá kỳ dị nhưng loài nấm này có thể ăn được và đôi khi được sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc.


Nấm xì gà của quỷ (Chorioactis geaster) là một loài nấm rất hiếm, chỉ được tìm thấy ở một số khu vực của Texas và Nhật Bản. Tại Texas, nấm mọc trên rễ của cây tuyết tùng đã chết, trong khi đó tại Nhật Bản, nấm mọc ở cây sồi chết. Loài nấm này có hình dạng như bông hoa nở.


Nấm Lactarius indigo có xanh da trời đậm đến xám xanh nhạt. Nhựa cây nấm chảy khi nấm bị cắt hoặc bị hỏng, nấm sẽ chuyển màu xanh lá cây khi tiếp xúc với không khí. Nấm sống ở các khu rừng lá kim và rừng rụng lá ở Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Mỹ. Mặc dù loài nấm này khá độc nhưng nguồn tin cho biết nấm có thể ăn được và được bán ở chợ tại Trung Quốc, Guatemala và Mexico.


Nguồn : vnExpress



Vẻ đẹp của các loài nấm lạ

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

10 lợi ích của rau muống

Là một trong những loại rau được tiêu thụ phổ biến nhất trong các bữa cơm hàng ngày, rau muống chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, da và não bộ.


rau muong 1 sKhông chỉ có nhiều nước, lượng sắt, vitamin C, A… dồi dào trong rau muống sẽ mang đến những lợi ích sau:


1. Giảm cholesterol


Cũng giống như các loại rau có nhiều lá khác, rau muống là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn giảm cân và giảm cholesterol một cách tự nhiên. Một kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy việc tiêu thụ rau muống đã làm giảm mức cholesterol cũng như Triglycoside.


2. Trị vàng da và những rắc rối của gan


Y học cổ truyền của người Ấn Độ vẫn dùng rau muống để chữa bệnh vàng da và những bệnh về gan. Chiết xuất từ rau muống giúp phòng chống các hóa chất gây hại trong gan nhờ vào khả năng kiểm soát quá trình khử độc cùa các enzyme, chất chống ô-xy hóa và ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do.


3. Trị thiếu máu


Nhờ vào lượng chất sắt dồi dào, rau muống non rất có ích với người bị thiếu máu và phụ nữ mang thai, những người đang cần thu nạp những thực phẩm giàu chất sắt. Đây là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành huyết sắc tố, tạo nên các tế bào máu đỏ.


4. Chữa khó tiêu và táo bón


Do có nhiều chất xơ nên rau muống hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, giúp hạn chế những rắc rối có liên quan đến đường tiêu hóa. Chúng có tác dụng nhuận tràng, tốt cho người đang bị khó tiêu hay táo bón. Nước rau muống luộc có thể làm giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, rau muống còn được dùng để trị giun sán. Chất nhựa của rau muống có khả năng trị giun khá hiệu quả.


5. Ngăn ngừa tiểu đường


Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp cơ thể có khả năng kháng cự lại bệnh tiểu đường do những căng thẳng từ việc ô-xy hóa gây ra. Loại rau này còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường ở những người đang mang thai.


6. Phòng chống bệnh về tim


Những dưỡng chất quan trọng trong rau muống như vitamin A, C hay beta-carotene hoạt động như các chất chống ô-xy hóa. Nhờ đó, tình trạng ô-xy hóa các cholesterol được ngăn ngừa. Khi bị ô-xy hóa, các cholesterol sẽ bám dính vào thành mạch máu, gây tắt nghẽn động mạch, đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, lượng folate trong rau muống còn giúp chuyển hóa một chất hóa học có tên là homocysteine, vốn là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim và đột quỵ nếu chúng tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Ma-giê cũng là một trong những khoáng chất có khả năng làm giảm huyết áp và phòng chống các căn bệnh về tim hiệu quả.


7. Ngăn ngừa ung thư


Chứa tới 13 hợp chất chống ô-xy hóa khác nhau, rau muốn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang muốn loại trừ sự tấn công của bệnh ung thư. Những chất chống ô-xy hóa này sẽ loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, làm hạn chế tình trạng sản sinh các tế bào ung thư và tạo môi trường tự nhiên để các tế bào bình trường phát triển. Rau muống được đáng giá cao trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư ruột – trực tràng, bao tử, da và ung thư vú.


8. Có ích cho mắt


Rau muống cung cấp nhiều carotenoid, vitamin A và lutein. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của mắt. Bên cạnh đó, rau muống còn bổ sung thêm lượng glutathione cho cơ thể, góp phần ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.


9. Hỗ trợ hệ miễn dịch


Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, loại rau có nhiều lá này là thực phẩm giúp tăng cường hoạt động cho hệ miễn dịch một cách tự nhiên và rẻ tiền so với việc bạn phải uống vitamin C mỗi ngày. Ăn rau muống mỗi ngày không chỉ đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch, mà còn góp phần củng cố sức mạnh cho xương, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh bằng cách trung hòa và loại thải độc tố.


10. Những lợi ích khác


Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả cho việc điều trị các khối u, làm giảm các cơn đau bụng kinh, đau răng, lợi tiểu, chảy máu mũi… Loại rau này còn có khả năng an thần, có ích cho những người đang bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Nước rau muống có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Với khả năng loại thải độc tố, rau muống cũng thường được dùng trong những trường hợp bị nôn mửa nhiều do bị ngộ độc thực phẩm.


Nguồn : PNO



10 lợi ích của rau muống

Táo mèo chữa đầy bụng

Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy.


tao meo sCây táo mèo là loại cây quen thuộc của cư dân vùng cao Tây Bắc, có tên khoa học Docynia indica (Wall Dec) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), ra hoa trắng vào cuối mùa xuân, quả thu hoạch vào mùa thu. Quả táo mèo hình trứng, ăn có vị chua chát, thấy nhiều ở các tỉnh Lao Cai, Yên Bái, Sơn La… Loại táo mèo đặc biệt ngon phải là táo mèo ở vùng Trạm Tấu hay Mù Căng Chải.


Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tiêu thực, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, cầm tiêu chảy. Trong y học hiện đại đã phân tích thấy nhiều thành phần như acide tactric acide cretaegic, acide citric, saponin, đường, vitamine…, đặc biệt hơn trong quả táo mèo có 2 ancaloite là crataegin và oxyacantin, tác dụng trợ tim, an thần, trợ sức và giảm đau.


Táo mèo còn khả năng làm tăng cường miễn dịch, giảm mỡ máu, đại tiện ra máu… Nhưng đối với tiêu hóa táo mèo vẫn có công hiệu rõ rệt hơn. Liều dùng trung bình cho các dạng thuốc sắc, cao lỏng, tán, hoàn là từ 10 – 20g. Nhưng dạng cao lỏng được sử dụng phổ biến.


Để tham khảo và áp dụng hiệu quả tác dụng chữa bệnh của quả táo mèo, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị liệu từ quả táo mèo.


* Thuốc tiêu thực: Táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, vỏ quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn phi 10g. Tất cả phơi khô, sao giòn tán bột mịn. Người lớn ngày uống 2 thìa cà phê chiêu với nước ấm. Trẻ nhỏ từ nửa thìa cà phê đến 1 thìa cà phê tùy theo tuổi.


Hoặc táo mèo sao cháy 12g, củ sả 12g, vỏ quýt 16g, sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống/ngày đối với người lớn, trẻ nhỏ tùy tuổi mà chia 3 – 4 lần uống trong ngày.


* Dùng kích thích tiêu hóa: Táo mèo 200g, rửa sạch bổ bỏ hạt, ngâm với 300ml rượu gạo, sau 7 – 10 ngày mang ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml vào trước bữa ăn. Uống hết rượu còn bã trộn đường ăn dần.


* Cách bào chế cao lỏng: Lấy quả táo mèo chín bổ ngang thành từng phiến dày khoảng 0,4cm, rồi phơi hay sấy khô. Cứ 1kg dược liệu bỏ hạt đổ 5 lít nước sắc còn 1 lít, chắt ra, và lại đổ 3 lít nữa sắc còn nửa lít, chắt ra trộn hai nước sắc này với nhau cô đặc còn 1 lít.


Cho vào nước cô này 800g kẹo mạch nha hoặc đường, khuấy tan rồi lại cô tiếp chỉ còn 1 lít thành phẩm, để nguội cho vào 40ml rượu 50 độ có ngâm với Trần bì hoặc Đại hồi là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh (khoảng 30ml). Dùng khi khó tiêu, bụng trướng, đầy hơi, kích thích tiêu hóa, hạ mỡ máu…


* Chữa trị chứng đầy bụng: Lấy táo mèo khô 30g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2 – 3 ngày.


* Chữa rối loạn mỡ máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo thái phiến đem nấu với gạo tẻ thành cháo. Sau cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.


Hay táo mèo 15g, lá sen 15g, sắc lấy nước thuốc uống thay trà trong ngày, một liệu trình là 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại uống tiếp.


* Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Dùng 1 trong 2 phương sau.


- Dùng phương thuốc này có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện, thích hợp với người tăng huyết áp kèm theo táo bón kéo dài: Gồm táo mèo sao đen 12g, Thảo quyết minh 12g, hoa cúc trắng 9g, ba thứ sấy khô tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút dùng được. Uống thay trà trong ngày.


- Dùng phương này có công hiệu bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não, thích hợp với người tăng huyết áp kèm theo rối loạn tuần hoàn não (biểu hiện mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, dễ vã mồ hôi…). Gồm táo mèo 12g, Hoàng kỳ 45g, Cát căn 20g, Tang ký sinh 20g, Đan sâm 30g, sắc lấy 2 nước, trộn vào và cô đặc lại còn chừng 300ml, chia vài lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình là 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại uống tiếp.


- Dùng phương này có công hiệu dưỡng âm, lương huyết, hợp cho người huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện người gầy, nóng lòng bàn tay, bàn chân, sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát…


Gồm Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng 100g. Sinh địa rửa sạch, thái lát, táo mèo bỏ hạt thái phiến. Hai vị này sắc thật nhừ, rồi cho đường vào đánh nhuyễn thành cao lỏng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Uống liên tục trong 20 ngày.


BS HOÀNG XUÂN ĐẠI-nongnghiep.vn



Táo mèo chữa đầy bụng

Sâu bệnh thường gặp trên cây bầu bí

Các yếu tố ảnh hưởng đến sâu bệnh trên cây trồng chủ yếu là : nguồn thức ăn cho cây ( phân bón), nguồn nước, yếu tố thời tiết, giống cây, vệ sinh ruộng vườn. Trong các yếu tố nêu trên thì chỉ yếu tố thời tiết là con người không thể chủ động và khắc phục được. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chủ động giải quyết các yếu tố còn lại, thì chắc chắn việc phòng và khắc phục hậu quả gây hại của sâu bệnh trên cây trồng sẽ có hiệu quả.


1. Bọ rầy dưa Aulacophora similis


Bọ rầy có kích thước khá to, bằng đầu đũa ăn, màu cam, bay chậm, có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi chúng ăn phá cây con. Ấu trùng màu trắng ngà, ăn phần rễ hoặc thân gần mặt đất.


Bọ rầy thường xuất hiện vào giai đoạn cây con của cây họ bầu bí, búp non thường bị cắn mất hoặc các lá non bị cắn thành nhiều lỗ to dị dạng.


Biện pháp phòng trừ


-     Thu gom và tiêu hủy cây sau mùa thu hoạch hoặc chất thành đống tạo bẫy để bọ rầy tập trung, sau đó phun thuốc.


-     Rãi thuốc hạt như Bam 10 H, Basudin 10 H, Regent 0.3 G 1 – 2kg/ 1000m2, phun các loại thuốc phổ biến như Basudin 40 EC, Bi 58, Sumi – alpha 5 EC, Sumicidin 10 EC, Baythroit 5 SL, Admire 50 EC 1 – 2 %0. Kinh nghiệm cho thấy phun Sevin 85 WP 1 – 2 %o cho hiệu quả cao.


2. Ruồi đục lá  ( Sâu vẽ bùa)


Biểu hiện thường thấy Trên lá cứ xuất hiện ngày một nhiều những đường ngoằn ngoèo, màu trắng bạc. Có những chỗ nhiều đường tập trung lại thành một mảng lớn làm cho chỗ lá đó bị khô rồi chết, cây còi cọc, xấu xí dần.


Ngoài những cây thuộc họ bầu bí , chúng còn gây hại trên nhiều cây thuộc họ Đậu đỗ như: đậu đũa, đậu cô ve, đậu trạch. Các loại cà chua, cà pháo, khoai tây…

Ruồi đục lá thường chỉ gây hại nhiều từ khi lá bầu bí bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, đây là giai đoạn hoạt động quang họp của lá rất mạnh, vì thế nếu không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời thì cây rất dễ bị mất sức, ảnh hưởng nhiều đến năng suất.


Để phòng trừ loại ruồi này, nên áp dụng một số biện pháp sau:


- Cắt bỏ những lá đã bị sâu hại quá nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật độ của ruồi ở các lứa sau.

- Trước khi trồng, dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống bí không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới… mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số loại sâu bệnh, trong đó có ruồi đục lá.

- Không nên trồng liên tục nhiều năm những cây thường bị ruồi đục lá gây hại trên cùng một khu vực, tốt nhất mỗi năm nên luân canh một vụ với lúa, rau muống… để cắt đứt nguồn thức ăn của ruồi trên đồng ruộng.

- Nếu ruộng bí đã bị hại nhiều nên sử dụng một trong các loại thuốc như: Vertimex, Baythroid, Sherpa, Sherbush, Decis, Polytrin, Trigard… để phun xịt. Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng

rất nhanh quen thuốc, vì thế cần thường xuyên thay đổi loại thuốc để tranh làm cho chúng quen thuốc nhanh .Nếu ruộng bí đã bị ruồi gây hại nặng thi sau khi phun xịt thuốc, nên bón bổ sung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây.


3. Nhện đỏ


Biểu hiện thường thấy là lá bắt đầu xuất hiện những vệt lấm tấm trắng như cám, lâu dần cả lá biến thanh màu bạc trắng trong khi gán lá vẫn còn xanh, phiến lá bị biến dạng, mép la cong lên phía trên, cây còi cọc, ra hoa đậu quả rất ít. Nếu nhìn kĩ thì thấy ở mặt dưới của lá có những con vật nhỏ li ti như con bọ mạt gà, màu xanh vàng, màu hồng hay đỏ đậm.


Để phòng trị nhện, có thể áp dụng kết họp một số biện pháp sau:


- Không trồng quá dày để giàn bí luôn được thông thoáng.

- Kiểm tra giàn bí thường xuyên để phát hiện và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Muốn phát hiện nhện nên dùng kính lúp học sinh có độ phóng đại tương đối lớn. Nếu không có kính lúp, có thể kiểm tra mật độ nhện bằng cách: Ngắt lấy những lá bí nghi đang có nhện đặt ngửa lá trên một tờ giấy trắng rồi dùng tay miết mạnh vào mặt lá, nếu thấy trên mặt tờ giấy xuất hiện những chấm nhỏ có màu đỏ, màu hồng hay màu xanh vàng thì những vết đó chính là dịch cơ thể của những con nhện bị vỡ ra dính vào. Những chấm này càng nhiều, chứng tỏ mật độ nhện càng cao.

- Nếu thấy có nhiều nhện, nên dùng luân phiên bằng một trong các loại thuốc sau: Comite 73 EC; Danitol 10 EC; Ortus 5 EC; Pegasus 500 SC; Cascade 5 EC; Nissoran 5 EC… Khi xịt, chú ý xịt ướt cả mật dưói và mặt trên của lá. Nhớ phải bảo đảm thòi gian cách li của thuốc. Sau khi xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân cho cây.

- Nếu ruộng bí thường xuyên bị nhện đỏ gây hại nặng, cách tốt nhất là luân canh cây bí một vài vụ với cây trồng nước như cây lúa, cây rau muống…


Hỏi đáp về dịch cây trồng



Sâu bệnh thường gặp trên cây bầu bí

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Bệnh bồ hóng thường xuất hiện ở các vườn nhãn trong giai đoạn từ nở hoa đến đậu quả.


bo hong1.Triệu chứng bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn


 Nếu bị nặng, thoáng nhìn đã thấy tất cả các bộ phận trên cây nhãn từ chùm hoa, quả và các cuống lá đều có màu tối xám; quan sát kỹ thấy rõ một lớp bồ hóng bám trạt, nếu không cũng ướt bóng và sờ tay vào có cảm giác trơn dính; đem lau chùi hoặc phun rửa kỹ bằng nước thì lớp bồ hóng này cũng sạch theo. Đồng thời, còn có cả các bọ xít nâu trưởng thành và non đu bám chích hút rất say sưa.


2. Đặc điểm phát sinh và gây hại


Phát sinh khi xuất hiện bọ xít non, nụ bước vào nở hoa. Bọ xít non và trưởng thành chích hút chất đường ngọt từ các bộ phận của chùm hoa rồi bài tiết ra ngoài – nguồn thức ăn và độ ẩm thích hợp cho loại nấm này.


Trong điều kiện những cây nhãn um tùm, nhiều lá hoặc tiết trời âm u và độ ẩm không khí cao thì nấm càng sinh sôi nẩy nở và phát triển mạnh. Do đó làm cản trở quá trình quang hợp, hô hấp và hấp thu nhiệt nên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển; gây hiện tượng thui phấn, rụng hoa, rụng quả khi vừa đậu.


3. Biện pháp khắc phục bệnh bồ hóng


 Tuy không rửa được triệt để loại nấm này, nhưng cũng nên tăng số lần và lượng nước phun rửa bằng cách phun trừ riêng rẽ giữa thuốc trừ bọ xít và trừ nấm.


Phun trừ bọ xít non và trưởng thành bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như Địch bách trùng 90SP, Sherpa 25EC. Sau đó 1 - 2 ngày thì tiến hành phun trừ nấm bằng một trong các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Daconil 75WP, Dipcy750Wp, TopSin M 70WP, ….


*Chú ý: 


Trước khi phun trừ bọ xít, nếu nền vườn thuộc dưới tán cây bằng phẳng thì chỉ việc quét dọn sạch sẽ, còn nếu không bằng phẳng thì phải trải bạt vải để dễ dàng thu gom sác bọ xít. Sau đó đem tẩm dầu đốt tiêu hủy.


Pha phun theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì của từng loại sản phẩm; phun đẫm đều vào chùm hoa, quả, trên mặt và dưới tán lá, phun vào chiều mát không mưa và im gió để không ảnh hưởng đến ong bướm và nâng cao hiệu quả của thuốc (chỉ cần phun một lần).


NGUYỄN HỮU VÂN-nongnghiep.vn



Bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Cách ăn dưa chuột có lợi cho sức khỏe

Làm salat dưa chuột với ớt, đậu phộng là một cách ăn rất sai lầm nhưng rất ít người biết.


dua chuot 1Đông y cho rằng, dưa chuột có vị ngọt, mát, hơi có độc, đi vào tỳ vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy; dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề.


Trong 100g dưa chuột gồm có 95g nước, 0,8g protid, 3g glucid, 0,7g cenluloza, cung cấp được 16 calo. Trong dưa chuột còn có nhiều loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể như caroten 0,30mg /100g, vitamin B1 0,03mg, vitamin B2 0,04mg, vitamin PP 0,1mg, vitamin C 5mg, canxi 23mg, phospho 27mg, sắt 1mg…


Những kết quả nghiên cứu gần đây cho biết, nước ép dưa chuột có thể hòa tan acid uric và muối urat nên có tác dụng lợi tiểu, bài sỏi, phòng chống bệnh thấp khớp, thống phong, đồng thời còn là vị thuốc an thần, giảm sốt, chữa một số bệnh ngoài da như nứt nẻ da, tàn nhang, nếp nhăn… nên có giá trị như một loại mỹ phẩm.


Những cách ăn dưa chuột sai lầm nhiều người mắc:


Những người tỳ vị hư hàn, người thận hư, da lạnh không nên ăn. Ngoài ra không ăn dưa chuột cùng lạc (đậu phộng) vì rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc hay rang vàng. Đây là món ăn nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bị đau bụng, tiêu chảy.


Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột khiến cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.


Không dùng dưa chuột phối hợp với cần tây hay dưa chuột với ớt vì sẽ làm các enzyme trong dưa chuột bị phá hủy vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể. Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột.


 Những bài thuốc chữa bệnh từ dưa chuột


- Thanh nhiệt giải khát (dùng trị viêm họng đau rát, miệng khô, khát nước): lấy dưa chuột mới hái, ăn thêm với đường hoặc muối, ngày 100 – 200g.
- Chữa phù nề: dưa chuột 1 quả cả cuống, bổ ra, không bỏ hạt, cho thêm một phần giấm, một phần nước, nấu chín, ăn khi đói vào buổi sáng. Dùng cho các trường hợp phù thũng toàn thân (bụng trướng, chân tay phù).
- Hỗ trợ chữa sốt: khi dùng thuốc chữa sốt, nên lấy nước ép từ trái dưa chuột làm nước giải khát, có tác dụng hỗ trợ trong việc làm hạ thân nhiệt.
- Chữa cổ họng sưng đau: quả dưa già (lão hoàng qua) 1 quả, mang tiêu 10 – 20g. Loại bỏ hết hạt trong quả dưa, cho mang tiêu vào, phết cho đều; phơi trong râm cho đến khô. Khi dùng, cắt từng miếng để ngậm.
- Chữa hội chứng lỵ ở trẻ (bụng đau quặn mót nặn, đại tiện nhiều lần…): dùng 10 quả dưa chuột nhỏ non trộn mật, cho chấm với mật hoặc ướp mật cho ăn.
- Chữa vàng da: dưa chuột 250g, mã đề tươi bỏ rễ 30g. Rửa sạch, thái lát, nấu dạng canh. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề.
- Chữa viêm họng: dưa chuột mới hái, ngày ăn 100 – 200g, thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp viêm họng, đau rát cổ họng, miệng khô, khát nước có tác dụng thanh nhiệt giải khát.
- Chữa vết nhăn, da xù xì, mẩn đỏ, vết tàn nhang: dưa chuột tươi, thái lát mỏng, đắp lên. Làm hàng ngày.
- Chữa trị mụn: dưa chuột thái lát, đắp lên khắp mặt và cổ để trong vòng từ 15 đến 20 phút có thể loại trừ nguy cơ mụn và chống khô da.
- Làm đẹp da mặt: thêm một vài giọt nước cốt chanh và nước hoa hồng vào nước dưa chuột ép. Dùng bông gòn thấm lên da mặt, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì sau một thời gian ngắn là sẽ có làn da trắng hồng và tươi sáng tự nhiên.
- Làm mịn da: hòa lẫn nước ép dưa chuột với sữa tươi với tỉ lệ bằng nhau, thêm một vài giọt nước hoa hồng. Bôi lên mặt trong khoảng từ 15 – 20 phút, có tác dụng làm mềm và mịn da. Đây cũng là cách tẩy trắng da có hiệu quả.
- Xử lý thâm quầng: trộn lẫn 1 thìa nước ép dưa chuột với 1 thìa nước ép cà chua. Dùng bông gòn hay vải mềm thấm hỗn hợp và thoa lên mặt cũng như vùng xung quanh mắt. Thận trọng tránh để nước rơi vào mắt và để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Kiên trì làm một thời gian, các vết thâm quầng sẽ biến mất.
- Phục hồi mái tóc hư tổn: mái tóc của bị khô cứng và thô ráp hãy pha lẫn nước ép dưa chuột và nước ép cà rốt, rồi sau đó bôi lên tóc thường xuyên sẽ có mái tóc trở lại đẹp suôn mềm.


SK&ĐS



Cách ăn dưa chuột có lợi cho sức khỏe

Cây ngải cứu nhiều công dụng chữa bệnh

Cây Ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp (lá ngải), tên khoa học Artemisia vulgaris L., thuộc họ cúc (Asteraceae). Theo đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, đi vào kinh can, tỳ và thận. Tác dụng nên thuốc của ngải cứu khá rộng, có thể chữa các chứng viêm khớp, đau nhức phong thấp…; hay do lạnh gây ra gồm đau bụng kinh, bế kinh, rong kinh, kinh nguyệt quá nhiều, tử cung lạnh tạo hiếm muộn…


IMG_0475 s1. Bài thuốc của cây ngải cứu


Có rất nhiều bài thuốc hiệu quả từ ngải cứu như sau:


- Chữa viêm phế quản mạn: lá ngải cứu phơi khô 100 g, đường đen 20 g, thêm nước 200 ml, sắc còn 100 ml, chia uống 3 lần trong ngày, 1 tuần là 1 liệu trình.


- Chữa lỵ trực trùng cấp tính: lấy 200 g lá ngải cứu nấu với 1 lít nước, chia uống 4 lần trong ngày, mỗi lần uống 250 ml, 1 tuần sẽ đạt hiệu quả. Trong thời gian điều trị kết hợp bổ sung vitamin nhóm B và C.


- Chữa viêm tuyến vú cấp tính: ngải cứu hái cả cây tươi, mỗi liều là 100 g, rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm 400 ml nước, sắc còn 200 ml, bỏ bã, lấy nước thuốc, sau đó đập vào 2 quả trứng gà, uống với nước thuốc, 1 lần uống sạch, ngày 1 lần.


- Chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều: lá ngải cứu phơi khô 20 g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm ít đường cho dễ uống. Có thể uống hàng tháng vào 7 – 10 ngày trước ngày có kinh.


- Tác dụng an thai: phụ nữ đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng lá ngải cứu 16 g, lá tía tô 16 g, sắc với 600 ml nước, còn 100 ml, chia uống 3 lần trong ngày.


- Chữa mụn trứng cá: lá ngải cứu tươi vừa đủ, giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa mặt sạch, làm liên tục cho đến khi da mịn và nõn nà.


- Chữa mẩn ngứa, ghẻ lở: lá ngải tươi vừa đủ, xay nát, vắt lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm, thực hiện liên tục vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn.


- Chấn thương bong gân, đau nhức thắt lưng: dùng lá ngải cứu khô đã lâu ngày, được phơi ở nơi mát, thoáng gió, ngải khô đem tán, rồi làm ruột gối để nằm, giúp giảm các cơn đau.


- Tắm ngải cứu tăng sức đề kháng: dùng nhiều lá ngải tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.


- Làm đẹp và mau lành vết thương: trong ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu toàn thân, vì vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non. Ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt.


Ngoài ra, có thể dùng lá ngải cứu, đun sôi cho nhừ, sau đó lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào hũ cho vào tủ lạnh dùng dần. Sau khi rửa mặt sạch dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt, nhất là những vùng da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.


- Nước trà ngải cứu: lá ngải vừa đủ, sao khô, cho vào ấm để pha trà uống dần. Không nên pha quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống hết khoảng 200 ml nước ngải cứu.


Món ăn nên thuốc từ cây ngải cứu


Ngoài những bài thuốc vừa nêu trên, ngải cứu còn có những ứng dụng chế biến nên một số món ăn vừa hấp dẫn vừa có tác dụng nên thuốc. Cụ thể:


- Gà tiềm ngải cứu: gà mái 1 con (khoảng 1 kg), ngải cứu 1 nắm, nước mắm, muối, tiêu, đường vừa đủ. Gà làm sạch ướp muối, tiêu; ngải cứu rửa sạch, nhét vào bụng gà, cho gà vào hầm, nêm nếm vừa ăn. Món ăn này rất tốt cho sản phụ sau khi sinh.


- Nước uống tăng lực: những người mệt mỏi hay bà mẹ đang cho con bú, lấy một ít cành lá ngải cứu tươi (hay khô) rửa sạch, băm nhuyễn, pha với một ly nước sôi, uống thường xuyên sẽ hồi phục sức khỏe.


- Ngải cứu nấu thịt nạc: thịt nạc heo 800 g, băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, thêm nước, đun sôi, cho vào lá ngải. Canh sôi đều, nêm nếm vừa miệng. Món canh giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng do lạnh…


- Trứng gà tráng ngải cứu: lá ngải 1 nắm, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, bỏ hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín. Món trứng có tác dụng làm lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.


Lương y Trần Nam Hoàn-khoahocphothong.com.vn



Cây ngải cứu nhiều công dụng chữa bệnh

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Tín hiệu tốt từ trái dâu tây Đà Lạt

Dư lượng thuốc trên dâu tây Đà Lạt không vượt ngưỡng, đó là tín hiệu tốt từ trái dâu tây Đà lạt, loại trái cây bổ dưỡng được nhiều người ưa thích.


Dâu tây Dâu tây


Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu dâu tây Đà lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.


Kết quả trên là một chuyển biến tích cực của nghề trồng dâu tây tại thành phố Đà Lạt, giúp lấy lại uy tín cho loại quả đặc sản này.


Theo bà Lê Thị Thanh Nga, Trưởng phòng Phân tích (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng), kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hai nhóm lân hữu cơ và carbamate có trong dâu tây là thấp nhất, tỷ lệ sản phẩm dâu tây có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn an toàn đã giảm hẳn.


Cụ thể, từ mức 8,33% (năm 2012) xuống còn 4,86% (cuối năm 2013) và đến nay không phát hiện mẫu dâu tây có dư lượng vượt ngưỡng. Riêng các mẫu dâu tây lấy từ vườn trồng theo công nghệ cao, kết quả là 100% an toàn.


Trong vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác dâu tây như trồng nhiều giống mới, cây sạch bệnh, trồng trong nhà có mái che, cung cấp nước, phân bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun tự động, trồng thủy canh… đã làm tăng năng suất dâu tây.


Việc ứng dụng công nghệ sinh học cũng đã góp phần nâng cao chất lượng dâu ngày một tốt hơn, hạn chế, kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó đã lấy lại uy tín, vị thế của dâu Đà Lạt – loại đặc sản từng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do dịch bệnh, nhiễm thuốc và do dâu tây Trung Quốc “xâm chiếm” ngay tại Đà Lạt.


Tại Lâm Đồng hiện có khoảng 117ha dâu tây, với nhiều loại giống như Mỹ đá, Mỹ hương, giống New Zealand, giống Pháp, Langbiang 2, giống Đài Loan và giống Nhật.


Dâu tây được trồng tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt và một phần ở huyện Lạc Dương, là một trong những loại nông sản có giá trị kinh tế cao của Lâm Đồng./.

Quy trình phục hồi độ màu mỡ của đất

Đất trồng có thể được xem như một hỗn hợp của các phần tử hữu cơ và khoáng chất với kích thước và kết cấu không ổn định, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng. Các phần tử này chiếm khoảng 50% thể tích đất, còn lại khoảng 50% là các lổ rỗng có hình dạng và kích thước khác nhau. Các lỗ rỗng này chứa không khí và nước, chúng có vai trò như các ống dẫn truyền không khí và nước. Rễ bám chặt trong đất để chống đỡ cho cây và hấp thu nước, chất dinh dưỡng.


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


 Sự cằn cỗi của đất do con người gây ra vì khai thác quá mức độ màu mỡ của nó trong nhiều mùa vụ liên tiếp, quản lý tưới tiêu không thích hợp; ngoài ra các yếu tố tự nhiên cũng góp phần vào quá trình này. Đồng thời, việc sử dụng sai lầm các hóa chất, sản phẩm hữu cơ hoặc vô cơ để tăng độ màu mỡ của đất trồng có thể làm mất cân bằng, làm chai đất, dẫn đến việc hủy hoại nhanh chóng chất hữu cơ trong đất.


 Chinthala Venkat Reddy, người Ấn Độ là tác giả và chủ bằng sáng chế “Quy trình cải thiện chất dinh dưỡng của đất trồng” được cấp bằng số 1-0008308, ngày 26/04/2010 tại Việt Nam đề cập đến quy trình cải tạo đất nhằm cải thiện dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện tốt để phát triển cây trồng, đạt sản lượng cao; giảm nhu cầu sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, đồng thời phục hồi sự màu mỡ vốn có của đất và cải thiện các đặc tính như khả năng giữ nước, hàm lượng sét, độ rỗng đất, dẫn đến khả năng dinh dưỡng tốt hơn mà không làm mất cân bằng hệ sinh thái mỏng manh của đất.


 Tác giả sáng chế đã sử dụng một hecta đất đã được canh tác và thu hoạch nhiều lần. Mảnh đất này có hàm lượng dinh dưỡng thấp vì bị khai thác trong các mùa vụ thu hoạch trước đó. Để cải tạo, mảnh đất này được đào một rãnh có chiều rộng khoảng 0,76 mét (2,5 foot) và chiều sâu 1,22 mét (4 foot), suốt chiều dài (Hình 1). Phần đất lấy ra, được để lại bên cạnh của rãnh.


Tiếp sau đó, dùng phương tiện cơ giới hay thủ công để lấy toàn bộ đất ở phần bề mặt của mảnh đất này với độ sâu khoảng từ 0,05 đến 0,15 mét (2 – 6 inch) và chuyển đến đổ đầy rãnh vừa đào.


Sau đó, dùng đất mới được đào lên từ rãnh để phủ lên trên bề mặt của toàn bộ mảnh đất với chiều cao khoảng 0,10 đến 0,15 mét (4 – 6 inch) “bù cho” lớp đất bề mặt đã được lấy đi để đổ vào rãnh. Bây giờ, toàn bộ mảnh đất đã được phủ bằng đất trồng mới.





Hình 1: thể hiện mương đào trong năm đầu.
Hình 2: thể hiện mương được tạo trong mùa thu hoạch kế tiếp của quy trình.

Trong vụ mùa tiếp theo, rãnh mới sẽ được đào kế tiếp rãnh vụ trước đó (hình 2) để lấy đất trồng mới ở độ sâu cần thiết. Quy trình tiếp theo là lấy lớp đất mặt cũ và thay bằng đất mới đào từ rãnh lại thực hiện như vụ trước.


Đây là quy trình phục hồi độ màu mỡ của đất cho mỗi mùa canh tác mới bằng cách lấy đất trên chính mảnh đất đó để phủ kín chính nó. Nếu mảnh đất canh tác có chiều dài 7,6 mét (25 foot) thì có thể sử dụng cho khoảng 10 mùa vụ. Và sau đó, tiến trình tương tự tiếp diễn như từ lúc bắt đầu đến khoảng 5 – 10 năm; đất trồng đem lấp đầy các rãnh để phục hồi hàm lượng dinh dưỡng.


Vấn đề rất quan trọng cần lưu ý là không có nguồn đất bên ngoài nào khác được đưa vào và đặc tính tăng độ màu mỡ đất bắt nguồn từ đất của chính mảnh đất canh tác. Chính điều này đã làm cân bằng sinh thái mà không gây thêm gánh nặng cho tài nguyên thiên nhiên.


Kết quả xét nghiệm đất 


Ghi chú: EC: độ dẫn điện, N: nitơ, K: kali, Fe: sắt, Mn: mangan, Cu: đồng, Zn: kẽm.


 Thực nghiệm trồng lúa trên đất được cải tạo theo sáng chế: 


 Đất được sử dụng để cải tạo là đất mùn có cát ở địa phương được gọi là đất Chalka, diện tích 1.285 m2. Lúa được trồng trên đất này sau quy trình cải tạo đất theo quy trình nêu trên.


 Giống lúa: giống lúa BPT 5204 (giống lúa địa phương), được biết đến rộng rãi với tên “Samba Mahsuri” với hạt nhỏ, chất lượng khi xay nhỏ và nấu chín tốt, được trồng thí nghiệm trên cánh đồng này. Giống này có thời gian canh tác trung bình 150 ngày và được xem là một giống lúa nhạy cảm với sâu bọ lẫn dịch bệnh. Năng suất trung bình của nó là 5,0 đến 5,5 tấn/ ha và có thể đạt đến 8,0 đến 8,5 tấn/ ha trong điều kiện thuận lợi.


Gieo mạ: gieo mạ giống BPT 5204 không sử dụng phân bón vô cơ.


Cấy lúa: cây mạ 40 ngày tuổi được nhổ từ vườn ươm và cấy vào cánh đồng đã được chuẩn bị với mật độ từ 2 đến 3 cây mạ trên một lỗ. Mật độ phân bố đồng đều khoảng 45 lỗ trong 1 m2 trên cánh đồng.


Tưới nước: cây lúa được tưới nước bằng nước giếng khoan sạch. Có thể để cánh đồng hơi khô hạn ít ngày để hạn chế tối đa việc tưới nước và cũng để tiết kiệm nước.


Phân bón: tác giả sáng chế khẳng định đã không dùng bất cứ loại phân bón vô cơ nào trong vụ trồng lúa; chỉ sử dụng duy nhất khô dầu, thầu dầu và bột xương (sản phẩm nông trại) cho đồng lúa. Việc sử dụng các sản phẩm này với liều lượng cơ bản được thực hiện trước khi cấy. Cụ thể: đất trồng 1285 m2 được bổ sung khô dầu, thầu dầu: 200 kg, bột xương: 100 kg.


Cây lúa khỏe mạnh, xanh tươi và nhiều hạt. Không thấy có sự tấn công của sâu bọ. Việc phun thuốc phòng bệnh thường được thực hiện trước giai đoạn hình thành hạt vì có thể bị nhiễm bệnh từ những cánh đồng khác. Sản lượng thu được là 10,31 tấn/ha cao hơn so với kết quả dự kiến là 6,5 tấn/ha khi có sử dụng phân bón.


Kết quả trồng lúa trên đất được cải tạo theo quy trình của sáng chế



Ghi chú: giống lúa BPT – ANGRAU (ANG RAU: Acharya N.G.Ranga Agricultural Univeristy, Hyderabad, India released variety).


Quy trình làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất theo sáng chế đề xuất có thể mất nhiều chi phí và công sức làm đất, tuy nhiên lại có các ưu điểm:


- Phục hồi giá trị dinh dưỡng cho đất bị cằn cỗi, không phải mua đất mới cho từng vụ trồng trọt.


- Tăng hàm lượng dinh duỡng trong đất mà không sử dụng bất kỳ phân bón hóa học hay sản phẩm vô cơ nào khác.


- Không gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm trong sản xuất nông nghiệp vì không sử dụng hoặc giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hóa chất.


- Phát triển cây trồng có sản lượng và giá trị dinh dưỡng cao, nông sản giảm độc hại vì giảm sử dụng thuốc trừ sâu.


- Kiểm soát sự phát triển của cỏ dại trong cây trồng vì trong quy trình này cỏ dại (hạt cỏ) trên lớp đất bề mặt đã vị vùi lấp.


 Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam



Quy trình phục hồi độ màu mỡ của đất

Dưỡng da đơn giản bằng rau củ - P2

Làn da trắng hồng, khỏe mạnh luôn là mơ ước của nhiều người. Chính vì vậy, nhiều người đã tìm kiếm các sản phẩm và công nghệ làm cho da trở nên trắng đẹp. Nhưng đôi khi về lâu dài, những cách thức đó có thể phản tác dụng, có hại đến sức khỏe, mà lại tốn khá nhiều chi phí.


Có một cách đơn giản hơn nhiều, đó chính là sử dụng rau củ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Vì rau, củ mang lại rất nhiều lợi ích mà chi phí luôn thấp hơn bất kỳ các loại kem dưỡng da, mỹ phẩm đắt tiền…


6. Nấm


nam anNấm là loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng phong phú bao gồm protein và vitamin, đặc biệt ít chất béo và không có cholesterol. Ăn nấm ở mức độ vừa phải sẽ làm cho làn da đẹp bằng cách thúc đẩy sản


xuất hooc-môn estrogen chống lại sự lão hóa.


Nấm có chứa vitamin D, selen và chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ làn da của bạn chống lại các nếp nhăn do ánh nắng mặt trời gây ra.


Cách sử dụng: Ngâm nấm trong dầu mè để làm mặt nạ dưỡng da hai lần/ tuần.


Nấm có đặc tính thúc đẩy cải thiện làn da, hãy thêm nấm vào trong món súp, salad và bánh mì, hoặc sử dụng chúng như một món khai vị.


7. Măng tây


Rau Măng tâyMăng tây chứa selen – chất có thể chống lão hóa da và làm trắng. Măng tây đã được chứng minh có thể chữa trị các loại ung thư khác nhau như ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư da…Đây là loại rau có giá thành cao hơn so với các loại rau khác vì nó có thời gian trưởng thành dài, mùa sinh trưởng ngắn, và được thu hoạch bằng tay. Măng tây có một huơng vị độc đáo và có thể được chế biến theo những nhiều cách khác nhau.


Cách sử dụng: Bạn chỉ cần luộc măng tây hoặc trộn salad, ăn vài lần trong tuần để cung cấp dưỡng chất cho da.


8. Giá
gia doGiá chứa rất nhiều vitamin A – rất tốt cho da và mắt. Ngoài ra, giá chứa các chất có khả năng ngăn chặn tàn nhang và làm trắng da. Giá rất giàu vitamin c và chất xơ, tăng cường chất insulin trong cơ thể. Chị em nên sử dụng để ngăn chặn bệnh ung thư vú, giảm các dấu hiệu khó chịu do kinh nguyệt và các rối loạn do mãn kinh.


Cách sử dụng: Sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn vì nó có thể giúp ngăn ngừa nhiều thay đổi da liên quan đến tuổi tác, giúp da tăng độ đàn hồi và độ ẩm. Bạn có thể ăn giá luộc, xào hoặc ăn sống.


9. Bí đao


quả bí đao Bí đao là một loại rau ăn quả có rất nhiều công dụng


Bí đao bao gồm nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm và magiê. Kẽm giúp cho làn da hồng hào và khỏe mạnh. Vì vậy, bí đao được sử dụng như một loại thực phẩm chữa bệnh.


Cách sử dụng: Bạn có thể ăn bí luộc, làm gỏi hoặc trộn salad.


Lấy 50g hạt bí, 40g hoa đào và 20g vỏ cây dương (có thể dùng vỏ quýt thay thế). Trộn tất cả lại với nhau và nhào thành bột. Sử dụng 5g sau mỗi bữa ăn, ăn ba lần một ngày.


10. Rau diếp cá


lá rau diếp cáRau diếp cá này luôn được coi là một trong loại thảo dược tốt. Ngoài tác dụng hữu hiệu trong việc chữa ho, giảm sốt, diếp cá còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng và làm mát da .Vì thế, diếp cá rất hữu hiệu trong việc trị các nốt mụn nhọt bị sưng tấy đỏ để cải thiện vẻ đẹp của da bạn


Bạn có thể sử dụng bằng cách làm sạch da mặt, lấy vài lá diếp cá rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị mụn trước khi đi ngủ. Đến sáng dậy bạn lại bỏ ra, kiên trì làm sẽ khỏi mụn. Với phương pháp này bạn cần rửa sạch mặt và lá diếp cá trước khi đắp lên da.


11. Rau bắp cải


la-bap-caiNhững chiếc bắp cải lá cuộn xinh xắn thường xuất hiện trong mùa đông rất giàu vitamin A, E, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn. Ngoài ra, trong bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất sắt, giúp chuyển hóa oxy nuôi dưỡng làn da của bạn.


12. Cải xoong


Cải xoongNếu bạn đã biết công dụng của cải xoong đối với làn da thì hãy thay thế các loại rau ăn thường ngày bằng việc ăn cải xoong thường xuyên hon nhé. Bởi vì ngoài cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết với hàm lượng cao, cải xoong còn có tác dụng trị tàn nhang.


Cách làm như sau: dung dịch chiết xuất của cải xoong trộn với mật ong, xoa lên mặt, để cho khô rồi rửa sạch, ngày làm hai lần.


Ngoài ra, cải xoong còn dùng giã nát đắp lên các vết thương, các cụm nhọt, chàm, ghẻ và các bệnh ngoài da khác. Người ta nhận thấy chất dầu của cải xoong có tính kháng khuẩn, ức chế được nhiều vi trùng gây mụn nhọt.


13. Khoai lang


Đừng nghĩ rằng chỉ có củ khoai lang mới có tác dụng với làn da mụn nhé, mà ngay cả lá khoai lang cũ


khoai lang tím khoai lang tím


ng chừa trị mụn rất tích cực đấy. Để hút mủ nhọt đả vở, hãy dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải rồi đắp vào vết mụn.


Ngoài ra, củ khoai lang còn giàu chất mucoprotein, vitamin c, vitamin A. Ản khoai lang có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm tích mỡ dưới da, lợi cho hỗ hấp, bổ tỳ, dạ dày, lợi thận tráng dương, có tác dụng làm đẹp da hiệu quả.


Lương y Đinh Công Bảy



Dưỡng da đơn giản bằng rau củ - P2