Rau củ có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng rau càng có màu xanh đậm thì càng chứa nhiều hàm lượng chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Những loại rau mang màu xanh đậm có thể kể: rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, bông cảii xanh, cải xoăn, xà lách,cải bó xôi…
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng của các loại rau có màu xanh đậm nhé.
1. Giảm nguy cơ mác bệnh mất trí nhớ (alzheimer), bệnh tim
Trong quá trình chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa protein sẽ sinh ra chất cysteine. Ở hàm lượng bình thường chất này vô hại, tuy nhiên nếu hàm lượng này được tạo ra quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, gây suy giảm trí nhớ. Nếu nó bị oxy hóa sẽ tạo mảng bám trên động mạch, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu,từ đó có thể dẫn đến bệnh tim. Một điều may mắn là những Vitamin trong các loại rau màu xanh đậm như vitamin B6, B12 có thể giúp trung hòa và phòng ngừa chất cystenie tránh bị oxy hóa,do vậy giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ và bệnh tim.
2. Đẹp da, chống lão hóa
Một trong những tác dụng không thể bỏ qua khi nhắc đến các loại rau có màu xanh đậm là tác dụng làm đẹp da vì chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa các mô tế bào, điều này giúp sự lão hóa của mô tế bào chậm lại giúp bạn trẻ lâu hơn. Ngoài ra những vitamin như А, в, с, E và chất sắt chứa trong rau còn có tác dụng làm đẹp da, làm da thêm mịn màng, hồng hào.
3. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Nếu bạn có cảm giác mệt mỏi, kém tập trung mà nguyên nhân không phải do một bệnh lý nào đó gây ra thì hãy kiểm tra lại chế độ ăn uống để bổ sung những dưỡng chất mà cơ thể đang thiếu. Dấu hiệu mệt mỏi có thể do bạn đang thiếu vitamin. Vitamin в có trong các loại rau xanh đậm có tác dụng giảm mệt mỏi, lo lắng. Những loại rau như bông cải xanh và cải bó xôi có thể giúp giảm căng thẳng.
4. Giảm nguy cơ ung thư
Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học thì ăn các loại rau có màu xanh đậm là phương thức tự nhiên có thể ngăn ngừa và chống lại căn bệnh ung thư. Theo nghiên cứu thì nguyên nhân gây bệnh ung thư là do các gốc tự do trong cơ thể cao được tạo ra trong quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Các gốc tự do này tác động đến tế bào, ADN và dẫn đến việc hình thành các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng tìm ra được các chất có thể chống lại gốc tự do như Vitamin c, E, beta- caroten, kẽm, seien, các phytochemicals lavonoid… và may mắn là các chất này có trong các loại rau tươi có màu xanh đậm. Vì vậy ăn nhiều rau có màu xanh đậm là biện pháp đơn giản nhưng lại có thể phòng chống ung thư hiệu quả.
5. Chống lại quá trình thiếu máu
Chất axit folic (vitamin B9) có tác dụng tổng họp ADN và rất cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu, hình thành tế bào máu. Nếu cơ thể thiếu chất axit folic sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, chất này còn có tác dụng quan trọng khác đối với phụ nữ mang thai, đó là giúp hạn chế khuyết tật ống thần kinh, cột sống của thai nhi, cũng như nguy cơ sẩy thai và sinh non. Axit folic có tác dụng rất quan trọng đối với cơ thể và may mắn là chúng ta có thể tìm thấy hàm lượng rất lớn chất này trong các loại rau có màu xanh đậm như rau cải, xà lách, bông cải xanh, bắp cải, đậu hạt và đậu Hà Lan… Ngoài ra rau màu xanh đậm có chứa hàm lượng chất sắt cao, giúp bổ sung chất sắt giúp chống bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt là cải bó xôi, đậu ve và khoai lang.
6. Giảm loãng xương
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của xương, đồng thời có tác dụng rất lớn giúp giảm nguy cơ loãng xương. Ngoài nguồn cung cấp canxi lớn như sữa và các sản phẩm từ sữa thì canxi còn có trong các thực phẩm có màu xanh đậm. Ngoài ra, vitamin K được tìm thấy trong rau có màu xanh đậm còn có tác dụng hỗ trợ việc chuyển hóa canxi và hình thành xương.
Như vậy, những loại rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Các bạn hãy lưu ý và bổ sung những loại rau này trong bữa ăn hàng ngày để gia đình và bản thân mình có được sức khỏe tốt.
Lương y Đinh Công Bảy – Y học và Sức khỏe
Lợi ích của rau củ màu xanh đậm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét