Quảng Cáo

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Vị thuốc từ cây hương thảo


Cây hương thảo (Rosemary) còn gọi là tây dương chổi, tên khoa học Rosmarinus officinalis.L  thuộc họ Hoa môi- Lamiaceae.


Hương thảo là loại cây nhỏ, cao khoảng l-2m, phân nhánh và mọc thành bụi. Lá nhiều, hẹp, hình dải, dai, có mép gập xuống, không cuống; lá màu xanh thẫm và nhẵn ớ trên, phủ lông rải rác màu trắng ở dưới. Hoa xếp 2-10 ở các vòng lá, dài cỡ l cm, màu lam nhạt, hơi có màu hoa cà với những chấm tím ớ phía trong các thùy. Toàn cây có mùi rất thơm.


huongthaoHương thảo có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hái. được trồng nhiều ớ Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi. Người ta trồng hương thảo bằng cách gieo hạt, cấy mô hoặc giâm cành vào mùa xuân, thích hợp với khí hậu khô vừa phải và ấm áp, đươc che chắn bảo vệ đầv đủ. Thu hái cành cây vào mùa hè, sau khi cây ra hoa. Thường thu hái các ngọn cây có hoa, đem phơi trong bóng râm hoăc sấy khô, đập lấy lá làm hương liệu và làm thuốc. Lá hưong thảo tươi được dùng làm gia vị, rất được ưa chuộng ở châu Âu và nhiều nơi trên thế giới



Trong cây hương thảo có chứa tinh dầu (0,5% ở cây khô, 1-2% ớ lá, 1,4% ở hoa), tanin, choline, saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyceric), acid rosmarinic và 2 heterosid là romaside và romarinoside.


Tinh dầu hương thảo là một chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, về sau sẫm dần và cứng lại, có thế hòa tan vào rượu bất kỳ tỉ lệ nào.


Tinh dầu chứa alpha-pinen, terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và caryophyllen.


Theo đông y, hương thảo có vị chát; mùi thơm nồng, tính ấm nóng, tác dụng bố dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tấy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật; lợi tiểu, chống viêm sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc.


Ngọn & hoa cây Hương thảo là nơi chứa rất nhiều tinh dầu và tỏa ra hương thơm của cây Ngọn & hoa cây Hương thảo là nơi chứa rất nhiều tinh dầu và tỏa ra hương thơm của cây


Người ta thường dùng hương thảo trong các trường hợp như: Cơ thế suy nhược, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ; thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh… Dùng dưới các dạng: Ngâm rượu (cồn thuốc), nước hãm, làm pommat hoặc chiết tinh dầu để xoa bóp ngoài da.


Các cách làm thuốc từ cây hương thảo


-   Cách ngâm rượu: Dùng 200g lá hương thảo khô ngâm với 1 lít rượu trắng trên 40 độ, bảo quản trong chai thúy tinh đã được khử trùng, cất nơi khô ráo. tránh ánh nắng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2ml rượu thuốc pha với nước sôi để nguội, giúp tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, tiêu hóa kém.


- Cách hãm thuốc : Dùng 2-3 lá hương thảo khô hãm trong một tách nước sôi làm một liều. Ngày uống 4-5 liều. Hoặc dùng 20g lá khô ( 30 g lá tươi) hãm với 500ml nước sôi, chia 4-5 lần để uống trong ngày.


- Tác dụng giảm nhức đầu, tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp, giúp tăng tiết mật và lợi tiểu. Xoa nhẹ nước hãm thuốc này lên da đầu để tăng cường sự mọc tóc, hoặc dùng để rửa các vết thương nhiễm trùng và lâu khô, rửa mắt 3-4 ngày lần trong ngày khi bị viêm giác mạc nhẹ.


- Tinh dầu hương thảo dùng xoa bóp giúp giảm đau cơ do thấp khớp, pha vào nước tắm 3-4 giọt giúp tinh thần sảng khoái, thư giãn cơ thể, giảm stress.


Lương y Đinh Công Bảy – Y học và Sức khỏe


 



Vị thuốc từ cây hương thảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét