Quảng Cáo

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Công dụng của rau củ đắng


Nhiều người không ăn được rau củ có vị đắng. Nếu biết được những công dụng của chúng, có lẽ bạn sẽ cố thử…


kho qua s1. Rau cần tây – Giảm béo hiệu quả


Theo nghiên cứu gần đây nhất của trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường và bệnh béo phì của các nhà khoa học New York, rau cần tây có vị đắng nhẹ, không quá nồng, chứa đến 95% hàm lượng nước. Một cây cần tây chứa khoảng từ 4-5 calo. Tuy nhiên, khi ăn, chúng ta phải mất từ 4-5 calo để nhai nhừ cần tây, cộng thêm khoảng 5 calo để thực hiện quá trình tiêu hóa cần tây. Do đó, nhiệt lượng để tiêu hóa cần tây còn vượt quá lượng calo mà cây cần tây có thể cung cấp cho cơ thể. Chính vì lý do này, cần tây có vai trò tích cực trong quá trình giảm béo.


Lưu ý: Phương pháp chế biến cần tây để đạt hiệu quả giảm béo nhất đó là: cho cần tây tươi đã được rửa sạch vào nước đã đun sôi khoảng hai phút rồi cho ra ngoài. Cắt nhỏ cần tây, cho thêm một chút táo xanh để làm món salat vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, lại có tác dụng giảm béo hữu hiệu.


2. Măng tây – Lợi khí, lợi tiểu



Hàm lượng dinh dưỡng trong măng tây vô cùng phong phú, có vị mát, đắng dịu giúp kích thích sự thèm ăn, là trợ thủ đắc lực của hệ tiêu hóa.


Ngoài ra, thành phần kali dồi dào trong măng tây giúp lợi tiểu, làm giảm áp lực cho hệ tim mạch, vô cùng có lợi cho những người mắc chứng huyết áp cao hay lượng cholesterol trong máu vượt chuẩn.


Theo sách Đông y, măng tây có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm, hạ hỏa giải độc, có tác dụng lợi khí, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.


Lưu ý: Hòa thành một hỗn họp bao gồm nước cốt chanh, mật ong, nước lọc (sạch), muối tinh theo lượng thích họp vừa khẩu vị của mỗi người. Sau đó cho thêm một vài miếng măng tây, mấy lát cà chua rồi để vào tủ lạnh bảo quản. Như vậy, mùa hè nắng nóng này bạn đã có thứ thực phẩm hấp dẫn, vừa giải khát vừa tốt cho sức khỏe.


3. Khổ qua – “Sát thủ của chất béo”


Nghiên cứu cho thấy, khổ qua là “sát thủ của chất trong khổ qua có tác dụng giảm tới 40 – 60% lượng đường trong cơ thể. Do đó  khổ qua là một trong những  loại thực phẩm được dùng trong Đông y khá phổ biến, vừa có tác dụng chữa bệnh đau đầu, vừa giúp giảm cân hiệu quả.


Lưu ý: Không nên xào khổ qua ở nhiệt độ quá cao, bởi nhiệt độ cao sẽ làm hàm lượng chất có tác dụng giảm béo bị phân hủy. Do đó, tốt nhất nên bào mỏng khổ qua để làm các món gỏi, salat. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả giảm béo, giúp bạn sở hữu một thân hình thon gọn, khỏe mạnh.


4. Rau đắng – tiêu viêm, giải độc cho cơ thể


Rau đắng có vị đắng, tính bình, không độc, vào hai kinh vị và bàng quang, do đó có tác dụng rất tốt cho tiêu viêm, cầm tiêu chảy và diệt ký sinh trùng đường ruột, mụn nhọt, giải độc.


Dùng rau đắng luộc trộn với muối mè trong bữa ăn thường ngày, có thể phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, hô hấp, tiêu hóa gan mật, thận, tiết niệu, đây lại là loại rau đơn giản dễ tìm ở đâu cũng có, không có độc tính.


Lương y Đinh Cơng Bảy – Y hoc-Suc khoe


 



Công dụng của rau củ đắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét